Nghệ thuật khen ngợi và phê bình [36]

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 27 - 28)

Lời phê bình phải có tính chất xây dựng. Nghĩa là, nó phải chỉ ra cái sai, và giải thích cách sửa sai. Như vậy sẽ làm cho học sinh coi phê bình như lời khuyên. Hãy nói “Để cả hai tay lên ngang nhau” chứ đừng nói “Tôi có bảo cậu làm như vậy đâu”.

Lời phê bình cũng phải tích cực chứ không được tiêu cực: “Cố lên A, bắt đầu đi nào” chứ không

phải “Đừng có ngớ ngẩn như vậy”. “Hãy dùng bút chì” chứ không phải “Đừng dùng bút mực”. Nếu có

thể, hãy kết hợp chê với khen, kết thúc bằng lời khen.

Khi bạn khen ngợi hãy nhớ rằng lời khen chỉ có ích khi nêu đúng điều đáng khen và lí do khen.

Chẳng hạn, “Câu trả lời rất tốt. Em đã nêu tác nhân gây ra tính axit và tính khử của axit clohiđric”, sẽ

tốt hơn là “Tốt” hoặc “Đúng”. Nếu người giáo viên làm rõ bạn khen cái gì và vì sao, thì cả em được

khen lẫn các em khác trong lớp đều biết cách phải làm như thế nào? Giải thích như thế nào là hợp lí hơn cả.

Lời khen được tăng cường đáng kể qua giao tiếp bằng mắt, nhất là nếu được duy trì và kèm theo một nụ cười. Biểu dương cá nhân có tác dụng hơn nhiều so với việc biểu dương cả tập thể lớp. Lời

khen bất ngờ có tác dụng mạnh đặc biệt. Không có lời khen giờ học sẽ rất hình thức và không có dấu ấn cá nhân, vì thế mà GV hãy cố gắng sử dụng những lời khen như một lời động viên, cổ vũ các em

học sinh cũng như là các phần thưởng tức thì có giá trị.

Ngoài ra giáo viên thường đặt câu hỏi “Các em yếu có đáng được khen không?”. Câu trả lời nhấn

mạnh là có! Thực ra, chính những em học sinh yếu hơn mới đáng cần được khen hơn cả. Các em phải

chiến đấu với công việc một cách khó khăn hơn các em học sinh khá khác. Đối với các em học sinh

yếu lười khen có tác dụng rất lớn trong việc động viên các em giúp các em tiến bộ hơn trong học tập. Thay vì chỉ trích những em học sinh không tốt bạn nên khen ngợi những em học sinh tốt.

Ở đây người viết xin trích đoạn một bài viết về sức mạnh của lời khen do Madsen, C.H Jr, Becker,

W.C và Thomas, D.R. (1968), “Qui tắc, biểu dương và bỏ qua lỗi”, Tập san ứng dụng phân tích hành vi (Journal of Applied Behavioural Analysis), I: 139-50

“Trong một nghiên cứu nổi tiếng, những học sinh “thường xuyên có những hành vi sai trái” được quan sát trong 20 phút mỗi ngày, ba ngày một tuần từ tháng 11 đến tháng 6.

Trong khoảng thời gian này, cứ 10 giây một lần những hành vi của các em được ghi lại và chia theo “ hành vi đúng” và “ hành vi sai”. Lúc đầu số hành vi sai của các em học sinh

chiếm tới 70% thời gian mặc dù giáo viên có năng lực và kinh nghiệm”.Giáo viên sử dụng

nhiều chiến lược khác nhau để làm cho số em này cư xử tốt. Việc thông báo cho các em về

nội qui của lớp chỉ có ít hiệu quả; còn làm ngơ với các hành động sai trái thì làm cho tình

trái của các em được làm ngơ, nhưng những hành vi tốt của các em được bểu dương thì số

hành vi tốt của những học sinh rất có vấn đề này chiếm tới 90% thời gian”.

1.3.5. Một số kĩ thuật khi sử dụng câu hỏi 1.3.5.1. Những điều nên làm

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 27 - 28)