Nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định chotừng cấp học, thì trước những thách thức của BĐKH còn có nhiệm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HOÀNG THỊ KIM HUYỀN – NGễ VĂN HƯNG – NGUYỄN VĂN KHẢI
ĐẶNG DUY LỢI – ĐINH THỊ KIM NHUNG
GIáO DụC ứng phó với biến đổi khí hậu
TRONG MễN SINH HỌC
CấP TRUNG HọC PHổ THÔNG
(Tài liệu dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục)
Hà Nội, năm 2012
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3GDPT: Giáo dục phổ thông
BĐKH: Biến đổi khí hậuDHTH: Dạy học tích hợpTHCS: Trung học cơ sởTHPT: Trung học phổ thôngGV: Giáo viên
HS: Học sinh
Trang 5Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự BĐKH toàn cầu 9
2 Tác động của sự BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người 10
4 Hành động ứng phó với BĐKH 11
5 Giáo dục, tuyên truyền, các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phương 13
1 Vai trò, nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH 14
2 Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 14
3 Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 15
4 Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT 15
Phần II TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
TRONG MÔN SINH HỌC CẤP THPT
1 Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học 19
2 Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Sinh học 20
3 Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học 21
4 Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào
5 Giới thiệu một số giáo án dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH
6 Giới thiệu một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học cấp THPT 69
Trang 6LỜI GIỚI THIỆU
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những tháchthức lớn nhất là sự BĐKH toàn cầu BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến
Trang 7mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế
-xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất Những biểu hiện, đặc điểm,nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ Các giải phápmang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quảvới BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Thủtướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trìnhmục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày2/12/2008) Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngànhGiáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó vớiBĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệuquả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với BĐKH tíchhợp vào các môn học cấp THPT: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ Mỗi tài liệu
có cấu trúc gồm hai phần chính:
Phần I Những vấn đề chung Phần này làm rõ một số kiến thức cơ bản về BĐKH
và những quan niệm về giáo dục BĐKH trong trường THPT
Phần II Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn học Phần này làm
rõ mục tiêu về giáo dục ứng phó với BĐKH, về khả năng tích hợp giáo dục ứng phó vớiBĐKH, giới thiệu những địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH, những gợi ý về tổ chứcDHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, minh họa một số bài soạn tích hợp nội dunggiáo dục ứng phó với BĐKH và giới thiệu một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dunggiáo dục ứng phó với BĐKH trong môn học
Đây là tài liệu có tính định hướng và gợi ý cho các thầy, cô giáo trong việc xây dựng kếhoạch giáo dục, soạn các giáo án lên lớp cho HS Trong quá trình triển khai, rất cần sự vận dụngsáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể của các địa phương để nội dung giáo dục ứng phó vớiBĐKH đạt được các hiệu quả cao nhất Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã có nhiều cốgắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báucủa các thầy, cô giáo để tài liệu được hoàn thiện hơn
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
Trang 8Phần I
Trang 91.2 Những biểu hiện của BĐKH
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ năm 1850đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tănggấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu Theo dự báo, nhiệt độ trung bình của TráiĐất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C tới năm 2100, đạt mức chưa từng có trong lịch sử 10.000năm qua
Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng0,5 - 0,70C Dự báo, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20Cvào năm 2070
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấpven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương
Trong thế kỷ XX, trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm; chỉriêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm Dự báo trong thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao
từ 2,8 - 4,3mm/năm
Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn
1993 - 2008) tương đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển trong các đại dương thếgiới Dự báo đến giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế
kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống củacon người và các sinh vật trên Trái Đất
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão,mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản
1.3 Đặc điểm của BĐKH toàn cầu
Trang 10- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quanđến sự sống và hoạt động của con người;
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử pháttriển của mình
1.4 Nguyên nhân của BĐKH
- Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra trongquá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây, như sự tươngtác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động củakhí CO2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhânchính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là dohoạt động công nghiệp phát triển, sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lượng thải vào bầukhí quyển các chất ô nhiễm
- Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải,chặt phá rừng và cháy rừng cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí,giữ lại lượng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhàkính Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoànnước, vòng tuần hoàn sinh vật
- Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhữngBĐKH hiện nay trên Trái Đất
2 Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người
2.1 Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm
đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, cây trồng
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên dẫntới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật
- Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại mùamàng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải,công nghiệp, du lịch
- Tuy nhiên, con người cũng có thể tận dụng những hệ quả sự nóng lên của TráiĐất
2.2 Tác động của nước biển dâng
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các
đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con người; đặcbiệt ở các vùng đồng bằng ven biển
Trang 11- Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên,
hệ sinh thái nông nghiệp
2.3 Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe conngười, gia súc và mùa màng
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng
3.2 Thích ứng
Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với
những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với nhữnghậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội
4 Hành động ứng phó với BĐKH
4.1 Trên thế giới và Việt Nam
- Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường Trái Đất, gần đây đã
có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng nguyhại do BĐKH toàn cầu Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút được sự quan tâmcủa các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đốingoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC, ASEAN một điều chắc chắn rằngnhững thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại song phương hoặc đa phương gắn liền vớivấn đề BĐKH luôn nhận được sự tán thành và hợp tác
- Những cam kết quốc tế được cụ thể hoá vào năm 1997 khi Nghị định thư Kyoto
ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 liên quan đến Chương trình khung về vấn
đề BĐKH mang tầm quốc tế của Liên hợp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây
ra hiệu ứng nhà kính
- Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 quốc gia kí kết tham gia chương trình này.Nghị định thư Kyoto cũng ràng buộc 37 quốc gia phát triển đến năm 2012 phải cắt giảm khíthải xuống 5% so với mức của năm 1990 Nghị định thư cũng được khoảng 137 quốc giađang phát triển tham gia kí kết trong đó có Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ vốn là những nềnkinh tế mới nổi và có lượng khí phát thải cao Sự kiện chính phủ Nga, quốc gia chiếm 17%lượng khí thải, phê chuẩn Nghị định thư vào năm 2004 và chính phủ Ôxtrâylia ký kết Nghị
Trang 12định thư vào năm 2007, đã gây sức ép buộc Mĩ (quốc gia chiếm 25% lượng khí thải ) - hiện
là quốc gia phát triển duy nhất không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto - phải thay đổi quanđiểm trong thời gian gần đây Thế giới hi vọng thái độ tích cực và sự tham gia có tráchnhiệm của Mĩ sẽ được thể hiện khi Chính phủ của Tổng thống Obama tham gia Hội nghịCopenhagen Tuy nhiên, cho đến nay tình hình này vẫn chưa có gì sáng sủa hơn, chưa cóbước tiến triển mang tính đột phá trong cuộc chiến ứng phó với BĐKH toàn cầu
Như vậy, Nghị định thư Kyôtô được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đềcắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khíthải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại
và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường” Trong nhữngnăm tới, xu thế chung của hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề BĐKH sẽđược tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giátác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới
Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sựkhác biệt về lợi ích giữa các quốc gia trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đếnvấn đề BĐKH (cơ bản là việc giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệmnhiên liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia), việc sản xuấttheo Chương trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean Development Mechanism-CDM) đòihỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH Ngày 12/01/2009, tại TP.Hồ ChíMinh, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức công bố Chương trình mục tiêu quốc gia
về ứng phó với BĐKH Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độtác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn vàxây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH chotừng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước,tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộngđồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất
Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng
tiết kiệm năng lượng Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ravào phòng ở hoặc nơi làm việc là góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường vàgiảm thiểu năng lượng và các chi phí phải trả
Trang 13Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của sự BĐKH
để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những người “ra quyếtđịnh” Ví dụ: Bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết phải nóikhông với “công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu và phát thải khí gây hiệu ứng nhàkính”
Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong hiện thực
cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của chúng ta Hiện nay, trên thế giới đã tập trung vàoviệc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, sức gió,sóng biển để tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường Trong xây dựng đã chú ýđến kiến trúc sinh thái, trong du lịch đã xuất hiện nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái đâyđều là những hướng đi tích cực
Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi,
chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm về những vấn đề môi trường (như hạn chế xảchất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự ly thích hợp hoặc tăngcường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế và tiến tới không dùng túi nilông, cố gắng sử dụng nước sạch tiết kiệm ) Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trênblog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng Thông quacác hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạnđưa vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn
5 Giáo dục, tuyên truyền các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phương
- Có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức do BĐKHgây ra là giải pháp giảm nhẹ BĐKH và giải pháp thích ứng với những thay đổi của điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giảm thiểu những thiệt hại của thiên tai do BĐKH gây ra
Điều đáng chú ý là các giải pháp này rất đa dạng, phong phú, song phải phù hợpvới tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của từng địa phương.BĐKH có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau đối với mỗi khu vực Bão lớn có sức tànphá mạnh ở vùng ven biển trực tiếp gây sạt lở bờ biển, tràn ngập nước mặn, phá hủy côngtrình xây dựng, nhà cửa Đối với vùng núi, chúng lại gây mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lởđường gây nên những tổn thất và thiệt hại to lớn không kém
- Vì vậy việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm cụ thể của các địaphương có hoàn cảnh tương tự là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực
- Cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tinh thần tíchcực, chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo phương châm tại chỗ,dựa vào sức mình là chính
II GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG THPT
1 Vai trò, nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH
Trang 141.1 Vai trò của GDPT trước những thách thức của BĐKH
- Số lượng HS đông, năm học 2011-2012 số HS của GDPT là 14,7 triệu (Trong đó,
HS tiểu học: 7,1 triệu, THCS: 4,9 triệu, THPT: 2,7 triệu) Nếu tính riêng, số lượng HStrung học chiếm gần 1/10 dân số nước ta và có liên quan đến hàng triệu hộ gia đình
- HS phổ thông là lực lượng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hànhđộng của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, cótác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trướchiện tượng BĐKH
- HS phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt độngtuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường Đồng thời, những kiếnthức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hìnhthành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai Bởi vậyviệc đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thốnggiáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bềnvững nhất
1.2 Nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH
Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định chotừng cấp học, thì trước những thách thức của BĐKH còn có nhiệm vụ cung cấp cho HSnhững hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đờisống và sản xuất của con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH vàứng phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhàtrường và địa phương về BĐKH
2 Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về BĐKH và ứng phó vớiBĐKH;
- Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản lý,
GV, HS cấp THPT về BĐKH và ứng phó với BĐKH trên toàn cầu, khu vực và trongnước
- Đưa các nội dung giáo dục về ứng phó với BĐKH tích hợp vào các môn học Sinhhọc, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Công nghệ
3 Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
Trang 15- Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH vào nội dung môn học trong tiết họcchính khóa hoặc ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức, hìnhthành thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể để ứng phó vớiBĐKH.
- Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thốnggiữa các khối kiến thức, kĩ năng, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học Kiến thức và
kĩ năng về BĐKH còn phải đảm bảo được tính phù hợp với các đối tượng HS ở các vùngmiền khác nhau trên cả nước
- Ứng phó với BĐKH cần có sự hợp tác, liên kết giữa các trường học trên phạm viquốc gia, quốc tế về thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rủi ro trong những trường hợp cụ thể,
cả về nhân lực và tài chính
- Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thểtham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra Do đó, mỗi HS được giáo dụcứng phó BĐKH không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó BĐKH, màcòn phải biết vận dụng các các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể,phải biết làm một việc gì đó cho trường mình, cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phóBĐKH phải được tiến hành thông qua các hành động thực tiễn
- Trong giáo dục về ứng phó với BĐKH, cần phát triển các kĩ năng hợp tác: trò; trò - trò; thầy trò - xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần xây dựng
thày-“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
4 Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
4.1 Quan niệm về DHTH
Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và
kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin, Tích hợp có nghĩa
là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" (tiếng Pháp là intégration, tiếng Anh làintegration) Tư tưởng tích hợp đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ thuộcmọi lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay DHTH, đã đượcvận dụng tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, hoạtđộng giáo dục quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng caochất lượng giáo dục (như tích hợp các nội dung của các môn Sinh học, Địa lí, Lịch sử, hoặc đưa các nội dung giáo dục vào các môn học như giáo dục bảo vệ môi trường, sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục dân số, giáo dục giới tính vào các mônhọc)
Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp như sau:
"Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó toàn thể cácquá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trướcnhững điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặcnhằm hòa nhập HS vào cuộc sống lao động"
Trang 16"Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nóđóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phầnđịnh hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường
Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta cũng
thường sử dụng thuật ngữ "DHTH" Trong tài liệu này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "DHTH"
để chỉ quá trình dạy học, trong đó, HS phải huy động nội dung kiến thức, kĩ năng thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành
và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện được những năng lực cần thiết Mộtquá trình dạy học như vậy cũng đòi hỏi GV phải nghiên cứu vận dụng phối hợp cácphương pháp và phương tiện dạy học
4.2 Lí do phải thực hiện DHTH
- DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.+ Vận dụng DHTH là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở
nhà trường phổ thông Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục tiêu giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc" Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là thể
hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Các môn học đó phải liên kết vớinhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên
+ Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài ngườiphát triển như vũ bão Trong khi, quỹ thời gian cũng như số năm học để HS ngồi trên ghếnhà trường là có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù nhữngtri thức này là rất cần thiết Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bịnhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức và kĩ năng về an toàn giao thông, bảo vệ môitrường sống, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, về định hướng về nghềnghiệp, ) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhàtrường Vì vậy, DHTH là giải pháp quan trọng
+ Chương trình GDPT và sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức đểthực hiện các mục tiêu nêu trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng
HS Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung tri thứctrên một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùngmiền khác nhau
- Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học
Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lêntổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành (như sinh thái học, tự động hóa, ) Vì vậy, xuthế dạy học trong nhà trường là phải làm sao cho tri thức của HS xác thực và toàn diện Quá
Trang 17trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế "tư duy cơgiới cổ điển" bằng "tư duy hệ thống" Theo Xavier Rogiers, nếu nhà trường chỉ quan tâm dạycho HS các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các "suy luận theokiểu khép kín", sẽ hình thành những con người "mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnhhội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
- Góp phần giảm tải học tập cho HS
Giảm tải học tập không chỉ là giảm thiểu khối lượng kiến thức môn học, hoặc thêmthời lượng cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo qui định Phát triển hứng thú họctập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có
ý nghĩa Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, bằng cách tích hợpmột cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ
đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn vềnhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của HS
4.3 Phương thức, hình thức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong các môn học cấp THPT
a) Các phương thức tích hợp:
- Nội dung GDPT đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có
hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứngmục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH,cũng như các nội dung giáo dục khác vào nội dung các môn học trong trường phổ thôngcần phải tìm các phương thức dạy học phù hợp Thực tế cho thấy thực hiện phương thứctích hợp các nội dung nêu trên trong dạy học các môn học là khả thi nhất trong bối cảnhhiện nay
- Các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể đượctích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau Trong trường hợp cần tích hợp nhiềunội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học, trước hết ta cần làm rõ mối quan
hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học
và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học Điều này giúp ta tránh được sự dàntrải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học làm quá tải hoạt động học tập của HS
- Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nộidung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học hoặc
bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH
+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một
số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH, song
Trang 18không nêu rõ trong nội dung của bài học Trong trường hợp này GV phải khai thác kiếnthức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH Đây làtrường hợp thường xảy ra
b) Các hình thức tổ chức DHTH:
- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp Trong trường hợp này GVthực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên Các hoạt động của GV
có thể bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học,
trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi
trường cụ thể cần tích hợp Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nộidung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu và phương
án tích hợp Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lí? Liên kết cáckiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào?Thời lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, cần
quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quảcao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS (như sử dụng các thínghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip, )
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể Ở đây GV cần nêu cụ thể các
hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV
- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển khai nhưmột hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học Các hoạtđộng có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chứcthực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS) Với các hoạt động này, mức độtích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH,giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiếnthức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, huy động được kiến thức
từ nhiều môn học hơn
Phần II
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG MÔN SINH HỌC CẤP THPT
1 Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học
Trang 191.1 Mục tiêu chung
Qua dạy học môn Sinh học trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thờitiết, khí nhà kính, BĐKH hiện tại và quá khứ, nguyên nhân và hậu quả Mối quan hệ giữacon người, thiên nhiên, BĐKH và ứng phó BĐKH, để mỗi HS trở thành tuyên truyền viêntích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH đồng thời có ý thức tham giađóng góp vào các hoạt động phù hợp ở địa phương làm giảm thiểu tác động của BĐKHkhi ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong tương lai
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức
+ Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính,BĐKH, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và những cơ sởkhoa học của các hiện tượng đó;
+ Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH, ứng phó với BĐKH và cơ sởkhoa học của các quá trình đó
- Kĩ năng
+ Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích
cơ sở khoa học của các hiện tượng khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, nguyên nhân và hậuquả, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên;
+ Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích cơ
sở khoa học về BĐKH, ứng phó với BĐKH trên cơ sở đó phát triển các kĩ năng thuyếtphục, tuyên truyền về BĐKH và ứng phó với BĐKH trong cộng đồng
- Thái độ
+ Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức Sinh học trong giải thích các hiệntượng BĐKH, môi trường và ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng)
+ HS có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua học tập môn Sinh học
để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt độngnhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi
+ Hình thành hoài bão ước mơ học tập, nghiên cứu học công nghệ để xây dựng mộttương lai xanh, phát triển bền vững trên hành tinh Trái Đất
2 Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Sinh học
Sinh học là một môn học có liên hệ mật thiết với Khoa học môi trường Đối tượngnghiên cứu của Sinh học là sinh vật ở các cấp độ tổ chức khác nhau; trong khi đó, sinh vật
là một trong các nhân tố cấu thành môi trường, đồng thời sinh vật và các yếu tố khác nhưđất, nước và không khí là đối tượng nghiên cứu của khoa học Môi trường Các hoạtđộng của các yếu tố tự nhiên trong môi trường dựa trên cơ sở các nguyên lí sinh thái củacủa Sinh thái học, đây là một phân môn của Sinh học Rõ ràng, trong nội dung Sinh học có
Trang 20chứa và có liên quan rất nhiều nội dung về BĐKH Vì vậy, tích hợp giáo dục ứng phó vớiBĐKH trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông là rất thuận lợi
Kiến thức chống BĐKH mặc dù không có trong SGK Sinh học một cách rõ ràngnhư là một bài, một mục, và nếu chỉ “nhìn bề ngoài” thì chưa thấy có liên quan gì giữachống BĐKH và bài học Sinh học Nhưng thực tế, trong SGK Sinh học THPT có hàngloạt các bài học có khả năng liên hệ kiến thức giáo dục BĐKH Tuy nhiên, GV cần xácđịnh các bài học có khả năng lồng ghép, liên hệ, lựa chọn các kiến thức và vị trí hay nơi cóthể đưa kiến thức giáo dục BĐKH vào bài học một cách hợp lí Muốn làm được điều này
có hiệu quả cao thì người GV Sinh học THPT luôn phải cập nhật các kiến thức về BĐKH.Đối với môn Sinh học có thể tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH vào môn học theo 2dạng:
a) Dạng lồng ghép
Ở dạng này các kiến thức giáo dục BĐKH đã có trong chương trình và sách giáokhoa Sinh học THPT và trở thành một bộ phận kiến thức của môn học Kiến thức giáo dụcBĐKH được lồng ghép có thể :
- Chiếm một vài chương (trong SGK Sinh học 12, kiến thức ở ba chương trong phần
Sinh thái học nói về những kiến thức liên quan chặt chẽ với kiến thức giáo dục BĐKH);
- Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn (lồng ghép toàn phần);
- Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần)
b) Dạng liên hệ
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục BĐKH không được đưa vào chương trình vàSGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, người GV có thể bổ sung kiến thức giáo dục môitrường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp
Có thể tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH qua một số cách sau:
Ví dụ hoặc thông tin minh họa
Ví dụ: ở bài 39, mục II Các nhân tố bên ngoài, Sinh học 11 (cơ bản), nói về các
nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, GV
có thể lấy ví dụ về môi trường bị ô nhiễm có chứa các hoá chất độc hại, khói bụi, gâyảnh hưởng đến phát triển của phôi, thai dẫn đến con sinh ra dị tật, thiếu cân
Câu hỏi liên hệ
Ví dụ: khi dạy mục II.5 Giới Động vật (Animalia), trong SGK có ý: “Giới Động vật
rất đa dạng và phong phú” và “Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên”, GV cóthể đặt các câu hỏi: Sự đa dạng của giới Động vật thể hiện như thế nào? Vì sao một số loàiđộng vật có nguy cơ bị tuyệt chủng? Sự tuyệt chủng các loài động vật quí hiếm có ảnhhưởng gì đến môi thế giới tự nhiên và đời sống con người?
Bài tập về nhà
Trang 21Ví dụ: sau khi dạy xong mục II Nước và vai trò của nước trong tế bào, Sinh học 10,
GV có thể giao bài tập cho HS về nhà: Tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại của hiện tượngmưa axit
Các bài đọc thêm
Ví dụ: sau khi dạy xong bài 17 Hô hấp ở động vật, Sinh học 11 (Cơ bản), GV có
thể sưu tầm bài đọc thêm về tình hình ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến đờisống con người và các loài động vật hiện nay
Câu hỏi đánh giá sự vận dụng, tư duy logic.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 18 Quang hợp, Sinh học 10 (cơ bản), hoặc bài 8.
Quang hợp ở thực vật, SH 11 (cơ bản), GV có thể kiểm tra HS bằng câu hỏi: Vì sao chúng
ta phải trồng nhiều cây xanh bảo vệ rừng? hoặc: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với môitrường và các sinh vật khác
Tích hợp theo kiểu liên hệ chính là tích hợp dạy học, bởi vì về mặt kiến thức thì nộidung giáo dục BĐKH không có trong bài Sinh học, nhưng thông qua quá trình dạy họccủa GV, bằng các biện pháp như hỏi đáp, đưa ra ví dụ minh họa hoặc sử dụng bài tập vềnhà, bài đọc thêm kiến thức giáo dục BĐKH đã được đưa vào một cách hợp lí Đồngthời, qua đó mối quan hệ giữa giáo duc BĐKH và Sinh học cũng được làm rõ và HS đượchình thành những khái niệm mới, chung hơn cho cả giáo dục BĐKH và Sinh học
3 Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học
II Đặc điểmchung của cáccấp tổ chức sống
Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự
đa dạng của thế giới sinh vật/ đa dạng sinhhọc
Bảo vệ các loài sinh vật và môi trườngsống của chúng là bảo vệ đa dạng sinhhọc Môi trường và sinh vật có mối quan
hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sốngtồn tại và tự điều chỉnh BĐKH dẫn đếntăng nhiệt độ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệsinh thái tự nhiên, giảm đa dạng sinh học
BĐKH làm cho một số loài dẫn tới sựtuyệt chủng, ảnh hưởng tới quá trình tiếnhóa của sinh giới
Ngăn chặn và giảm bớt các hoạt động,hành vi gây BĐKH
LồngghépLiên hệ
Trang 22Thực vật có vai trò quan trọng trong việcđiều hòa khí hậu đồng thời là mắt xíchđầu tiên trong chuỗi và lưới thức ăn.
Động vật là mắt xích trong chuỗi và lướithức ăn, đảm bảo sự tuần hoàn năng lượng
và vật chất, góp phần cân bằng hệ sinhthái
Hạn chế BĐKH tức là bảo vệ môi trườngsống an toàn, đảm bảo cho sự phát triểnthuận lợi của các giới sinh vật => đảm bảo
đa dạng sinh học
Có ý thức bảo vệ và thái độ đúng đắntrong việc bảo vệ rừng và khai thác rừnghợp lí Duy trì hệ sinh thái đất, nước đểgiới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm pháttriển cân bằng góp phần vào việc hìnhthành chu trình tuần hoàn vật chất
Trồng nhiều cây xanh giúp điều hòa khíhậu
LồngghépLiên hệ
II Vai trò của
nước đối với tế
bào
Hàm lượng nguyên tố hóa học nào đó tăngcao quá mức cho phép gây ra ô nhiễm môitrường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thểsinh vật và con người
Nước là thành phần quan trọng trong môitrường, là một nhân tố sinh thái Nước cóvai trò rất quan trọng để duy trì sự sốngcủa tất cả các sinh vật
BĐKH làm tăng mực nước biển, hậu quả
là tăng diện tích đất ngập lụt, tăng độnhiễm mặn của nguồn nước, thay đổi hệsinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông
Liên hệ
Trang 23Sự cần thiết phải hạn chế BĐKH Hìnhthành thói quen sử dụng tiết kiệm tàinguyên nước, tái chế nước đã qua sửdụng, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nướctrong sạch
Liên hệ với hiện tượng mưa axit
Có ý thức bảo vệ động – thực vật, bảo vệnguồn gen, đa dạng sinh học bằng cáchbảo vệ môi trường sống của chúng
Liên hệ
Bài 6 Axit
nucleic
I Cấu trúc ADN Sự đa dạng của ADN chính là đa dạng di
truyền (đa dạng nguồn gen) của sinh giới
Sự đặc thù trong cấu trúc ADN tạo chomỗi loài sinh vật có nét đặc trưng phânbiệt với các loài khác, tạo nên sự đa dạngcho thế giới sinh vật
BĐKH dẫn đến thay đổi môi trường sốngcủa nhiều loài sinh vật, đặc biệt là cácsinh vật đất → suy giảm số lượng, tuyệtchủng
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sốngcho các loài sinh vật
VI Lục lạp Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, là
nơi diễn ra các hoạt động quang hợp Là
cơ sở để thấy được vai trò của thực vật đốivới vai trò điều hòa khí hậu và vai trò
Liên hệ
Trang 24chuyển đổi năng lượng.
Trồng và bảo vệ cây xanh
Bón phân cho cây trồng đúng liều lượng
Nếu bón phân không đúng cách, gây dưthừa, cây không sử dụng được hết gây ônhiễm môi trường đất, nước và không khí
và gây hại cho các vi sinh vật (VSV)trong đất
Bảo vệ môi trường đất, nước để bảo vệmôi trường sống trong lành cho các sinhvật, từ đó tế bào và cơ thể mới thực hiệnđược các hoạt động sống và các chứcnăng sinh lí
Phải có biện pháp xử lí những nơi xảy ra ônhiễm môi trường, đảm bảo môi trườngsống an toàn cho các loài sinh vật và conngười
Nhiều VSV có khả năng phân giải xácđộng, thực vật trong đất là do chúng tiết racác enzim phân giải các chất hữu cơ thànhcác chất đơn giản hơn, thực hiện quá trìnhchuyển hóa trong đất, vì vậy sử dụng phânbón vi sinh vừa cung cấp phân bón chocây, vừa làm giàu dinh dưỡng tự nhiêncho đất vừa có lợi với môi trường
Khi nhiệt độ của trái đất nóng lên, có thểlàm tăng năng suất của quang hợp, tăngquá trình trao đổi khí
LồngghépLiên hệ
Trang 25Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹp đấtnông nghiệp dẫn tới hạn chế khả năng hấpthụ khí ở cây xanh Đồng thời làm cho cáckhí thải độc hại tích tụ càng nhiều, gâynên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính,mưa axit, …
Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồngcây xanh xung quanh nơi mình sinh sống,tuyên truyền cho người khác về vai tròcủa việc trồng cây xanh với việc tạo rabầu khí quyển trong lành
VSV phân giải xác động - thực vật, thựchiện các quá trình chuyển hóa trong đất,làm cho đất giàu mùn - cung cấp chất dinhdưỡng nuôi cây, góp phần làm sạch môitrường
Sự phân giải của VSV là cơ sở chế biếnrác thải hữu cơ thành phân bón Vì vậycần phân loại rác thải ngay từ sớm để táchriêng các loại rác thải: rác thải hữu cơ, rácthải tái chế (giấy, nilon, thủy tinh…), vàcác rác thải kim loại
Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyênliệu dễ phân hủy, hạn chế sử dụng khóphân hủy, tồn tại lâu trong môi trườngnhư sản phẩm làm từ nhựa plastic, túinilon
LồngghépLiên hệ
Trang 26Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao,
đa dạng trong trao đổi chất ở VSV giúpphân giải các chất bền vững, các chất độchại trong môi trường góp phần lớn giảm ônhiễm
Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do VSV gây
ra không có điều kiện phát triển
Cả bài Căn cứ vào các chất hóa học có vai trò ức
chế sinh trưởng của VSV để có thể ức chế
sự sinh trưởng hoặc tiêu diệt các loài VSV
có hại
Bảo vệ sự bền vững của môi trường bằngcách tạo điều kiện dinh dưỡng thuận lợicho VSV có lợi sinh trưởng theo cấp sốnhân để tăng năng suất, phục vụ nhu cầungày càng cao của con người, từ đó giảmbớt sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyênthiên nhiên
Một số chất hóa học có tác dụng hạn chế
sự sinh trưởng của VSV có hại được sửdụng làm trong sạch nguồn nước, thựcphẩm Sử dụng nguyên lí này trong cácnhà máy, xí nghiệp sản xuất để xử lí chấtthải lỏng có khả năng gây ô nhiễm caotrước khi thải ra nguồn nước như sông,ngòi, kênh, rạch,
Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệmôi trường
LồngghépLiên hệ
Một số loài virut gây bệnh cho động vật,thực vật và côn trùng có lợi Vì vậy cầnphải có các biện pháp nhằm ngăn chặn lại
LồngghépLiên hệ
Trang 27Có ý thức giữ vệ sinh chung nơi côngcộng: trường học, bệnh viện, ; tránh tiếpxúc với nguồn bệnh.
Ô nhiễm môi trường đất và nước gây tổnthương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến
III Các tác nhânảnh hưởng đếnquá trình thoát hơinước
Giáo dục ý nghĩa của thoát hơi nước đốivới điều hòa khí hậu và đời sống conngười
Nước có vai trò rất quan trọng đối với đờisống thực vật
Nhờ có sự đóng mở lỗ khí trong quá trìnhthoát hơi nước mà CO2 được khuếch tánqua lỗ khí khi lỗ khí mở, cung cấp nguyênliệu cho quang hợp Đồng thời sự thoáthơi nước làm giảm nhiệt độ môi trườngxung quanh, tăng độ ẩm không khí,… Vìvậy phải tạo điều kiện cho quá trình thoáthơi nước diễn ra thuận lợi
Có ý thức bảo vệ cây xanh bảo vệ rừng,trồng cây ở vườn trường, nơi công cộng
Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên
LồngghépLiên hệ
Trang 28III Nguồn cungcấp nitơ tự nhiêncho cây
V Phân bón vớinăng suất câytrồng và môitrường
Bón phân cho cây trồng không hợp lí, dưthừa, gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởngxấu đến môi trường đất, nước, không khí,đến sức khỏe con người và động vật, giảmnăng suất cây trồng
Phải sử dụng phân bón hợp lí, dựa trên cơ
sở khoa học, tránh lãng phí, thất thoát vàgây ô nhiễm môi trường
Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tàinguyên đất, nước, không khí
Giáo dục kiến thức về nguồn dinh dưỡngnitơ cho cây
Lồngghép
Bài 7
Thực hành Cả bài
Trồng cây trong dung dịch: Cung cấp thựcphẩm sạch cho con người và giảm sự phụthuộc vào tài nguyên đất, đặc biệt là đấttrồng
LồngghépLiên hệ
Bài 8
Quang hợp
ở thực vật
I Khái quát vềquang hợp ở thựcvật
Điều hòa không khí (hấp thụ CO2 giảiphóng O2) và góp phần ngăn chặn hiệuứng nhà kính
Quang hợp thực hiện việc hấp thu vàchuyển hóa năng lượng ánh sáng thànhnăng lượng hóa học trong các hợp chấthữu cơ, góp phần quan trọng trong việcduy trì dòng năng lượng trong hệ sinh thái,góp phần giữ cân bằng sinh thái
Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và khai tháctài nguyên rừng hợp lí tránh nguy cơ bịcạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến môi sinh
Giáo dục thực trạng suy giảm đa dạng sinhhọc và ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
Lồngghép
Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến
Liên hệ
Trang 29Cơ sở của việc bố trí thời vụ hợp lí và việcxen canh, gối vụ cây trồng.
Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp
lí, tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyểnhóa năng lượng tốt góp phần tăng năngsuất hệ sinh thái
Giáo dục mục tiêu hướng tới chương trình
an ninh lương thực của thế giới
Lồngghép
Bài 12 Hô
hấp
IV.2 Mối quan hệgiữa hô hấp vàmôi trường Củngcố
Hô hấp chịu ảnh hưởng của yếu tố môitrường: ôxi, nước, nhiệt độ, CO2 Nồng độ
CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp
Bảo vệ môi trường để cây xanh hô hấp tốt
Giáo dục các biện pháp bảo quản nông sản
an toàn
Lồngghép
IV Tiêu hóa ởđộng vật có ốngtiêu hóa
BĐKH làm thay đổi môi trường sống củacác loài sinh vật
Ngoài ra sản phẩm tiêu hóa của động vật
là phân, phân chính là nguồn chất thải, nếunguồn chất thải này không xử lí chúng sẽthải vào, môi trường khi đó thải vào môitrường một lượng khí CO2, CH4 là nhữngkhí gây nên hiệu ứng nhà kính
Cần trồng nhiều cây xanh để duy trì tỉ lệ
Tưới nước bón phân hợp lí, tạo điều kiệncho bộ rễ phát triển Bảo vệ môi trường đất
Trồng cây với mật độ phù hợp
Không lạm dụng các hòa chất độc hại vớicây trồng Hạn chế thải các chất độc hại
Liên hệ
Trang 30vào môi trường không khí
Các yếu tố trong môi trường sống tác độngtrực tiếp lên hoạt động sống của động vật,
có thể tích cực có thể tiêu cực
Có ý thức giữ cho môi trường sống ổnđịnh, đảm bảo sự phát triển bình thườngcủa động vật, đảm bảo đa dạng sinh học,giữ cân bằng sinh thái
BĐKH là nguyên nhân làm thay đổi điềukiện sống của các loài động vật → khi đó
sẽ làm thay đổi tập tính của động vật
Các nhân tố sinh thái như: nhiệt độ, nước,ánh sáng, không khí,… ảnh hưởng đếnsinh trưởng của thực vật
Bón phân, tưới nước cho cây hợp lí, câysinh trưởng tốt và không gây ô nhiễm môitrường
Sử dụng hoocmon kích thích và ức chế sựsinh trưởng của hoa, củ, hạt Tránh làm dưthừa lượng độc tố tích lũy trong nôngphẩm
LồngghépTích hợp
Khi sử dụng các phương pháp cải tạogiống người ta thường sử dụng cácphương pháp như: tia phóng xạ, các tácnhân gây đột biến,… các tia này gây ảnh
Lồngghép
Trang 311 Cải tạo giống
2 Cải thiện môitrường sống củađộng vật
3 Cải thiện chấtlượng dân số
hưởng đến môi trường
Khi cải thiện môi trường sống để thay đổitốc độ sinh trưởng và phát triển của vậtnuôi để tăng năng suất khi cung cấp nguồnthức ăn cho vật nuôi nên ở mức độ vừaphải không nên cho quá nhiều vì nguồnthức ăn dư thừa có thể là nguồn rác thải rangoài môi trường → cũng là nguyên nhângây nên hiệu ứng nhà kính
Có ý thức bảo vệ môi trường sống của conngười, bảo vệ tầng ozôn bằng cách hạnchế các khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Hạn chế hút thuốc và tiến tới không hútthuốc để giảm thiểu khói thuốc thải vàomôi trường sống
và sinh trứng
Hậu quả của nghiện thuốc lá, nghiện matúy không chỉ gây rối loạn quá trình sinhtrứng hoặc sinh tinh làm giảm khả năngsinh sản, thụ tinh Không những thế khóithuốc lá còn thải vào bầu khí quyển mộtlượng lớn khí ra ngoài môi trường → làmtăng hàm lượng khí CO2 → gây BĐKH
Bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm khóibụi, tiếng ồn, gây căng thẳng thần kinh,ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinhtrứng
Lồngghép
1 Sinh đẻ có kếhoạch
2 Các biện pháptránh thai
Dân số tăng nhanh làm tăng lượng chấtthải sinh hoạt, giao thông (khói bụi), chấtthải từ dịch vụ y tế gây ô nhiễm môitrường Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch,giảm tỉ lệ tăng dân số, giảm sức ép dân sốlên môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hiện nay trong lối sống của một số thanhthiếu niên không lành mạnh, tình trạngquan hệ tình dục ở tuổi vị thành niênkhông những làm ảnh hưởng đến sức
Liên hệ
Trang 32khỏe, lây lan bệnh tật mà còn gây ô nhiễmmôi trường (rác thải từ dụng cụ tránhthai).
3.3 Sinh học lớp 12
tích hợp
Nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH
Kiểu tích hợp
I Gen Sự đa dạng gen chính là đa dạng di truyền
(đa dạng vốn gen) của sinh giới
Bảo vệ vốn gen sinh vật nói chung bằngcách không săn bắn quá mức, không chặtphá rừng bừa bãi,…
III Hậu quả và ýnghĩa của độtbiến gen
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chotiến hoá và chọn giống, đồng thời tạo nên
đa dạng sinh học
Các tác nhân gây đột biến có thể là: Tácnhân vật lí như tia phóng xạ hoặc môitrường bên ngoài cơ thể gây hại cho sinhvật,… Vì vậy phải có ý thức bảo vệ môitrường sống nhằm hạn chế các tác nhângây đột biến gen cho sinh vật
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thườnglàm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen
và tái cấu trúc lại các gen trên nhiễm sắcthể nên thường gây hại cho sinh vật
Bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vigây ô nhiễm môi trường như thải các chấtđộc hại vào môi trường, hạn chế các tácnhân gây đột biến ở sinh vật
Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệucho quá trình tiến hoá, có vai trò quantrọng trong quá trình hình thành loài mới
Giáo dục ý thức bảo tồn nguồn gen, nguồnbiến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinhhọc
LồngghépLiên hệ
Bài 11
Liên kết và
III Ý nghĩa củahiện tượng liên
Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị
tổ hợp, giúp duy trì sự ổn định của loài Lồng
Trang 33hoán vị
gen.
kết và hoán vịgen
Hoán vị gen tăng cường sự xuất hiện biến
dị tổ hợp, tạo độ đa dạng trong loài
Có nhiều nhân tố của môi trường có thểảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểugen tương ứng với các môi trường khácnhau được gọi là mức phản ứng của kiểugen
Bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự tácđộng có hại đến sự sinh trưởng và pháttriển của động, thực vật và con ngườinhằm tạo môi trường cho gen biểu hiện ởtrạng thái tốt nhất
Lồngghép
Củng cố những tính trạng mong muốn, ổnđịnh loài
Bảo vệ môi trường sống, tránh những tácnhân làm thay đổi tần số các alen, gây ranhững biến đổi không mong muốn củavốn gen của quần thể
Quần thể ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổhợp, do vậy duy trì được sự đa dạng ditruyền của quần thể, tạo ra nguồn nguyênliệu cho quá trình tiến hoá
Bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảmbảo sự phát triển bền vững
Củng cố niềm tin vào khoa học
LồngghépLiên hệ
Trang 34Tạo các giống vật nuôi cây trồng quýhiếm.
Vi sinh vật biến đổi gen làm sạch môitrường, phân huỷ rác, các cống rãnh nướcthải, các vết dầu loang trên biển,…
Củng cố niềm tin vào khoa học công nghệsinh học
Lồngghép
Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu,tránh các đột biến phát sinh giảm thiểugánh nặng di truyền cho loài người
Hiểu biết được sự phát triển mạnh củakhoa học công nghệ có thể dẫn đến ônhiễm đất, nước, không khí từ đó có ýthức bảo vệ môi trường
LồngghépLiên hệ
II.4 Các yếu tốngẫu nhiên
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính hìnhthành các quần thể sinh vật thích nghi vớimôi trường
Một quần thể đang có kích thước lớnnhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kìyếu tố nào khác làm giảm kích thước củaquần thể một cách đáng kể
Có ý thức bảo vệ động vật hoang dã vìchúng đang bị săn lùng quá mức, có nguy
cơ tuyệt chủng, góp phần bảo vệ đa dạngsinh học
LồngghépLiên hệ
Chọn lọc tự nhiên duy trì một kiểu hìnhdung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau
Không có một sinh vật nào có nhiều đặcđiểm thích nghi với nhiều môi trường khácnhau
Hạn chế tối đa những tác động ảnh hưởngxấu tới môi trường sống của sinh vật, đảmbảo cho sinh vật thích nghi tốt nhất
LồngghépLiên hệ
Những quần thể nhỏ sống cách biệt trongcác điều kiện môi trường khác nhau dầndần được chọn lọc tự nhiên và các nhân tốtiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số
Lồngghép
Trang 35thành loài mới alen và thành phần kiểu gen, kết quả là
Nguyên nhân gây BĐKH;
Hậu quả của BĐKH : Trái đất trong quátrình hình thành và tồn tại luôn biến đổigây nên những biến đổi mạnh mẽ về sựphân bố của các loài trên trái đất cũng nhưgây nên những vụ tuyệt chủng hàng loạtcác loài
Hành động chống BĐKH: khắc phụcnhững biến đổi bất lợi của môi trường;
bảo vệ môi trường
Tích cực bảo vệ môi trường
Lồngghép
tố sinh thái
II Sự thích nghicủa sinh vật vớimôi trường sống
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh,trong đó con người là nhân tố có ảnhhưởng lớn đến sự phát triển của nhiều loàisinh vật
Lựa chọn môi trường sống thích hợp chosinh vật
Lồngghép
Các mối quan hệ giữa các cá thể về sốlượng và sự phân bố của cá thể trong quầnthể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loàipháy triển ổn định
Hình thành thói quen nuôi trồng hợp lí,đúng mật độ giảm sự cạnh tranh giữa các
Ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệmôi trường