Bối cảnh thế giới và khu vực của quan hệ Việt Nam-

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 28)

giai đoạn 2000 - 2009

1.3.1. Bối cảnh thế giới

Bƣớc sang thế kỷ XXI xu thế chủ đạo trong mối quan hệ quốc tế vẫn là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển nhƣng còn tồn tại không ít vấn đề nổi cộm cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Bối cảnh thế giới chi phối mạnh cục diện các quốc gia trên toàn lãnh thổ nói chung và đặc biệt có tầm vóc ảnh hƣởng tới quan hệ hai nƣớc Việt Nam - Thái Lan nói riêng.

Trong 10 năm qua, thế giới đã diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng nhƣ: Hội nghị Liên Hợp Quốc về thƣơng mại và phát triển lần thứ X đã khai mạc tại Băng Cốc; Chƣơng trình giải trừ vũ khí hạt nhân đã đƣợc thông qua, trong đó 5 cƣờng quốc hạt nhân lần đầu tiên đƣa ra cam kết sẽ thủ tiêu các kho vũ khí của

họ. Hội nghị thƣợng đỉnh Á - Âu (ASEM); Hội nghị Doha; Hội nghị Cấp cao ASEAN; Hội nghị thƣợng đỉnh APEC; Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu; Hội nghị quốc tế về hòa bình Trung Đông; Hội nghị thƣợng đỉnh Liên minh Châu Âu...

Bên cạnh đó, thế giới đã phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột, nhiều vụ khủng bố diễn ra ở khắp mọi nơi nhƣ: thảm họa ngày 11-9 ở Mỹ (2001) đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ và tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu giảm sút mạnh, Mỹ phát động chiến dịch chống khủng bố toàn cầu đƣợc mở đầu bằng cuộc chiến tranh ở Afghanistan làm chính quyền Taliban sụp đổ. Cuộc chiến tranh ở Afghanistan và bạo lực giữa Israel và Palestine leo thang kéo dài. Vụ tấn công khủng bố trên đảo Bali năm 2002 cƣớp đi mạng sống gần 200 ngƣời, chủ yếu là công dân Australia, đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi ngày yên bình trên hòn đảo đƣợc mệnh danh là “thiên đƣờng trên mặt đất”. Mỹ thúc đẩy cuộc chiến chống Iraq. Khủng hoảng con tin ở Matxcova gần 1.000 sinh mạng bị nhóm khủng bố đem ra mặc cả cho một yêu sách chính trị: quân đội Nga phải rút khỏi Chechnya. Hoạt động khủng bố lan rộng với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, tính chất dã man và trở thành công cụ gây sức ép về chính trị, tập trung chủ yếu ở khu vực trung Đông, các nƣớc Hồi giáo. Mục tiêu ngày càng đa dạng, khó lƣờng vì ngoài các vụ khủng bố mang động cơ chính trị và nhằm mục tiêu Mỹ và phƣơng Tây nhƣ ở Irắc, Trung Đông, Luân Đôn mà còn nhằm vào các chính quyền sở tại vốn có quan hệ gần gũi với các phe phái Hồi giáo nhƣ Ai Cập, Indonesia, Philippin; gây thiệt hại lớn về ngƣời và của là nguy cơ trực tiếp đe dọa an ninh và sự ổn định của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hợp tác chống khủng bố chƣa hiệu quả trong khi Mỹ và phƣơng Tây chủ tâm áp dụng tiêu chuẩn kép về chống khủng bố và lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.

Tình hình quốc tế vẫn ngày càng xáo động. Mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống đan quyện vào nhau, càng thể hiện rõ một số quan niệm về chính trị và chiến lƣợc quốc tế truyền thống không còn thích hợp với những thách thức phức tạp của thế giới hiện nay. Mỹ cố ý thúc đẩy chính sách đối ngoại đơn phƣơng càng thể hiện rõ ý đồ chiến lƣợc muốn xây dựng thế giới đơn cực. Chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ đã thoát ra khỏi quỹ đạo chống khủng bố, trọng điểm chuyển sang tìm kiếm xây dựng trật tự “đế quốc mới” của Mỹ. Quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng. Nhiều mâu thuẫn cùng xuất hiện, cục diện của không ít khu vực càng thêm xáo động khó lƣờng trƣớc. Cuộc chiến tranh Irắc thể hiện rõ mâu thuẫn giữa Mỹ với các nƣớc lớn ở châu Âu về quan niệm chiến lƣợc, an ninh ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo ngày càng gay gắt đã cung cấp mảnh đất mới cho sự hồi sinh của thế lực khủng bố Hồi giáo cực đoan. Bắc Triều Tiên công khai tuyên bố có vũ khí hạt nhân đã khiến việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên càng phức tạp thêm, khiến tình hình phi hạt nhân hóa khu vực Đông Bắc Á và an ninh khu vực Đông Á đứng trƣớc những nhân tố không xác định. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trở nên thƣờng trực, khó kiểm soát và có thể gây hậu quả ngày càng to lớn. Những vấn đề mang tính toàn cầu nhƣ khủng hoảng tài chính tiền tệ, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, an ninh thông tin, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, biến đổi khí hậu suy thoái, môi trƣờng, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia... có chiều hƣớng gia tăng, trở thành thách thức nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực phải tăng cƣờng hợp tác, phối hợp hành động để ứng phó vì lợi ích chung.

Cục diện chính trị thế giới đã có những chuyển động quan trọng các nƣớc lớn tiếp tục điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại theo hƣớng “can dự tích cực” vào các vấn đề khu vực và toàn cầu nhằm tăng cƣờng ảnh hƣởng và sức

mạnh tổng hợp. Vị thế, sức mạnh và khả năng hành động đơn phƣơng của Mỹ suy giảm. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là siêu cƣờng duy nhất. Xu thế đa cực ngày càng phát triển rõ nét; quá trình liên kết, tập hợp lực lƣợng trên thế giới tiếp diễn mạnh mẽ, đa dạng, đan xen lẫn nhau. Trung Quốc tiếp tục củng cố nội lực, phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, tập trung khắc phục các vấn đề nảy sinh sau một giai đoạn dài phát triển và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò nƣớc lớn của mình. EU thể hiện vai trò độc lập hơn với Mỹ, các nƣớc lớn khác nhƣ Nga, Ấn Độ tiếp tục vƣơn lên mạnh mẽ, khẳng định vai trò và lập trƣờng riêng của mình trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Nga có hành động kiên quyết chống lại các bƣớc tiến, chèn ép không gian chiến lƣợc từ phía Mỹ. Sự suy yếu của Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính đã kéo theo sự suy yếu tƣơng đối của phƣơng Tây, bắt đầu làm thay đổi tƣơng quan lực lƣợng toàn cầu có lợi cho các nƣớc đang phát triển. Đây cũng là sự đánh dấu thế giới đang bƣớc vào thời kỳ “quá độ hình thành thế giới đa cực”. Trong bối cảnh trên, các hoạt động liên kết, tập hợp lực lƣợng đang ngày càng gia tăng. Đáng chú ý là sự xuất hiện những tổ chức, cơ chế, diễn đàn tập hợp lực lƣợng không có sự tham gia của Mỹ trong khi Trung Quốc đóng vai trò nổi bật nhƣ Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải (SCO), các nhóm RIC (nhóm 3 nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ, gồm Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) và BRIC (nhóm 4 nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), Hội nghị Thƣợng đỉnh Đông Á.

Về kinh tế, sau khủng hoảng năm 1997, kinh tế toàn cầu đứng trƣớc thử thách nhƣ đại dịch SARS, chiến tranh Irắc, khủng bố quốc tế, những cuộc chạy đua vũ trang mới, sự mất cân bằng thƣơng mại toàn cầu, giá dầu mỏ lên cao, thiên tai, dịch bệnh (sóng thần, dịch cúm gia cầm…), cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát các nguồn năng lƣợng, các tuyến vận tải trọng yếu càng quyết liệt và

phức tạp xảy ra trên phạm vi rộng và với mức độ nghiêm trọng đã tác động tiêu cực đến sự tăng trƣởng kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên, kinh tế thế giới tiếp tục chu kỳ phục hồi và tăng trƣởng cao dù phải đối mặt với một số yếu tố bất lợi trên. Theo Ngân hàng thế giới (WB), mức tăng trƣởng GDP năm 2006 là 5,1% [9,9] (năm 2005 con số đó là 4%). Những trụ cột chính của nền kinh tế thế giới vẫn giữ đƣợc mức phát triển ổn định: kinh tế Mỹ tăng trƣởng ở mức 3,2%, EU và Nhật Bản khoảng 2,8% và 2,9%. Kinh tế châu Á giữ vị trí quán quân với mức tăng trƣởng trên 7%, trong đó Trung Quốc đạt 10,6%, Ấn Độ trên 6%, các nƣớc ASEAN khoảng 5%. Kinh tế Mỹ La tinh đạt mức 4,5% [9,123]. Với mức tăng trƣởng GDP năm 2006 trên 8%, Việt Nam cũng góp phần tích cực vào xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới. Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam là điển hình trong việc thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo và các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Đến năm 2008 kinh tế thế giới chững lại do hệ thống tài chính lâm vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái 1929-1933, đẩy nền kinh tế vào thời kì khó khăn nghiêm trọng. Khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự đổ vỡ thị trƣờng tín dụng của Mỹ từ tháng 8/2007, lan rộng sang châu Âu, châu Á, trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua, bộc lộ bất cập của “cơ chế kinh tế thị trƣờng tự do” và hệ thống tài chính thế giới, tác động sâu sắc đến cục diện thế giới. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy nhanh quá trình thay đổi trong tƣơng quan lực lƣợng giữa các trung tâm kinh tế cũ với các nền kinh tế mới nổi, mở ra một cuộc đấu tranh mới nhằm thay đổi các thiết chế, luật lệ kinh tế, tài chính, thƣơng mại toàn cầu; vai trò chi phối kinh tế thế giới của Mỹ, nhóm G7 giảm sút, trong khi vai trò của các quốc gia mới nổi nhƣ Trung Quốc đƣợc nâng cao, nhóm G20 đang nổi lên. Tình trạng khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay mang tính hệ thống,

toàn cầu, tác động tới mọi quốc gia, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết, buộc các nƣớc, ngoài việc quyết định các giải pháp riêng, phải hợp tác, tìm kiếm giải pháp chung. Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tuy đã thoát ra khỏi giai đoạn tồi tệ, bắt đầu phục hồi nhƣng chƣa thực sự vững chắc đã tiếp tục tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt về kinh tế, chính trị, xã hội cũng nhƣ chiều hƣớng phát triển của cục diện thế giới.

Có thể nói, trong 10 năm qua, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên bình diện thế giới. Tuy nhiên, tình hình chính trị, an ninh và kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp đã và đang làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới, khu vực, và quan hệ giữa các nƣớc, từ đó tác động trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Việt Nam và Thái Lan. Mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp nhƣ vậy nhƣng về cơ bản môi trƣờng quốc tế đang có lợi cho quan hệ hai nƣớc Việt Nam - Thái Lan. Thời cơ cho phát triển và nâng cao vị thế của hai nƣớc đang xuất hiện ngày càng nhiều. Yêu cầu nắm bắt và tận dụng các thời cơ này càng trở nên cấp thiếp để đƣa mối quan hệ hai nƣớc ngày càng bền vững và phát triển hơn nữa.

1.3.2. Bối cảnh khu vực

Mƣời năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Đông Nam Á nhìn chung ổn định và ngày càng nổi lên trở thành địa bàn trọng tâm chiến lƣợc và trung tâm kinh tế trên thế giới, trong đó ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hợp tác khu vực với các nƣớc lớn.

Việc ASEAN ký Tuyên bố hoà hợp Bali II tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, tổ chức ở Indonesia tháng 10 năm 2003, tạo nền tảng cho việc thiết lập một “Cộng đồng ASEAN” dựa trên 3 trụ cột chính là cộng đồng an ninh - chính trị, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hoá - xã hội, nhằm hƣớng tới một thị trƣờng chung ASEAN từ nay đến năm 2015. Bên cạnh đó, ASEAN đã nỗ lực duy

trì tính cạnh tranh, nhiều cuộc họp với các đối tác để bàn biện pháp đẩy nhanh việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN với Liên minh Châu Âu (EU)... Ngoài ra, ASEAN hợp tác chống khủng bố đƣợc đánh giá là một trong những dấu ấn nổi bật của khu vực.

Các nƣớc ASEAN nhìn chung ổn định do sự chuyển giao quyền lực ở nhiều nƣớc (nhƣ Singapore, Malaixia, Indonesia, Philippin...) diễn ra suôn sẻ, không có bạo lực. Năm 2004, cũng đánh dấu một năm của những hoạt động ngoại giao năng động ở khu vực nổi lên xu hƣớng hợp tác và hội nhập. Các quan hệ và cam kết song phƣơng đƣợc quan tâm nhiều hơn, Hội nghị cấp cao ASEM 5 tổ chức tại Việt Nam tháng 10/2004 thành công tốt đẹp, góp phần tăng cƣờng quan hệ giữa các nƣớc trong khu vực với nhau và với các nƣớc, các tổ chức ngoài khu vực. Tuy nhiên, ở một số nƣớc vẫn xuất hiện những hoạt động gây mất ổn định về an ninh, nổi lên hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia, Philippin; bạo loạn ở miền Nam Thái Lan và hoạt động phỉ tại Lào; vấn đề dân chủ, nhân quyền và tranh giành quyền lực dẫn đến bất ổn chính trị ở Mianma... làm cho sự liên kết nội bộ ASEAN lỏng lẻo hơn; uy tín của ASEAN cũng bị ảnh hƣởng. Năm 2005, Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục là khu vực tranh giành ảnh hƣởng quyết liệt giữa các nƣớc lớn, trong đó ASEAN đƣợc coi là cầu nối để các nƣớc lớn bành trƣớng ảnh hƣởng kinh tế, chính trị. Mỹ tiếp tục tìm cách trở lại Đông Nam Á thông qua việc tăng cƣờng và điều chỉnh quan hệ chính trị, quân sự với các đồng minh: Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc. Mỹ đồng thời tích cực can dự toàn diện nhằm tranh giành ảnh hƣởng đối với các đối thủ tiềm tàng khác nhƣ Trung Quốc, Nga…

Bên cạnh đó, trong khu vực vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp và bất ổn do chịu tác động và áp lực từ nhiều phía, nội bộ ASEAN xuất hiện những rạn nứt mới

(Thái Lan - Malaysia, Thái Lan - Myanmar, Malaysia - Indonesia…). Các nƣớc Đông Nam Á cố gắng dẹp qua những khó khăn nội bộ để hƣớng tới một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với việc thông qua Hiến chƣơng ASEAN (tháng 11/2007 tại Singapore). Tuy nhiên những bất ổn chính trị - xã hội tại Thái Lan, Myanmar, Philippines... đã và đang tác động tiêu cực đặt ra nhiều thách thức đối với ASEAN trong liên kết hợp tác nội khối và với các đối tác lớn ngoài khu vực. Vấn đề Myanmar đang thách thức sự đoàn kết trong nội bộ khối. Trong khi Nhật, Ấn Độ, EU và Australia đều tìm nhiều cách tăng cƣờng ảnh hƣởng về kinh tế và an ninh tại khu vực ở các mức độ khác nhau, Mỹ đang tìm cách quay trở lại. Trung Quốc ra sức thắt chặt quan hệ với từng nƣớc, đẩy mạnh quan hệ với một số nƣớc quan trọng nhƣ Philippin, Thái Lan, Singapore, ủng hộ chính quyền Myanmar, tăng đầu tƣ viện trợ để lôi kéo Lào, Campuchia, ủng hộ nỗ lực của ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trọng tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN. Điều này khiến các nƣớc trong khu vực có thể đóng vai trò quan trọng là duy trì cân bằng lực lƣợng giữa các nƣớc lớn, cơ hội để nâng cao vai trò của khối ASEAN trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, xu thế này khiến nhiều nƣớc lo ngại rằng trong tƣơng lai có thể xuất hiện hai tập đoàn thân Mỹ và thân Trung Quốc trong khu vực, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt Trung - Mỹ, khiến cho các nƣớc trong khu vực bị “kẹt” và khó ứng xử hơn trong quan hệ với 2 cƣờng quốc này. Ngoài ra, với thế và lực mới cùng vị trí địa lí gần kề, Trung Quốc càng có nhiều cơ hội để gây sức ép đối với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là các nƣớc có vấn đề với

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 28)