* Tình huống: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có hai tình huống: một tình huống để có truyện và một tình huống trong truyện.
Tình huống đầu tiên chính là việc nhân vật tụi- Phùng đó vượt 600km đến vùng biển để phục kích cảnh biển trong sương. Đó vừa là nhiệm vụ, vừa là khao khát của người nghệ sĩ. Và cuối cùng người thợ ảnh tràn ngập hạnh phúc tưởng mỡnh đó tìm thấy cái tận Thiện, tận Mĩ- “ một bức tranh mực tàu của người danh hoạ thời cổ” Nhưng nó “ im phăng phắc” và “ chìm trong màn sương”. Ta đặt câu hỏi: liệu rằng cuộc sống có bình yên thanh thản như vậy không? Hay đằng sau những dáng dấp nên thơ kia là cả một trận bão đời đầy nghiệt ngã...?
Tình huống thứ hai chính là tình huống tự nhận thức của người nghệ sĩ, xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Nó khụng phủ nhận hay bác bỏ mà bổ sung cho nhau để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn và đúng đắn hơn. Từ chiếc thuyền thơ mộng ấy lại bước ra một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông rút thắt lưng đánh người đàn bà túi bụi còn người đàn bà thì nhẫn nhục cam chịu, không bỏ chạy, không chống trả. Tại toà, người đàn bà xin toà đừng bắt bỏ chồng vỡ lớ do thật đơn giản: sống nghề biển thì trên thuyền không thể thiếu người đàn ông. Nó bất ngờ với tất cả mọi người , kể cả người kể chuyện lẫn người đọc. Nhưng nó không hề vụ lớ vỡ nó là thực tế cuộc sống. Nó buộc người ta phải nhận thức lại tất cả. Nghệ thuật chỉ phát hiện được vẻ đẹp bên ngoài của cuộc sống thỡ dự cái đẹp đú cú tuyệt vời đến đâu vẫn là chưa đủ. Cuộc sống chỉ có hạnh phúc yêu thương mà cũn cú cả khổ đau nước mắt. Chõn lớ cuộc sống chính là sự luôn tồn tại những nghịch lớ,ộo le, không đơn giản như bề ngoài của nó.
* Điểm nhìn trần thuật
Gucốpki khẳng định: “ Người ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào”. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn không còn là người phán xét cuối cùng và người đọc cảm nhận nhân vật chính bằng con người “ bên trong” của mình. Việc giải quyết hành động người chồng đánh đập vợ được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau qua cái nhìn của nhiều nhân vật. Nhân vật Phùng và Đẩu thì cho rằng: phải li hụn thỡ người đàn bà mới hết khổ, họ muốn người đàn bà phải chống trả lại người chồng, phải tự giải thoát bản thân mình. Đứa con trai- thằng Phỏc thỡ chống trả bố để bênh vực mẹ, thậm chí nó đó thề giết bố để bảo vệ mẹ. Đứa con gỏi thỡ đồng tình với cách xử lí của mẹ nó, ngăn cản đứa em gây tội ác . Bản thân người vợ thì lại cam chịu nhẫn nhục. Đõy chớnh là một cách chung sống với số phận, hi sinh vì con cái, vì sự yên ổn của gia đình. Như vậy , điểm nhìn trần thuật được nhà văn thay đổi từ nhân vật này đến nhân vật khác, điểm nhìn nào cũng cú lớ. Người đọc tiếp nhận tác phẩm cũng sẽ có một điểm nhìn cho riêng mình.