2 Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền

Một phần của tài liệu Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 60)

Trong xã hội nông thôn, uy quyền thuộc về hai đối tƣợng: kẻ có chức và kẻ có tiền. Kẻ có chức thƣờng khiến cho ngƣời ta sợ. Những con ngƣời có chức có quyền đi đến đâu cũng đƣợc ngƣời khác xun xoe, nịnh hót, đƣợc ngƣời ta để ý từng chút đến thái độ, vẻ mặt để chiều theo, để cố gắng làm hài lòng... Còn ngƣời có tiền không làm ngƣời ta sợ nhƣng lại khiến ngƣời ta nể, khiến ngƣời ta phải trọng vọng, dù không phải ai cũng có ý nghĩ muốn nhờ vả họ.

Ngƣời ta nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, ai nhiều tiền, nhiều gạo ngƣời đó sẽ có sức mạnh. Thật vậy, cứ nhìn vào nhân vật Trịnh Bá Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma thì thấy rõ điều đó. Ông Hàm là ngƣời xấu mã, ngƣời lùn và to ngang, tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn..., và ông Hàm cũng chỉ làm một nghề hết sức bình thƣờng để kiếm sống –nghề thợ mộc. Nhƣng nhờ có hoa tay, có tài nên ông Hàm cũng tạo cho mình một cơ ngơi tƣơng đối bề thế, giàu có với căn nhà mái bằng quét ve xanh, lát gạch men, những “đồ đạc, giƣờng tủ, bàn ghế vàng rực cả bốn gian nhà”, có ruộng “thƣợng đẳng điền”. Và nhờ thế, ông tạo ra quyền uy cho mình. Ông có uy quyền với xóm làng. Cái làng Giếng Chùa trong những ngày giáp hạt, lúa cũ không còn, lúa mới chƣa đến ngày thu hoạch, cái đói phơi bày ra khắp mọi nơi, trong khắp các gia đình. Lúc này, những gia đình nghèo khó ấy bám víu lấy những gia đình giàu có nhƣ nhà ông Hàm để xin

bán lúa non với giá cả rẻ mạt mƣời hai ngàn một tạ. Dù rằng mỗi tạ thóc mua vào khi đến độ thu hoạch, ông Hàm sẽ bán đến giá hai mƣơi ngàn một tạ, thậm chí khi thóc lên, có thể bán đến giá năm mƣơi ngàn một tạ, nhƣng với những ngƣời thu mua thóc non thì đấy vẫn là hành động ban ơn, cứu những con ngƣời đang rơi vào cảnh khốn khó. Và dẫu rằng bị bóc lột một cách trắng trợn thì những con ngƣời nghèo khổ kia vẫn phải cầu cạnh, vẫn phải mang ơn, kính nể ông Hàm.

Ông có uy quyền với anh em họ tộc. Ngoài cái uy của một ngƣời trƣởng tộc, sự giàu có của ông Hàm cũng khiến cho cả họ tộc phải kính nể, tuân phục. Ông đã nói ra điều gì thì không ai dám lên tiếng cãi lại. Ngay cả Thủ, em trai ông, học cao biết rộng, làm đến bí thƣ xã mà cũng không dám chống lại ông một điều gì. Mỗi khi tới vụ gặt, nhà ông Hàm đều có anh em tới giúp. Và mỗi lần nhƣ vậy, ông Hàm đều tổ chức ăn uống hết sức chu đáo với “cá kéo sẵn dƣới ao, gà nhốt sẵn trong chuồng, rƣợu cất từ mấy hôm trƣớc” [52, tr.176]. Ăn uống là một cách để gia đình ông tế nhị cám ơn những ngƣời đã làm giúp, nhƣng ăn uống cũng là cách ông Hàm chứng tỏ uy thế và sự sung túc của mình ngay cả với anh em họ hàng. Với gia đình, họ tộc của mình, ông Hàm tỏ ra rất uy quyền. Với gia tộc bên vợ, ông càng tỏ ra uy quyền hơn. Dòng họ nhà vợ ông nhỏ bé, lại không có con trai, đó là điều đầu tiên khiến ông không kiêng nể. Gia đình chị gái của vợ ông lại nghèo, con đông, phải chạy ăn từng bữa và đã có lần phải sang vay tạm thóc của nhà ông. Dù bà chị vợ vay rồi cũng phải trả chứ không quỵt đƣợc lấy một lạng thóc. Dù chị vợ có không trả thì cũng chẳng ảnh hƣởng gì đến bữa cơm nhà ông. Thế nhƣng, ông vẫn cứ khó chịu, vẫn cứ chì chiết, coi khinh sự nghèo khó của anh em bên vợ. Và, không ít lần, ông Hàm nói bóng gió, thậm chí chửi thẳng chị vợ và gia đình nhà vợ là “nơi cáo tha”. Không chỉ tỏ ra uy quyền với xóm làng, với anh em họ tộc xa gần mà ngay cả với vợ con, ông Hàm cũng tỏ ra cực kỳ gia trƣởng, trịch thƣợng. Là trụ cột kinh tế trong gia đình, ông Hàm tự cho mình cái quyền đƣợc hƣởng thụ,

đƣợc ăn trên ngồi trốc, đƣợc hành hạ, bạc đãi vợ con. Trong cái căn nhà sang trọng bày biện toàn đồ đạc hiện đại, đắt tiền của mình, ông Hàm có thể ngồi co hai bàn chân lên chiếc ghế sa-lông đóng bằng gỗ lát chun bóng nhoáng, vần vũ những đƣờng vân nhƣ tranh sơn mài, hay cứ việc xì bã điếu ra nền gạch men..., mặc cho vợ con ông sau đó phải quét phải lau. Ông tỏ ra uy quyền, quyết định tất cả mọi việc trong sinh hoạt hàng ngày mà không cần phải để ý, phải biết đến tâm trạng, thái độ của vợ. Ông kiểm soát việc chi tiêu. Ông gia trƣởng cả trong chuyện chăn gối... Giàu có và gia trƣởng khiến cho ông là một con ngƣời cũng tủn mủn nhƣ chính hình hài của ông vậy.

Có những lúc nào đấy trong cuộc đời, đồng tiền sẽ thể hiện đƣợc sức mạnh vạn năng của nó. Không nhƣ thế thì làm sao nhân vật Tám lé (Mảnh đất lắm người nhiều ma) lại có thể ung dung trở về làng với một phong thái tự tin, ngẩng cao đầu trƣớc dân làng Giếng Chùa nhƣ vậy. Ngày trƣớc, vì nợ hợp tác nhƣ chúa chổm, Tám phải dắt díu vợ con lên vùng kinh tế mới của huyện để xí xoá hơn tấn thóc vay lãi lai rai trong vòng hơn hai năm. Ruộng, vƣờn, Tám phải trả cho hợp tác. Căn nhà phải gán nợ cho chủ nhiệm Vinh với giá rẻ mạt: ba sào ba tạ thóc. Hồi đó Tám nghèo nên Tám hèn. Hồi đó Tám nợ nần nên Tám sợ. Còn bây giờ, sau năm tháng tha hƣơng, Tám đi đào vàng và may mắn trúng quả lớn. Với đồng tiền kiếm đƣợc, Tám có thể sống sung túc ở bất cứ đâu, nhƣng Tám vẫn quyết tâm phải trở về làng. Bởi vì trong suy nghĩ của Tám thì “có tiền thì sống ở đâu cũng đƣợc, nhƣng suy đi tính lại, Tám thấy phải về làng để đòi lại đất đai ruộng vƣờn đã bị mấy anh có của mua bắt bí bắt chẹt. Bây giờ Tám phải là ngƣời có máu mặt ở ngay mảnh đất cha ông. Phải sánh ngang hàng với những ngƣời xƣa nay vẫn nhìn Tám nhƣ con sâu cái kiến” [52, tr.365].

Và đồng tiền, với sức mạnh của nó, đã làm một cuộc cách mạng cho thân phận con ngƣời. Ngày xƣa ngƣời ta không thèm để ý đến Tám là ai, sống chết thế nào; ngày nay ngƣời ta háo hức nhìn Tám và vợ con Tám, ngầm

đoán xem thực sự đằng sau cung cách ăn vận, tiêu xài , đằng sau những bộ cánh “ mới nhƣ chƣa giặt lần nào, đi lại cứ sột soạt” của gia đình Tám là một gia tài đáng giá khoảng bao nhiêu. Ngày xƣa ở trong làng, gia đình Tám chỉ là con ong, cái kiến; còn ngày nay ngƣời ta nói cƣời hể hả, thân tình với Tám. Ngày xƣa Tám sống tạm bợ, chờ thời, trong cái quán cắt tóc của mình, hàng ngày Tám dài cổ ngong ngóng chờ đợi sang nhà uỷ ban để hễ bên ấy động thớt là Tám liền có mặt để đƣợc ăn chực, ăn hôi. Chính Tám là ngƣời đã truyền lại cái mánh ăn láu cá ấy cho lão Quềnh trƣớc khi từ bỏ quê hƣơng lên vùng kinh tế mới. Còn ngày nay, Tám có thể mua gà, mua rƣợu thiết đãi bạn bè và khi đến nhà chủ nhiệm Vinh, ngƣời trƣớc đây đã cho Tám vay thóc, ngƣời đã góp phần đẩy Tám đi vùng kinh tế mới, ngƣời đã mua cả ba sào thổ cƣ, đất hƣơng hoả của cha ông Tám để lại với giá ba tạ thóc..., thấy mâm cơm chỉ có rau luộc, cá kho đã nói một cách rất kể cả: “nhà ông chủ nhiệm mà ăn uống chỉ có thế này thôi à?” [52, tr.363]. Cái kiểu nói nhƣ là trƣớc giờ Tám là ngƣời ngang hàng phải lứa với chủ nhiệm, chứ không phải là hạng ăn vay, sống nhờ. Đã vậy, Tám còn rất tự tin, đĩnh đạc yêu cầu chủ nhiệm Vinh cũng nhƣ hợp tác xã phải trả đất cho anh ta. Anh ta còn kiêu hãnh rút ra khoe vài triệu với lời giải thích đấy “chỉ là vài triệu lẻ, chỉ là cái móng tay của tôi thôi” [52, tr.364]... Đồng tiền đã giúp cho giọng nói, lời nói của một kẻ cùng đinh nhƣ Tám trở nên có thanh có sắc, hơn nữa, có gang có thép. Đồng tiền giúp cho Tám đi lại nghênh ngang, kiêu hãnh giữa làng. Đồng tiền khiến cho tay “thợ húi đầu có cặp mắt hiêng hiếng nhƣ bánh xe sang vành” [52, tr.363] càng trở nên hiếng hơn, “cứ nhìn xiên xiên nhƣ thằng ba gai” [52, tr.363]. Tóm lại, tiền đã đem lại sức mạnh cho Tám, dù rằng vẫn là một kẻ vô danh tiểu tốt, nhƣng Tám đã đƣợc sống cho ra con ngƣời và có quyền yêu cầu ngƣời khác, những điều mà khi nghèo khổ, dẫu mơ Tám vẫn không thể nghĩ là mình sẽ có đƣợc những điều đó.

mình, có thể chi phối đến ngƣời khác, huống hồ một ngƣời vừa có chức, vừa có tiền nhƣ chủ nhiệm Vinh.

Trong cái làng Giếng Chùa, bộ phận lãnh đạo chia năm xẻ bảy, chia bè kết phái. Các phe phái đấu đá nhau để giành quyền lực cho mình. Ấy thế mà anh em nhà Vinh cứ nhởn nhơ không chịu đứng vào phe nào, mặc cho các phe ra sức lôi kéo. Sở dĩ nhƣ vậy là vì nhiều lí do khác nhau. Thứ nhất, dù không phải là ngƣời của một dòng họ lớn trong làng nhƣng anh em nhà Vinh lại là con của cô Thống Bệu, ngƣời có tài “ cai quản phần âm của làng”, mà ngƣời làng thì cho rằng làng mình rất nhiều ma nên vô cùng nể sợ, họ nể sợ luôn các con của cô khiến cho những ngƣời tai to mặt lớn trong làng cũng không dám coi nhờn. Thứ hai, anh em Vinh không phải nhờ vả bất cứ ai trong thƣờng vụ xã. Thứ ba, Vinh lấy một ngƣời vợ gia đình khá phong lƣu, vợ Vinh lại là con gái duy nhất, Vinh dù ở rể nhƣng không phải chịu cảnh chó chui gầm chạn, lại còn đƣợc hƣởng trọn vẹn cuộc sống sung túc, đủ đầy. Chính vì thế, Vinh càng có cớ để không phải dựa dẫm, phụ thuộc ai. Vì lẽ đó, ngƣời ta đã kính càng kính hơn, ngƣời ta đã nể càng nể hơn. Rõ ràng, một cuộc sống vật chất sung túc đã khẳng định thêm chỗ đứng, uy quyền cho chủ nhiệm Vinh. Cùng những yếu tố khác, sự giàu có cũng giúp cho Vinh thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh, đấu đá khốc liệt trong cuộc chạy đua giành chức, giành quyền ở xóm Giếng Chùa mà vẫn đứng vững trên vị trí của mình, từ từ hƣởng lợi một cách thanh thản.

Những trƣờng hợp trên chỉ là những câu chuyện của những cá nhân riêng lẻ. Thế nhƣng, chính nó cũng là những minh chứng sinh động cho nếp nghĩ nếp sống của ngƣời dân quê rằng trong cuộc sống nếu nhƣ “cả vợ chồng con cái phải bán mặt cho đất, bán lƣng cho giời mới kiếm đƣợc miếng ăn thì không ai ngƣời ta trọng” [52, tr.135]. Ở các làng quê, những ngƣời có quyền, có tiền luôn có một vị thế riêng, luôn đƣợc đặt cao, luôn đƣợc trọng vọng, dẫu rằng sự trọng vọng ấy không phải lúc nào cũng song hành cùng sự yêu mến. Chẳng thế mà, ngƣời ta làm tất cả để đạt đƣợc những thứ đó, có thể đánh đổi tất cả để có đƣợc những thứ đó.

Chương 2

BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI NÔNG THÔN

Con ngƣời cá nhân là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng để nhận diện con ngƣời trong tiểu thuyết. Họ vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới.Hơn nữa, khi nghiên cứu về cái nhìn của nhà văn trong tiểu thuyết hiện đại nói chung và những số phận cá nhân nói riêng thì ngƣời viết sẽ có dịp đi sâu khai phá những mảnh tâm hồn vô cùng phong phú và đầy bí ẩn.Ở đó, mỗi cá nhân là một thế giới muôn màu muôn vẻ mà cũng rất gần gũi với đặc điểm bản chất ngƣời.

Trong ba tiểu thuyết: Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, sự giải phóng cái “tôi” của chủ thể sáng tạo đã làm cho những phong cách cá nhân xuất hiện với những độc đáo khác nhau. Lƣớt đi trên từng trang tiểu thuyết, ta sẽ bắt gặp nhiều mảnh đời với những số phận khác nhau. Ngƣời ta thƣờng nói: hạnh phúc thì có thể giống nhau, còn đau khổ thì không ai giống ai.Quả thật vậy, ba tác phẩm với số lƣợng nhân vật không phải là ít, nhƣng ở mỗi nhân vật, mỗi cá nhân, ngƣời đọc lại đối diện với mỗi hoàn cảnh vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, giàu sang, bần hàn... không hề giống nhau. Nhƣng do đặc trƣng của xã hội Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới: quan niệm, lối sống, sự thay đổi cơ cấu quản lý và cơ cấu sản xuất, những chuyển động tích cực và tiêu cực trong xã hội..., con ngƣời thời kỳ này dƣờng nhƣ đều vƣớng mắc một số bi kịch chung mang tính chất thời đại. Đó là bi kịch khi con ngƣời bị trói buộc bởi uy danh dòng họ. Đó là bi kịch của những con ngƣời đánh đổi tất cả cho khát vọng quyền lực. Và một bộ phận lớn những con ngƣời cam chịu, phải đè nén những khát vọng cá nhân, sống theo những giá trị đƣợc coi là chuẩn mực của gia đình, xã hội lúc bấy giờ.

2.1. Con người bị trói buộc bởi uy danh dòng họ.

Một đặc điểm tâm lý đƣợc xem là phổ biến và là đặc trƣng của ngƣời nông thôn Việt Nam là tự ti nhƣng rất tự tôn. Mỗi con ngƣời, từ trẻ con đến

ngƣời già, từ đàn bà đến đàn ông, từ ngƣời giàu sang đến nghèo hèn..., nhìn chung, họ ít tự bộc lộ mình, ít dám bày tỏ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm của bản thân; hay nói cách khác, họ đối đãi nhau trong một quan hệ vừa câu nệ vừa du di, vừa cả nể vừa khe khắt. Thế nhƣng, với gia đình, với dòng tộc, họ lại có một thái độ khác hẳn, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hi sinh và sẵn sàng làm mọi điều có thể, thậm chí cả những điều không thể để tôn vinh gia đình, dòng họ mình. Việc gia đình, dòng họ đƣợc khen ngợi, nể nang cũng chính là niềm kiêu hãnh, là điều kiện để họ mở mày mở mặt với xung quanh, dù cho đời sống riêng có khó khăn đến thế nào. Thậm chí, khi ngƣời nhà lâm nạn, ngƣời ta còn có thể sẵn sàng “dù mất chức, mất quyền, mất Đảng, chứ tôi không cho ai động đến ngƣời nhà tôi” [52, tr.134]. Cái tâm thức đó tác động đến con ngƣời ở cả góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt nó thúc đẩy con ngƣời ta phấn đấu sống tốt hơn, lành mạnh hơn vì “tiếng thơm” của gia đình. Nhƣng mặt khác, nó cũng gây cho ngƣời ta biết bao bi kịch, cả những bi kịch hữu ích và những bi kịch không đáng có.

Nhân vật Trịnh Bá Hàm trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

là một ví dụ điển hình. Vì mối thâm thù với dòng họ Vũ Đình mà Trịnh Bá Hàm đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Khi nghe tin có kẻ viết đơn nặc danh tố cáo chính quyền xã, trong đó có em Hàm, vô trách nhiệm đối với cái chết của một ngƣời cô quả nhƣ lão Quềnh, ông đã sôi sục lên căm hờn vì đoán chắc đó là việc làm ném đá giấu tay của Vũ Đình Phúc. Sẵn những mối thâm thù trƣớc đó, ông tìm cách trả thù, mà phải là cách trả thù huỷ diệt đến mấy đời, đến tận gốc rễ dòng họ nhà địch thủ. Đúng là cách trả thù của Trịnh Bá Hàm tự cổ chí kim, có lẽ ai nghe cũng phải rùng mình: “lấy âm trị dƣơng”. Trong đêm, Trịnh Bá Hàm, theo di huấn của cha, đã cùng mấy đứa cháu và Thó (một ngƣời hàng xóm) đi đào trộm mộ bố của Vũ Đình Phúc mới chôn đƣợc ba ngày để lật sấp xác chết xuống, lấy ván

Một phần của tài liệu Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)