BÀI 44 HIRO SUNFUA

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 54 - 58)

II- CHUẨN BỊ 1 Giáo viên

BÀI 44 HIRO SUNFUA

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

•Hiđro sunfua là chất khử mạnh.

• Tính tan của các muối sunfua & Phương pháp điều chế hidro sulfua. Hiểu được:

• Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh. •Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

2- Kỹ năng - vận dụng:

- Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu huỳnh.

- Giải thích một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.

3- Tình cảm- thái độ

- Tiếp xúc nhiều với khí H2S, hệ thần kinh sẽ bị mệt mỏi, giảm khả năng phản xạ. Khí H2S với

nồng độ cao làm thần kinh khứu giác bị tê liệt hoàn toàn khiến mũi không còn ngửi thấy mùi thối. Nếu

làm việc liên tục trong không khí chứa H2S nồng độ lớn như trong các xưởng thuộc da, lọc dầu, lưu hóa

cao su…. Có thể trở nên kém trí nhớ hoặc bệnh đần độn.

- Con người có thể bị nhiễm H2S qua đường hô hấp và cũng rất dễ bị nhiễm qua lỗ chân lông và

các tuyến mồ hôi. Nghiên cứu về H2S học sinh biết được sở dĩ khí H2S có mùi trứng thối là do protêin

phân hủy tạo ra khí H2S.

- Các dân tộc miền núi thường hay đeo nhiều trang sức bằng bạc. Ngoài mục đích làm đẹp còn có

mục đích khác: để kiểm tra và giữ gìn sức khỏe vì ở miền núi thường xuất hiện các luồng gió độc có

chứa nhiều khí H2S. Khi Ag gặp khí H2S trong không khí sẽ chuyển sang màu đen do phản ứng:

2 Ag + H2S + ½ O2 = Ag2Smàu đen + H2O.

- Các vật dụng bằng bạc khi để lâu trong không khí cũng sẽ bị sẫm màu vì trong không khí có một

ít khí H2S và nó sẽ từ từ làm Ag chuyển màu do phản ứng trên.

 Với những tác hại trên của H2S, mỗi chúng ta đều phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức

khỏe cho cộng đồng và cho chính bản thân.

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên

- Hoá chất : Lưu huỳnh, Cu, khí oxi (điều chế sẵn).

- Dụng cụ: Ống nghiệm, lọđựng khí oxi, đèn cồn.

- Tranh mô tả cấu trúc tinh thể lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.

- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ, khai thác lưu huỳnh trong lòng đất.

Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học.

3- Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp đàm thoại gợi mở.

Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC

Câu hỏi khái quát:

Khí H2S có từ đâu? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến môi trư ờng sống của con người?

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

1. Từ số oxi hóa của lưu huỳnh

trong H2S hãy dự đoán tính chất

hóa học của nó.

2. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính axit yếu

của dung dịch axit sunfuhidric.

3. Cho biết trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều

chế khí H2S.

4. Bằng phương pháp hóa học

hãy nhận biết dung dịch HCl và

dung dịch H2S.

1.1. Liên kết trong H2S là liên kết gì?

1.2. Lưu huỳnh có thể có những số oxh

nào? Từ số oxh của lưu huỳnh

1.3. Tại sao

trong H2S hãy dự đoán tính chất hóa học của H2S?

bình chứa H2S không đậy nắp

2. Viết phương trình phản ứng của axit H2S với

NaOH?

để

lâu trong không khí bị vẩn đục?

Biện luận các muối có thể thu được?

3.1. Hãy cho biết trong tự nhiên hiđôsunfua tồn

tại ở đâu?

3.2. Tại sao khi điều chế khí H 2S từ muối

sunfua kim loại, người ta thường dùng HCl đặc

mà không dùng

3.3. Tại sao khi ăn trứng bằng muỗng bạc, nếu

không rửa ngay muỗng sẽ bị xỉn màu? H2SO4đ hoặc HNO3?

4.1. Hãy cho biết tính tan và một số màu đặ c

trưng của các muối sunfua?

4.2. Khi cho dung dịch Na2S vào dung dịch các

muối KCl, Pb(NO3)2, NaNO3, CdCl2 có hiện tượng gì xảy ra?

BÀI 45. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức

• Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của SO2, SO3 & H2SO4.

•Các giai đoạn sản xuất axit sulfuric trong công nghiệp. • Cách nhận biết ion sulfat.

Hiểu được:

• Từ cấu tạo phân tử & số oxi hóa ⇒ tính chất của SO2, SO3 & H2SO4 2- Kỹ năng - vận dụng

Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của SO2, SO3& H2SO4. 3- Tình cảm- thái độ

Ảnh hưởng của khí SO2đến môi trường và sức khỏe con người

 Ảnh hưởng đến hô hấp

Hàm lượng SO2 có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn, gây các bệnh về hô hấp

và làm cho bệnh tim càng nặng hơn. SO2 phản ứng với những chất khác trong không khí hình thành

những hạt sunfat nhỏ. Khi chúng ta thở những hạt này sẽ tụ tập trong phổi và gắn kết lại với nhau gây

khó thở và dẫn đến chết sớm.

 Ảnh hưởng đến tầm nhìn

Sương mù xuất hiện là do ánh sáng bị hấp thụ bởi những hạt và khí trong không khí. Những hạt sunfat là nguyên nhân chính gây ra sự suy kém tầm nhìn.

 Mưa axit

SO2 và các oxit Nitơ tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành axit và rơi xuống đất

giống như mưa, sương mù. Mưa axit làm cho các nguồn nước có tính axit không phù hợp cho cá, làm thay đổi độ pH của đất.

 SO2 thúc đẩy quá trình mục nát của các công trình xây dựng và tranh ảnh bao gồm lăng tẩm, tượng đài và các tác phẩm điêu khắc.

Axit sunfuric được xem là máu của các ngành công nghiệp vì axit sunfuric là nguyên liệu cơ sở

mà hầu hết các ngành công nghiệp hóa chất đòi hỏi.

 Trong công nghiệp phân bón: H 2SO4 được dùng nhiều nhất để sản xuất các loại phân

khoáng: superphosphat, sulfat amon, phân phức hợp.

 Trong công nghiệp hóa chất, nó được dùng điều chế các axi t clohiđric, photphoric,

axetic…H2SO4 được dùng để tinh chế các sản phẩm hữu cơ nhất là các sản phẩm dầu mỏ.

 Trong công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, sơn, axit H 2SO4 đặc và oleum được dùng để

 Trong công nghiệp luyện kim, H2SO4 được dùng để sản xuất các kim loại màu và kim loại

hiếm.

 Trong ngành năng lượng, H2SO4được dùng để sản xuất ắc qui chì.

 Trong công nghiệp thực phẩm, H2SO4 được dùng để sản xuất tinh bột và nhiều sản phẩm

khác.

 Học sinh thấy được môn hóa học là môn học rất gần gũi với cuộc sống, giúp các em thêm yêu thích môn học.

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên

• Phát sẵn phiếu học tập cho học sinh.

• Hóa chất: tinh thể Na2SO3, đồng, sắt, đường cát, các dung dịch: axit sulfuric đậm đặc, thuốc tím,

BaCl2 & AgNO3.

• Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm trả lời bộ câu hỏi định hướng bài học làm trước

các bài tập ở đó.

• Dụng cụ: Ống nghiệm, khay đựng, đèn cồn. 2- Học sinh

Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học.

3- Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp đàm thoại gợi mở.

Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC Câu hỏi khái quát

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 Trung học phổ thông chương trình nâng cao (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)