2.3. Quan hệ văn hó a xã hội
2.3.5. Hợp tác thể dục thể thao
Việt Nam và Thái Lan đã ký thoả thuận hợp tác về Thể dục Thể thao ngày 18/12/2004 giữa Uỷ ban Olympic Việt Nam và Uỷ ban Olympic Thái Lan. Lễ ký kết nhằm mục đích phát triển mối quan hệ hợp tác về thể dục thể thao, góp phần tăng cƣờng tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Thái Lan.
Tham dự lễ ký kết, về phía Việt Nam gồm đại diện: Bộ trƣởng Nguyễn Danh Thái - Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam; ông Hoàng Vĩnh Giang - Phó chủ tịch kiêm Tổng thƣ ký Ủy ban Olympic Việt Nam. Về phía Thái Lan gồm đại diện: Đại tƣớng Yuthasak Sasiprapha - Chủ tịch Uỷ ban Olympic Thái Lan; Thiếu tƣớng Charouck Arirachakaran - Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Châu Á, Tổng thƣ ký Uỷ ban Olympic Thái Lan...
Theo bản hợp đồng, hai quốc gia sẽ tăng cƣờng hợp tác về Thể dục Thể thao trên nguyên tắc tuân thủ Hiến chƣơng Olympic, nhằm góp phần vào sự phát triển thể thao mỗi nƣớc và sự lớn mạnh của phong trào thể thao quốc tế.
Hai nƣớc khuyến khích và thúc đẩy việc trao đổi trong các lĩnh vực dƣới đây: 1. Tập huấn và thi đấu của các đội thể thao.
2. Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý, huấn luyện viên và chuyên gia thể dục thể thao.
3. Tham dự các khoá học dành cho cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài, hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề.
4. Tài liệu và ấn phẩm kỹ thuật liên quan đến huấn luyện và đào tạo vận động viên thành tích cao.
5. Thông tin khoa học và các chƣơng trình có liên quan đến y học thể thao, các phƣơng pháp và tiêu chí để tuyển chọn vận động viên.
6. Kinh nghiệm, tài liệu, thông tin, chuyên gia tƣ vấn trong việc tổ chức và điều hành các đại hội Thể dục Thể thao khu vực và châu lục, các giải đấu quốc gia, quốc tế ở từng nƣớc, xã hội hoá thể thao, cơ sở vật chất và các lĩnh vực khác mà hai nƣớc cùng quan tâm.
Trong buổi lễ ký kết, Bộ trƣởng Nguyễn Danh Thái đã đƣa ra một số nội dung để trao đổi với Đoàn chủ tịch Uỷ ban Olympic Thái Lan:
1. Việt Nam muốn Thái Lan giúp đỡ những môn thế mạnh nhƣ: quyền Anh, cử tạ, cầu lông, bi sắt, xe đạp, cầu mây, quần vợt. Giao lƣu và hỗ trợ lẫn nhau những môn: nhảy cầu, vật, whusu, bóng đá, bóng chuyền và bóng bàn.
2. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho nƣớc bạn những môn nhƣ: Wushu, vật, Karatedo, Taekwondo.
3. Phối hợp giữa hai nƣớc cùng tập huấn các đội thể thao nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên giữa hai bên để tham gia nhiều cuộc thi đấu và cọ sát.
4. Giao lƣu giữa các trƣờng đại học thể dục thể thao giữa hai nƣớc. 5. Giao lƣu giữa các trung tâm đào tạo giữa các vận động viên hai nƣớc. 6. Giao lƣu giữa thủ đô và các thành phố giữa hai nƣớc.
7. Giúp Việt Nam marketing kêu gọi tài trợ cho các cuộc thi đấu lớn. 8. Giúp nhau phối hợp trong các hoạt động thể thao quốc tế.
9. Ủng hộ Việt Nam tổ chức Indoor Game 2005 và đăng cai ASIAD 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ ủng hộ Thái Lan đang cai Olympic 2016.
Lễ ký thoả thuận hợp tác về Thể dục Thể thao giữa Uỷ ban Olympic Việt Nam và Uỷ ban Olympic Thái Lan đã đánh dấu một bƣớc ngoặt mới về sự phát triển và cùng nhau vƣơn lên một tầm châu lục.
3.2.6. Bản Nachoọc – Làng hữu nghị Thái Lan và Việt Nam
Bản Nachoọc (trƣớc đây còn có tên gọi là Bản Tôn Pƣng và Bản Mạy) thuộc huyện Mƣơng, tỉnh Nakhon Phanôm, cách thủ đô Băng Cốc hơn 700 km về phía Đông Bắc Thái Lan. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và hoạt động cách mạng.
Tháng 7/1928, Bác Hồ đã tới đất nƣớc Thái Lan. Từ Băng Cốc, Ngƣời đã đến những nơi có đông Việt kiều sinh sống và dừng chân tại Bản Nachoọc với bút danh là Thầu Chín. Ngay trung tâm Bản Nachoọc còn có đến thờ Đức Thánh Trần Hƣng Đạo (đƣợc bà con Việt kiều xây dựng từ năm 1898). Bản Nachoọc có khoảng 127 ngôi nhà, ngƣời dân sống bằng nghề làm ruộng, làm vƣờn, trồng rau, cây ăn quả và buôn bán khắp vùng Đông Bắc, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày là cả tiếng Việt và tiếng Thái.
Tại đây, Ngƣời cùng với bà con Việt kiều dựng nên ngôi nhà Hợp tác, làm nơi trú ngụ cho phần lớn các thanh niên yêu nƣớc đƣợc đƣa từ Việt Nam sang. Các tổ chức cách mạng đã lần lƣợt ra đời nhƣ: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hội Thân ái, Hội Hợp tác. Ngoài thời gian đi vận động và tổ chức phong trào yêu nƣớc, Thầu Chín còn tích cực tham gia nhiều hoạt động của Hội Hợp tác nhƣ trồng lúa, đắp đƣờng, đóng gạch..., tích cực học tiêng Thái và dạy trẻ em học tiếng Việt. Tinh thần cách mạng của Ngƣời là tấm gƣơng cho cộng đồng ngƣời Việt tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông,
tinh thần yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau hƣớng về cội nguồn dân tộc, đồng thời tôn trọng phong tục tập quán, đoàn kết với chính quyền, với nhân dân Thái Lan.
Vào những năm 1928-1929 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Bản Nachoọc đến Sakhon xây dựng phong trào cách mạng trong bà con Việt kiều. Ngƣời đã mở trƣờng học lấy tên là Mái đỏ, sau này đổi tên thành trƣờng Minh Lập. Trong thời gian hoạt động ở Nakhon Phanom cũng nhƣ ở các địa điểm khác trên đất Thái có bà con Việt kiều sinh sống nhƣ Sakhôn, Phichit, Nakhon Phanom, Ubon, Udonthani... Ngƣời luôn dạy bà con phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau “Đi cho ngƣời ta nhớ, ở cho ngƣời ta thƣơng”. Bác đã đề ra chủ trƣơng Thái - Việt thân thiện trong bà con Việt kiều với bốn tiêu chí: Tôn trọng pháp luật Thái Lan, học tiếng Thái Lan, quan hệ hữu nghị với nhân dân Thái Lan, đoàn kết Việt kiều để làm cách mạng cứu nƣớc.
Tháng 5/2000, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã đến thăm cộng đồng ngƣời Việt ở Bản Nachoọc. Đây là vị Thủ tƣớng đầu tiên của Việt Nam đến thăm nơi này kể từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 8/1976. Bản Nachoọc là nơi đánh dấu một thời kỳ hoạt động cách mạng bí mật của Bác Hồ trên đất nƣớc Thái Lan và đánh dấu tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Thái Lan. Với ý nghĩa nhƣ vậy, đến đầu năm 2003, Chính phủ Thái Lan đã có sáng kiến xây dựng “Dự án làng hữu nghị Thái Lan - Việt Nam” và đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ VII của Ủy ban hỗn hợp hợp tác Việt Nam - Thái Lan. Đƣợc sự ủng hộ của các cấp chính quyền Thái Lan nói chung và của tỉnh Nakhon Phanôm nói riêng, Bản Nachoọc đã đƣợc đổi mới và trở thành một địa điểm lịch sử nổi tiếng. Ngày 21/3/2004, Thủ tƣớng Phan Văn Khải và Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra đã cắt băng khánh thành Làng hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tại Bản Nachoọc, tỉnh Nakhon Phanôm. Thủ tƣớng Phan Văn Khải phát biểu: “Thay mặt cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quốc vƣơng và Hoàng hậu
Thái Lan, tới Chính phủ và nhân dân Thái Lan, xin cảm ơn ngài tỉnh trƣởng và các quan chức các ngành, các cấp của tỉnh Nakhon đã tặng chúng tôi món quà tinh thần quý giá này... Tại vùng đất lịch sử mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng này, trong bầu không khí chan chứa hữu nghị, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam tôi xin khẳng định một cách chắc chắn rằng chúng tôi sẽ tuân thủ và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xƣa, sẽ chung lòng chung sức với nhân dân Thái Lan tăng cƣờng hữu nghị Việt Nam - Thái Lan ngày càng nảy nở và mãi mãi phát triển... chúng ta mãi mãi là nƣớc láng giềng tốt của nhau, sự hợp tác dài lâu giữa hai nƣớc chúng ta đời đời bền vững...” [88]. Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau thông qua bản ghi nhớ bao gồm những nội dung chính sau: Cùng hợp tác khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh để phát triển Bản Nachoọc trở thành biểu tƣợng hữu nghị giữa nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Thái Lan; Cùng nhau gìn giữ và phát triển Bản Nachoọc thành địa điểm lịch sử phục vụ cho nghiên cứu; Cùng nhau trao đổi kiến thức khoa học giữa hai nƣớc; Cùng nhau trao đổi tài liệu nghiên cứu; Cùng nhau tổ chức các cuộc gặp gỡ và hội thảo khao học. Bản Nachoọc đã trở thành biểu tƣợng cho “Làng Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam”, là minh chứng cho mối quan hệ thân thiết lâu đời giữa hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam.
Việt Nam và Thái Lan là hai nƣớc có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, có vai trò, vị trí ngày càng quan trọng trong khu vực. Với những kết quả đã đạt đƣợc và với những thỏa thuận, chúng ta có cơ sở tin tƣởng chắc chắn rằng sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau và mối quan hệ hữu nghị và hợp tác về nhiều mặt giữa nhân dân hai nƣớc Việt - Thái sẽ ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển tốt đẹp vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN 2000 - 2009
3.1. Thành tựu
Việt Nam và Thái Lan là hai nƣớc láng giềng, cùng là thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa, có truyền thống quan hệ hữu nghị và hợp tác, giao lƣu kinh tế và văn hóa từ lâu. Lịch sử quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan tuy có những bƣớc thăng trầm cùng với sự biến đổi của thời gian, song nhìn chung mối quan hệ đó ngày càng đƣợc tăng cƣờng và phát triển theo chiều hƣớng tích cực, những khác biệt giữa nhân dân hai nƣớc ngày càng thu hẹp, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển. Từ năm 2000 đến năm 2009, việc trao đổi hợp tác giữa hai nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thể thao, du lịch, an ninh, quốc phòng và phòng chống tội phạm đã luôn đƣợc củng cố và tăng cƣờng và đạt đƣợc những thành tựu sau:
Về quan hệ chính trị - an ninh: Hàng năm, hai bên thƣờng xuyên trao đổi những chuyến thăm và làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao và nhiều cơ chế hợp tác cũng đã đƣợc hai nƣớc thông qua và hoạt động rất có hiệu quả nhƣ: cuộc họp Nội các chung giữa hai nƣớc, Ủy ban chung về hợp tác thƣơng mại, Tiểu ban chung về hợp tác an ninh - chính trị, Cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao... Từ đó, nhiều văn kiện quan trọng đã đƣợc ký kết giữa hai nƣớc: Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Thái Lan bƣớc vào thập kỷ đầu thế kỷ XXI, Thoả thuận về hợp tác giáo dục, Bản ghi nhớ về hợp tác y tế, Thoả thận về hợp tác kỹ thuật, Nghị định thƣ sửa đổi, bổ sung Hiệp định Miễn thị thực cho những ngƣời mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ và tạo điều kiện cấp thị thực cho ngƣời mang hộ chiếu phổ thông, Tuyên bố chung về những
thoả thuận tạo thuận lợi cho vận tải đuờng bộ, Thoả thuận về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, Hiệp định về phòng và chống các hoạt động tội phạm, Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Hiệp định thực hiện hợp tác khoa học công nghệ giữa Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học Công nghệ Thái Lan. Ngoài ra, hai nƣớc đã luôn hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực, tiểu khu vực cũng nhƣ trên diễn đàn quốc tế nhất là trong thời gian gần đây, quan hệ ngày càng đánh dấu bằng những biểu hiện rõ nét khi Thái Lan ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thƣơng mại Thƣơng mại Thế giới (WTO), ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009...
Vấn đế an ninh luôn đƣợc hai nƣớc quan tâm và tập trung trao đổi để tìm biện pháp nhằm hạn chế những vấn đề nhƣ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng năng lƣợng, khủng hoảng lƣơng thực... Hai nƣớc đã ký Hiệp định về hợp tác kiểm soát ma tuý vào năm 2001, nhất trí thông qua “Kế hoạch Hành động chung về hợp tác chính trị và an ninh Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2008-2010” và “Chƣơng trình Công tác để triển khai Kế hoạch Hành động chung về hợp tác chính trị và an ninh Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2008 - 2010”, đảm bảo vấn đề an ninh lƣơng thực và tổ chức thƣờng xuyên tuần tra chung trên biển... Tăng cƣờng quan hệ trong lĩnh vực chính trị - an ninh không những góp phần quan trọng vì lợi ích, hợp tác và phát triển của nhân dân hai nƣớc mà còn mang lại sự hoà bình, ổn định, trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong bối cảnh hiện nay đang có những biến động nhanh chóng và phức tạp.
Về quan hệ kinh tế:
* Thƣơng mại và đầu tƣ: Trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch buôn bán hai chiều không ngừng gia tăng. Năm 2000, tổng kim ngạch là 1,2 tỷ USD [55,221] đến năm 2005 đạt 3, 23 tỷ USD[129] (tăng gấp 2.7 lần so với năm 2000)
và năm 2009 nâng tổng số kim ngạch lên 5,4 tỷ USD [131] (tăng gấp 4.5 lần so với năm 2000). Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan nhƣ nhiên liệu (dầu thô, than đá); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản; nông sản; dệt may; giày dép... Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan các linh kiện, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, chất dẻo nguyên liệu, máy móc, thiết bị, xăng dầu, sắt thép nguyên phụ liệu dệt may da, dƣợc phẩm...
Đầu tƣ của Thái Lan vào Việt Nam cũng ngày càng nhiều thể hiện ở số lƣợng các dự án và tổng số vốn đầu tƣ. Năm 2000, có 94 dự án [55,221] với tổng số vốn đầu tƣ là 1,15 tỷ USD nhƣng đến năm 2009, đã tăng lên là 208 dự án với số vốn là 5,7 tỷ USD[134] (có nghĩa là số dự án và tổng số vốn đầu tƣ năm 2009 tăng gấp 2,2 lần và 4,9 lần so với năm 2000). Cơ cấu đầu tƣ của Thái Lan vào Việt Nam đã phản ánh đúng cách đánh giá lợi thế và sự lựa chọn hƣớng đầu tƣ của các nhà kinh doanh Thái Lan đối với Việt Nam. Đầu tƣ trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam hầu hết là các dự án vừa và nhỏ với số vốn đầu tƣ hạn chế, chủ yếu tập trung vào: chế biến nông - hải sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, khi thác đá quý, khách sạn và du lịch, dịch vụ ngân hàng... Đa số dự án đầu tƣ của Thái Lan có xu hƣớng tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ của Việt Nam (chế biến và dịch vụ khách sạn, du lịch). Một số dự án hƣớng vào tạo địa bàn cho hoạt động kinh doanh lâu dài và có hiệu quả tài chính, ngân hàng). Về cơ bản, cơ cấu các dự án đầu tƣ của Thái Lan cũng phù hợp với định hƣớng gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam có tác dụng tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.
* Du lịch: Hợp tác phát triển du lịch ngày càng đƣợc quan tâm nhất là khi Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan đƣợc ký kết năm 1994. Hai bên luôn có sự trao đổi về hƣớng hợp tác, xúc tiến du lịch song phƣơng và trong khu vực nhƣ: ký hiệp định tạo thuận lợi cho quá cảnh đƣờng bộ; phối kết hợp giữa
nhà nƣớc và tƣ nhân về du lịch; hợp tác giữa các hãng hàng không. Đặc biệt, việc thúc đẩy du lịch đƣợc đánh dấu bằng việc mở những tuyến đƣờng giao thông