định hướng dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật nguyễn minh châu

53 2K 3
định hướng dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật nguyễn minh châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo khoa học Định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu A. PHẦN MỞ ĐẦU I- Lí do chọn đề tài Việc giảng dạy văn học là một bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS trong nhà trường . Vì tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó những nguồn tri thức vô cùng phong phú và đa dạng, đã được cô đọng lại trong một số lương câu chữ nhất định. Con đường nhận thức của HS là đi từ việc “ hiểu thế giới bên ngoài để hiểu chính bản thân mình, nhận thức để tự nhận thức” (Phan Trọng Luận). Tuy nhiên để việc tác động vào tâm hồn HS , gây chấn động tâm hồn các em không phải là chuyện dễ dàng. Muốn HS chiếm lĩnh được tác phẩm, người GV cần có định hướng rõ ràng. Định hướng là một vấn đề then chốt của phương pháp luận dạy học văn. Định hướng dạy văn góp phần khắc phục những bất cập trong dạy học văn truyền thống (tức là HS thụ động ghi chép những kiến thức do GV truyền đạt mà không có sự tư duy để tự nhận thức). Đồng thời định hướng dạy văn cũng giúp cho quá trình học văn của HS thành quá trình tự nhận thức, tự giáo dục, tự phát triển. Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường “ tinh anh và tài năng nhất” của nền văn học sau 1975. Lộ trình sáng tạo nghệ thuật của ông là lộ trình làm việc say mê, bền bỉ, khát khao kiếm tìm, bộc lộ những trăn trở day dứt của một trái tim khắc khoải với nghệ thuật và con người. Chớnh nhà văn Nguyên Ngọc đã dự đoán: “Nhất định rồi sẽ cần có cả một khoa nghiên cứu về nhà văn hết sức đặc sắc của một giai đoạn đặc sắc như giai đoạn mấy mươi năm nay của văn học Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 1 Báo cáo khoa học nước ta”. Thật vậy, Nguyễn Minh Châu đã trở thành tâm điểm cuả sự quan tâm chú ý trong giới nghiên cứu văn học hiện nay. Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đưa vào chương trình THPT đã chiếm được cảm tình và sự trân trọng của bạn đọc . Năm 1991 trong chương trình cải cách giáo dục, truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng” lần đầu tiên có mặt trong SGK lớp 12 và vẫn tiếp tục được giảng dạy cho đến năm 2007. Năm 2005, SGK thí điểm lớp 12 chương trình THPT đổi mới đã đưa truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” vào phần văn học Việt Nam sau 1975. Và đến 2008, tác phẩm chính thức có mặt trong chương trình lớp 12 đại trà. Mặc dù chưa chính thức dạy học tác phẩm này nhưng chúng tôi rất hứng thú và đam mê tác phẩm. Qua việc thực hiên báo cáo này, chỳng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn mới. Đồng thời qua đõy, chúng tôi sẽ có cơ hội thu hoạch kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học của bản thân và đồng nghiệp. II- Lịch sử vấn đề Con đường để tác phẩm văn chương đến với người đọc chính là thông qua quá trình tiếp nhận. Nhờ quá trình này mà những giá trị của tác phẩm được khơi dậy, được đánh thức và toả sáng. Sáng tạo và tiếp nhận là quá trình có mối quan hệ biện chứng, chúng như hai mặt của một vấn đề mà mỗi mặt đều có những đặc điểm riêng biệt. Yêu cầu đối với người nghệ sĩ là phải sáng tạo ra những tác phẩm văn chương có lượng giá trị thẩm mĩ cao, cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa dạng, mới mẻ và sâu sắc về cuộc sống và những vấn đề trong cuộc sống. Tác phẩm chỉ thực sự là sản phẩm thẩm mĩ nếu nó chạm đến và làm ngân vang lên trong tâm hồn người đọc những thế giới mà bản thân họ - nếu không được tiếp xúc với tác phẩm thì không thể có được. Cái đích đi đến đầu tiên và cuối cùng của tác phẩm không gì khác ngoài con người. Vì thế, đọc tác phẩm, người đọc phải đồng thời sống hai cuộc đời: cuộc đời trong tác phẩm và cuộc đời thực của chính họ,đồng thời phải có được cái nhìn so sánh, đối chiếu giữa hai thế giới Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 2 Báo cáo khoa học mà họ đang thể nghiệm.Cho nên, quá trình tiếp nhận của người đọc không hề đơn giản là quá trình tiếp thu thụ động mà ngược lai, nó là quá trình có tính chủ quan , tính dị biệt rất cao.Chỉ có những con đường chung chứ không có con đường duy nhất cho chúng ta khi bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Qỳa trình tiếp nhân văn học trong nhà trường THPT vừa mang những đặc điểm của quá trình tiếp nhận văn học nói chung vừa mang những đặc điểm khu biệt của một bộ môn khoa học được giảng dạy nói riêng. Trong cơ chế dạy học mới, HS được coi là trung tâm trong quá trình dạy và học văn . Cho nên dù tổ chức hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm bằng cách thức nào thì người GV cũng phải luôn chú ý đến tính tích cực, chủ động , sáng tạo của HS trong việc cảm thụ và sáng tạo. Nguyễn Minh Châu cùng với cỏc sáng tác của ông sau 1975, đã trở thành một hiện tượng của văn học giai đoạn chuyển mình, nhận được rất nhiều sự phản hồi của giới nghiên cứu như các bài viết của Ló Nguyờn, Phạm Vĩnh Cư, Trần Đình Sử, Nguyễn Khải, Chu Văn Sơn, Tôn Phương Lan Đõy là những công trình có tính chất nghiên cứu lí luận về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chỉ ra vị trí, vai trò và đóng góp của nhà văn với công cuộc đổi mới của văn học. Hầu hết các tác giả đều chỉ ra sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, trong cái nhìn của nhà văn với cuộc đời và con người. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm được viết trong không khí của công cuộc đổi mới nờn nó cũng mang hơi thở mới của văn học đương đại. Đây là tác phẩm hay, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc và giới nghiên cứu. Ở góc độ nghiên cứu, trong công trình “ Bến quê - một phong cách trần thuật giàu chất triết lớ” GS Trần Đình Sử đã đánh giá: “ Chiếc thuyền ngoài xa là truyện về nghịch lí đời thường và từ tác phẩm, ta thấy toỏt lờn bao suy nghĩ da diết về chõn lớ nghệ thuật và đời sống” . Tiến sĩ Niculin trong công trình “Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh” (Lại Nguyên Ân dịch), đã nhận định rằng: “ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh đã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 3 Báo cáo khoa học buồm mờ ảo trong không gian xa rộng của biển cả, người chủ thuyền trở nên hung bạo vì cuộc sống trống rỗng, tẻ nhạt, luôn đánh đập người vợ. Nhưng truyện còn có ý nghĩa rộng lớn hơn. Nó dường như khơi gợi người ta nờn nhỡn kĩ vào những gì ẩn sau cái vẻ đẹp bề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người”. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong “ Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Chõu” viết: “ Chiếc thuyền ngoài xa phê phán cách nhìn lãng mạn một chiều về cuộc sống, đồng thời đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật là phải đào sâu, khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực”. Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết trong bài viết “ Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Chõu” đó chỉ ra rằng: “ Chiếc thuyền ngoài xa có cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề. Từ một xung đột đầy nghịch lí, Nguyễn Minh Châu nêu ra một vấn đề nhận thức cần suy nghĩ. Cốt truyện dựa trên sự phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh để từ đó đưa ra đề nghị: nhận thức bản chất của hiện thực phải có cái nhìn đa diện và tỉnh tỏo” . Ở góc độ phương pháp dạy học văn, có thể kể ra một vài bài viết mang tính chất tiên phong thử nghiệm như: “Để góp phần dạy tốt hơn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chõu” (Nguyễn Thanh Tú. Tạp chí Giáo dục, số 196/ 2008), “ Vận dụng quan điểm dạy học phát triển trí thông minh của HS vào dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chõu”(Đinh Văn Đoàn .H.ĐHSPHN 2006), Đặc biệt, cần phải kể đến công trình “ Định hướng dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chõu” (luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Lan Hương Hà Nội 2004) là công trình mở ra một hướng tiếp cận tác phẩm tuy không mới nhưng giúp người đọc có cái nhìn đối chiếu tương đối toàn diện về thi pháp thể loại truyện ngắn và sự đổi mới trong tư duy thể loại của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Việc tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có thể đi bằng nhiều con đường như: đi tìm yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn (Phạm Vĩnh Cư), phân tích tác phẩm bằng việc giải mã các hình tượng ám ảnh ngay trong văn bản tác phẩm của ông (Đỗ Đức Hiểu- Chu Văn Sơn), tìm hiểu cấu trúc tình huống của Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 4 Báo cáo khoa học truyện ngắn (Bùi Việt Thắng), chất thơ trong truyện ngắn (Nguyễn Thanh Hựng) Tuy nhiờn, tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng từ góc độ phong cách nghệ thuật còn là một vấn đề mới. Vì thế, trong phạm vi báo cáo “ Định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Chõu” chúng tôi mạnh dạn khai thác cách tiếp cận mới này để mong gúp thờm một con đường, một cách thức tìm hiểu tác phẩm. Đồng thời giúp bạn đọc có được cái nhìn sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975. III- Phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung nghiên cứu vấn đề “ định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu từ góc độ phong cách nghệ thuật”(chủ yếu là phong cách nghệ thuật của nhà văn sau 1975). Để làm cơ sở cho vấn đề của mình, chúng tôi bàn từ vấn đề lí luận định hướng trong dạy học nói chung, định hướng trong dạy học văn nói riêng, đồng thời trên cơ sở của việc khái quát những đặc điểm phong cách nghệ thuật (nhất là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và cách nhìn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống, cách nhìn về con người của tác giả sau 1975) chúng tôi đưa ra một số phương pháp và biện pháp thích hợp để dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa “ từ góc độ phong cách nghệ thuật. Phần cuối, chúng tôi mạnh dạn đưa ra Giáo án thể nghiệm để cụ thể hoá những lí luận đã đưa ra. IV- Phương pháp nghiên cứu + phương pháp nghiên cứu lí luận + phương pháp phân tích tổng hợp + phương pháp so sánh đối chiếu + phương pháp nghiên cứu liên ngành + phương pháp thể nghiệm Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 5 Báo cáo khoa học B. PHẦN NỘI DUNG Chương I ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT I- Định hướng dạy học tác phẩm văn chương- một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở THPT 1- Thế nào là định hướng? Định hướng có nghĩa là xác định một phương hướng, một con đường đi nhằm đạt đến một kết quả, một mục đích nhất định. Như vậy, định hướng được xem là khâu đầu tiên, khâu thứ nhất trong quá trình hoạt động đạt mục đích của con người. Để định hướng được vấn đề một cách tốt nhất, chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc, đặt vấn đề trong nhiều mối liên hệ so sỏnh,đặc biệt, phải chú ý đến tính mục đích của vấn đề. Phải có cái nhìn bao quát để việc định hướng không bị sai lệch so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời phải tìm được phương thức thực hiện phù hợp. 2- Định hướng trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường THPT 2.1- Định hướng trong dạy học Định hướng trong dạy học hiện nay không còn là vấn đề mới. Vì hoạt động dạy - học là hoạt động đòi hỏi tính mục đích rất cao. Dạy học theo định hướng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phù hợp với quan điểm dạy học “lấy HS làm trung tõm” trong lí luận dạy học hiện đại. Tính định hướng trong dạy học ở trường THPT thể hiện ở những phương diện khái quát như: chương trình, mục tiêu, SGK, hay biểu hiện cụ thể trong từng giáo án, từng tiết học, từng phương pháp dạy học nói riêng đối với từng môn học.Kết quả giáo dục là thành tố biểu hiện tập trung nhất tính định hướng trong dạy và học ở trường THPT. Những tri thức mang tính định hướng phải phù hợp với các yêu cầu xã hội, phục vụ được các yêu cầu tồn tại và phát triển Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 6 Báo cáo khoa học không ngừng của xã hội, tạo sự thích ứng cao giữa cá nhân với sự biến đổi của môi trường kinh tế- xã hội. Định hướng trong dạy học ở nhà trường phổ thông vừa là nhiệm vụ, yờu cầu vừa là mục đích phải đạt được trong giáo dục. Dạy học theo định hướng trong trường phổ thông đòi hỏi người GV phải tự trang bị một vốn kiến thức và kĩ năng sư phạm sâu rộng để biến hoạt động truyền đạt tri thức thành hoạt động có mục đích và có sản phẩm. Bản chất của quá trình dạy học định hướng đồng nhất với quá trình nhận thức độc đáo của HS dưới vai trò chỉ đạo của GV. 2.2 - Định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT Trong giai đoạn bùng nổ tri thức hiện nay, vấn đề định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường cần phải được quan tâm đúng mức. Sự thay đổi trong tâm lí và thị hiếu làm cho con người xa lạ với văn học nói chung, môn Văn học nói riêng. Nhận thức được đúng đắn vấn đề này, đồng thời ý thức được vai trò, nhiệm vụ của môn Văn trong việc bồi dưỡng, phát triển nhân cách con người, các nhà lí luận và giảng dạy Văn học đã đề cập đến vấn đề định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường THPT. Ngay từ cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, qua các công trình nghiên cứu như “Rốn luyện tư duy học sinh qua giảng dạy văn học” (1969) của Phan Trọng Luận, “Vấn đề giảng dạy văn học theo thể loại”(1970) của Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Huỳnh Lý,Đàm Gia Cẩm, “Ngụn ngữ học và môn giảng Việt Nam ở trường học” (1970) của Hoàng Tuệ , “Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn” (1979) của Đinh Trọng Lạc , “Đọc và tiếp nhận văn chương”(1986) của Nguyễn Thanh Hùng , “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể” (2001) của Nguyễn Viết Chữ vấn đề định hướng trong dạy học văn đã được đặt ra ở những mức độ khác nhau. Việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT có cơ sở lí luận là lí thuyết tiếp nhận. Việc tiếp nhận phải lấy sáng tác làm tiền đề và mối quan hệ giữa chúng không phải là sự thụ động mà trái lại, mang tính chủ Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 7 Báo cáo khoa học động và định hướng rất rừ. “Tỏc phẩm thực sự chỉ được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bản thân nó chưa có giá trị gì hết, nến có cũng chỉ là đôi chút, cái quan trọng là người đọc” (Mô sac- nhà thơ Xô Viết cũ). 3. Tác dụng của việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT Định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong trường THPT hứa hẹn nhiều tiềm năng mới cho việc khám phá tác phẩm văn học ở chiều sâu. Một tác phẩm văn chương có thể được tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau từ thời đại lịch sử, tác giả đến bản thân văn bản. Mặt khác, dạy học định hướng đòi hỏi sự phối hợp giữa GV- HS nhằm giải phóng khả năng nhận thức độc đáo của HS, trên cơ sở đú trỏnh những suy nghĩ nông cạn, hời hợt, thiên lệch về tác phẩm do HS đã được định hướng bởi GV. Nhưng đồng thời, GV không được áp đặt mà phải kích thích và phát huy được năng lực tiềm ẩn, tính tích cực chủ động, tự giác trong mỗi HS, nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức của bạn đọc HS. Tóm lại, “Việc định hướng phân tích tác phẩm văn chương trở nên quan trọng và cần thiết để điều chỉnh và giới hạn những khả năng lí giải nhất định, tránh những mâu thuẫn trong nhận thức có thể xảy ra ở quá trình tiếp nhận của HS, đồng thời giúp HS xây dựng được một cách hiểu đúng, tương đối thống nhất, phù hợp với chõn lớ khách quan của tác phẩm và phù hợp với mục đích của giáo dục, của môn học và giờ học”(Nguyễn Thị Lan Hương). II- Định hướng dạy học tác phẩm từ góc độ phong cách nghệ thuật 1- Phong cách nghệ thuật là gì? Phong cách nghệ thuật là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành lí luận, nghiên cứu văn học, được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu chuyờn sõu về tác giả và tác phẩm. Phong cách nghệ thuật là “một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 8 Báo cáo khoa học một nhà văn ”(Theo Từ điển văn học của PGS Lê Bỏ Hỏn, GSTS Trần Đình Sử, GS Nguyễn Khắc Phi). Ở Việt Nam,vấn đề phong cách nghệ thuật là một vấn đề rất được quan tâm. Các nhà nghiên cứu lí luận như Lờ Bỏ Hỏn, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Nguyễn Đăng Mạnh đều có những bài viết sâu sắc về vấn đề này. Dù tiếp cận ở những góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất nhấn mạnh ở tính độc đáo trong sáng tác của mỗi tác giả. Phong cách nghệ thuật biểu hiện ở tư tưởng nghệ thuật độc đáo, cách cảm nhận (thế giới, con người) độc đáo, hệ thống các phương tiện biểu hiện độc đáo (đáng chú ý nhất là giọng điệu). 2- Phong cách nghệ thuật với vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong trường THPT là một vấn đề mới Tác phẩm văn học là “chõn trời đón đợi”, “một đề án tiếp nhận” (Kons taz) chứa đầy những thông tin thẩm mĩ được chắt lọc và cụ đỳc trong số lượng câu chữ có hạn . Những giá trị thẩm mĩ ấy được khai thác đến đâu và bằng cách nào là tuỳ thuộc vào vốn sống, nhận thức, năng lực và sở thích của người tiếp nhận. Tác phẩm văn chương chủ yếu được tiếp cận từ góc độ thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, nhõn vật,hỡnh tượng Việc tiếp cận tác phẩm từ góc độ phong cách nghệ thuật của tác giả rất ít được nói đến như một luận điểm lớn, một con đường chủ yếu, một hướng đi tích cực. 2.1- Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà văn và tác phẩm Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả, là sản phẩm tinh thần của nhà văn và cuộc sống. Cho nên, “nghệ thuật dù muốn chộp đỳng thực tại đến mức nào cũng không thể không mang khuynh hướng và chất phong cách của tác giả” (Nguyễn Khải). Nó là sản phẩm chủ quan nên bản thân nó phải mang tính tư tưởng, tính quan niệm. Như dòng sông đổ nước ra biển cả, nhà văn cũng đổ những ý tưởng nghệ thuật của mình vào tác phẩm, tạo cho nó một tiếng nói riêng. Vì thế, muốn tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ, không gì tốt hơn việc khám phá tác phẩm của họ. Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 9 Báo cáo khoa học Ngược lại, chính việc hiểu sâu sắc thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của tác giả sẽ mở đường cho việc cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm được đúng đắn và sâu sắc hơn. 2.2- Khó khăn từ việc định hướng dạy học tác phẩm văn chường từ góc độ phong cách nghệ thuật của tác giả Trong nhà trường THPT,vốn kiến thức về lí luận văn học được giảng dạy chưa nhiều vì đây là kiến thức khái quát tương đối khó, đòi hỏi ở HS sự tư duy cao. Cho nên đặt vấn đề phong cách tác giả thành con đường để cảm hiểu tác phẩm, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Nguyễn Minh Châu là một tác giả của văn học thời kì đổi mới, mang trong mình những vận động biến chuyển phức tạp. Đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của ông là tính triết lí, tính luận đề. Cho nên, tiếp nhận những tác phẩm của ông phải đặt chúng vào dòng chảy của thời đại và trong mối tương quan với những đặc trưng nổi bật trong phong cách tác giả. Đây là một công việc không hề đơn giản. Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên K56 Ngữ Văn 10 [...]... tiêu biểu phục vụ cho việc giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như sau: Đọc Tiểu dẫn, dựa vào những tác phẩm đã được đọc và học của Nguyễn Minh Châu (Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa) hãy cho biết sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật mới của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975? Theo em, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có những tình huống nào?... thao tác sau: tìm hiểu, khảo sát vấn đề  khái quát hoá vấn đềlí giải, làm sáng tỏ ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cá nhân của văn chương Áp dụng vào truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu từ góc độ phong cách nghệ thuật, GV cần đưa ra những vấn đề xuất phát từ góc độ phong cách nghệ thuật để chiếm lĩnh tác phẩm GV có thể đưa HS làm Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên 34 K56 Ngữ Văn Báo cáo khoa học. .. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU I- Vai trò của phương pháp đối với việc dạy văn và những khó khăn trong việc dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ở trường phổ thông 1- Vai trò của phương pháp đối với việc dạy văn Phương pháp dạy học ngữ văn chính là cách thức hoạt động của người GV trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp HS chủ động tích cực đạt được những mục tiêu dạy. .. Với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa , GV cần yêu cầu HS đọc toàn bộ tác phẩm nhiều lần, tóm tắt được cốt truyện Bên cạnh đó, cần phải giúp cho HS nắm được những vấn đề quan trọng của tác phẩm- những vấn đề này cần được GV đưa ra dưới dạng hệ thống câu hỏi đi từ đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu như đã trình bày ở trong chương II Cụ thể như sau: - Xác định được rõ đề tài của tác phẩm Nguyễn. .. của Nguyễn Minh Châu sau 1975 2 Biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa 2.1 Quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống Đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa , ta nhớ đến lời tâm sự của nhà văn:“Mỗi truyện ngắn , tôi đều nêu ra một trường hợp cụ thể và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hay báo động điều... thức rất sâu sắc về vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ trong công cuộc “trở dạ quằn quại” của văn học và trong việc giúp con người nhận ra chính mình đồng thời giúp con người tìm lại chính mình III- Biểu hiện cụ thể phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa 1- “ Chiếc thuyền ngoài xa và hoàn cảnh ra đời của nó Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983 in lần đầu... giảng dạy tác phẩm này cho HS phổ thông nên chưa có kinh nghiệm của bản thân Song chúng tôi đã tìm hiểu qua các thầy cô giáo trực tiếp dạy tác phẩm này và thấy có một khó khăn sau khi giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa : Vũ Thị Bích - Bùi Thị Duyên 27 K56 Ngữ Văn Báo cáo khoa học - Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chứa đầy trong nó những kiến thức, những quan niệm mới về văn học nghệ thuật. .. một phần phong cách Nguyễn Minh Châu HS có thể đặt tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa bên cạnh những tác phẩm khác như “Mảnh trăng cuối rừng”, “ Bến quờ”, “ Cỏ lau”, “ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” để thấy được phong cách của Nguyễn Minh Châu luôn sử dụng những tình huống bất ngờ, qua đó, nhân vật bộc lộ được tính cách , số phận và nhà văn cũng một phần gián tiếp nêu lên tư tưởng nghệ thuật của... nhằn ,khổ đau, bất công và bi kịch Quan niệm như thế không có nghĩa là Nguyễn Minh Châu phủ nhận cái đẹp của nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chỉ muốn người nghệ sĩ hóy nhỡn sâu hơn vào những gì bên trong ,ở phía sau cái đẹp ấy Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa kia cũng là biểu trưng cho văn học nghệ thuật Nghệ thuật rất đẹp, giống như chiếc thuyền ngư phủ mờ sương Đồng thời, nó cũng mang dáng dấp của hiện thực... Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa đã dựng lên bức tranh hiện thực cuộc sống đầy những nghịch lí Đồng thời, “ Chiếc thuyền ngoài xa cũng gợi ra ý nghĩa giữa khoảng cách về nghệ thuật và đời sống Dường như lâu nay, nghệ thuật trong đó có văn chương vẫn tiếp cận đời sống ở một cự li khá xa Qua cái nhìn từ một khoảng cách xa, chiếc thuyền hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng Nhưng ở bên trong con thuyền ấy còn . riêng từ góc độ phong cách nghệ thuật còn là một vấn đề mới. Vì thế, trong phạm vi báo cáo “ Định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Chõu” chúng. tập trung nghiên cứu vấn đề “ định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu từ góc độ phong cách nghệ thuật (chủ yếu là phong cách nghệ thuật của nhà văn sau 1975). Để. Báo cáo khoa học Định hướng dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu A. PHẦN MỞ ĐẦU I- Lí do chọn đề tài Việc giảng dạy văn học là một bộ phận

Ngày đăng: 05/02/2015, 21:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan