0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 37 -49 )

1. Bước 1: Kiểm tra bài cũ

2. Bước 2: Giới thiệu bài mới: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trong việc tìm tòi, đổi mới văn học, tài năng nảy nở trong nền văn chương chống Mĩ. Sau 1975, ngũi bút của ông hướng về cuộc sống và con người lao động. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em đã được biết đến tác giả Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “ Bến quờ”. Hôm nay, cô và các em sẽ đi tìm hiểu một tác phẩm mới của ông: truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. 3. Bước 3: Dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Theo dõi phần Tiểu dẫn, em hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu? HS nghiên cứu tài liệu, trả lời.

GV cho HS gạch những phần cơ bản trong SGK. Sau đó trình bày kĩ, nhấn mạnh về những vấn đề về tác giả mà SGK không trình bày.

GV trình chiếu cho HS xem một số chân dung Nguyễn Minh Châu, ảnh chụp những tác phẩm nổi tiếng của

I- Tìm hiểu chung 1- Tác giả

a. Cuộc đời- con người

- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Quê hương cũng có ảnh hưởng đến những trang viết mộc mạc, ấm nhân tình của Nguyễn Minh Châu

- Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ông hướng ngòi bút phục vụ cho cuộc chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc

b. Sự nghiệp

* Trước 1975: “ Cửa sông” (tiểu thuyết,1970), “Những vùng trời khác nhau”(truyện ngắn , 1970), “ Dấu chân người lính”(tiểu thuyết, 1972). Những tác phẩm này thể hiện cảm xúc mãnh liệt về lịch sử hào hùng, đậm chất sử thi của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến * Sau 1975: - tiểu thuyết gồm: Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1978)

ông như tác phẩm dựng thành phim “ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”...

GV:Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Em có nhận xét gì về thời gian ra đời của tác phẩm? HS suy nghĩ trả lời.

GV: Cho HS xem một hình ảnh tương trưng cho “Chiếc thuyền ngoài xa”.

GV:Em có suy nghĩ gì về nhan đề của tác phẩm?

HS suy nghĩ trả lời

GV:Theo em tác phẩm này chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?

chuyến tàu tốc hành(1983), Bến quê(1985), Cỏ lau(1989)

 Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong mở đường “tinh anh và tài hoa nhất” của nền văn xuôi hiện đại. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu thường đi khám phá những cung bậc khác nhau tòn tại trong tâm linh con người, có cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật, con người.

2- Tác phẩm

a. Hoàn cảnh, xuất xứ

- Tác phẩm được viết vào tháng 8/ 1983 in lần đầu trong tập “ Bến quê” (1985).Năm 1987, khi NXB Văn học làm một tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thì “ Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn chọn làm tên chung cho tập ấy.

- Nó ra đời khi văn học đòi hỏi những cách tân, đổi mới trong cách viết và phong cách nghệ thuật. Tác phẩm là kết quả của bao trăn trở tìm tòi của ngòi bút đầy trách nhiệm, một tấm lòng “ tràn ngập nỗi lo âu lớn lao đầy khắc khoải về con người”

b. Ý nghĩa nhan đề

- Gợi cảnh đẹp thơ mộng , lãng mạn

- Gợi về số phận mong manh, bé nhỏ của con người - Gợi ra ý nghĩa về khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống. Hiện thực cuộc sống cũng như chiếc thuyền ngoài xa- đầy bí ẩn vẫn mời gọi nghệ sĩ tìm đến khám phá, hiểu thấu, đồng cảm.

c. Bố cục và hướng dẫn đọc hiểu

HS suy nghĩ trả lời.

Hoạt đông 2:

GV: Tình huống là yếu tố nghệ thuật rất quan trọng của truyện ngắn. Từ tình huống, nổi bật một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng. Đọc kĩ tác phẩm, em hãy cho cô biết truyện có mấy tình huống? Đó là những tình huống nào?

HS suy nghĩ trả lời.

+ Phần 1: Từ đầu đến “ chơi thêm vài bữa” thiên nhiên vùng phá nước.

Giọng hồ hởi, vừa trữ tình tha thiết mượt mà

+ Phần 2: Tiếp đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” cảnh người chồng đánh vợ tàn nhẫn

Giọng đọc bộc lộ sự giận giũ, phẫn nộ, thể hiện sự xót xa, day dứt

+ Phần 3: Còn lại: cuộc đời người đàn bà và sự vỡ lẽ của nhân vật “tôi”

Giọng đọc: giọng trầm lắng suy tư thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà ; giọng triết lí của nhân vật “tôi”

II- Tìm hiểu văn bản cụ thể

1. Tình huống nghệ thuật và quan niệm về nghệ thuật với hiện thực đời sống của nhà văn.

1.1 Tình huống nghệ thuật

* Tình huống 1: Trưởng phòng giao cho nghệ sĩ nhiếp ảnh phải chụp một bức ảnh làm lịch là cảnh thuyền và biển- cảnh phải tĩnh vật hoàn toàn. Người nghệ sĩ đó đã vượt 600km đến vùng biển để phục kích cảnh biển mờ sương và chụp được một cảnh rất đắt. Người thợ ảnh thấy tràn ngập hạnh phúc, tưởng mình đã tìm thấy chân lí nghệ thuật, tìm được cái tận Thiện, tận Mĩ.

* Tình huống 2:

+ Nhân vật tôi bất ngờ khi chứng kiến hai cảnh trái ngược nhau. Từ con thuyền ngư phủ mờ sương đó, một người đàn ông và một người đàn bà bước ra. Người đàn ông “rút thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, không bỏ

GV: Theo em, hai tình huống trên có quan hệ với nhau như thế nào? Qua hai tình huống này, Nguyễn Minh Châu có phát biểu quan điểm nghệ thuật của mình không?

HS suy nghĩ trả lời

GV: Theo em, nghệ thuật và cuộc sống có gắn bó với nhau không? Quan điểm của Nguyễn Minh Châu được biểu hiện như thế nào trong tác phẩm?

HS suy nghĩ trả lời

chạy, không chống trả, rồi một thằng bé từ đâu chạy lại, đánh bố, bảo vệ mẹ.

+ Tình huống này còn lặp lại lần thứ hai, xuất hiện thêm đứa con gái giằng lấy con dao ở tay thằng bé ngăn lại tội ác đang nhú mầm. Nhân vật tôi cũng đòi lại công bằng cho người đàn bà bằng nắm đấm.

+ Để giải quyết tình huống, phiên toà mở ra. Người đàn bà van lạy xin toà đừng bắt bỏ chồng vì lí do đơn giản: sống nghề biển không thể thiếu bàn tay của người đàn ông.

- Đánh giá, nhận xét các tình huống:

+ Đây là những tình huống xảy ra hoàn toàn bất ngờ, gây hứng thú với người đọc.

+ Tình huống 2 là sự mâu thuẫn, phản đối lại tình huống 1. Nhưng kì thực đó lại là sự thống nhất biện chứng,ở đây có sự vận động đi từ tình huống 1 đến tình huống 2:

Tình huống 1: Biểu trưng cho quan niệm cũ về nghệ thuật, thi vị hoá nghệ thuật

Tình huống 2: Biểu trưng cho quan niệm mới về nghệ thuật , nghệ thuật và đời sống hiện thực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

1.2 Quan niệm mới về nghệ thuật với hiện thực đời sống của nhà văn

- Nghệ thuật không tách xa đời sống, của con người; quan niệm nghệ thuật thoát li hiện thực: người trưởng phòng mong muốn có một tấm lịch không có hình ảnh con người mà quên mất cuộc sống không thể tách khỏi con người. Nghệ thuật không chỉ đẹp các vẻ đẹp thơ

GV:Nhân vật người đàn bà trong tác phẩm đã để lại trong em những ấn tượng gì về ngoại hình, số phận và

mộng bên ngoài mà còn phải khai thác các vẻ đẹp ẩn sâu trong bản chất cuộc sống con người.

- Cái xấu nằm trong cái đẹp, hiện thực cuộc sống luôn có những bất công ngang trái: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa thì đẹp thì đẹp tuyệt vời và ngỡ như chân lí của cuộc sống, của Chân,Thiện, Mĩ . Nhưng lại gần ta mới thấy nó đau đớn, xót xa, gai góc. Những thân phận nghèo khổ lam lũ co cực mà không có cách nào giải quyết. Người đàn bà luôn bị hành hạ, đánh đập mà vẫn cam chịu nhẫn nhục.

- Nghệ thuật chân chính là phải từ con người, vì con người, cho con người. Nghệ thuật là phải thấy được cái đẹp của con người từ “ hiện thực ẩn kín, từ con người bên trong”. Nghệ thuật chỉ phát hiện vẻ đẹp bên ngoài thôi thì chưa đủ. Cuộc sống không chỉ có hạnh phúc, yêu thương mà còn có cả khổ đau, nước mắt. Chân lí của cuộc sống chính là sự luôn tồn tại những nghịch lí, éo le, không đơn giản hoá cuộc đời. Con người muốn tồn tại không chỉ biết đấu tranh mà nhiều khi còn phải biết chấp nhận. Qua đó, vẻ đẹp tâm hồn con người trong cuộc sống mới hiện ra tươi sáng, rực rỡ sau vẻ lam lũ, nhọc nhằn.

2. Phân tích nhân vật và quan niệm mới của nhà văn về con người

2.1 Nhân vật người đàn bà - nhân vật số phận gắn liền với hoàn cảnh

* Ngoại hình: thô xấu:trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ, mệt mỏi, tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới ướt sũng

tính cách, phẩm chất? HS suy nghĩ trả lời

GV:Em có nhận xét gì vê số phận người đàn bà (trước kia và bây giờ)? Khi bị chồng đánh đập, người đàn bà đã có cử chỉ, thái độ như thế nào? Em có đồng tình với thái độ đó không? Tại sao?

HS suy nghĩ trả lời

GV:Tại sao người đàn bà lại cam chịu bị chồng đánh đập? Có ý kiến cho rằng chị không còn có ý thức, bị tê liệt thần kinh phản kháng, quen với đau khổ? Theo em, ý kiến đó có đúng không? Liên hệ với nhân vật Mị trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để chứng minh?

 Đó là dáng vẻ khắc khổ của người đàn bà lao động nghèo khổ, vất vả, lam lũ. Qua ngoại hình ấy,ta nhận ra rằng, người đàn bà không chỉ thiệt thòi về nhan sắc mà dường như chị tiêu biểu cho những kiếp người phải luôn gồng mình lên trong cuộc sống mưu sinh vất vả, éo le (liên hệ với nhân vật Đào trong “Mùa lạc) ta thấy hình ảnh người đàn bà trong truyện có nét chân thực hơn, đời thường hơn, rất gần gũi thân quen như những người phụ nữ lao động mà ta vẫn gặp trong cuộc sống thường ngày.

* Số phận: bất hạnh

- Trước kia: từ nhỏ là một người con gái xấu xí, quá lứa lỡ thì không ai lấy, có mang với anh con trai nhà hàng chài

- Bây giờ: là mẹ của một đàn con nhỏ, cuộc sống nghèo khổ lam lũ, luôn phải hứng chịu những trận đòn tàn bạo của chồng “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”

Chị là người đàn bà đáng thương, bất hạnh. Cuộc đời chị là sự tiếp nối những đau khổ triền miên.

- Người đàn bà tự nguyện nhẫn nhục để chồng đánh, hành hạ thể xác qua ngày này tháng khác sức chịu đựng, sự bền bỉ, kiên cường của người đàn bà.

- Chị là người mẹ thương con. Khi bị chồng đánh, chị như một kẻ vô cảm nhưng khi ôm con khóc rồi chắp tay vái lạy con, chị là người đàn bà sống nội tâm sâu sắc. Hình như trong những giọt nước mắt kia, ẩn chứa bao điều khó lí giải. Thương con nhưng không thể nói cho con hiểu. Bao cay đắng tủi hờn người đàn bà cam

HS suy nghĩ, trình bày

GV: Tại sao người đàn bà lại chấp nhận việc người chồng hành hạ? Lí do mà chị đưa ra là gì? Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào?

HS suy nghĩ trả lời

GV:Em có suy nghĩ gì về những câu

chịu. Chị sống chung với số phận.

So sánh nhân vật Mị: Mị có thời gian bị tê liệt, chết đi lòng ham sống. Khi có cơ hội, nhưng Mị vẫn lặng lẽ sống âm thầm nơi nhà Pá Tra. Chỉ khi giọt nước mắt A Phủ rơi xuống, làm sống dậy trong lòng ham sống thì Mị mới phản kháng. Còn người đàn bà luôn phải dối diện với số phận. Chị ý thức được số phận của mình và không bao giờ có ý định bỏ trốn

* Phẩm chất

- Một người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh, yêu thương con hết mực

+ Với chồng:chị cảm thông với hành động của chồng: . chồng trở thành người như vậy là do nghèo khó, đông con, thuyền chật

. người chồng quan trọng, không thể thiếu được với gia đình thuyền chài

+ Với con: yêu thương hết mực

. chị là người mẹ xác định rõ bổn phận và trách nhiệm của người mẹ giàu tình mẫu tử, sinh con ra phải sống vì con, sống cho con chứ không phải sống cho mình. . chị chấp nhận đau khổ để giữ yên ổn cho một gia đình đông con

. chị hạnh phúc khi con chị được ăn no

 Chỉ vậy thôi, bình dị và sâu sắc biết bao. Chị là hình ảnh tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ có vẻ ngoài lam lũ, an phận, nhẫn nhịn nhưng bên trong lại là một tâm hồn am hiểu lẽ đời , biết sống vì con và sống mạnh mẽ. - Một người đàn bà cứng cỏi, sắc sảo, biết vượt lên trên số phận. Người đàn bà đã nhìn nhận, đánh giá mọi vấn

đối đáp của người đàn bà với Đẩu và nhân vật tôi ở toà án huyện?

GV:người nghệ sĩ nhiếp ảnh là người như thế nào? Anh ta có đam mê với công việc hay không? Thái độ, tâm trạng của anh ta thể hiện như thế nào khi chứng kiến cảnh đẹp?

HS suy nghĩ trả lời

đề một cách không bao biện hay bào chữa. Chị đối diện với số phận. Chị nói: “ Vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có người đàn ông”. Trong cuộc sống, nhiều khi vì cuộc sống cực nhọc bấp bênh,lam lũ khiến con người phải chấp nhận không ít những nghịch lí, ngang trái.

Nhận xét:

=> Nhân vật người đàn bà thể hiện cho quan niệm nghệ thuật mới của nhà văn về con người. Con người thiện lên với những vẻ đẹp tươi sáng dù trong cuộc sống đau khổ và nhiều khi họ phải trả giá quá đắt cho cuộc sống mưu sinh này

2.2 Nhân vật tôi - nhân vật tự ý thức, sự bừng ngộ của nhân vật

* Một nghệ sĩ thiết tha với cái đẹp và tâm huyết với nghề

- Anh là người có trách nhiệm và có tâm với nghề, khát khao với nghề; anh lặn lội 600km từ Hà Nội đến vùng biển này để phục kích một cảnh đẹp và phải trải qua một quá trình đấu tranh để quyết định lấy một bức ảnh ưng ý Anh say mê với công việc, say mê sáng tạo , không tự bằng lòng với chính mình.

- Vùng phá nước và con thuyền thơ mộng hiện ra trước mắt người nghệ sĩ thật đẹp. Thiên nhiên mờ ảo, quyến rũ tâm hồn con người nhạy cảm, tinh tế.

- Tâm trạng: bối rối , trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào, tưởng chừng như vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc

GV: Em hãy cho biết thái đọ của nhân vật tôi khi chứng kiến cảnh người đàn bà bị người đàn ông đánh đập? Nếu là em, em sẽ xử lí ra sao? HS suy nghĩ trả lời

trong ngần trong tâm hồn con người  Đó là một sự xúc động của một nghệ sĩ làm nghệ thuật với công việc sáng tạo đầy nhọc nhằn. Đồng thời , nó cho ta thấy được nghệ thuật quả có sức mạnh ghê gớm, cảm hóa kì diệu tâm hồn con người. Nghệ thuật gắn liền với cái đẹp là vì thế.

* Nhân vật tôi- con người thẳng thắn, ghét sự xấu xa, và rất giàu tình yêu thương con người

- Thái độ: kinh ngạc,sững sờ há mồm ra mà nhìn, lần thứ hai vứt chiếc máy xuống chạy nhào tới nện cho gã đàn ông nắm đấm.

 Một người đàn ông ngay thẳng, bất bình trước sự độc ác, không khoanh tay đứng nhìn cái ác. Người thợ nhiếp ảnh vô cùng bàng hoàng, bất ngờ vì chính anh

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 37 -49 )

×