3.3.1 Tác động đến vị thế của Việt Nam
Tình hình chính trị căng thẳng ở Thái Lan tạo thêm khó khăn cho Việt Nam khi sức ép về một tuyên bố chung của ASEAN liên quan đến xung đột chính trị ở đây đang đƣợc một số nƣớc thành viên và tổ chức quốc tế, NGO thúc đẩy. Bên cạnh đó, nội bộ một số nƣớc ASEAN nhƣ Philipppin, Myanmar và Malaysia cũng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn và diễn biến khó lƣờng. Quan hệ giữa Thái Lan và một số trong khu vực cũng xảy ra những bất đồng nhƣ: Quan hệ Thái Lan với Myanmar trong những năm vừa qua vẫn nổi cộm lên vấn đề ngƣời tị nạn Karen trên đất Thái Lan. Quan hệ giữa Thái Lan và Malaysia ngày càng trở nên căng thẳng do bạo lực giữa các phe phái xảy ra ở khu vực miền Nam, nơi đông ngƣời Hồi giáo của Thái Lan và ngƣời dân tộc Malay sinh sống, mặc dù hai bên đều có ý thức giải quyết những tranh chấp xung đột nhƣng tình hình các tỉnh biên giới hai nƣớc vẫn tiếp tục căng thẳng cho đến nay. Nếu cuộc xung đột chính trị ở Thái Lan bị đẩy cao lên thành nội chiến hay kéo dài kèm theo bạo lực và đổ máu, sẽ có tác động xấu đến hình ảnh của ASEAN và vai trò của tổ chức trong
giải quyết các vấn đề khu vực, ảnh hƣởng đến tình hình nội bộ các nƣớc láng giềng và quan hệ của Thái Lan với các nƣớc thành viên ASEAN khác. Đặc biệt, nó sẽ phản ứng thách thức và vai trò của Việt Nam với tƣ cách là Chủ tịch ASEAN trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề này, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Thái Lan không muốn có sự can thiệp của bên ngoài. Một loạt các vấn đề khác liên quan đến Thái Lan nhƣ quan hệ trở lại căng thẳng hơn giữa nƣớc này và Campuchia đang và cũng sẽ tạo thêm vấn đề khó khăn cho Việt Nam. Xử lý quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia sẽ là một vấn đề đòi hỏi sự khéo léo và tế nhị của Việt Nam. Trong lịch sử, Thái Lan và Việt Nam luôn cạnh tranh ảnh hƣởng ở Campuchia. Trong bối cảnh quan hệ Thái Lan - Campuchia xấu đi, quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan cũng trở nên nhạy cảm hơn. Đây cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong những năm tới.
Khi tình hình chính trị nội bộ của Thái Lan còn chƣa ổn định, vai trò của Thái Lan trong khu vực và trên trƣờng quốc tế bị giảm sút thì cũng là lúc Việt Nam cần càng khẳng định vị thế của mình hơn, là lúc Việt Nam cố gắng phát huy tốt hơn trong vai trò Chủ tịch ASEAN nhằm liên kết một ASEAN hòa bình, thịnh vƣợng, cùng các nƣớc trong khu vực giúp Thái Lan sớm tìm lại sự ổn định của mình, tạo thành một ASEAN đoàn kết để nâng cao vị thế của khối trên trƣờng quốc tế. Giải quyết đƣợc vấn đề Thái Lan, với tiêu chí không can thiệp vào nội tình nƣớc này, sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình. Ở một khía cạnh khác, tình hình bất ổn ở Thái Lan cũng có thể coi là một cơ hội cho Việt Nam. Bên cạnh sự thu hút đƣợc nguồn khách du lịch và nguồn vốn đầu tƣ, Việt Nam còn chứng tỏ khả năng giải quyết các vấn đề quốc tế của Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Việt Nam cần phải có những động thái rõ ràng và quyết liệt hơn để Việt Nam không chỉ đóng vai trò trong việc mang lại ổn định cho Thái Lan mà rộng hơn nữa là mang lại ổn định cho ASEAN.
3.3.2 Tác động đến lựa chọn chính sách trong quan hệ với các nước lớn
Thái Lan là nƣớc duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các cƣờng quốc phƣơng Tây sau đại chiến thế giới thứ hai nhờ chính sách ngoại giao “cây tre” mềm dẻo, linh hoạt. Từ lâu, quan hệ giữa các nƣớc lớn với Thái Lan luôn duy trì ở thế cân bằng. Ngày nay, khi các cƣờng quốc lớn trên thế giới (nhất là Mỹ và Trung Quốc) can dự để hợp tác nhƣng cũng kiềm chế cạnh tranh dữ dội thì Thái Lan vẫn khôn khéo duy trì quan hệ mềm dẻo với các nƣớc đó. Nhân tố Mỹ và Trung Quốc ảnh hƣởng trực tiếp tới quan hệ quốc tế của khu vực Đông Nam Á cũng nhƣ bản thân các nƣớc. Xét về mặt địa chính trị, khu vực Đông Nam Á không thể nằm ngoài phạm vi ảnh hƣởng của cả Trung Quốc và Mỹ. Các nƣớc cố gắng tạo nên sự cân bằng chiến lƣợc trong quan hệ với cả hai nƣớc này, trong đó điển hình là Thái Lan. Thái Lan còn luôn chủ động trong chính sách ngoại giao để phục vụ cho lợi ích kinh tế (còn đƣợc gọi là chính sách ngoại giao “can dự trƣớc”) thông qua việc tham dự ký kết một loạt các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng (FTA) với các nƣớc ngoài khu vực nhằm tạo ra thị trƣờng mới cho hàng hóa Thái Lan trong bối cảnh cạnh tranh thƣơng mại gay gắt từ Trung Quốc tại các thị trƣờng cũ nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản; hợp tác chặt chẽ với các nƣớc trong khu vực và các nƣớc láng giềng nhằm cùng phát triển, bảo đảm an ninh và hòa bình thông qua các dự án phát triển hành lang kinh tế Đông Tây, tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình bất ổn ở Thái Lan và những thay đổi về ƣu tiên chiến lƣợc đã tạo nên những thay đổi nhất định trong quan hệ giữa Thái Lan với các nƣớc lớn, đặc biệt là Mỹ. Mặc dù mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thái Lan vẫn là điểm cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Thái Lan, cũng nhƣ Mỹ liên tục nhấn mạnh đến giá trị chiến lƣợc của các cơ sở quân sự Thái Lan. Nhƣng hiện nay Mỹ có chiều hƣớng thiên về mở rộng quan hệ với
Indonesia vì vậy sẽ làm cho vị trí đối tác hàng đầu của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á thay đổi. Đồng thời, trong thời gian gần đây, Mỹ và Thái Lan cũng có những sự khác biệt trong việc nhìn nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực. Tất cả những điều này đang là mối nguy cơ cho quan hệ đồng minh lâu đời giữa hai nƣớc và điểm tất yếu sẽ dẫn đến việc Mỹ củng cố quan hệ đồng minh với các nƣớc Đông Nam Á khác. Trong Báo cáo Quốc phòng 2010 (QDR-2010) của Mỹ, Việt Nam cùng với Indonesia và Malaysia đƣợc Mỹ xếp vào nhóm ƣu tiên phát triển các mối quan hệ chiến lƣợc mới, nhằm giải quyết các vấn đề khu vực nhƣ chống khủng bố, chống buôn bán ma túy, ủng hộ các hoạt động trợ giúp nhân đạo trong khu vực... Đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc giành ảnh hƣởng và mối quan tâm của Mỹ nói riêng và các nƣớc lớn nói chung trong tƣơng lai. Nhờ đó mà quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng đƣợc gia tăng. Điều này cũng phù hợp với quan điểm và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời kỳ mới.
Việt Nam nên xác lập đƣợc mối quan hệ cân bằng giữa các nƣớc lớn nhƣng hoàn toàn không có nghĩa là đánh đồng các mối quan hệ đó hoặc thực hiện chính sách trung lập. Việt Nam cần luôn giữ vững tự chủ, tất cả mọi hoạt động đều phải dựa trên lợi ích quốc gia.