Bối cảnh khu vực

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 33 - 38)

Mƣời năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Đông Nam Á nhìn chung ổn định và ngày càng nổi lên trở thành địa bàn trọng tâm chiến lƣợc và trung tâm kinh tế trên thế giới, trong đó ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hợp tác khu vực với các nƣớc lớn.

Việc ASEAN ký Tuyên bố hoà hợp Bali II tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, tổ chức ở Indonesia tháng 10 năm 2003, tạo nền tảng cho việc thiết lập một “Cộng đồng ASEAN” dựa trên 3 trụ cột chính là cộng đồng an ninh - chính trị, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hoá - xã hội, nhằm hƣớng tới một thị trƣờng chung ASEAN từ nay đến năm 2015. Bên cạnh đó, ASEAN đã nỗ lực duy

trì tính cạnh tranh, nhiều cuộc họp với các đối tác để bàn biện pháp đẩy nhanh việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN với Liên minh Châu Âu (EU)... Ngoài ra, ASEAN hợp tác chống khủng bố đƣợc đánh giá là một trong những dấu ấn nổi bật của khu vực.

Các nƣớc ASEAN nhìn chung ổn định do sự chuyển giao quyền lực ở nhiều nƣớc (nhƣ Singapore, Malaixia, Indonesia, Philippin...) diễn ra suôn sẻ, không có bạo lực. Năm 2004, cũng đánh dấu một năm của những hoạt động ngoại giao năng động ở khu vực nổi lên xu hƣớng hợp tác và hội nhập. Các quan hệ và cam kết song phƣơng đƣợc quan tâm nhiều hơn, Hội nghị cấp cao ASEM 5 tổ chức tại Việt Nam tháng 10/2004 thành công tốt đẹp, góp phần tăng cƣờng quan hệ giữa các nƣớc trong khu vực với nhau và với các nƣớc, các tổ chức ngoài khu vực. Tuy nhiên, ở một số nƣớc vẫn xuất hiện những hoạt động gây mất ổn định về an ninh, nổi lên hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia, Philippin; bạo loạn ở miền Nam Thái Lan và hoạt động phỉ tại Lào; vấn đề dân chủ, nhân quyền và tranh giành quyền lực dẫn đến bất ổn chính trị ở Mianma... làm cho sự liên kết nội bộ ASEAN lỏng lẻo hơn; uy tín của ASEAN cũng bị ảnh hƣởng. Năm 2005, Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục là khu vực tranh giành ảnh hƣởng quyết liệt giữa các nƣớc lớn, trong đó ASEAN đƣợc coi là cầu nối để các nƣớc lớn bành trƣớng ảnh hƣởng kinh tế, chính trị. Mỹ tiếp tục tìm cách trở lại Đông Nam Á thông qua việc tăng cƣờng và điều chỉnh quan hệ chính trị, quân sự với các đồng minh: Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc. Mỹ đồng thời tích cực can dự toàn diện nhằm tranh giành ảnh hƣởng đối với các đối thủ tiềm tàng khác nhƣ Trung Quốc, Nga…

Bên cạnh đó, trong khu vực vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp và bất ổn do chịu tác động và áp lực từ nhiều phía, nội bộ ASEAN xuất hiện những rạn nứt mới

(Thái Lan - Malaysia, Thái Lan - Myanmar, Malaysia - Indonesia…). Các nƣớc Đông Nam Á cố gắng dẹp qua những khó khăn nội bộ để hƣớng tới một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với việc thông qua Hiến chƣơng ASEAN (tháng 11/2007 tại Singapore). Tuy nhiên những bất ổn chính trị - xã hội tại Thái Lan, Myanmar, Philippines... đã và đang tác động tiêu cực đặt ra nhiều thách thức đối với ASEAN trong liên kết hợp tác nội khối và với các đối tác lớn ngoài khu vực. Vấn đề Myanmar đang thách thức sự đoàn kết trong nội bộ khối. Trong khi Nhật, Ấn Độ, EU và Australia đều tìm nhiều cách tăng cƣờng ảnh hƣởng về kinh tế và an ninh tại khu vực ở các mức độ khác nhau, Mỹ đang tìm cách quay trở lại. Trung Quốc ra sức thắt chặt quan hệ với từng nƣớc, đẩy mạnh quan hệ với một số nƣớc quan trọng nhƣ Philippin, Thái Lan, Singapore, ủng hộ chính quyền Myanmar, tăng đầu tƣ viện trợ để lôi kéo Lào, Campuchia, ủng hộ nỗ lực của ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trọng tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN. Điều này khiến các nƣớc trong khu vực có thể đóng vai trò quan trọng là duy trì cân bằng lực lƣợng giữa các nƣớc lớn, cơ hội để nâng cao vai trò của khối ASEAN trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, xu thế này khiến nhiều nƣớc lo ngại rằng trong tƣơng lai có thể xuất hiện hai tập đoàn thân Mỹ và thân Trung Quốc trong khu vực, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt Trung - Mỹ, khiến cho các nƣớc trong khu vực bị “kẹt” và khó ứng xử hơn trong quan hệ với 2 cƣờng quốc này. Ngoài ra, với thế và lực mới cùng vị trí địa lí gần kề, Trung Quốc càng có nhiều cơ hội để gây sức ép đối với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là các nƣớc có vấn đề với Trung Quốc, buộc họ phải thuận theo chính sách của Trung Quốc mà không cần phải sử dụng đe dọa về quân sự. Điều này khiến cho tình hình quốc tế và khu vực dễ biến động, nhân tố bất ổn gia tăng.

Đến năm 2008, tình hình an ninh - chính trị khu vực Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy không có biến động lớn nhƣng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

mất ổn định. Mâu thuẫn nội bộ và bạo lực, khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, li khai vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trong khu vực nhƣ miền Nam Philippines, Thái Lan, Indonesia, tranh chấp lãnh thổ giữa Campuchia và Thái Lan quanh khu vực đền Preah Vihear. Trƣớc những thách thức của tình hình khu vực, ASEAN tiếp tục phát huy vai trò của mình nhằm tăng cƣờng hợp tác, đẩy mạnh hội nhập khu vực, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế, cải cách nâng cao hiệu quả của Hiệp hội dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. ASEAN đã đạt đƣợc sự nhất trí kết hợp 3 kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột và kế hoạch công tác “Sáng kiến liên kết ASEAN” về thu hẹp khoảng cách phát triển giai đoạn II thành Chƣơng trình Hành động chung cho giai đoạn 2009-2015. Hiến chƣơng ASEAN đã đƣợc tất cả các thành viên phê chuẩn và chính thức có hiệu lực vào ngày 15/12/2008. Đây là thành công lớn của Hiệp hội, một văn kiện pháp lý cho các hoạt động của ASEAN, là nền tảng đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. ASEAN đã đạt đƣợc thỏa thuận với hầu hết các bên đối thoại về khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lƣợc.

Bên cạnh đó, các nƣớc lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc, cạnh tranh ảnh hƣởng và tăng cƣờng sự hiện diện trong khu vực cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Mỹ tăng cƣờng thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với ASEAN và với từng nƣớc trong khối, trong đó chú trọng các vấn đề truyền thống nhƣ quan hệ an ninh, quân sự và cuộc chiến chống khủng bố. Ngoài ra, một số động thái gần đây của Mỹ nhƣ việc nối lại cơ chế Mỹ - ASEAN, tham dự ARF 15 (Diễn đàn khu vực ASEAN)... cũng cho thấy Mỹ bắt đầu quan tâm trở lại đối với ASEAN và có khả năng can dự sâu hơn vào các vấn đề trong khu vực. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế Mỹ - ASEAN bƣớc đầu đƣợc coi trọng với sáng kiến đảm bảo tính minh bạch của các quỹ tài chính giữa Mỹ và Singapore, thúc đẩy FTA với

Malaysia và tiến tới ký FTA với Việt Nam. Trƣớc ảnh hƣởng ngày càng tăng của Mỹ, Trung Quốc có nhiều bƣớc đi mới trong quan hệ với ASEAN nhằm phá thế bao vây, kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Trung Quốc tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc ASEAN, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế thƣơng mại và trở thành nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan trọng hàng đầu của ASEAN và đang tích cực thúc đẩy xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN vào năm 2010. Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy quan hệ toàn diện và riêng rẽ có thỏa hiệp với từng nƣớc ASEAN. Về vấn đề biển Đông, Trung Quốc không ngừng tăng cƣờng, hiện đại hóa lực lƣợng hải quân trên biển Đông, sử dụng chiêu bài gây sức ép, phân hóa với từng nƣớc có tranh chấp tại đây, không quốc tế hóa vấn đề biển Đông để tiến hành các bƣớc đi nhằm đạt đƣợc lợi ích tối đa tại khu vực tranh chấp. ASEAN tiếp tục giữ đƣợc vai trò chủ đạo trong ARF, hợp tác Đông Á theo các mô thức khác nhau nhƣ ASEAN + 3, ASEAN + 1, ASEAN + 6... Các nƣớc đối thoại đều coi trọng và tranh thủ ASEAN, cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng nhƣ ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong các hợp tác trên.

Năm 2009, các nƣớc lớn đều đẩy mạnh các hoạt động nhằm khai thác các lợi ích trƣớc mắt và tạo thế cạnh tranh lâu dài tại khu vực. Mỹ tuyên bố quay trở lại Đông Nam Á một cách rõ ràng và nhanh chóng. Trung Quốc không ngừng gia tăng sự hiện diện và gây ảnh hƣởng. Nhật Bản thúc đẩy xây dựng ý tƣởng “Cộng đồng Đông Á”. Úc kiên trì vận động hình thành “Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dƣơng”... Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nƣớc nhỏ trong khu vực trong đó có Việt Nam và Thái Lan. Việc các nƣớc lớn quan tâm hơn tới khu vực làm cho vị trí Đông Nam Á đƣợc nâng cao, mở ra nhiều cơ hội tăng cƣờng hợp tác, góp phần duy trì cân bằng lực lƣợng, có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, song cũng đặt ra nguy cơ va chạm hoặc thỏa hiệp giữa các nƣớc lớn, ảnh hƣởng tới lợi ích của các nƣớc nhỏ.

Các nƣớc thành viên của ASEAN tích cực đƣa Hiến chƣơng ASEAN vào cuộc sống và đẩy mạnh thực hiện lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuy nhiên, ASEAN vẫn là một Hiệp hội lỏng lẻo, mức độ liên kết khu vực còn thấp. Mặt khác, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của ASEAN cồng kềnh, kém hiệu quả. Sự đoàn kết trong ASEAN có mức độ do các nƣớc thành viên theo đuổi những lợi ích và ƣu tiên khác nhau, nhất là trong quan hệ với các nƣớc lớn. Do chế độ chính trị - xã hội không giống nhau, các nƣớc ASEAN có quan điểm trong một số vấn đề khác nhau, nhất là trong việc vận dụng các nguyên tắc cơ bản nhƣ đồng thuận và không can thiệp, cũng nhƣ trong vấn đề dân chủ, nhân quyền (điển hình là tại Myanmar). Điều này, phần nào làm hạn chế vai trò chủ đạo và tính thống nhất của ASEAN trong việc gia tăng ảnh hƣởng và uy tín của khối. Vì thế, các hoạt động liên kết, tập hợp lực lƣợng, xây dựng cơ chế hợp tác giữa các nhóm nƣớc trong khu vực xuất hiện ngày càng nhiều và đan xen với nhau để tạo thành một cộng đồng vững chắc.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)