III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
BÀI 44: HIRO SUNFUA
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
Biết được:
•Hiđro sunfua là chất khử mạnh.
•Tính tan của các muối sunfua & Phương pháp điều chế hidro sulfua
Hiểu được:
• Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu
huỳnh.
•Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
2- Kỹ năng - vận dụng:
•Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu
huỳnh.
•Giải thích một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.
3- Tình cảm- thái độ
Tiếp xúc nhiều với khí H2S, hệ thần kinh sẽ bị mệt mỏi, giảm khả năng phản
xạ. Khí H2S với nồng độ cao làm thần kinh khứu giác bị tê liệt hoàn toàn khiến mũi
không còn ngửi thấy mùi thối. Nếu là m việc liên tục trong không khí chứa H2S nồng độ lớn như trong các xưởng thuộc da, lọc dầu, lưu hóa cao su…. Có thể trở
nên kém trí nhớ hoặc bệnh đần độn.
Con người có thể bị nhiễm H2S qua đường hô hấp và cũng rất dễ bị nhiễm
qua lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi. Nghiên cứu về H2S học sinh biết được sở dĩ
khí H2S có mùi trứng thối là do protêin phân hủy tạo ra khí H2S.
Các dân tộc miền núi thường hay đeo nhiều trang sức bằng bạc. Ngoài mục đích làm đẹp còn có mục đích khác: để kiểm tra và giữ gìn sức khỏe vì ở miền núi thường xuất hiện các luồng gió độc có chứa nhiều khí H2S. Khi Ag gặp khí H 2S trong không khí sẽ chuyển sang màu đen do phản ứng:
2 Ag + H2S + ½ O2 = Ag2SMàu đen + H2O
Các vật dụng bằng bạc khi để lâu trong không khí cũng sẽ bị sẫm màu vì trong không khí có một ít khí H2S và nó sẽ từ từ làm Ag chuyển màu do phản ứng trên.
Với những tác hại trên của H2S, mỗi chúng ta đều phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và cho chính bản thân.
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
- Hoá chất : Lưu huỳnh, Cu, khí oxi (điều chế sẵn).
- Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ đựng khí oxi, đèn cồn
- Tranh mô tả cấu trúc tinh thể lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ, khai thác lưu huỳnh
trong lòng đất.
2- Học sinh:
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng
bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Hãy viết những phương trình pư biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố S theo sơ đồ :
0 -2 0 +4 +6 S→S →S→ S→S (1) (2) (3) (4)
Hoạt động 1: Vào bài
GV : Tháng 11 năm 1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng lớn khí hiđro sunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ trong vòng
và khiến 320 người bị nhiễm độc. Trong tự nhiên khí H2S có từ đâu? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của con người?
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí
1. Viết công thức cấu tạo của H2S, liên kết trong H2S là liên kết gì?
2. Nêu một số tính chất vật lí của lưu
huỳnh. Vì sao một lượng khí thải H2S
tương đối lớn có khả năng làm chết người.
3. Tại sao bình chứa H2S không đậy nắp để lâu trong không khí bị vẩn đục?
HS viết cấu hình electron của S, H,
viết công thức electron, công thức cấu
tạo, xác định loại liên kết hoá học, số
oxi hoá của S và H trong H2S.
HS tham khảo SGK rút ra tính chất vật
lí, vận dụng tính độc của H2S để giải
thích hiện tượng khí thải chứa H 2S làm chết người.
Từ đó HS rút ra : khi tiếp xúc với H2S, các nguồn H 2S trong tự nhiên (rác
thải, khí bioga do phân huỷ chất thải động vật) cần có thái độ nghiêm túc,
thận trọng, có đủ các biện pháp phòng độc.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu tính chất hoá học
GV thông báo H2S tan trong nước tạo
thành dd axit rất yếu (yếu hơn H 2CO3) gọi là axit sunfuhiđric.
1. Viết phương trình phản ứng của axit
H2S với NaOH? Biện luận các muối có thể thu được?
2. Lưu huỳnh có thể có những số oxh
nào? Từ số oxh của lưu huỳnh trong H2S hãy dự đoán tính chất hóa học của H2S.
3. Viết các phương trình phản ứng minh
họa.
HS vận dụng kiến thức đã học trong
bài khái quát rút ra dd hoà tan khí H2S có tính axit gọi là dd axit sunfuhiđric.
HS thực hiện các PTHH và rút ra nhận
xét :
- Dd axit sunfuhiđric có tính axit rất
yếu.
- Axit sunfuhiđric có thể tạo thành hai
loại muối : muối axit, muối trung hoà.
HS viết các quá trình oxi hoá −S2 :
2 S − 0 S + 2e 2 S − 4 S + + 6e 2 S − 6 S + + 8e H2S có tính khử. Các nhóm HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH của
GV biểu diễn thí nghiệm điều chế H2S từ
FeS với HCl, đốt H2S trong O2 dư và O2
thiếu hoặc cho HS quan sát phần mềm
mô phỏng thí nghiệm trên.
GV tổ chức cho HS thảo luận chung từ đó khẳng định về tính khử của H2S.
phản ứng, thảo luận và rút ra nhận xét: - Hiđro sunfua tác dụng mạnh với oxi,
tuỳ điều kiện nhiệt độ, lượng oxi phản ứng mà có thể sinh ra S hoặc SO2. - Trong phản ứng với oxi, hiđro sunfua
thể hiện tính khử do : 2 S − 0 S + 2e 2 S − 4 S + + 6e
HS liên hệ với kiến thức vừa học,
tham khảo SGK giải thích hiện tượng, xác định sản phẩm, viết PTHH của
phản ứng đã xảy ra, phân tích vai trò
của H2S trong phản ứng, thảo luận và
rút ra :
- H2S bị O2 oxi hoá dần thành S, bị Cl2
oxi hoá thành H2SO4. Trong các phản ứng đó H2S có tính khử do : 2 S − 0 S + 2e 2 S − 6 S + + 8e HS kết luận về tính khử của H2S.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, điều chế
1. Hãy cho biết trong tự nhiên hiđrôsunfua tồn tại ở đâu?
2. Tại sao khi điều chế khí H2S từ muối
sunfua kim loại, người ta thường dùng HCl đặc mà không dùng H2SO4 đ hoặc
HNO3?
GV cung cấp thêm tư liệu về lượng H2S sản sinh trong tự nhiên.
Ví dụ : Người ta ước tính các chất hữu cơ trên Trái Đất sản sinh khoảng 33 tấn
H2S hàng năm. Trong số đó một lượng
lớn từ rác do con người thải vào môi trường, H2S là hoá chất gây ô nhiễm môi trường nặng nề, có thể gây độc trực tiếp,
phần lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện tượng mưa axit .
3. Làm thế nào để giảm lượng H2S thải vào môi trường ?
HS tham khảo SGK rút ra trạng thái tự
nhiên của H2S.
- HS dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh và nitơ trong axit H2SO4 và HNO3 để
trả lời câu hỏi này.
Các nhóm HS đề xuất các phương án,
4. Tại sao khi ăn trứng bằng muỗng bạc,
nếu không rửa ngay muỗng sẽ bị xỉn
màu?
GV : Khí H2S là hoá chất độc hại đối với con người nên người ta không điều chế
nó trong công nghiệp mà chỉ điều chế
một lượng nhỏ trong PTN nhằm nghiên
cứu tính chất lí, hoá học của nó.
5. Hãy trình bày phương pháp hoá học điều chế H2S.
Trong công nghiệp, các khí thải độc
hại phải được xử lí và tái chế. Các chất
hữu cơ, rác thải sinh hoạt phải được
thu gom và có biện pháp xử lí tránh
gây ô nhiễm môi trường.
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi
này.
HS đã quan sát thí nghiệm điều chế
H2S trong phần tính chất hoá học (thí
nghiệm đốt cháy H2S) : Đun nóng
muối sunfua (FeS) với dd axit mạnh
(HCl) và viết PTHH của phản ứng.
Một số HS có thể nêu cách điều chế
H2S bằng cách cho H2 tác dụng với S ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 5: Nghiên cứu tính chất của muối sunfua
1. Hãy cho biết tính tan và một số màu đặc trưng của các muối sunfua?
2. Khi cho dung dịch Na2S vào dung dịch các muối KCl, Pb(NO3)2, NaNO3, CdCl2có hiện tượng gì xảy ra?
3. Cho biết tính tan của muối Na2S, PbS, FeS. Màu sắc của các muối đó.
GV giới thiệu cho HS thuốc thử thông thường là dd Pb(NO3)2 do tạo kết tủa màu đen, không tan trong axit loãng như
HCl, H2SO4, HNO3.
HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH của phản ứng.
HS rút ra nhận xét : Na 2S tan trong
nước, dd thu được không màu ; FeS
màu đenkhông tan trong nước nhưng
tan trong dd axit HCl, H2SO4 loãng ;
PbS màu đen không tan trong nước,
không tan trong dd axit HCl, H2SO4 loãng.
HS sử dụng bảng tính tan, tham khảo
SGK nêu tính chất, màu sắc của muối
sunfua.
HS có thể nêu nhiều thuốc thử để nhận ra hiđro sunfua.
Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng
HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 176, 177.
Dặn dò: làm BT trang 176 sgk, trả lời các câu hỏi định hướng bài hợp chất có oxi