2.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam Thái Lan
2.2.2. Hợp tác phát triển du lịch
2.2.2.1 Chiến lược phát triển du lịch hai nước Việt Nam - Thái Lan
Hợp tác phát triển du lịch là vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế của Việt Nam và Thái Lan.
Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan đã đƣợc ký kết ngày 16/3/1994. Đây là một trong những mô hình thành công và hiệu quả đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị của hai nƣớc. Trên cơ sở đó, ngành du lịch của hai nƣớc đã đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực... Để tăng cƣờng hợp tác và phát triển du lịch hai bên đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu, quảng bá du lịch Thái Lan với ngành du lịch Việt Nam và ngƣợc lại để cùng phát triển, không chỉ tăng lƣợng khách mà còn thu hút đƣợc nhiều du khách từ các nƣớc thứ ba vào khu vực. Thái Lan đã quảng bá và giới thiệu với các Công ty du lịch Việt Nam về kế hoạch hoạt động, sản phẩm, thị trƣờng du lịch Thái Lan. Ngành du lịch hai nƣớc đã bàn các biện pháp phục hồi du lịch trong khu vực sau đại dịch, thiên tai...
Với mục tiêu tăng cƣờng hợp tác, liên doanh để thu hút lƣợng khách du lịch từ nƣớc thứ ba đến các nƣớc trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, thời gian qua, ngành Du lịch Thái Lan và Việt Nam đã có sự hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ song phƣơng và đa phƣơng. Tổng cục Du lịch Thái Lan đã mời các Công ty lữ hành và một số cơ quan báo chí Việt Nam sang tham dự Dự án tham quan nông trại mẫu. Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác đa phƣơng giữa Thái Lan - Lào - Việt Nam đã cùng tổ chức nhiều tour du lịch trọn gói và khuyến khích du lịch đƣờng bộ với chƣơng trình "Ba nƣớc - một điểm đến".
Việt Nam và Thái Lan đã có sự trao đổi về hƣớng hợp tác, xúc tiến du lịch song phƣơng và trong khu vực nhƣ: ký hiệp định tạo thuận lợi cho quá cảnh đƣờng bộ; phối kết hợp giữa nhà nƣớc và tƣ nhân về du lịch; hợp tác giữa các hãng hàng không hai bên. Đặc biệt, việc thúc đẩy du lịch đƣợc đánh dấu bằng việc mở những tuyến đƣờng giao thông quan trọng, có ý nghĩa trong chiến lƣợc phát triển điểm du lịch ở phía Bắc là Sơn La, Điện Biên Phủ, Lai Châu. Đƣờng 9 đang dần hoàn thiện sẽ khuyến khích du lịch bằng đƣờng bộ giữa các nƣớc trong khu vực.
Ngoài ra, dƣới sự hợp tác của GMS (Tiểu vùng sông Mê Kông) còn có đƣờng 6 nối các tỉnh phía Bắc Thái - Lào - Việt vào Điện Biên Phủ, hình thành con đƣờng du lịch từ Thái Lan và nƣớc thứ 3 khác lữ hành đến miền Đông Bắc Việt Nam để tham quan phong cảnh, khám phá vẻ đẹp văn hóa đa dạng.
Bên cạnh lợi thế về vị trí địa lí, sự thuận lợi của mạng lƣới giao thông cả đƣờng hàng không, đƣờng bộ và đƣờng thủy dọc sông Mê Kông, một loạt các biện pháp nhằm tăng cƣờng trao đổi khách du lịch giữa hai nƣớc đã đƣợc thực hiện. Các cửa khẩu quốc tế trên tuyến đƣờng Quốc lộ 8 và Quốc lộ 9 nối Việt Nam, Lào và từ đó sang Thái Lan đã thực hiện những biện pháp tích cực nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách. Các cuộc hội
nghị, hội thảo, khảo sát nhằm quảng bá sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thị trƣờng đã đƣợc tổ chức thƣờng xuyên giữa cơ quan du lịch quốc gia hai nƣớc cũng nhƣ các công ty du lịch, nghiên cứu khả năng xây dựng chƣơng trình xúc tiến chung ở các hội chợ du lịch quốc tế và trên các phƣơng tiện truyền thông, hỗ trợ nhau trong việc cử các đoàn khảo sát đầu tƣ du lịch, các doanh nghiệp du lịch đến hai nƣớc nhằm tìm hiểu môi trƣờng và cơ hội đầu tƣ, tiếp tục phối hợp tổ chức các đoàn du lịch bằng ôtô (caravan) từ Thái Lan qua Lào đến Việt Nam... Một trong những biện pháp mang liệu hiểu quả rõ rệt nhất là việc áp dụng chính sách miễn thị thực song phƣơng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách hai nƣớc.
Có thể nói tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan là rất lớn và có nhiều triển vọng. Cùng với việc ký kết Hiệp định song phƣơng, các nội dung hợp tác du lịch đã đƣợc Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan trao đổi, thống nhất và đƣa vào nội dung chiến lƣợc đối tác kinh tế chung Việt Nam - Thái Lan (JSEP). Hai nƣớc cũng đã thành lập Tiểu ban Du lịch trong Ủy ban hỗn hợp hợp tác song phƣơng Việt Nam - Thái Lan nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nƣớc. Tháng 11-2007, hãng hàng không Nok Air của Thái Lan đã mở đƣờng bay trực tiếp đến Hà Nội 2 chuyến/ngày, thu hút nhiều khách du lịch hai nƣớc qua lại lẫn nhau.
2.2.2.2 Thực trạng hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan
Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với các nƣớc khu vực ASEAN, trong đó Thái Lan là một đối tác quan trọng. Những năm qua, lƣợng khách trao đổi giữa hai nƣớc không ngừng tăng lên (Bảng 2.4 và 2.5). Kết quả của những nỗ lực này là Thái Lan đƣợc coi là một trong 10 thị trƣờng gửi khách hàng đầu của du lịch Việt Nam. Du lịch đƣờng bộ giữa hai nƣớc đã đƣợc liên tục đƣợc đẩy mạnh, kết nối các điểm đến ở miền Trung Việt Nam với vùng Đông Bắc Thái Lan. Với số
lƣợng dân cƣ đông đúc ở vùng Đông Bắc Thái Lan cùng với các bãi biển đẹp ở miền Trung Việt Nam, tuyến du lịch này có tiềm năng lớn thu hút khách du lịch Thái Lan sang Việt Nam cũng nhƣ tăng cƣờng trao đổi khách giữa hai nƣớc. Ngƣời Thái chọn Việt Nam là một điểm du lịch lý tƣởng vì Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, di sản văn hoá phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nƣớc. Đến Việt Nam khách tham quan không thể bỏ lỡ những địa điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Hà Nội (Quảng trƣờng Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Gƣơm...), thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà...), Sapa, Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng..., tham quan những làng nghề thủ công truyền thống nhƣ: Lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ...
Về phía Thái Lan, du lịch là một trong những thế mạnh của đất nƣớc. Ngành công nghiệp “không khói” này hằng năm mang lại nguồn thu chiếm 6,5% GDP cho Thái Lan. Trong những năm vừa qua, khẩu hiệu “Amazing Thailand” đã tạo đƣợc thƣơng hiệu tốt, gây ấn tƣợng, góp phần thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Thái Lan là một đất nƣớc có tới 95% dân số theo đạo Phật nên du khách sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng những công trình lịch sử với kiến trúc độc đáo, cầu kỳ nhƣ: Kinh đô cổ Sukhothay, Ayuthaya, Chùa Vàng, Chùa Phật Ngọc. Hay là những danh thắng tự nhiên nhƣ: bãi biển Pathay, Phuket, ngắm “đóa hồng của miền Bắc” Chiang Mai, thủ đô Băng Cốc... Ngành Du lịch Thái Lan hƣớng tới phát triển bền vững với các mục tiêu: thu hút du khách và ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trƣờng và tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Thái Lan cho rằng, ngoài hợp tác trong lĩnh vực du lịch đƣờng hàng không, cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác du lịch đƣờng bộ; đồng thời đề xuất xem xét tăng cƣờng hợp tác cùng thu hút khách du lịch Trung Quốc và các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông, bởi
đây là những thị trƣờng gần và có rất nhiều tiềm năng. Hai bên đã thống nhất tăng cƣờng hợp tác song phƣơng, trong đó tạo điều kiện trao đổi đoàn giữa cơ quan du lịch quốc gia hai nƣớc, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch giữa hai nƣớc, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển, hợp tác quảng bá xúc tiến thu hút khách từ các nƣớc thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh du lịch đƣờng bộ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch... Đặc biệt, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết đề ra các biện pháp, chƣơng trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến “Chƣơng trình 1 triệu khách du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan vào năm 2015” đã đƣợc Thủ tƣớng hai nƣớc nhất trí thực hiện hồi tháng 7/2009 [138].
Trong mƣời năm qua, lƣợng khách Thái Lan sang Việt Nam và ngƣợc lại từ Việt Nam sang Thái Lan không ngừng tăng lên.
Bảng 2.4: Khách Thái Lan đến Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010
Đơn vị: Người Năm Số lƣợng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1-10/2010 20.800 31.600 41.000 40.100 53.700 86.800 123.800 167.000 182.400 152.633 181.122 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2004, 2009
Bảng 2.5: Khách Việt Nam đến Thái Lan từ năm 2000 đến năm 2010 Đơn vị: Người Năm Số lƣợng 2002 2004 2006 2008 2009 34.014 156.000 200.000 338.303 362.025 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009
Từ hai bảng số liệu trên ta thấy, trong 10 năm qua lƣợng khách trao đổi giữa hai nƣớc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, lƣợng khách Thái Lan sang Việt Nam vẫn thấp hơn so với lƣợng khách Việt Nam sang Thái Lan do những nguyên nhân sau:
1. Quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ. Tốc độ tăng trƣởng việc làm trong ngành vẫn ở mức thấp hơn so với mức tăng trung bình của khu vực. Năng lực của các công ty du lịch Việt Nam không tƣơng xứng với tiềm năng.
2. Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chƣa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phƣơng tiện vận tải lạc hậu, đƣờng vận chuyển hàng không vẫn chƣa đƣợc phát triển đúng mức. Công nghệ thông tin chƣa đƣợc ứng dụng nhiều; ứng dụng thƣơng mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chƣa đƣợc nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài còn yếu về số lƣợng và hiệu quả. Các dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao vẫn chƣa phát triển và các dịch vụ ngân hàng chƣa đáp ứng nhu cầu.
3. Sản phẩm dịch vụ du lịch chƣa phong phú, đa dạng. Việt Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển đƣợc xếp hạng tầm quốc tế,
nhƣng trên phạm vi cả nƣớc, chƣa có đƣợc một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi nhƣ Pataya, Phuket... (Thái Lan). Đặc điểm này đã ảnh hƣởng đến việc thu hút đƣợc sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài đƣợc thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam. 4. Nguồn nhân lực cho du lịch chƣa đƣợc đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lƣợng các công ty du lịch lữ hành trong nƣớc, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lƣợng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
5. Hiện nay, sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công an) đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chƣa đƣợc cải tiến nhiều.
6. Vấn đề cảnh quan môi trƣờng du lịch chƣa đƣợc chú trọng đúng mức: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phù và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch lại chƣa đƣợc chú trọng đúng
mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trƣờng du lịch.
Trƣớc những hạn chế trên chính là nguyên nhân làm cho du khách Thái Lan sang Việt Nam ít hơn du khách Việt Nam sang Thái Lan. Để cải thiện tình hình trên cần một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam.
Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “Từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực, phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lƣợng cao, đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và văn hoá.
Thực tế cho thấy, những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch đến hoặc đi trong phạm vi đất nƣớc, xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài, khuyến khích sự tham gia của khu vực tƣ nhân, cải tiến quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao nguồn nhân lực trong ngành. Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, chúng ta cần tập trung các giải pháp nhƣ sau:
1. Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch: đặc biệt là các văn bản hƣớng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ trong hoạt động kinh doanh của chính các doanh nghiệp.
Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng, hiệp hội và doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) rà soát các quy định có liên quan đến đầu tƣ, xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp
và các doanh nghiệp… để tìm ra các quy định bất hợp lý làm cản trở sự phát triển của ngành và đề xuất hƣớng sửa đổi, bổ sung, đồng thời kiến nghị Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về du lịch xem xét, xử lý kịp thời.
2. Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại.
3. Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng đƣợc chất lƣợng dịch vụ du lịch nhƣ mong muốn của khách hàng.
4. Hình thành một số Khu du lịch có “thƣơng hiệu” mang tầm cỡ khu vực