BÀI 43 LƯU HUỲNH

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 109 - 114)

III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

BÀI 43 LƯU HUỲNH

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

Biết được:

•Cấu tạo tinh thể gồm hai dạng lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.

•Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.

Hiểu được:

•Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu

huỳnh.

•Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 2- Kỹ năng - vận dụng:

•Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu

huỳnh.

•Giải thích một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.

3- Tình cảm-thái độ

Lưu huỳnh là một nguyên tố khá gần gũi với học sinh . Qua việc giải thích được những tính chất, ứng dụng của lưu huỳnh, học sinh sẽ cảm thấy yêu thích môn học hơn. Một số tư liệu thực tế về lưu huỳnh :

+ Từ thời cổ đại con người đã biết đến lưu huỳnh. Người La Mã cổ đại đã khai thác ở đảo Sixil mỏ của loại nguyên liệu có màu vàng tươi , cháy được và tạo khí có mùi khó chịu : đó chính là mỏ lưu huỳnh tự sinh (lưu huỳnh nguyên tố). Người xưa

tin rằng đốt lưu huỳnh có thể tẩy uế nhà cửa , xua đuổi tà ma. Nhiều lang băm còn đốt các lá bùa có tẩm S để chữa bệnh. Thật ra, đó là vì khi đốt một lượng nhỏ S tạo

khí SO2 có thể tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.

+ S chiếm 0,05% khối lượng vỏ trái đất. S đơn chất (S8) có trong các mỏ lưu huỳnh ở gần các khu vực có núi lửa . S có trong các quặng sunphat , sun phua… ,

nhất là các quạng kim loại màu thường chứa khá nhiều lưu huỳnh. S có trong cơ thể động thực vật trong nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt…) có 1 lượng đáng kể

+ Lưu huỳnh cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền (ví dụ có trong món gà tiềm thuốc bắc ). Nó được dùng để chữa các bệnh ngoài da , bệnh đường tiêu

hoá…

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên:

- Hoá chất : Lưu huỳnh, Cu, khí oxi (điều chế sẵn).

- Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ đựng khí oxi, đèn cồn.

- Tranh mô tả cấu trúc tinh thể lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.

- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ, khai thác lưu huỳnh

trong lòng đất.

2- Học sinh:

Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng

bài học.

3- Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp đàm thoại gợi mở.

Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề

III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ:

O3 và H2O2 có tính chất hóa học cơ bản nào? Viết các phương trình phản ứng

minh họa?

Hoạt động 1: Vào bài

GV: Trong bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về oxi, hợp chất của oxi, bài học

hôm nay ta sẽ nghiên cứu về nguyên tố thứ hai trong nhóm đó là nguyên tố lưu

huỳnh. Nguyên tố lưu huỳnh có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của

chúng ta? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của lưu huỳnh

1. Cho biết một vài tính chất vật lí

của lưu huỳnh?

HS quan sát bột lưu huỳnh, HS làm thí

nghiệm thử tính tan của lưu huỳnh trong nước, nêu trạng thái, màu sắc, tính tan của lưu huỳnh trong nước vào phiếu học tập.

2. Lưu huỳnh có các dạng thù hình

nào?

GV cho HS quan sát tranh vẽ mô tả

hai dạng thù hình của lưu huỳnh, giới

thiệu cho học sinh hai dạng thù hình

của lưu huỳnh.

3. Nhận xét về khối lượng riêng,

nhiệt độ nóng chảy, tính bền của hai

dạng thù hình nói trên? Cho biết sự

biến đổi qua lại giữa hai dạng thù

hình.

4. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu

tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu

huỳnh như thế nào?

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm

nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất

vật lí của lưu huỳnh.

GV : Chúng ta cùng nghiên cứu về

cấu tạo của lưu huỳnh vừa quan sát.

GV tổ chức thảo luận chung về kết

quả thí nghiệm và đi đến kết luận

nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu tạo và

tính chất vật lí của lưu huỳnh đồng

thời cho HS phân biệt rõ ý nghĩa của

việc viết kí hiệu đơn chất lưu huỳnh

là S.

HS quan sát tranh vẽ mô tả hai dạng thù

hình của lưu huỳnh, tham khảo SGK rút ra

sự khác nhau về cấu tạo tinh thể, một số

tính chất vật lí, sự biến đổi qua lại giữa hai

dạng thù hình theo nhiệt độ.

Các nhóm HS làm thí nghiệm, quan sát,

nêu hiện tượng, ghi kết quả vào phiếu học

tập.

HS thảo luận và rút ra kết luận :

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu tạo và

tính chất vật lí của lưu huỳnh.

- Công thức phân tử của lưu huỳnh thực

chất là S8, để đơn giản ta dùng kí hiệu là

S.

Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hoá học của lưu huỳnh

1. Lưu huỳnh có những trạng thái

oxh nào?

2. Dựa vào số oxh hãy dự đoán tính

chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh.

HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập, thảo

luận và rút ra kết luận như SGK.

HS thực hiện lập sơ đồ biến đổi số oxi

3. Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính

khử? tính oxh? Viết phương trình

phản ứng minh họa?

GV làm các thí nghiệm lưu huỳnh

tác dụng với nhôm, hiđro (nếu đảm

bảo các điều kiện phòng độc).

GV : 1. Viết PTHH, xác định vai trò các chất trong các phản ứng sau: S + O2 o t →? S + F2 o t →?

GV chữa bài của HS, hướng dẫn HS

rút ra kết luận về tính chất hoá học

của S. GV chú ý cho HS nhận xét về điều kiện phản ứng (nhiệt độ cao)

liên hệ với cấu tạo phân tử của S

nhằm làm cho HS hiểu rõ S ở trạng thái hơi có khả năng phản ứng rất

lớn.

Với đối tượng HS khá, giỏi GV có

thể yêu cầu HS xác định CT e, CTCT

của SO2, SF6để HS hiểu sự vận dụng

gần đúng của quy tắc bát tử khi giải

thích mối liên kết hoá học trong phân

tử các chất. 6 S + 2 S − 0 S +S4 Từ đó rút ra : 0 S  2 S − => S có tính oxi hoá 0 S  4 S + => S có tính khử 0 S  6 S +

HS đã b iết lưu huỳnh là một phi kim vì

vậy đễ dàng đề xuất được :

- Lưu huỳnh tác dụng với kim loại tạo

muối.

- Lưu huỳnh tác dụng với hiđro tạo H2S. - Lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo SO2.

HS rút ra kết luận :

- Lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim

như oxi, clo, flo (các chất oxi hoá mạnh hơn S), trong các phản ứng đó S thể hiện

tính khử : 2 S −  4 S + 2 S −  6 S +

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh và sản xuất lưu huỳnh

1. Nêu một vài ứng dụng của lưu

2. Hãy mô tả mộ t cách ngắn gọn về cách khai thác lưu huỳnh trong lòng đất theo hình 6.10 sgk.

3. Làm thế nào để điều chế được lưu

huỳnh từ SO2 và H2S?

4. Phương pháp điều chế lưu huỳnh nói trên có ưu điểm gì đối với việc

bảo vệ môi trường?

- Lưu huỳnh trong h ợp chất : SO2, H2S thu được từ các chất thải công

nghiệp và phân huỷ rác thải hữu cơ.

GV : Trong quá trình phát triển công

nghiệp, nông nghiệp đặc biệt công

nghiệp sản xuất hoá chất, cần chú ý đến vấn đề gì để bảo vệ môi trường

Trên cơ sở kiến thức do GV cung cấp, HS nêu các phương pháp điều chế S.

HS nhận xét số oxi hoá của S trong các

hợp chất SO2, H2S từ đó suy ra :

Nguyên tắc điều chế S bằng phương pháp

hoá học là : + Oxi hoá 2 S − thành S : 2 S − – 2e → S + Khử +S4, +S6thành S : +S4 + 4e → S

HS tham khảo SGK viết các PTHH của

phản ứng điều chế S từ SO2, H2S. HS tham khảo SGK trả lời :

Phương pháp này cho phép thu hồi S có

trong khí thải độc hại như SO2, H2S. HS có thể đưa ra nhiều phương án, thảo

luận và rút ra kết luận.

Hoạt động 5 : Tổng kết và vận dụng

1. Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.

2. Trả lời câu hỏi nguyên tố lưu huỳnh có ứng dụng như thế nào với cuộc sống

của chúng ta?

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)