Trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật, các yếu tố về ngoại hình đó vai trò khá quan trọng. Theo quan niệm dân gian truyền thống: “xem mặt mà bắt hình dong”, thì việc nhìn ngoại hình có thể thấy đƣợc phần nào tính cách và tâm địa con ngƣời. Mỗi loại nhân vật có một ngoại hình riêng biệt. Khi nhân vật xuất hiện với một ngoại hình đƣợc cá thể hóa thì tính cách cũng bộc lộ dễ dàng hơn. Các nhà văn đặc biệt chú ý đến yếu tố này trong việc xây dựng những nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Các nhà văn thời kì đổi mới vẫn tiếp nối truyền thống từ việc lựa chọn những chi tiết ngoại hình riêng biệt, đặc sắc cho mỗi loại nhân vật. Trong đó có những con ngƣời của đời thƣờng tiềm ẩn vẻ đẹp bình dị sau lũy tre làng. Họ mang dáng vẻ bên ngoài chân chất mộc mạc nhƣ đồng đất, nhƣ khoai lúa. Có thể thấy khi viết về nông thôn, các nhà văn đều nhìn thấy ở những ngƣời con sinh ra nơi làng quê, dù lớn lên trong hoàn cảnh nào vẫn ẩn chứa sức khoẻ, vẻ đẹp thuần phác nhƣng mạnh mẽ, đằm thắm; giản dị nhƣng đầy sức sống. Đó là kết quả của cuộc sống trong sự chan hoà với thiên nhiên trong sự lao động cần mẫn.
Nếu nhƣ nhân vật những ngƣời phụ nữ thuộc tuyến nhân vật chính trong các tiểu thuyết phần lớn đều đƣợc xây dựng với ngoại hình giàu sức sống và tiềm ẩn sự nhân hậu, thì những ngƣời đà ông nhƣ Hàm, Phúc, Cản... lại đƣợckhắc hoạ với ngoại hình đầy phản cảm. ƣ ế á à
ă ờ đổi mớ đã rất thành công khi lựa chọ đƣợc những chi tiết ngoại hình độ đá ó ần cá thể á đƣợc tính cách nhân vậ Đó à ết quả của sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật truyền thống và óc quan sát cùng cách thể hiện tinh tế của các những cây bút trong thờ đại mới.
Bên cạnh những nhân vật đƣợc xây dựng từ nhiều chi tiết ngoại hình chân thực nhƣ thế, có những nhân vật rất ám ảnh đối với ngƣời đọc. Họ là những hình tƣợng nghệ thuật thể hiện rõ sự sáng tạo của nhà văn. Khi đƣợc khắc
họa thành công, họ có khả năng biểu hiện động cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về một đối tƣợng, một lớp ngƣời nào đó trong xã hội. Đó à những nhân vật dị ƣờ ƣ ềnh, Lẹp…
Có thể khẳng định việc xây dựng nhân vật từ những chi tiết ngoại hình là một thế mạnh của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới. Sức sống của hình tƣợng các nhân vật chính là ấn tƣợng mạnh mẽ về những đặc điểm bề ngoài của mỗi con ngƣời. Ngoại hình của họ vừa cá thể hóa sâu sắc nhân vật, vừa có sức khái quát hiện thân cho một lớp ngƣời, một kiểu ngƣời nào đó ở nông thôn xƣa.
3.2.2. Khắc hoạ nội tâm nhân vật:
Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật là yếu tố quan trọng đá h dấu sự đổi mới hiện đại của tiểu thuyết. Thế giới nội tâm bao gồm tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và những phản ứng tâm lí của nhân vật trƣớc những cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật trải nghiệm hoặc chứng kiến.
Nội tâm nhân vật có khi đƣợc thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện, hay khi nhân vật tự bộc bạch tâm trạng, tấm lòng mình; có khi hiện lên qua cách cảm nhận của nhân vật khác, có khi bộc lộ trong những cảm nhận về ê ê đời sống… Việc khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nội tâm khiến cho những nhân vật ấy trở nên gần gụi hơn với đời thƣờng. Với tất cả cảm xúc buồn vui, yêu ghét, căm giận hay tự hào, họ bƣớc vào trang sách từ chính cuộc đời. Thế giới tâm hồn của nhân vật làm cho bức tranh hiện thực đời sống đƣợc phản ánh có chiều sâu hơn. Các hình tƣợng nghệ thuật thể hiện chân thực hơn suy nghĩ, đá giá của ngƣời viết về con ngƣời.
3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật:
Miêu tả hành động nhân vật là một cách thức khá quan trọng và hiệu quả để khắc hoạ tính cách nhân vật. Những kẻ bạc ác hành động trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn; những ngƣời có tâm, có đức trong hành động luôn ẩn chứa sự suy nghĩ, dằn vặt…
thuyết viết về nông thôn của mình đã xây dựng đƣợc những hình tƣợng nhân vật khá đầy đặn từ ngoại hình, nội tâm, hành động. Với hiện thực nông thôn bề bộn, xây dựng nhân vật theo lối truyền thống là lựa chọn hợp lí để mang lại cho ngƣời đọc cái nhìn tƣờng tận về cuộc sống, số phận con ngƣời sống nơi làng quê.
3.2. Ngôn ngữ:
Một đặc điểm khá quan trọng mang tính thể loại, đó là tiểu thuyết lấy
nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Chính ngôn ngữ là hình thức cụ thể và vật chất hóa cho nghệ thuật kể chuyện ấy.
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện):
Ngƣời kể chuyện đó vai trò cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa nhân vậtngƣời kể chuyện và độc giả. Có thể thấy trong năm tiểu thuyết về nông thôn viết trong thời kì đổi mới thƣờng có hai nhân vật kể chuyện. Đó là ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba tiềm ẩn và ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nếu nhƣ trong tiểu thuyết thời kì trƣớc thế kỉ XX ngƣời kể chuyện thƣờng đứng ở điểm nhìn biết tuốt, có thể nhìn thấy mọi việc của nhân vật, thì văn học hiện đại không chấp nhận điều đó nữa. Nhà văn trong văn học hiện đại thƣờng chỉ sử dụng điểm nhìnbên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự giao thoa giữa hai điểm nhìn ấy. bên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự giao thoa giữa hai điểm nhìn ấy. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết thời đổi mới không một mình kể chuyện từ đầu đến cuối, mà luôn đặt nhân vật vào các tình huống đối thoại. Và nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đƣợc đặt ra xem xét dƣới các điểm nhìn khác nhau. Chính sự di chuyển điểm nhìn liên tục ấy tạo cho ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện tính chất tự nhiên và góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Khi tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết, chúng ta không chỉ tìm thấy điểm nhìn trần thuật mà còn thấy một yếu tố đó vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện: giọng điệu trần thuật. Năm tiểu thuyết đã tái hiện một hiện thực nông thôn bề bộn và thế giới nhân vật phong phú, phức tạp trong cái nhìn đa diện. Để tái hiện đƣợc bức tranh nông thôn Việt Nam từ nhiều chiều ấy, các nhà văn đã lựa chọn và sử dụng giọng điệu trần thuật hết sức linh
hoạt và sinh động. Khi là giọng điệu trầm lắng đầy suy tƣ khi nhân vật tự vấn bản thân, chiêm nghiệm về cuộc đời. Khi là giọng điệu mạnh mẽ, quyết liệt trong hoàn cảnh có sự đối kháng. Khi là giọng điệu mỉa mai đầy cay nghiệt trƣớc nghịch lý đầy đau đớn của cuộc đời. Khi là giọng trữ tình, nhẹ nhàng khimiêu tả về thiên nhiên quê hƣơng làng xóm…
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.
Đọc tiểu thuyết viết về nông thôn, ngƣời đọc cảm nhận về một trƣờng
ngôn ngữ rất khác so với ngôn ngữ trong tiểu thuyết về ngƣời trí thức thành thị. Để cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật, đồng thời tạo nên sự chân thật trong việc khắc họa hình tƣợng con ngƣời sống nơi làng quê, nhà văn đã đƣa vào lời văn nhiều khẩu ngữ, từ địa phƣơng, cùng lối “chửi đổng” rất đặc trƣng của những ngƣời ít học, nghèo khổ. Bằng cách đƣa ngôn ngữ thông tục, dân dã của đời sống vào lời đối thoại giữa các nhân vật mà hƣơng vị, đặc trƣng làng quê đƣợc hiện lên rõ nét. Hơn thế, các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới còn rất chú trọng đến cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Ngƣời đọc dễ dàng nhận ra ngôn ngữ của những kẻ cố cùng, dị dạng nhƣ Quyềnh, Thó, Lẹp… sự bặm trợn, tợn tục; khác hẳn với ngôn ngữ của những chàng trai, cô gái mới lớn với tâm hồn khao khát tự do tình yêu đầy thánh thiện. Nếu nhƣ trong lời nói của các bậc “đại trƣởng cự” dòng tộc toát lên đầy triết lí, tƣ tƣởng nho giáo phong kiến cứng nhắc; thì ngôn ngữ của các bậc lãnh đạo hợp tác xã, xã, huyện lại “thở ra” toàn là chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Đó là thứ ngôn ngữ trịch thƣợng, đầy tính thuyết giáo.
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật:
3.3.1. Không gian nghệ thuật:
Tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau đổi mới 1986 đã khai thác triệt để, sinh động một không gian chung, rộng lớn: không gian làng quê. Đó là sân khấu chính để các nhân vật diễn vai, nhân vật hành động, suy ngẫm và bộc lộ tâm tƣ tình cảm của mình. Với nhu cầu “nhận thức lại thực tại xã hội”, năm tiểu thuyết đã tái hiện đầy đủ các dạng thức không gian khác nhau, thể
hiện một hiện thực chân thật nhất, gần gũi nhất với đời sống. Đó là không gian ối cảnh xã hội, nơi sinh hoạt cộng đồng nhƣ bến sông (Bến Tình), đình làng (Hạ Vị), cánh đồng (Thanh Khê), dòng sông (Châu Giang), trụ sở ủy ban…; không gian sinh tồn của mỗi ngƣời nhƣ: ngôi nhà, Từ đƣờng… nhà văn thời kì đổi mới không đặt nhân vật của mình vào không gian rộng lớn, mà dồn nén nhân vật vào những khoảng không gian chật hẹp. Bằng việc lựa chọn và xây dựng những mảnh không gian ấy, các nhà văn muốn nhấn mạnh về một thời kì hiện thực nông thôn đầy mâu thuẫn phức tạp- mâu thuẫn tất yếu của xã hội khi đang bƣớc vào thời kì quá độ. Bên cạnh những không gian bối cảnh xã hội ấy, các nhà văn thời kì đổi mới cũng chú trọng tới không gian thiên nhiên. Đó là không gian thực có, vốn có, mang hồn cốt của làng quê Việt Nam. Nếu nhƣ không gian xã hội là bối cảnh chính để nhân vật sống, hoạt động, bộc lộ tính cách và số phận của mình thì không gian thiên nhiên đó vai trò là nền cảnh. Không gian thiên nhiên với đất trời cao rộng là nơi bao bọc, che chở, bênh vực cho những mầm sống tình yêu.Với qui mô và khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn, không gian trong năm tiểu thuyết đƣợc tổ chức theo sự luân chuyển hết sức linh hoạt, kết nối nhiều mảng không gian khác nhau. Không gian ấy thay đổi theo sự dịch chuyển của nhân vật, sự biến chuyển của những sự kiện trong cuộc đời và số phận nhân vật trong những khoảng thời gian khác nhau. Dù không gian có biến đổi theo
bƣớc chân của nhân vật, kết nối những không gian khác nhau; dù không gian có đƣợc mở rộng theo sự kéo dài của thời gian, sân khấu chính để nhân vật diễn vai vẫn là không gian làng quê. Thông qua những mảnh không gian cùng cách tổ chức không gian, các nhà văn đã thể hiện ngòi bút phân tích và khám phá hiện thực xã hội rất sâu sắc.
3.3.2. Thời gian nghệ thuật:
Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới, chúng tôi nhận thấy các nhà văn thƣờng lựa chọn thời gian đêm tối để triển khai những biến cố, sự kiện có tính chất bƣớc ngoặt. Các nhà văn đã
lựa chọn thời gian đêm tối để nhấn mạnh về một thời kì lịch sử còn nhiều rối ren,đen tối. Nếu nhƣ các nhà văn hiện thực trƣớc 1945 chọn thời gian đêm tối làm bối cảnh để phản ánh không khí ngột ngạt, tù đọng của xã hội nói chung và nông thôn nói riêng đang bị đẩy đến bên bờ vực thẳm; thì bối cảnh đêm tối trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới lại là thời điểm để những hành vi phản đạo đức bị phát giác, tố cáo. Đêm tối trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới vì thế không quá ngột ngạt, bế tắc mà có khuynh hƣớng tố cáo và hƣớng ra ánh sáng của sự lƣơng thiện. Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới qui mô không lớn, khoảng vài trăm trang song nhiều tiểu thuyết đã tái hiện đƣợc một chặng đƣờng dài trong cuộc đời nhân vật. Đó là khả năng tiểu thuyết có thể mở rộng về thời gian Thời gian tiểu thuyết đi qua nhiều không gian khác nhau của nông thôn Việt Nam, diễn tả những sự kiện, biến động trong cuộc đời nhân vật và hiện thực đời sống. Bằng cách vừa mở rộng thời gian cốt truyện, sử dụng yếu tố thời gian linh hoạt gắn với các sự kiện, nhà văn có thể tái hiện sâu sắc tính cách, số phận và diễn biến cuộc đời nhân vật.
3.4. Kết cấu:
Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của tác phẩm (bao gồm các yếu tố thuộc nội dung và các yếu tố thuộc hình thức) theo một hệ thống, một trật tự nhất định. Tiểu thuyết thời kì đổi mới nói chung và những tiểu thuyết về đề tài nông thôn nói riêng đã thể hiện những đổi mới rõ rệt về kết cấu so với văn xuôi thời kì cổ trung đại, gần hơn là so với tiểu thuyết Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. Có thể thấy, kết cấu của các tiểu thuyết vừa tìm hiểu vẫn tuân theo kết cấu truyền thống. Nhà văn vẫn tuần tự kể lại câu chuyện theo hƣớng từ bắt đầu đến kết thúc theo cuộc đời của nhân vật. Kết cấu này không nhàm chán mà trái lại tạo sự tò mò, hứng thú theo dõi của ngƣời đọc.
Bằng những ngòi bút hiện thực sắc sảo, không né tránh, không khoan nhƣợng, các tác giả Lê Lựu, Dƣơng Hƣớng, Nguyễn Khắc Trƣờng , Đào Thắng đã đƣa đến cho ngƣời đọc những hình dung, những cảm nhận rõ nét nhất về những bƣớc thăng trầm trong quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam. Đấy là những sai lầm đáng tiếc trong thời kì cải cách ruộng đất, quá trình hợp tác hoá nông nghiệp của những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Đấy là những thất bại không thể cứu vãn của mô hình hợp tác xã sản xuất theo lối quan liêu bao cấp của những năm 70, 80 của thế kỉ này. Thời kì đầu hợp tác xã còn làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó. Nhƣng chúng ta đã thất bại khi xây dựng những mô hình hợp tác xã mở rộng với qui mô lớn trong khi trình độ văn hoá, tổ chức, quản lí của cán bộ vẫn còn trì trệ, lạc hậu, sản phẩm mồ hôi nƣớc mắt của ngƣời lao động thực chất trở thành một thứ vô chủ mà những phần tử quan liêu, bè phái theo kiểu dòng họ tha hồ đục khoét, tham ô... Những vấn đề kể trên vừa có thể gọi là những hạn chế nhƣng nó cũng là những tất yếu lịch sử khi mà quan hệ sản xuất phát triển không phù hợp với trình độ của lực lƣợng sản xuất. Cái đáng quý là chúng ta biết thẳng thắn nhìn nhận và chấp nhận sự thật để khắc phục. Cả ba tác phẩm chỉ mới dừng lại ở việc phản ánh, chƣa hƣớng tới một giải pháp cụ thể, hữu hiệu cho sự đổi mới phƣơng thức quản lí và sử dụng con ngƣời, đổi mới phƣơng thức sản xuất và quản lí kinh tế ở nông thôn. Dẫu vậy, các tác giả đã tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề của nông thôn, dám nghĩ và dám nói những điều mình trăn trở trong tác phẩm.
Đấy là sự thẳng thắn, nghiêm túc khi nhìn nhận những vấn đề xã hội. Còn một vấn đề khác cũng vô cùng thu hút sự quan tâm của các tác giả, đó là vấn đề con ngƣời, vấn đề số phận con ngƣời. Trong lịch sử loài ngƣời, con ngƣời chính là thƣớc đo sự phát triển của xã hội. Xã hội nào mà trong đấy con ngƣời đƣợc hƣởng tự do, đƣợc sống yên vui, no đủ, hạnh phúc, đƣợc tự bộc lộ mình, đấy là một xã hội phát triển. Còn trong một xã hội mà con ngƣời không có đƣợc những quyền tối thiểu của con ngƣời, không quan tâm đến vấn đề con ngƣời thì đấy chẳng qua cũng chỉ là một xã hội sơ khai,