Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải quyết

Một phần của tài liệu Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 26)

1.2.1. Nông thôn với những lý tưởng và niềm đau trong chiến tranh

Trong Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía không tác phẩm nào miêu tả trực tiếp chiến tranh, nhƣng chúng đều cập đến chiến tranh. Và trong những bức tranh loang lổ những dấu tích của chiến tranh ấy, ngƣời đọc vẫn cảm nhận trọn vẹn cái không khí rực lửa, lý tƣởng cao đẹp, niềm khát khao cống hiến, niềm kiêu hãnh về thành tích chiến trận... Đồng thời, cũng qua những bức tranh loang lổ ấy..., độc giả cũng hình dung đƣợc phần nào những nỗi đau, những mất mát mà con ngƣời phải chịu trong chiến tranh, kể cả ngƣời ở tiền tuyến lẫn ngƣời ở địa phƣơng. Hay nói cách khác, ở các tác phẩm này, chiến tranh đƣợc nhìn nhận cả dƣới góc độ lý tƣởng lẫn thực tế nghiệt ngã của nó.

Dƣới góc độ lý tƣởng, chiến tranh đã đem đến lý tƣởng sống, niềm tự hào, sự kiêu hãnh cho con ngƣời, là nơi khẳng định phẩm giá của con ngƣời tốt

nhất suốt cả một thời, hết chống Pháp lại chống Mĩ.

Chẳng thế mà Nguyễn Vạn (Bến không chồng), một thằng bé mắt toét đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ Hào, quanh năm mặc quần cộc phơi tấm lƣng trần đen nhánh trên lƣng trâu, bỏ làng đi đã lâu, nay trở về đã hoàn toàn khác, tự tin, đĩnh đạc và “đố ai còn dám coi thƣờng”. Bởi vì “chẳng gì Nguyễn Vạn cũng là lính Điện Biên chiến thắng trở về” [18, tr.6]. Vạn là anh hùng. Vạn là anh hùng của dân làng Đông, anh hùng của dòng họ Nguyễn, anh hùng của cả chính bản thân mình. Trong kháng chiến chống Pháp, Vạn đã tham gia bằng tất cả sự dũng cảm, sự liều lĩnh và có lẽ cả bằng khát khao muốn rũ bỏ cuộc sống tủi cực thủa ấu thơ. Thế nên,khi bị thƣơng ngoài mặt trận, máu chảy ra ƣớt đẫm cả quần áo đau điếng mà Vạn vẫn cố cƣời: “Vạn cƣời rống lên để khỏi khóc, Vạn cƣời đến khi ngất xỉu lúc nào không biết nữa” [18, tr.6]. Những tháng năm đau thƣơng và gian khổ ấy đã đem lại cho thằng bé Vạn thủa xƣa một cuộc đời mới, một giá trị mới. Với “những tấm huân chƣơng rủng rỉnh lấp lánh trên ngực áo Vạn”, ngƣời ta không nhớ thằng Vạn mắt toét, đầu trần chân đất nữa mà chỉ kính trọng, trìu mến khi nhắc đến chú Vạn, chú Vạn Điện Biên...Đấy là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của Vạn, của cả họ tộc. Chẳng thế mà, đi đâu Vạn cũng nhắc đến nó. Nói chuyện với mọi ngƣời cũng: “hồi ở Điện Biên”. Răn dạy đám thanh niên trong xã cũng: “ hồi ở Điện Biên”. Xảy ra chuyện gì cũng ngẫm nghĩ, liên hệ tới “ hồi mình còn ở Điện Biên”... Vạn tự cho rằng mình “nên đƣợc ngƣời là nhờ cái thời đánh Pháp”. Những hào quang của quá khứ luôn mới, luôn sống động trong cuộc sống của Vạn. Nó yêu cầu Vạn sống tốt để xứng đáng với nó. Nó khiến Vạn giữ lại tất cả những kỉ niệm của một thời: chiếc ba lô, bộ quân phục rách nát đã vá đi vá lại... Và cái lí tƣởng, nhiệt huyết của ngƣời lính Điện Biên năm xƣa vẫn tồn tại, vẫn nguyên vẹn tƣơi mới trong trái tim bác Vạn, lão Vạn của những năm chống Mĩ. Khi làng Đông bị máy bay Mĩ vào không kích, cả làng ai cũng sợ, chỉ có Nguyễn Vạn một mình âm thầm lặng lẽ xách cây súng của

thời Điện Biên năm xƣa ra nằm trên gò phục bắn lại cho đỡ tức. Không có chiếc máy bay nào bị bắn rơi, nhƣng không thể nào không ghi nhận sự nhiệt tình , lòng dũng cảm của ông trong chiến đấu. Có thể nói, Nguyễn Vạn luôn sống bằng những niềm tin, niềm kiêu hãnh, những chân lý mà cuộc đời binh nghiệp đã trang bị cho ông. Hình ảnh chú Vạn Điện Biên phần nào trở thành quan niệm thẩm mĩ về ngƣời đàn ông của làng Đông lúc bấy giờ. Và ngƣời ngƣỡng mộ, chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ Vạn là đứa cháu trai trƣởng họ của anh – Nghĩa.

Ông bà Khiên chỉ có một mình Nghĩa. Nghĩa sẽ là trƣởng tộc của dòng họ Nguyễn. Và, Nghĩa vừa mới lấy vợ, vẫn đang say đắm, ngất ngây trong cảm giác tân hôn. Vậy mà, tạm dứt bỏ tất cả, cũng nhƣ nhiều trai tráng của làng Đông, theo lời động viên của chú Vạn, của chính quyền xã, Nghĩa quyết định lên đƣờng nhập ngũ. Khi đi, Nghĩa phải dấu cha, bởi ông Khiên nhất định không đồng ý: “tôi còn mỗi mình thằng Nghĩa. Cả họ Nguyễn nhà ta còn mỗi mình nó...” [18, tr.88]. Chính điều này đã khiến Nghĩa vô cùng ân hận. Nghĩa ân hận không phải vì đã trốn cha ra đi mà ân hận vì đã không hiểu nỗi lòng cha mình. Đúng là ông Khiên không muốn Nghĩa đi bộ đội mà muốn Nghĩa ở nhà lo việc họ tộc. Nhƣng ông Khiêm cũng là ngƣời biết suy nghĩ, biết xấu hổ và trọng danh dự nên việc Nghĩa lén lút lên đƣờng nhập ngũ khiến ông có cảm giác mình là kẻ hèn nhát, ích kỉ... Ông đã chết trong đau khổ. Nghĩa đau đớn vì khiến cha buồn, đau đớn vì không về kịp để gặp cha lần cuối. Thế đấy, để thực hiện đƣợc lý tƣởng của ngƣời trai thời loạn, vì đất nƣớc, Nghĩa phải quên tình nhà; vì sự nghiệp chung, Nghĩa phải tạm gác lại hạnh phúc riêng. Mà đâu phải chỉ có Nghĩa, ngoài Nghĩa ra còn những thanh niên khác của làng Đông cũng hăm hở ra trận, hăm hở cống hiến nhƣ: anh Thành thƣơng binh, anh Biền, Hiệp, Hà, thằng Tốn...Mỗi ngƣời đều có mặt này

mặt khác, nhƣng cái phần hào hùng đẹp đẽ của họ thì thật đáng yêu và đáng trọng.

Tiểu thuyết Thời xa vắng cũng khắc họa chân dung một loạt những con ngƣời say sƣa tiến bƣớc theo lý tƣởng cách mạng, từ ngƣời cầm quân, quản lý chính trị cấp trung đoàn cho đến anh nông dân cù nần mới nhập ngũ. Họ cống hiến hết mình để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sự oanh tạc của đế quốc Mĩ trên khắp đất nƣớc đã làm bùng nổ lên lòng căm giận và ý chí quật cƣờng vốn đã dƣ thừa của mỗi ngƣời dân. Mọi ngƣời thi nhau ra chiến trƣờng. Ngƣời đã là quân nhân viết đơn tình nguyện đi B. Ngƣời đang là thanh niên ở nông thôn, ở nhà máy, ở trƣờng học thì viết đơn xin nhập ngũ. Hầu nhƣ đã là thanh niên thời bấy giờ, ít ra ai cũng một lần tình nguyện cầm súng sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc, cho thắng lợi của miền Nam. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Có những lá đơn viết bằng mực. Có những lá đơn viết bằng bút chì. Thậm chí, có những lá đơn đƣợc viết bằng máu... Trong những lá đơn ấy, có hai lá đơn đƣợc viết bằng máu chích ra từ cánh tay của một chiến sĩ trung đoàn bộ phòng thủ bờ biển: Giang Minh Sài. Khi tình nguyện tham gia chiến trận, ngƣời ta thƣờng hay xét đến động cơ. Nếu nói đến động cơ, Giang Minh Sài đi bộ đội, tình nguyện đi B hoàn toàn không phải thuần tuý là động cơ yêu nƣớc, căm thù giặc Mỹ. Sài đi bộ đội là để trốn tránh cuộc sống hiện tại, cuộc sống làm chồng, trốn tránh tai tiếng của mối tình vụng trộm với Hƣơng. Vì cái động cơ ấy, Sài sẵn sàng lao vào học tập, lao động không biết mệt mỏi, thậm chí sẵn sàng xung phong đến chỗ nguy hiểm, đến cái chết. Dẫu là vậy, nhƣng khi vào đến chiến trƣờng, trực tiếp đối diện với sự khốc liệt của chiến tranh, nhất là chứng kiến cái chết của Thêm, ngƣời đồng đội vì thƣơng anh thèm rau, đi tìm miếng rau cho anh ăn khỏi xót ruột mà bỏ mạng thì Sài đã thực sự trở thành chiến sĩ. Sài đã chiến đấu hết mình, chiến đấu một cách ngoan cƣờng và thông minh. Dƣới tài chỉ huy của trung đội trƣởng Giang Minh Sài, những khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe khi đến dốc “bung trôi”, ngầm “mất tích” đƣợc giải quyết nhanh gọn. Cũng nhờ tài phán đoán của Sài mà một trung đội thiếu của ta đã đánh tan một

trung đoàn đủ của đối phƣơng. Và chính Sài đã trực tiếp bắn rớt máy bay của giặc, bắt sống giặc lái. Chiến tranh đã làm cho một con ngƣời sống không có niềm vui, không có lý tƣởng nhƣ Sài trở nên sống có ích, trở thành anh hùng. Chiến tranh đã biến anh thành con ngƣời bất chấp gian khổ, bất chấp hi sinh. Hay nói cách khác, đối với anh trong cuộc chiến đấu một mất một còn, từng giây từng phút này không hề có gian khổ, hi sinh, bởi vì không bao giờ anh nghĩ tới nó, cũng không bao giờ, ở đâu những hi sinh, gian khổ lại có thể cản đƣợc nhiệt tình cách mạng, ý chí kiên cƣờng của anh.

Xung quanh Sài còn nhiều ngƣời khác nhƣ: chính uỷ Đỗ Mạnh, anh Hiểu, anh Hiền, những ngƣời đồng đội, cấp trên của Sài. Những con ngƣời này cũng một lòng một dạ phục vụ cho cách mạng, cố gắng đào tạo ra những con ngƣời cách mạng đúng chuẩn mực phục vụ cho công cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngay cả việc góp phần gây ra bi kịch của đời Sài cũng xuất phát một phần vì tình thƣơng đối với Sài, một phần vì cố gắng thực hiện cho trọn vẹn nhiệm vụ trƣớc Đảng.

Một nhân vật khác chỉ xuất hiện thoáng qua trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma nhƣng vẫn để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc, đó là chính trị viên Thông. Trong một trận đánh giáp lá cà giữa bọn lính dù, lính thuỷ đánh bộ của địch với đại đội của Thông, do bên ta không cân sức, lại không quen đánh bộ binh nên nhóm quân do Thông chỉ huy bị chết gần hết, chỉ còn lại Thông và ngƣời chiến sĩ quân khí. Đau đớn trƣớc những cái chết thê thảm của đồng đội, lại thêm việc phát hiện ra khẩu pháo mới chữa đang để trong ụ làm dự phòng đã bị địch chiếm mất, chính trị viên Thông đã tự kết liễu đời mình bằng một phát súng vào đầu. Tài sản của ngƣời lính trận là vũ khí, bị tƣớc mất vũ khí, phải chăng anh chết vì uất ức trƣớc một tổn thất quá lớn, và chết vì không làm tròn trách nhiệm của một ngƣời chỉ huy.

mặt, những cuộc đời chiến sĩ khác nhau. Vì lý tƣởng cách mạng cao đẹp, ngƣời ta sẵn sàng hi sinh những nhu cầu cá nhân, những hạnh phúc riêng tƣ, hi sinh cả mạng sống của mình. Đấy là sự thể hiện cao nhất trách nhiệm của con ngƣời đối với đất nƣớc, đối với dân tộc.

Nhƣng bên cạnh những lý tƣởng cao đẹp ấy, thực tiễn của chiến tranh cũng vô cùng khốc liệt. Cái khốc liệt ấy tác động đến con ngƣời cả dƣới góc độ vật chất lẫn tinh thần, nó gây lên biết bao bi kịch cho con ngƣời.

Nguyễn Vạn (Bến không chồng) vì say mê với lý tƣởng của đời mình, muốn gìn giữ chút hào quang thủa chiến trận mà đã quên đi con ngƣời cá nhân, quên đi những khát vọng hạnh phúc chính đáng của cá nhân. Đến khi đƣợc hƣởng một chút hạnh phúc thì lại tự cho đó là điều tội lỗi, là tự đánh mất tên tuổi, đánh mất lòng kiêu hãnh của bản thân... Nguyễn Vạn là ngƣời quá lý tƣởng hoá những gì mà mình theo đuổi nên mắc phải sai lầm. Mục đích của cách mạng là đem tới cho con ngƣời một cuộc sống mới vui vẻ, hạnh phúc, đâu phải khiến ngƣời ta sống khổ hạnh, đáng thƣơng hơn.

Hay nhƣ Khuê và Các (Dòng sông Mía) cũng vì lý tƣởng Cách mạng, cũng vì những hủ tục ở làng, đã có sự giằng xé nội tâm cao độ. Họ đấu tranh giữa lý trí và tình cảm, giữa cái bản ngã để rồi họ buộc “xuôi mình” theo dòng chảy thời cuộc. Cái chết có thể giải quyết mọi vấn đề cho chủ thể, nhƣng liệu những cái chết đó có làm cho những ngƣời còn sống đƣợc thanh thản.

Cũng là những con ngƣời quá cứng nhắc trong việc thực hiện lý tƣởng của Đảng, Hiểu, Hiền (Thời xa vắng) đã tiếp tay đẩy Sài lún sâu vào bi kịch của đời anh. Hiểu thì ngăn chặn tình cảm giữa Sài và Hƣơng. Hiền thì theo sát Sài trong những ngày Sài về quê, khuyên nhủ và thậm chí nhƣ ra lệnh cho Sài phải yêu vợ, vào ngủ chung với vợ. Hiểu và Hiền làm tất cả những điều ấy xuất phát từ mong muốn những chiến sĩ trong khu vực mình

quản lý đều tốt, đều tiến bộ; vì họ yêu quý, quan tâm đến Sài, không muốn lý lịch quân nhân của Sài có tì vết, ảnh hƣởng đến việc vào Đảng và quá trình tiến thân của Sài..., Hiểu và Hiền, những ngƣời lãnh đạo phần tƣ tƣởng lại mắc sai lầm về tƣ tƣởng, vô tình đào tạo ra những con ngƣời “sống hộ”, yêu quý những gì mà chỉ huy yêu, ghét cái mà chỉ huy ghét, không có lối sống của riêng mình. Chính uỷ Đỗ Mạnh thức thời hơn về mặt tƣ tƣởng, nhƣng cũng nhƣ đa số cán bộ quân đội lúc bấy giờ, ông không dám bứt phá, không dám bƣớc ra khỏi cái nếp quen trong suy nghĩ, trong cách quản quân lúc bấy giờ, vì vậy, dù hiểu, dù thƣơng thằng cháu của bạn, nhƣng ông cũng không làm đƣợc điều gì hơn cho Sài.

Cũng vì những cái gọi là lý tƣởng, đôi khi nó gây ra những chuyện buồn cƣời. Hiểu (Thời xa vắng) chỉ vì có một bộ đồ dân sự rất “kẻng”: “một sơ mi đuôi tôm trắng tinh, một quần kaki Pháp màu be, một săng đan quai vàng. Tất cả đều sát sỉnh, hợp với cái dáng cao thon và màu da trắng trẻo của anh” [trang 134] để mặc trong những ngày nghỉ mà mang tiếng “biến chất”, “cắm đuôi tiểu tƣ sản”, “có vấn đề”... Bao nhiêu tội thuộc về tƣ tƣởng đƣợc gán cho Hiểu, và mặc dầu đƣợc chính uỷ Đỗ Mạnh bênh vực, Hiểu vẫn phải tự trở nên “giản dị”, “hoà mình với quần chúng”, “lập trƣờng vững vàng”, “đạo đức trong sạch”, “tiến bộ”...bằng một sự cọc cạch phản bội lại cái đẹp.

Có câu nói: “Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tƣơi”. Những con ngƣời sống và làm việc theo một lý tƣởng cao đẹp nhƣng lại máy móc quá, cứng nhắc quá, thành ra gây khổ cho ngƣời khác và tự làm khổ chính mình.

Chiến tranh không chỉ chi phối đến mặt tƣ tƣởng mà còn gây đau thƣơng trên tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống con ngƣời.

Chiến tranh khiến cho Nguyễn Vạn (Bến không chồng) có một vết thƣơng ở bả vai và một ống chân bị gãy, làm bƣớc đi của Vạn cứ tập tễnh. Chiến tranh khiến cho Nghĩa (Bến không chồng) không chỉ có tội

làm cho bố anh chết trong đau khổ mà còn cƣớp mất đi khả năng làm cha của anh. Nhƣ đã nói ở trên, Nghĩa là con trai duy nhất trong gia đình, anh lại là trƣởng tộc có trách nhiệm lớn nhất trong việc xây dựng dòng họ Nguyễn. Chiến tranh cƣớp mất khả năng làm cha của anh, có nghĩa là nó không chỉ cƣớp đi chính tƣơng lai của anh mà còn cƣớp đi tƣơng lai của cả dòng tộc nhà anh, khiến anh vô tình đem lại đau khổ, bất hạnh cho Hạnh và Thuỷ, hai ngƣời đàn bà yêu anh và luôn sẵn sàng hi sinh vì anh. Có niềm đau xót nào hơn!

Chiến tranh cũng làm cho Thành (Bến không chồng) bị bom cháy bỏng toàn thân, dị dạng, xấu xí, mặt sần sùi phồng dộp lên đỏ lừ, đến nỗi, bố mẹ anh cũng không nhận ra con mình. Và với khuôn mặt ấy, ngƣời ta cảm thông, ngƣời ta thƣơng xót, ngƣời ta vẫn quý mến bản chất con ngƣời anh, nhƣng không có một cô gái nào dám gắn kết cuộc đời với một khuôn mặt gớm ghiếc đến nhƣ vậy. Ngay cả Cúc, nghe mọi ngƣời gán ghép, đã nhận trầu rồi cũng đành trả lại, chịu làm lẽ ông Ba Chƣơng, chứ không tài nào yêu Thành đƣợc. Tuổi trẻ, sức trai đã cống hiến hết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, những tƣởng rồi sẽ đƣợc hạnh phúc, nhƣng đến khi trở về, Thành lại phải sống cả cuộc đời với khuôn mặt dị dạng, không vợ, không con.

Những ngƣời đàn ông trực tiếp tham gia chiến trận phải chịu mất mát đau

Một phần của tài liệu Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)