Chương 2 THIẾT KẾ BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC “CHƯƠNG OXI” HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
2.1.2. Một số điểm cần chú ý khi giảng dạy chương o
• Các kiến thức liên quan
Học sinh đã học ở chương 1: Cấu tạo nguyên tử (HH10 NC), chương 2: Bảng tuần hoàn cá c nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (HH10 NC), chương 3: Liên kết hóa học (HH10 NC), chương
4: Phản ứng oxi hóa-khử (HH10 NC), tính chất của một axit, oxit axit, axit H2SO4 (Hóa học 8,
thích tính chất của các đơn chất: O2, O3, S và một số hợp chất của oxi, lưu huỳnh giúp cho học sinh có được những kiến thức, khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
• Phương pháp dạy học
- Gv khai thác lí thuyết chủ đạo nh ư cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, khái niệm về độ âm điện,…, đặt các câu hỏi giúp học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi đó giúp học sinh có thể tự
khám phá ra những kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức đã có.
- Các nguyên tố thuộc nhóm oxi và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản
xuất. GV nên đặt các câu hỏi thách thức, câu hỏi gợi trí tò mò nhằm khai thác khía cạnh thực tiễn giúp
học sinh có những ý thức về bảo vệ môi trường sống nói chung và bảo vệ cho sức khỏe chính mình nói riêng.
- Phương pháp dạy học chung của chương được thiết kế theo mô hình
- Một số tính chất mới của các chất HS chưa được học có thể khai thác các thí nghiệm dưới dạng thí nghiệm nghiên cứu.
- Gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế chất với tính chất vật lí , hóa học và vai trò của chúng trong tự nhiên.
- Kết hợp các phương tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em hoc sinh.