Nguyên tắc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 37 - 38)

Chương 2 THIẾT KẾ BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC “CHƯƠNG OXI” HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

2.2. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

Đểđịnh hướng cho việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương Oxi chúng tôi đã xây dựng các nguyên tắc sau:

Vận dụng lí thuyết

chủ đạo về cấu tạo

nguyên tử, liên kết, định luật tuần hoàn, phản ứng hóa học. Dự đoán tính chất hóa học của đơn chất O2, O3, S và những hợp chất của chúng. Xác minh những điều dự đoán về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hóa học

- Khi thiết kế cũng như khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học cần hướng đến việc phát huy năng lực tư duy của học sinh.

- Hướng vào mục tiêu, chú ý các nội dung quan trọng.

- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng.

- Đảm bảo tính vừa sức.

- Số lượng vừa phải.

- Kích thích được hứng thú của học sinh.

- Đa dạng về hình thức: có câu hỏi tái hiện, câu hỏi sáng tạo, vận dụng.

- Có những câu hỏi khái quát nhằm thu hút sự chú ý quan tâm của học sinh nhằm phát triển kĩ năng tư duy bậc cao, buộc học sinh phải phân tích tư duy mới có thể trả lời câu hỏi dạng này.

- Có những câu hỏi bài học là những câu hỏi chính trong bài mà học sinh cần nắm.

- Có những câu hỏi nội dung, câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời các câu hỏi bài học, câu hỏi khái

quát.

- Bộ câu hỏi cần có tính logic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội

dung.

- Bộ câu hỏi cần được phản biện bởi các đồng nghiệp để bộ câu hỏi có chất lượng tốt.

- Việc sử dụng các loại câu hỏi đã thiết kế khi lên lớp là hết sức linh hoạt, tùy thuộc vào trình độ

của HS và các điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)