Trong chương trình giáo dục THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáodục phổ thông qui định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của BĐKHgiáo viên GV còn có nhiệm vụ cung cấp
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường THPT Long Thành
Mã số :………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG MƠN SINH HỌC 10
Người thực hiện : VŨ THỊ HỒNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ mơn:
- Lĩnh vực khác: Dạy học tích hợp trong mơn Sinh học
Cĩ đính kèm:
Năm học : 2013 – 2014
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên : VŨ THỊ HỒNG
2 Ngày tháng năm sinh : 12 – 08 – 1971
7 Chức vụ : Giáo viên
8 Nhiệm vụ được giao : Tổ trưởng chuyên mơn (tổ Sinh học – Nữ cơng);Giảng dạy mơn Sinh học lớp 12A1, 12A2, 12B3, 12B6, 12B7, 10A1, 10A2;Giảng dạy mơn Cơng nghệ 10A1, 10A2
9 Đơn vị công tác : Trường THPT Long Thành
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị : Thạc sĩ khoa học sinh học
Năm nhận bằng : 2001
Chuyên ngành đào tạo : Vi sinh
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy sinh học
Số năm có kinh nghiệm : 17 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
Giảng dạy về ô nhiễm môi trường trong chương trình Sinh học
trung học phổ thông
Vận dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi trong giảng dạy Sinh
học trung học phổ thông
Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua
bộ mơn Sinh học ở trường THPT
Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên mơn bộ mơn Sinh học cấp
THPT
Sử dụng phiếu học tập trong ơn thi tốt nghiêp mơn Sinh học cấp
trung học phổ thơng
Trang 3TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
MÔN SINH HỌC 10
Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là sựbiến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽđến môi trường tự nhiên, đời sống của sinh vật (SV) và con người; các hoạt động sảnxuất, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất Những biểuhiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu.Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên Thế giới vềứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện
Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giaứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008) Để thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phêduyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 -
2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trìnhGiáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015" đặc biệt đối với một số môn cấp trunghọc phổ thông (THPT) như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ
Trong chương trình giáo dục THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáodục phổ thông qui định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của BĐKHgiáo viên (GV) còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) những hiểu biết cơ bản
về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuấtcủa con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó vớiBĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường vàđịa phương về BĐKH
Đối với môn Sinh học là môn Khoa học tự nhiên gắn liền với thực tiễn, có liên
hệ mật thiết với Khoa học môi trường, do đó GV ngoài việc phải sử dụng nhiềuphương pháp tích cực để giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức thìcòn phải rèn luyện cho HS kỹ năng sống hợp lí về bảo vệ, xây dựng môi trường xungquanh Mặt khác, nội dung môn Sinh học có chứa và có liên quan rất nhiều đến nộidung về BĐKH, đặc biệt là Sinh học 10 Vì vậy, tích hợp giáo dục ứng phó vớiBĐKH trong dạy học Sinh học là rất thuận lợi
Với thực trạng báo động về BĐKH hiện nay, tôi nghĩ phải nhanh chóng giáodục cho HS về thực trạng này, nhưng hiện nay chưa có chỉ đạo cụ thể nên trong quátrình giảng dạy tôi chọn giải pháp tích hợp nội dung này vào những bài học có nộidung thích hợp để giúp HS có kỹ năng ứng phó với sự BĐKH hiện nay
Trang 4Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài : “TÍCH HỢP
HỌC 10”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Như đã nói ở trên, từ việc nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêmtrọng do BĐKH gây ra, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứngphó với BĐKH từ năm 2008 và để thực hiện chương trình mục tiêu đó, Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH củangành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứngphó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015" (Theo
tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo
Năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn dành cho GV
về giáo dục ứng phó với BĐKH cấp trung học phổ thông ở các môn Vật lí, Hóa học,Sinh học, Địa lí, Công nghệ qua các nội dung cơ bản sau đây:
- Kiến thức cơ bản về BĐKH:
+ Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự BĐKH toàn cầu
+ Tác động của sự BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người.+ Ứng phó với BĐKH
+ Hành động ứng phó với BĐKH
+ Giáo dục, tuyên truyền, các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địaphương
- Giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT:
+ Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trước những thách thức củaBĐKH
+ Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
+ Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT.+ Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
Riêng đối với môn Sinh học, tích hợp giáo dục ứng phó với sự BĐKH gồm cácnội dung:
- Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học
- Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Sinh học
- Gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp (DHTH) nội dung giáo dục ứng phó vớiBĐKH vào môn Sinh học cấp THPT
Trang 5- Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong mônSinh học
Tuy nhiên, trong các nội dung của tài liệu và của các đợt tập huấn nói trên chỉmang tính khái quát và chỉ nhằm mục đích định hướng, chưa có chỉ đạo cụ thể, do đó
trong năm học 2013 – 2014 tôi mạnh dạn tích hợp nội dung về Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong giảng dạy Sinh học ở các khối lớp được phân công (khối 10 và
khối 12), nhưng do khối 10 có nhiều bài có nội dung liên quan đến BĐKH và ít bị áp lực
về lượng kiến thức chuyên môn cũng như áp lực về thi cử hơn khối 12 nên tôi chọn việctích hợp về giáo dục ứng phó với BĐKH chủ yếu ở khối 10
Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thểtham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra Do đó, mỗi HS được giáodục ứng phó BĐKH không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phóBĐKH, mà còn phải biết vận dụng các các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn
đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trường mình, địa phương mình,cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phó BĐKH phải được tiến hành thông qua các
hành động thực tiễn (Theo tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Sinh học cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục năm 2012 – trang 11, 12) Từ lý
do đó, khi tích hợp vấn đề này trong giảng dạy Sinh học cho HS tôi chủ yếu xoáy sâuvào việc hướng các em vào những suy nghĩ, việc làm mang tính thực tiễn, cụ thể
Từ những định hướng trong các tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã pháttriển thêm các địa chỉ tích hợp, các giải pháp tích cực để tích hợp nội dung về giáodục ứng phó với BĐKH một cách hợp lí và cụ thể hơn Năm học 2013 – 2014 tôi đã
áp dụng đề tài này lần đầu tiên tại đơn vị có hiệu quả
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1 Lý do chọn giải pháp DHTH trong giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học cấp THPT
Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa (SGK) các mônhọc đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các mục tiêu nêu trên, songkhông thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS Vì vậy, trong quátrình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung tri thức trênmột cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở cácvùng miền khác nhau
Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học, tính liên môntrong giảng dạy
Góp phần giảm tải học tập cho HS : Giảm tải học tập không chỉ làgiảm thiểu khối lượng kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việcdạy học một nội dung kiến thức theo qui định Phát triển hứng thú học tậpcũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu
Trang 6quả và rất có ý nghĩa Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cầntiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gầnvới cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức,cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn về nhận thức và việchọc tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của HS.
Ứng phó với BĐKH là một vấn đề cấp thiết hiện nay nhưng chưa thểđưa thành một bộ môn riêng biệt trong giáo dục phổ thông Do đó việc tíchhợp ngay vấn đề này vào giảng dạy là hợp lí
III.2 Phương thức, hình thức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học cấp THPT
III.2.1 Các phương thức tích hợp
- Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâmsinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc đưacác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, cũng như các nội dung giáo dụckhác vào nội dung các môn học trong trường phổ thông cần phải tìm cácphương thức dạy học phù hợp Thực tế cho thấy thực hiện phương thức tíchhợp các nội dung nêu trên trong dạy học các môn học là khả thi nhất trongbối cảnh hiện nay
- Các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môitrường, có thể được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau.Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vàocùng một môn học, trước hết cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này
và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ýnghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học Điều này giúp tránh được sựdàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học làm quá tải hoạt động học tậpcủa HS
- Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học,hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dụcứng phó với BĐKH
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của mônhọc hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH
+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ
có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứngphó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học Trongtrường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với
Trang 7các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH Đây là trường hợp thườngxảy ra
III.2.2 Các hình thức tổ chức DHTH
- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp Trong trường hợp này
GV thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên Cáchoạt động của GV có thể bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy học,
trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dục bảo
vệ môi trường
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục
môi trường cụ thể cần tích hợp Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức mônhọc và các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường, GVlựa chọn tư liệu và phương án tích hợp Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tíchhợp nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó vớiBĐKH và giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào? Thời lượng là baonhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp,
cần quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiệndạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tậpcủa HS (như sử dụng các mô hình, tranh ảnh, video clip )
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể Ở đây GV cần nêu cụ thể
các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV
- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triểnkhai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiếnthức môn học Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chứccác nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một
đề tài (phù hợp với HS) Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức,
kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáodục môi trường sẽ đạt cao nhất Trong các hoạt động này, HS học cách vậndụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn,huy động được kiến thức từ nhiều môn học hơn
Đối với môn Sinh học có thể tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH vào môn học theo 2 dạng:
a) Dạng lồng ghép : Ở dạng này các kiến thức giáo dục BĐKH đã có trong
chương trình và sách giáo khoa Sinh học THPT và trở thành một bộ phậnkiến thức của môn học Kiến thức giáo dục BĐKH được lồng ghép có thể :
- Chiếm một vài chương;
- Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn (lồng ghép toàn phần);
Trang 8- Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một
phần)
b) Dạng liên hệ : Ở dạng này, các kiến thức giáo dục BĐKH không được
đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, người GV
có thể bổ sung kiến thức giáo dục môi trường có liên quan với bài học quagiờ giảng lên lớp
Có thể tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH qua một số cách sau :
Ví dụ hoặc thông tin minh họa
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống, Sinh học
10, GV yêu cầu HS hãy nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người Thông qua ví dụ có ý chuyển tải đến HS : Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh : giảm nhẹ BĐKH hoặc tìm cách thích ứng với nó
Câu hỏi liên hệ
Ví dụ: Khi dạy mục II.5 Giới Động vật (Animalia), Sinh học 10, trong
SGK có ý: “Giới Động vật rất đa dạng và phong phú” và “Động vật có vaitrò quan trọng đối với tự nhiên”, GV có thể đặt các câu hỏi : Sự đa dạng củagiới Động vật thể hiện như thế nào? Vì sao một số loài động vật có nguy cơ
bị tuyệt chủng? Sự tuyệt chủng các loài động vật quí hiếm có ảnh hưởng gìđến môi thế giới tự nhiên và đời sống con người?
Bài tập về nhà
Ví dụ: Sau khi dạy xong mục II Nước và vai trò của nước trong tế bào,
Sinh học 10, GV có thể giao bài tập cho HS về nhà: Tìm hiểu về nguyênnhân và tác hại của hiện tượng mưa axit
Các bài đọc thêm
Ví dụ: Ví dụ: Sau khi học xong bài 17 Quang hợp, Sinh học 10, GV có thể
yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc thêm về vai trò của quang hợp đối với Sinhgiới, từ đó rút ra những hành động đúng trong việc chống ô nhiễm môitrường ảnh hưởng đến quang hợp, đời sống con người và các loài động vậthiện nay
Câu hỏi đánh giá sự vận dụng, tư duy logic
Ví dụ: Sau khi học xong bài 17 Quang hợp, Sinh học 10, GV có thể kiểm
tra HS bằng câu hỏi: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh bảo vệ
Trang 9rừng? hoặc: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với môi trường và các SVkhác.
Tích hợp theo kiểu liên hệ chính là tích hợp dạy học, bởi vì về mặtkiến thức thì nội dung giáo dục BĐKH không có trong bài Sinh học, nhưngthông qua quá trình dạy học của GV, bằng các biện pháp như hỏi đáp, đưa
ra ví dụ minh họa hoặc sử dụng bài tập về nhà, bài đọc thêm kiến thứcgiáo dục BĐKH đã được đưa vào một cách hợp lí Đồng thời, qua đó mốiquan hệ giữa giáo duc BĐKH và Sinh học cũng được làm rõ và HS đượchình thành những khái niệm mới, chung hơn cho cả giáo dục BĐKH vàSinh học
III.3 Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học 10
Tên bài Địa chỉ
đa dạng sinh học
Bảo vệ các loài SV và môi trườngsống của chúng là bảo vệ đa dạngsinh học Môi trường và SV có mốiquan hệ thống nhất, giúp cho các tổchức sống tồn tại và tự điều chỉnh
BĐKH dẫn đến tăng nhiệt độ, ảnhhưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tựnhiên, giảm đa dạng sinh học
BĐKH làm cho một số loài dẫn tới
sự tuyệt chủng, ảnh hưởng tới quátrình tiến hóa của sinh giới
Ngăn chặn và giảm bớt các hoạtđộng, hành vi gây BĐKH
Lồng ghépLiên hệ
Lồng ghépLiên hệ
Trang 10Thực vật (TV) có vai trò quan trọngtrong việc điều hòa khí hậu đồngthời là mắt xích đầu tiên trong chuỗi
và lưới thức ăn
Động vật (ĐV) là mắt xích trongchuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo sựtuần hoàn năng lượng và vật chất,góp phần cân bằng hệ sinh thái.Hạn chế BĐKH tức là bảo vệ môitrường sống an toàn, đảm bảo cho
sự phát triển thuận lợi của các giới
SV đảm bảo đa dạng sinh học
Có ý thức bảo vệ và thái độ đúngđắn trong việc bảo vệ rừng và khaithác rừng hợp lí Duy trì hệ sinh tháiđất, nước để giới Khởi sinh, Nguyênsinh, Nấm phát triển cân bằng gópphần vào việc hình thành chu trìnhtuần hoàn vật chất
Trồng nhiều cây xanh giúp điều hòakhí hậu
Trang 11II Vai trò của
nước đối với tế
bào
Hàm lượng nguyên tố hóa học nào
đó tăng cao quá mức cho phép gây
ra ô nhiễm môi trường, gây ảnhhưởng xấu đến cơ thể SV và conngười
Nước là thành phần quan trọngtrong môi trường, là một nhân tốsinh thái Nước có vai trò rất quantrọng để duy trì sự sống của tất cảcác SV
BĐKH làm tăng mực nước biển,hậu quả là tăng diện tích đất ngậplụt, tăng độ nhiễm mặn của nguồnnước, thay đổi hệ sinh thái tự nhiên,
hệ sinh thái nông nghiệp
I Cacbohidrat Nguồn cacbohidrat đầu tiên trong hệ
sinh thái là sản phẩm quang hợp của
TV, là nguồn thức ăn cho ĐV ăn
Nhiệt độ, độ pH ảnh hưởng đếnchức năng của protein có nhữnghành động thiết thực nhằm hạn chế
Liên hệ
Trang 12Có ý thức bảo vệ động, thực vật,bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh họcbằng cách bảo vệ môi trường sốngcủa chúng.
Sự đặc thù trong cấu trúc ADN tạocho mỗi loài SV có nét đặc trưngphân biệt với các loài khác, tạo nên
sự đa dạng cho thế giới SV
BĐKH dẫn đến thay đổi môi trườngsống của nhiều loài SV, đặc biệt làcác SV → suy giảm số lượng, tuyệtchủng
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trườngsống cho các loài SV
Đột biến gen (ADN) gây nhiều hậuquả cho con người và SV có nguyênnhân do các tác động của các yếu tốvật lí, hóa học trong môi trườngsống có những hành động thiếtthực góp phần hạn chế tác hại củaBĐKH : sự thay đổi nhiệt độ gâysốc nhiệt, sự tăng nồng độ của cácchất hóa học độc hại trong môitrường sống
Liên hệ
Trang 13VI Lục lạp Lục lạp là bào quan chỉ có ở TV, là
nơi diễn ra các hoạt động quanghợp Là cơ sở để thấy được vai tròcủa TV đối với vai trò điều hòa khíhậu và vai trò chuyển đổi nănglượng
Trồng và bảo vệ cây xanh
Cả bài Bón phân cho cây trồng đúng liều
lượng Nếu bón phân không đúngcách, gây dư thừa, cây không sửdụng được hết gây ô nhiễm môitrường đất, nước và không khí vàgây hại cho các vi sinh vật (VSV)trong đất
Bảo vệ môi trường đất, nước để bảo
vệ môi trường sống trong lành chocác sinh vật, từ đó tế bào và cơ thểmới thực hiện được các hoạt độngsống và các chức năng sinh lí
Phải có biện pháp xử lí những nơixảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảomôi trường sống an toàn cho cácloài SV và con người
Nhiều VSV có khả năng phân giảixác động, thực vật trong đất là dochúng tiết ra các enzim phân giảicác chất hữu cơ thành các chất đơn
Liên hệ
Trang 14giản hơn, thực hiện quá trìnhchuyển hóa trong đất, vì vậy sửdụng phân bón vi sinh vừa cung cấpphân bón cho cây, vừa làm giàudinh dưỡng tự nhiên cho đất vừa cólợi với môi trường.
Khi nhiệt độ của trái đất nóng lên,
có thể làm tăng quá trình trao đổikhí
Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹpđất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khảnăng hấp thụ khí ở cây xanh, cáckhí thải độc hại tích tụ càng nhiều,gây nên các bệnh lí ở sinh vật vàcon người
Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cựctrồng cây xanh xung quanh nơimình sinh sống
Liên hệ
Bài 17.
Quang
hợp
Cả bài Quá trình quang hợp sử dụng khí
CO2, giải phóng khí O2, có tác dụngđiều hòa không khí và góp phầnngăn chặn hiệu ứng nhà kính
Khi nhiệt độ của trái đất nóng lên,
có thể làm tăng năng suất của quanghợp, tăng quá trình trao đổi khí
Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹpđất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khảnăng hấp thụ khí ở cây xanh Đồngthời làm cho các khí thải độc hạitích tụ càng nhiều, gây nên các hiện
Liên hệ
Trang 15tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit
…Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cựctrồng cây xanh xung quanh nơimình sinh sống, tuyên truyền chongười khác về vai trò của việc trồngcây xanh với việc tạo ra bầu khíquyển trong lành
Cả bài Chu kì tế bào được điều khiển bằng
một hệ thống điều hòa rất tinh vi
Nếu do các tác nhân vật lí, hóa học
từ môi trường ngoài làm cho các cơchế điều khiển phân bào bị hư hỏnghoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâmbệnh Bệnh ung thư là một ví dụ chothấy, tế bào ung thư đã thoát khỏicác cơ chế điều hòa phân bào của cơthể nên nó phân chia liên tục tạonên các khối u chèn ép các cơ quankhác
Điều kiện môi trường có ảnh hưởngtrực tiếp đến các quá trình sinh lítrong cơ thể tránh xa nguồn tácnhân gây ô nhiễm và có nhiều hoạtđộng nhằm giảm đến mức tối thiểunhững BĐKH
Sự BĐKH tạo ra những tác nhângây rối loạn quá trình phân li nhiễmsắc thể trong quá trình nguyên phânthường gây những hậu quả làm biếnđổi đặc tính của cơ thể, tạo ra thểkhảm mang những đặc điểm khóthích nghi với môi trường
Lồng ghépLiên hệ
Trang 16Bài 19.
Giảm
phân
Cả bài Sự BĐKH tạo ra những tác nhân
gây rối loạn quá trình phân li nhiễmsắc thể trong quá trình giảm phânthường gây những hậu quả làm biếnđổi đặc tính của cơ thể, tạo ra thểđột biến mang những đặc điểm khóthích nghi với môi trường, làm mấtcân bằng hệ gen, cơ thể thườnggiảm sức sống, chết hoặc giảm khảnăng sinh sản
Điều kiện môi trường có ảnh hưởngtrực tiếp đến các quá trình sinh lítrong cơ thể tránh xa nguồn tácnhân gây ô nhiễm và có nhiều hoạtđộng nhằm giảm đến mức tối thiểunhững BĐKH
Lồng ghépLiên hệ
Cả bài Công nghệ sinh học cần phải vận
dụng sự sinh sản theo cấp số mũ củaVSV để sản xuất prôtêin, các chấthoạt tính sinh học, nhằm giải quyếtnhững nhu cầu ngày càng tăngnhanh của con người và bảo vệ sựbền vững của môi trường sống
Tốc độ sinh trưởng, sinh sản và tổnghợp vật chất ở VSV cao, đa dạngtrong trao đổi chất ở VSV giúp phângiải các chất bền vững, các chất độchại trong môi trường góp phần lớngiảm ô nhiễm
VSV phân giải xác động - thực vật,thực hiện các quá trình chuyển hóatrong đất, làm cho đất giàu mùn -cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây,
Liên hệ
Trang 17Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do VSVgây ra không có điều kiện pháttriển.
Căn cứ vào các chất hóa học có vaitrò ức chế sinh trưởng của VSV để
có thể ức chế sự sinh trưởng hoặctiêu diệt các loài VSV có hại
Bảo vệ sự bền vững của môi trườngbằng cách tạo điều kiện dinh dưỡngthuận lợi cho VSV có lợi sinhtrưởng theo cấp số nhân để tăngnăng suất, phục vụ nhu cầu ngàycàng cao của con người, từ đó giảmbớt sự lệ thuộc vào khai thác tàinguyên thiên nhiên
Một số chất hóa học có tác dụnghạn chế sự sinh trưởng của VSV cóhại được sử dụng làm trong sạchnguồn nước, thực phẩm Sử dụngnguyên lí này trong các nhà máy, xí
Lồng ghépLiên hệ
Trang 18nghiệp sản xuất để xử lí chất thảilỏng có khả năng gây ô nhiễm caotrước khi thải ra nguồn nước nhưsông, ngòi, kênh, rạch,
Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh,bảo vệ môi trường
Một số loài virut gây bệnh cho độngvật, thực vật và côn trùng có lợi Vìvậy cần phải có các biện pháp nhằmngăn chặn lại
Lồng ghépLiên hệ
ổ VSV gây bệnh phát triển
Có ý thức giữ vệ sinh chung nơicông cộng: trường học, bệnhviện, ;tránh tiếp xúc với nguồnbệnh
Liên hệ
III.4 Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học
III.4.1 Phương pháp dạy học
Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp vào nội dung của môn Sinh họcnên có thể sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học để dạy về BĐKH Mụctiêu của giáo dục BĐKH không chỉ hình thành cho HS kiến thức về bản chất,nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH, mà còn hình thành cho các em
Trang 19mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hìnhthành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với BĐKH Để đạtmục tiêu đó thì phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực,lấy HS làm trung tâm Đây cũng đồng thời là việc làm thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học và nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn Sinh học.Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng trongtích hợp giáo dục BĐKH qua dạy học Sinh học.
- Phương pháp thuyết trình : Thuyết trình là phương pháp dạy học truyềnthống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đềhoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh hoạ của các phươngtiện trực quan Trong DHTH giáo dục BĐKH, thuyết trình có thể sử dụng mộtcách hiệu quả trong trường hợp GV giải thích những khái niệm trừu tượng,chẳng hạn giải thích vai trò của các hệ sinh thái trong đời sống tinh thần củacon người, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con người thư giãn saugiờ làm việc căng thẳng
Thuyết trình với đặc trưng là dùng lời còn có ưu điểm là GV có thểtruyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trường cho HS
HS có thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà thiênnhiên mang lại cho con người; HS có thể thấy được sự bình yên khi đượcsống trong môi trường trong lành do thiên nhiên mang lại; HS cũng có thểđồng cảm lên án những hành động tàn phá rừng, buôn bán, săn bắt nhữngđộng vật quý hiếm
- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại/ hỏi đáp): Là phương pháp trong đó
GV đặt ra những câu hỏi, HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và tranhluận với GV Thông qua đó, HS lĩnh hội được kiến thức trong bài và nhữngkiến thức thực tiễn liên quan đến bài học Trong đó, vấn đáp - tái hiện và vấnđáp - tìm tòi bộ phận (orixtic) là được sử dụng nhiều và hiệu nhất trong quátrình dạy học
Vấn đáp - tái hiện : Là những câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại những kiến
thức đã học hoặc đã biết Vấn đáp tái hiện thường chỉ được sử dụng trong bàidạy với mục đích gợi ý, dẫn dắt HS trong khi học bài mới, hoặc được dùng khiliên hệ kiến thức đã học và kiến thức mới, hoặc trong khâu củng cố kiến thức
Trang 20Ví dụ: Để trả lời cho câu hỏi “Vì sao nói cây xanh có thể coi là nhà máy lọckhông khí cho khí quyển ? ”, GV có thể đặt các câu hỏi về quang hợp mà HS
đã học như: “Nguyên liệu của quá trình quang hợp là gì ? ” – câu trả lời trong
đó có CO2; “Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì ? ”– câu trả lời trong đó
có O2
Vấn đáp - tìm tòi bộ phận : Là những câu hỏi mà câu trả lời phải có chứa
đựng những kiến thức mới, chưa biết Các câu hỏi cần phải đa dạng, ở các mức
độ tư duy khác nhau theo đánh giá của Bloom GV nên đặt câu hỏi kích thích
HS tư duy ở mức độ cao
Ví dụ:
Mức độ biết: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với hệ sinh thái tự nhiên
Mức độ hiểu: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?
Mức vận dụng: Vì sao cây xanh được coi là máy lọc không khí?
Mức phân tích: Những nguồn nào gây ra ô nhiễm không khí?
Mức tổng hợp: Em hãy cho biết những giải pháp có thể thực hiện để bảo vệ sự
đa dạng của thế giới sinh vật
Mức đánh giá: Có ý kiến cho rằng không nên sử dụng các sản phẩm làm từ dađộng vật, em đồng ý hay không đồng ý và vì sao?
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề: Là phương pháp dạy
học dựa trên việc đặt hoặc phát hiện tình huống có vấn đề (mâu thuẫn), lập kếhoạch, giải quyết vấn đề và đặt ra vấn đề mới Qua đó, HS không những tự lựclĩnh hội kiến thức mới mà còn học được cách thức nhận ra vấn đề, cách tìmgiải pháp giải quyết vấn đề Phương pháp này rất phù hợp trong dạy học giáodục môi trường, vì kĩ năng nhận biết và giải quyết vấn đề môi trường là những
kĩ năng cơ bản, quan trọng để hoạt động trong môi trường
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành phương pháp này ởcác mức độ khác nhau:
(1) GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, HS thực hiện giải quyết vấn đềtheo hướng dẫn của GV GV đánh giá kết quả làm việc của HS
(2) GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề và thực hiệncách đó với sự trợ giúp của GV Cả GV và HS cùng đánh giá
Trang 21(3) GV cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề HS dựa vào thông tin
đó để phát hiện ra vấn đề, tự lực đề xuất giả thuyết và cách giải quyết vấn đề,thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá cùng với GV
(4) HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Là phương pháp dạyhọc trong đó, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS,mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ học tập và mỗi thành viên trong nhóm phảitham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập và cách tổ chức của GV
mà mỗi nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay theo tiêu chí nào đó, cùng thựchiện một nhiệm vụ như nhau hoặc các nhiệm vụ khác nhau
Trong mỗi nhóm HS phải có tổ chức như bầu nhóm trưởng, giao nhiệm vụcho từng thành viên sao cho em nào cũng phải làm việc tuỳ theo năng lựccủa mình
- Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp này dùng trong giáo dục môi
trường để minh họa cho kiến thức đã học, hoặc để dạy kiến thức mới, hoặc đểtìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó Đối với những thí nghiệm đòi hỏi phảitiến hành trong thời gian dài thì GV hướng dẫn HS làm ở nhà và trình bày kếtquả tại lớp
- Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai cho phép HS thể hiệnhành động, quan điểm, đưa ra quyết định về một vấn đề thực tiễn liên quan đếnbài học ngay tại lớp học dựa trên việc đóng giả làm các nhân vật có thật trongđời sống Đóng vai phần nào giúp HS trải nghiệm việc thực hiện các hànhđộng bảo vệ môi trường, có được kinh nghiệm, đây là cơ sở quan trọng gópphần hình thành ý thức, thái độ và hành vi của HS về môi trường, vì vậy đây làphương pháp dạy học rất có hiệu quả trong giáo dục môi trường
Đóng vai có thể dựa trên kịch bản và phân vai do GV chuẩn bị, hoặc cũng cóthể GV đưa ra tình huống cần phải giải quyết, HS sẽ phải tự chuẩn bị kịch bảnvới phương án giải quyết tình huống theo ý các em
Trang 22Trong đóng vai, mỗi vai- nhân vật có thể do một em đảm nhận, nhưngcũng có thể chia lớp thành một số nhóm nhỏ, mỗi nhóm đại diện cho một vai –một nhân vật nào đó.
Ví dụ: Khi đưa ra biện pháp cần phải bảo vệ rừng, để tìm hiểu sâu hơn các biệnpháp bảo vệ rừng, GV có thể tổ chức HS có thể đóng các vai như sau:
+ Lâm tặc (khai thác gỗ trái phép)
+ Người nông dân sống ở trong vùng đệm (chặt cây làm củi, săn bắn động vậtlàm thức ăn hoặc để bán)
+ Cán bộ kiểm lâm (bảo vệ không cho lâm tặc và người dân khai thác rừng bừabãi)
+ Cán bộ đại diện cho pháp luật (khai thác rừng không có giấy phép là vi phạmluật, phải được xử lí nghiêm khắc)
+ Lãnh đạo địa phương (Bố trí công ăn việc làm cho lâm tặc và người dân,giao đất cho họ để trồng rừng và sinh sống)
Cả lớp theo dõi tình huống và các biện pháp cũng như lí lẽ của mỗi nhânvật Sau đó nhận xét cách giải quyết của mỗi nhân vật Cuối cùng thì mỗi emrút ra được tầm quan trọng của rừng không chỉ đối với tự nhiên mà đối với đờisống hằng ngày của con người
- Phương pháp giao cho HS các bài tập làm ở nhà : HS được giao nhữngnhiệm vụ học tập cụ thể có liên quan đến bài trên lớp Các bài tập này có thể làbài tập về lí thuyết, cũng có thể là bài thực hành Bằng cách này giúp cho HStìm hiểu sâu hơn các vấn đề môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức đã họcvào thực tiễn Phương pháp này thường được sử dụng trong tích hợp kiểu liên
hệ, khi trên lớp không có nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề liện hệ nào đó
Ví dụ: Sau khi học bài 4 Các nguyên tố hoá học và nước, Sinh học 10, GV
giao cho HS bài tập làm ở nhà như sau : Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit (thếnào là mưa axit, nguyên nhân, tác hại và giải pháp hạn chế mưa axit) HS tìmkiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành bài tập này Thông quabài tập này, HS mở rộng được kiến thức về nước, tìm hiểu một hiện tượngtrong thực tiễn có liên quan đến nước – mưa axit, gây ô nhiễm nguồn nước,gây hại cho các sinh vật và ảnh hưởng đến đời sống con người; tìm hiểu vềnguyên nhân gây ra mưa axit, từ đó thấy được ngoài hoạt động sản xuất, con