Quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Thái Lan luôn phát triển liên tục và mạnh mẽ trong hơn 30 năm qua. Hiện nay, mặc cho những diễn biến chính trị nội bộ phức tạp ở Thái Lan cũng nhƣ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế của hai nƣớc, quan hệ Việt Nam - Thái Lan vẫn sẽ tiếp tục đƣợc hai bên quan tâm thúc đẩy. Nhận định này dựa trên những cơ sở sau:
Hợp tác Việt Nam - Thái Lan có truyền thống từ lâu đời, mối quan hệ trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng phát triển cả bề rộng và
chiều sâu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn thể hiện qua mối quan hệ chính trị, ngoại giao vì lợi ích chung của hai nƣớc, khu vực ASEAN, đồng thời phù hợp với xu thế hữu nghị, hợp tác phát triển của thời đại.
Chính phủ Việt Nam và Thái Lan luôn coi trọng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc và đều cam kết chỉ đạo các bộ ngành hữu quan thực hiện có hiệu quả các thoả thuận để khai thác triệt để các tiềm năng hợp tác nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện vì sự phát triển của mỗi nƣớc và vì hoà bình, ổn định, thịnh vƣợng của khu vực Đông Nam Á.
Sự ra đời của hàng loạt các Hiệp định đã đƣợc Chính phủ hai nƣớc ký kết trong thời gian qua tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng để củng cố và mở rộng hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong những năm tới.
Việt Nam - Thái Lan tuy có chế độ chính trị xã hội khác nhau nhƣng ngày càng hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ với nhau nhiều điểm chung trên các vấn đề an ninh và hợp tác ở khu vực và quốc tế, phấn đấu cho một thế giới đa cực, bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Hai nƣớc luôn tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Mặt khác Việt Nam - Thái Lan không có tranh chấp với nhau về vấn đề lãnh thổ nên có thể hợp tác lâu dài, không giống nhƣ trƣờng hợp quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc hoặc Campuchia.
Nền kinh tế hai nƣớc đều phát triển theo hƣớng xuất khẩu và mở cửa với bên ngoài, có năng lực thích ứng nhanh với các nguyên tắc thƣơng mại quốc tế của WTO. Thị trƣờng Việt Nam - Thái Lan có vai trò bổ sung lẫn nhau giữa một thị trƣờng đã thành công trong công nghiệp hoá và một thị trƣờng đang bƣớc vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Việt Nam có thể đẩy mạnh các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động trong khi Thái Lan mở rộng việc sản
xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng vốn và công nghệ. Việc thực hiện chƣơng trình AFTA đang tạo ra khuôn khổ chung cho buôn bán và đầu tƣ song phƣơng. Mức độ buôn bán và đầu tƣ nội bộ sẽ đƣợc đẩy mạnh. Hai nền kinh tế theo đó đang tiến gần hơn đến tiến trình tự do hóa.
Là thành viên của ASEAN, hai nƣớc có thể thúc đẩy hợp tác giữa hai nƣớc trong khuôn khổ ASEAN. Thái Lan đã nhìn nhận đến vai trò bổ sung của nhau trong các quan hệ hợp tác đa phƣơng nhƣ: Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác AFTA, AIA… Thái Lan không coi Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh mà là một đối tác kinh tế bình đẳng.
Dựa trên những thành quả đã đạt đƣợc, trong những năm tới hợp tác Việt Nam - Thái Lan sẽ có nhiều triển vọng: