STT Nội dung Mức độ TB
1 2 3 4 5
1 Thầy/cô của em thường đặt câu hỏi
khi giảng bài mới. 35 64 217 193 143 3.53
2 Em thường trả lời được các câu hỏi
của thầy/cô. 96 221 233 90 12 2.54
3 Thầy/cô luôn dành đủ thời gian cho
các em suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 26 131 196 160 139 3.39
4
Thầy/ cô luôn tạo bầu không khí
thoải mái thuận lợi cho viêc trả lời
các câu hỏi trên lớp.
44 90 167 168 183 3.55
5 Thầy/ cô thường cho chúng em nhận
xét câu trả lời của bạn. 51 110 159 165 167 3.44
6
Thầy/ cô không đặt câu hỏi mà thường giải thích tỉ mỉ các kiến thức
mới cho em ghi nhận.
115 155 220 96 66 2.76
7
Em rất thích thầy/cô hướng dẫn em
thu nhận kiến thức mới thông qua hệ
thống câu hỏi từ đơn giản đến phức
tạp.
13 32 102 160 345 4.21
8 Các em thường đặt câu hỏi với
Thầy/ cô trên lớp. 279 194 104 46 29 2.01
9 Các em thường đặt câu hỏi cho các
bạn trong lớp. 192 165 135 95 65 2.50
10 Em rất thích vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tế cuộc sống. 31 68 172 154 227 3.73
11 Việc đặt câu hỏi sẽ phát huy tính
tích cực học tập. 9 42 124 187 290 4.08
12 Việc đặt câu hỏi sẽ tạo hứng thú học
tập cho em. 20 54 152 164 262 3.91
Qua thống kê phân tích các phiếu thăm dò tôi có những nhận định sau:
Các em học sinh rất thích thầy/cô hướng dẫn em thu nhận kiến thức mới thông qua hệ thống
câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp (4.21). Đây là một con số lớn và rất đáng mừng. Bởi lẽ các em học
sinh ngày nay muốn tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Các em trở nên năng động và thích được khám phá
thành công trong công việc giảng dạy của mình cần phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi thật tốt có những
câu hỏi chính, có những câu hỏi phụ câu hỏi gợi mở để giúp các em học sinh trong trường hợp các em
không tìm ra câu trả lời.
Các em HS cho rằng vi ệc đặt câu hỏi sẽ phát huy tính tích cực học tập (4.08). Vì thế mà phương pháp dạy học bằng cách đặt câu hỏi nên được GV chú ý và quan tâm nhiều hơn nữa để phát
huy tất cả những ưu điểm của phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của bài lên lớp.
Việc đặt câu hỏi sẽ tạo hứng thú học tập cho em (3.91) Con số này cho thấy được ưu điểm
của phương pháp dạy học bằng cách đặt câu hỏi. Các em sẽ hoàn thành tốt công việc học tập của mình
nếu như GV khơi dậy được hứng thú học tập cho các em học sinh. Khi các em có hứng thú học tập thì
GV sẽ càng dạy tốt. Như thế chất lượng dạy học sẽ được nâng lên.
Em rất thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống (3.73). Khi xây dựng
các câu hỏi GV nên chú ý đến các loại câu hỏi này để phát huy tính ctích cực cho các em học sinh.
Thầy/ cô luôn tạo bầu không khí thoải mái thuận lợi cho viêc trả lời các câu hỏi trên lớp
(3.55). Tỉ lệ này cho thấy vẫn còn nhiều học sinh chưa thấy được một bầu không khí thật thoải mái để
nêu các ý kiến của mình. Vì thế người GV nên tìm hi ểu tâm lí, sở thích, nguyện vọng của các em học
sinh nhằm tạo được một bầu không khí thật thuận lợi cho viêc hỏi và trả lời các câu hỏi từ đó phát huy
tính tích cực của các em học sinh giúp các em tự mình chiếm lĩnh được kiến thức.
Thầy/cô của em thường đặt câu hỏi khi giảng bài mới (3.53). Điều này chứng tỏ phương
pháp dạy học bằng cách đặt câu hỏi được nhiều giáo quan tâm. Có thể nói đặt câu hỏi là một phần quan trọng của bài giảng. Việc nghiên cứu sử dụng các câu hỏi là một việc cần thiết của mỗi người giáo
viên để có một giờ lên lớp sôi nổi và hiệu quả mang lại hứng thú học tập cho các em học sinh góp phân
nâng cao chất lượng dạy học.
Thầy/ cô thường cho chúng em nhận xét câu trả lời của bạn (3.44). Điều này cho thấy việc
cho HS tham gia vào quá trình đánh giá cũng được các giáo viên quan tâm nhiều. Đây là một việc đáng
mừng và cần được phát huy. Bời khi HS tham gia vào quá trình đánh giá là lúc các em chú ý nghe câu
trả lời của bạn nhận xét và tự chiếm lấy kiến thức cho bản thân.
Thầy/cô luôn dành đủ thời gian cho các em suy nghĩ để trả lời câu hỏi (3.39).
Đây là con số khá khá lớn tuy nhiên con số này còn có thể nâng lên nếu GV phát sẵn bộ câu hỏi
sự giúp đỡ lẫn nhau đối với các học sinh trong một nhóm, giúp cho học sinh ngoài học ở trường, lớp,
còn có thể học ở nhà, học bạn bè, tham khảo các tài liệu, chuẩn bị bài học một cách có định hướng
nhằm đem lại kết quả tốt trong học tập.
Thầy/ cô không đặt câu hỏi mà thường giải thích tỉ mỉ các kiến thức mới cho em ghi nhận
(2.76). GV giải thích một cách tỉ mỉ các kiến thức cho các em ghi nhận. Cách làm này không tốn kém
nhiều thời gian. Tuy nhiên học sinh sẽ trở nên thụ động hơn trong giờ học, không phát huy được khả năng tư duy ở mức độ cao cho học sinh. Vì thế mà khả năng tự tìm tòi khám phá của học sinh không được phát huy. Điều này không có ích cho các em trong tương lai. Khi mà các em đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin.
Em thường trả lời được các câu hỏi của thầy/cô (2.54). GV cần nâng cao tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi lên nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Muốn làm được điều này GV nên tạo
một bầu không khí thuận lợi cho việc hỏi và trả lời, khuyến khích học sinh trả lời các câu hỏi cũng như
là việc chuẩn bị tâm lí cho học sinh là một việc cần thiết và nên làm.
Các em thường đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp (2.50). Điều này cho thấy các em chưa thật
sự học hỏi từ bạn nhiều. Ông bà ta có câu “Học thầy không tày học bạn”. Qua con số này chúng tôi nhận thấy cần phải phát huy khả năng học hỏi lẫn nhau của các em sinh hơn nữa. Việc cho các em thảo
luận nhóm để hoàn thành các câu hỏi hoặc thành lập các đôi bạn cùng tiến cũng là một cách hay nhằm
giúp nâng cao khả năng học hỏi lẫn nhau của các em học sinh.
Các em thường đặt câu hỏi với Thầy/ cô trên lớp (2.01). Con số này chưa cao. GV cần tạo điều kiện thuận lợi cho các em đạt câu hỏi cho mình. Bởi lẽ khi các em đặt được những câu hỏi hay là lúc các em đã hiểu sâu những kiến thức. Việc đặt mộ t câu hỏi hay giúp phát huy được trí thông minh
cho các em học sinh, đồng thời các em có thể hiểu bài một cách sâu sắc hơn đồng thời các em sẽ nhớ bài lâu hơn.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, trước hết chúng tôi đã tìm hiểu tổng quan vấn đề nghiên cứu thô ng qua việc
tham khảo các tài liệu về sử dụng câu hỏi trong dạy học, khảo sát các luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội
và TPHCM từ năm 1997 đến nay, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ĐHSP TPHCM từ năm 2005- 2009. Bên cạnh đó, chúng tôi nêu các khái niệm của câu hỏi nói chung và câu hỏi dạy học nói riêng,
hỏi trong dạy học thông qua việc nêu lên vai trò, yêu cầu, các hình thức sử dụng và một số kinh nghiệm
giúp cho việc sử dụng câu hỏi dạy học hiệu quả hơn. Kế đến, chúng tôi cũng đã đề xuất bộ câu hỏi định hướng bài học của chương trình “Intel teach to the future”. Theo chúng tôi nếu sử dụng tốt bộ câu hỏi
này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đây là chương trình đã tập huấn cho hơn 5 triệu giáo
viên ở trên 40 quốc gia và đang hướng tới con số 13 triệu giáo viên vào năm 2011. Cuối cùng, chúng
tôi đã tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng câu hỏi ở trường phổ thông qua việc phát 652 phiếu điều tra và đã rút ra những nhận xét cũng như đề xuất các biện pháp khắc phục. Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương Oxi HH 10 chương