Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
319,5 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG BÀNG oOo SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: Nguyễn Phước Tâm 1 Năm học 2013 - 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Hồng Bàng Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÍ CẤP THPT” Người thực hiện: Nguyễn Phước Tâm Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Địa Lý - Lĩnh vực khác: (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2013-2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Phước Tâm 2. Ngày tháng năm sinh: 28/8/1981 3. Nam, nữ:Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Hồng Bàng 5. Điện thoại:0907708873 (CQ)/ 0613741284 (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail:tnt1428@yahoo.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Hồng Bàng II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân địa lí - Năm nhận bằng:2005 - Chuyên ngành đào tạo: địa lí III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: địa lí - Số năm có kinh nghiệm: 08 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - 1>sử dụng atlat trong dạy học địa lí 12 - 2>lồng ghép giáo dục môi trương trong môn địa lí THPT BM02-LLKHSKKN PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới với sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên tồn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản nước biển dâng, đến năm 2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hồn tồn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng cũng gia tăng. Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng. Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ. Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên của mình. Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở trường THPT, có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý ở trường THPT là hồn tồn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP THPT” 1. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau 2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 2.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá. PHẦN NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”. Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngồi, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người cùng với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí quyển. 1.2. Nguyên nhân hình thành biến đổi khí hậu BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. 1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế là nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO 2 ) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên ), phá rừng và chuyển đổi sử dụng chất thải vào khí quyển. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70-90% lượng CO 2 vào khí quyển; năng lượng hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo các thiết bị điện như: tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác; lượng phát thải CO 2 tăng còn do hoạt động trong nông nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng), khai hoang và công nghiệp. Tóm lại, tiêu thụ năng lượng do đốt các nguyên liệu hóa thạch đóng góp khoảng gần một nửa (46%) vào tiềm năng nóng lên tồn cầu. Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khí thải, gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên tồn cầu Đây là những nguyên nhân dẫn đến BĐKH do hoạt động của con người gây nên. 1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên Nhiều quá trình trong và ngoài khí quyển được cho là có khả năng là những nguyên nhân của những thay đổi khí hậu. Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất đã nhiều lần biến đổi do tự nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lên của Trái Đất đã từng xảy ra cách đây vài triệu năm. Trong thời kỳ này, Mực nước biển trung bình thấp hơn hiện nay tới 120m. BĐKH hiện nay tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ 19. Trong khoảng hơn 100 năm qua (1906-2005) nhiệt độ trung bình tòan cầu đã tăng lên 0,7 0 C. Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ qua. Trong 11 năm (1995-2006) là những năm nóng nhất từ khi có số liệu đo bằng công cụ hiện đại. Do nóng lên tồn cầu, băng, tuyết của các vùng cực của Trái Đất và trên núi cao tan ra, nước của các đại dương ấm lên và giãn nở ra, làm mực nước biển trung bình tòan cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ XX. Các thiên tai như mưa lớn, bão, lũ lụt, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, lốc xảy ra nhiều hơn, mạnh hơn, dị thường hơn. Số ngày lạnh, đêm lạnh, băng giá ít hơn. Hiện tượng El Nino xảy ra nhiều hơn, kéo dài và mạnh hơn. Ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, sạt lở đất xảy ra nhiều và mạnh mẽ hơn trước Đây là những ảnh hưởng do BĐKH gây ra, những ảnh hưởng này tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội vì vậy các địa phương, các cấp, các ngành cần phải tập trung ứng phó và tìm giải pháp hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra. 1.3. Tác động của biến đổi khí hậu Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Trong đó, những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH có thể được tổng hợp qua sơ đồ sau: BĐKH sẽ làm cho Tác động của biến đổi khí hậu Đến môi trường tự nhiên Đến hoạt động kinh tế Đến các yếu tố xã hội - Môi trường đất - Môi trường nước Lượng mưa, Dòng chảy sông ngòi, Nguồn nước mặt, nước ngầm, Lượng bốc hơi , lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường. học. học. - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp, thuỷ sản - Năng lượng - Công nghiệp - Giao thông vận tải - Xây dựng - Du lịch - Vấn đề di dân - An ninh xã hội - Chất lượng cuộc sống, y tế, sức khoẻ cộng đồng - Bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử. - Bảo tồn các phong tục tâp quán các thiên tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 1.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Tố, lốc, bão và các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt và hiện tượng hoang hố hay sa mạc hố đất đai vì thâm canh cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất, và làm mất quân bình cán cân bức xạ nhiệt. BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp gồm thủy lợi, trồng trọt và chăn nuôi BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, hai vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là những vùng đất thấp trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH khi mực nước biển dâng cao và chu trình thủy văn thay đổi. Khô hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất nông nghiệp giảm sút. Nhiều loại dịch bệnh cây trồng của vùng khí hậu nóng Tây Nam Bộ sẽ có khả năng xâm lấn vào đồng ruộng (rầy trắng, vàng lùn-lùn xoắn lá 1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,… Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. BĐKH là nguy cơ gây suy thóai môi trường và suy giảm đa dạng sinh học và sự nhiễu loạn hệ sinh thái sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người. BĐKH làm suy thối tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế. BĐKH còn là nguyên nhân - Môi trường đất - Môi trường nước Lượng mưa, Dòng chảy sông ngòi, Nguồn nước mặt, nước ngầm, Lượng bốc hơi , lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường. học. học. gây nên các biến động về di dân do mất nơi ở, mất đất canh tác hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Trong mấy năm gần đây biểu hiện của BĐKH đối với Việt Nam đã rất rõ nét như mưa lũ thất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt Bắc Trung Bộ có nguy cơ gia tăng bão lũ, trong khi vùng ven biển Nam Trung Bộ đang gia tăng độ khô hạn và có nguy cơ hạn hán. Hậu quả của bão lũ, hạn hán trực tiếp gây chết người, dịch bệnh sau lũ, mùa màng mất mùa, làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng Dòng người tị nạn xâm nhập dần vào các đô thị ít chịu ảnh hưởng của BĐKH, tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao động giản đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị, góp phần nông thôn hố đô thị và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thể kiểm sóat được. Những thành công trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo có thể bị BĐKH làm sút giảm, thậm chí có thể xóa sạch Do vậy, BĐKH có tác động mạnh vào những người nghèo đặc biệt là những người nông dân. 1.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, tài nguyên biển Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km 2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thóat nước , tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng. Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thể kiểm sốt môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm gia tăng. Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên các sông lớn như sông Hồng và sông Cửu Long, xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ. BĐKH cũng đang tác động đến nuôi trồng thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các lồi thủy - hải sản nói riêng. Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau: Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số lòai thuỷ sản nước ngọt. Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số lồi thuỷ sản. Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả: Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều dịch bệnh xảy ra. Dịch bệnh xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, nên mức độ rủi ro rất lớn. Mực nước biển, nhiệt độ nước biển, độ mặn, tốc độ và hướng gió, bề dày của lớp trầm tích sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống trong đó, ảnh hưởng đến nơi sinh sống, khả năng cung cấp thức ăn cho cá. 1.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. Sinh thái bị nhiễu loạn dẫn đến nguồn lợi đa dạng sinh học bị cắt giảm, điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một số đông dân chúng dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nguồn lợi tự nhiên. Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau: Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Nguy cơ tiệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số lòai động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt. Các khu sinh thái trống rỗng hoặc kiệt quệ do BĐKH, tạo tiền đề cho các lòai ngoại lai có khả năng thích nghi tốt hơn xâm nhập. BĐKH đang ngày càng tác động đến các hệ sinh thái biển, làm giảm nguồn lợi cá biển. Hiện tượng san hô chết hàng loạt trong những năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên Ngòai những tư liệu về sự thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH của Liên hợp quốc (IPCC) đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ Trái Đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặc điểm đó của Trái Đất, đến nơi sống của các lồi sinh vật và đến sự phát triển kinh tế của chúng ta. Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ Trái Đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,7 o C làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nước biển dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của BĐKH đang ảnh hưởng ngày một sâu, rộng đến các hệ sinh thái. Vùng phân bố của các lòai đó thay đổi: nhiều lòai cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn; nhiều lòai thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều lòai chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều lòai động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều lồi côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều. Chỉ một trong những nhân tố của môi trường sống bị biến đổi, sự phát triển của một lồi sinh vật nào đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít. Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí nhà kính, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 1,8 o C đến 6,4 o C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 Tại những vùng mà BÐKH làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các lòai sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thóai, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hai vùng đồng bằng lớn và đồng bằng ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các lòai sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều lòai động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều lòai sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thóai do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hố chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán Ngòai ra BĐKH còn tác động đến các lĩnh vực khác: năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp- xây dựng, văn hố, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ Hình 1.1 - Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, KT-XH Nguồn : Viện Viện Suy giảm chất lượng không khí Suy giảm ozon tầng bình lưu Suy giảm sự đa dạng sinh học Suy giảm trật tự xã hội Suy giảm tài nguyên đất Suy giảm tài nguyên nước Suy giảm tài nguyên rừng Suy giảm phát triển kinh tế BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU [...]... ĐẦU Lí do chọn đề tài Trang 3 PHẦN NỘI DUNG I Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu 1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu 1.2 Nguyên nhân khình thành biến đổi khí hậu 1.3 Tác động biến đổ khí hậu 1.4 Thực tiễn biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 4 5 12 II TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHƯƠNG TRÌNH DẠY ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT 14 Khối 10 16 Khối 11 18 Khối 12 19 PHẦN KẾT LUẬN 22 ... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: trưởng GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÍ CẤP THPT Họ và tên tác giả: Nguyễn Phước Tâm Chức vụ: giáo viên Đơn vị: Trường THPT Hồng Bàng Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: Sáng kiến kinh nghiệm... Sách giáo khoa địa lí 10, NXB giáo dục, 2006 Lê Thông, Sách giáo viên địa lí 10, NXB giáo dục, 2006 Đậu thị Hoà, Giáo dục môi trường, NXB Đà Nẵng,2002 Nguyễn trọng Đức, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí trung học phổ thông , NXB giáo dục, 2008 Đoan Thanh, Địa lý kinh tế - xã hội, NXB KHKT , 1996 Nguyễn Dược, Cứu lấy Trái Đất, NXB KHKT, 1997 Nguyễn phi Hạnh Giáo dục môi trường qua môn địa lí... TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT Nhà trường với số lượng đông đảo những người theo học, là nơi để tuyên truyền, thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững Nhà trường là nơi trang bị cho chủ nhân tương lai của đất nước kiến thức về sự biến đổi khí hậu, về khả năng của con người trong cuộc chiến làm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu Nhà trường không... giáo dục biến đổi khí hậu qua môn địa lý đặc biệt có ưu thế, bởi vì hầu hết các bài học trong chương trình các cấp học đều có liên quan đến các yếu tố trên Trái đất (Địa lý tự nhiên & Địa lý kinh tế xã hội và môi trường…) cụ thể như sau: K h ố Tên bài học Nội dung có thể tích hợp Mục đích giáo dục i 10 Bài 6: Hệ quả Nhận thức được sự thay đổi của chuyển động Các mùa trong thời tiết và khí hậu trong. .. vững, hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên làm biến đổi khí hậu, đồng thời có hành động bảo vệ môi trường góp phần làm giảm thiểu biến đổi khí hậu, có kế hoạch ứng phó và sống chung với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - hội nhập khu vục và quốc tế Đặc biệt trong nhà trường, cần phải coi việc tích hợp trong các bài giảng đưa nôi dung giáo dục bảo... bài học địa lý có những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu tồn cầu Vì vậy, các thầy cô giảng dạy địa lý ở trường phổ thông sẽ làm cho mỗi học sinh hiểu rằng chính họ chứ không phải ai khác có thể làm chậm đi sự biến đổi khí hậu tồn cầu, giữ vững cuộc sống của nhân loại – chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giáo dục là chi phí hiệu quả nhất, kinh tế nhất - Những hậu quả... thích nghi với Biến Khai thác tổng đổi khí hậu ở địa phương mình hợp các tài nghiên cứu nguyên vùng biển và hải đảo Ngòai các chủ đề theo quy định thì có thể đưa thêm nôi dung Biến đổi khí hậu ở địa phương vào để học sinh tìm hiểu, nghiên cứu PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận: Nhận thức về phát triển bền vững, diễn biến của biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trong xã hội và nhà trường ngày... khu công nghiệp trong các thành phố, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,lưới diện, viễn thông, cấp thốt nước III MINH HỌA MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA MÔN ĐỊA LÝ Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vấn đề giáo dục BĐKH cho học sinh ở các bậc học hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục các em học sinh trở thành những công dân có ích trong tương lai,... khí hậu có qui mô tòan cầu nhưng hành động để ngăn cản sự biến đội khí hậu ấy đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia, mọi vùng và tòan thế giới Với vai trò là một bộ môn khoa học, các giáo viên phổ thông, qua môn học của mình, sẽ giúp cho các em học sinh hiểu được nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu tồn cầu Làm cho mỗi công dân tương lai nhận thức được vai trò của chính họ trong cuộc chiến biến đổi khí hậu . 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Hồng Bàng Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÍ CẤP THPT Người. cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP THPT 1. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG BÀNG oOo SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP TRUNG HỌC PHỔ