Vận dụng vào phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở nêu vấn đề

Một phần của tài liệu định hướng dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật nguyễn minh châu (Trang 29 - 31)

II- Vận dụng các phương pháp dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” từ góc độ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

2-Vận dụng vào phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở nêu vấn đề

Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, GV cần yêu cầu HS đọc toàn bộ tác phẩm nhiều lần, tóm tắt được cốt truyện. Bên cạnh đó, cần phải giúp cho HS nắm được những vấn đề quan trọng của tác phẩm- những vấn đề này cần được GV đưa ra dưới dạng hệ thống câu hỏi đi từ đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu như đã trình bày ở trong chương II . Cụ thể như sau:

- Xác định được rõ đề tài của tác phẩm. Nguyễn Minh Châu viết về đề tài chiến tranh hay viết về đời tư của những con người lao động bình thường? Qua đó nhận xét về sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn?

- Xác định nhân vật chính trong truyện? Tìm những đặc điểm chi tiết cụ thể cho từng nhân vật.

- HS cần phát hiện ra những câu văn, đoạn văn tiêu biểu dồn nén thông tin mà HS thấy nó có giá trị và ý nghĩa cần phải khai thác

- HS cần xác định được giọng điệu cho từng đoạn văn, thấy được sự thay đổi giọng điệu trong lời trần thuật. Chẳng hạn như đoạn đầu của tác phẩm miêu tả thiên nhiên vùng biển, ta thấy giọng điệu trần thuật hết sức tự nhiên, trữ tình, tha thiết. Nhưng đến đoạn miêu tả cảnh chồng đánh vợ, con muốn giết cha, người mẹ khóc lóc lạy con thì giọng điệu thay đổi sang giận dữ, xót xa, day dứt. Hay đoạn người đàn bà ở toà án, giọng điệu lại trở nên trầm lắng suy tư, thương cảm.

- HS cần nắm bắt được lòng yêu thương con người và sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Minh Châu với những cơ cực, cay đắng của người lao động miền biển, những lo âu khắc khoải day dứt về con người, cuộc đời. HS cần đọc và tìm ra dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên.

2- Vận dụng vào phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở nêuvấn đề vấn đề

Xõy dựng hệ thống câu hỏi là nguyên tắc bất di bất dịch trong dạy học tác phẩm . Gieo vào tâm hồn người đọc một câu hỏi là gieo một chất kích thích.

Trong cuốn “ Phương pháp dạy học theo loại thể” của thầy Nguyễn Viết Chữ, bên cạnh việc chỉ ra bốn phương pháp: phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi tìm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo và ba con đường: theo bước tác giả, theo đề tài- chủ đề, theo hình tượng nhân vật, thầy còn chỉ ra chín loại câu hỏi:câu hỏi cảm xúc, cảm xúc nghệ thuật, hình dung tưởng tượng tái hiện, hình dung tưởng tượng tái tạo, thuộc thơ và kể chuyện, câu hỏi phân tích lí giải, câu hỏi quan điểm, câu hỏi chi tiết nghệ thuật, câu hỏi cấu trúc của tác phẩm. Những loại câu hỏi này có giá trị rất lớn trong việc định hướng cho HS tiếp cận tác phẩm. Câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Câu hỏi phải mang tính định hướng + Câu hỏi mang tính hệ thống liên tục

+ Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi hứng thú đối với HS + Câu hỏi phải vừa sức với HS

Những câu hỏi mà GV đặt cho HS thường ở dạng mâu thuẫn giữa cái chưa biết và cái đã biết . HS sẽ chỉ ra mâu thuẫn ở đâu, tại sao lại mâu thuẫn, và tìm cách giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào. Trong quá trình giảng dạy tác phẩm này, GV sẽ đóng vai trò làm cầu nối giữa HS và tác phẩm văn học, nhà văn. GV phải định hướng cho HS đi đúng con đường tiếp nhận tác phẩm, HS có thể suy nghĩ chệch hướng, lệch lạc về tác phẩm hay một vấn đề nào đó về tác giả thì GV sẽ nắn lại cho các em trở lại hướng tư duy đúng.

Ta có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi tiêu biểu phục vụ cho việc giảng dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” như sau:

<1> Đọc Tiểu dẫn, dựa vào những tác phẩm đã được đọc và học của Nguyễn Minh Châu (Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa) hãy cho biết sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật mới của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975?

<2> Theo em, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có những tình huống nào? Nó cú bất ngờ không? Tại sao lại bất ngờ? Cách

xây dựng tình huống đú cú vai trò như thế nào đối với việc thể hiện ý nghĩa của tác phẩm?

<3> Nhân vật “tụi” đó cú sự thay đổi như thế nào về quan niệm nghệ thuật,về cuộc sống và con người từ đầu đến cuối tác phẩm?

<4> Em hãy mô tả lại cảnh người đàn ông đánh người đàn bàn trên bãi biển? Nó xuất hiện mấy lần trong tác phẩm?Ai đã chứng kiến cảnh tượng đó? Em có suy nghĩ gì về cảnh tượng đó?

<5> Người đàn bà luôn bị người chồng hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” đã nói gì khi ra toà? Tại sao người đàn bà lại không bỏ chồng? Nếu là em trong hoàn cảnh của người đàn bà, em sẽ làm gì?

<6>Em có suy nghĩ gì về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”? Có ý kiến cho rằng đây là một người đàn bà không có ý thức sống, bị tê liệt thần kinh phản kháng. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

<7> Theo em, ai là người có lỗi trong cảnh đau lòng diễn ra trong gia đình ngư dân nghèo? Nếu được chứng kiến cảnh đó em sẽ xử lí như nhân vật “ Tụi” và nhân vật Phùng ? nhân vật đứa con gái? nhân vật bộ Phỏc? hay em cú cỏch xử lí nào khác?

Những vấn đề GV đưa ra cho HS càng châm ngòi bùng nổ cho HS tham gia trình bày phản biện càng tốt. Vì trong quá trình tranh luận, HS sẽ tự tìm ra những lí lẽ và sẽ hiểu một phần nào đó trong khía cạnh tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu định hướng dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa từ góc độ phong cách nghệ thuật nguyễn minh châu (Trang 29 - 31)