0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Vận dụng vào phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 33 -34 )

II- Vận dụng các phương pháp dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” từ góc độ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

4- Vận dụng vào phương pháp so sánh

So sánh không phải là mục đích mà là phương tiện, là con đường để đi vào tác phẩm. So sánh có một số nguyên tắc:

+ So sánh văn học không được lấy nội dung so sánh thay thế cho việc khám phá, phân tích bản thân tác phẩm

+ Những liên hệ so sánh ngoài tác phẩm không được làm dứt mối với đường dây chủ đề của tác phẩm.

+ So sánh phải tôn trọng tính chỉnh thể của bài văn

Trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” chúng ta có thể liên hệ , mở rộng so sánh trên một số khía cạnh, qua đó nhằm giúp HS có cái nhìn rộng hơn, sâu sắc hơn vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Chẳng hạn, viết về hình tượng người phụ nữ có số phận bất hạnh (nhân vật người đàn bà) ta có thể so sánh với những hiện tượng phụ nữ trong văn học như Thuý Kiều(Truyện Kiều- Nguyễn Du), chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), Thị Nở(Chớ Phèo- Nam Cao), Đào (Mùa Lạc- Nguyễn Khải)...hay tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau 1975 như nhân vật Quỳ trong “Người đàn bà trong chuyến tàu tốc hành”. Qua đó ta nhận thấy: người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ thiệt thòi về nhan sắc mà số phận thì éo le, nghiệt ngã. Ở nhân vật người đàn bà này có một sự mâu thuẫn lớn, số phận đáng thương của chị được khai thác ở khía cạnh hết sức bình thường của cuộc sống thường nhật: người phụ nữ không hạnh phúc trong gia đình. Đây là một vấn đề cập nhật và rất chân thật mang tính thời đại, trở thành một câu hỏi day dứt cho con người trong xã hội hiện nay. Con người ở đây được đặt trong những mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều. Từ đó ,GV gợi mở liên tưởng , phân tích rõ cho HS thấy được quan niệm mới mẻ và sâu sắc của

Nguyễn Minh Châu về con người. Nếu ở thời kì đầu, nhân vật của Nguyễn Minh Châu còn tròn trịa, sơ lược và cách suy xét, đánh giá còn có phần đơn giản thì đến giai đoạn sau này, Nguyễn Minh Châu đã đặt con người trong các tương quan khác nhau. Con người không chỉ được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc mà đã xuất hiện con người “đa chiều kớch”. Con người được đặt trong sự tương quan với chính mình và với số phận.

Hành động cam chịu của người đàn bà có thể so sánh với nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Suy cho cùng, họ đều vì người thân của mình mà chấp nhận hi sinh. Mị vì món nợ của cha mà đành phải giam tuổi xuân của mình làm một cô dâu lầm lũi. Người đàn bà vì thương đàn con nhỏ, vì sự yên ổn của một gia đình thuyền chài không thể sống được nếu thiếu đi bàn tay của người đàn ông - cho dù đó là một người tàn bạo. Nhưng người đàn bà trong truyện không phải là một người không có ý thức hay bị tê liệt dây thần kinh phản kháng. Nếu như Mị có cơ hội chạy thoát, cô có thể bổ trốn để giải thoát cho mình nhưng cô lại “lựi lũi” câm lặng như kiểu “ sống lâu trong cái khổ thì quen khổ rồi” thì người đàn bà ở đây chưa phút giây nào chị cho mình quyền bỏ chồng, bỏ con. Người đàn bà trong tác phẩm là người phụ nữ trong thời hiện đại nhưng cũng đồng thời, chị lại là người mẹ, người vợ trong gia đình nghèo khổ, lam lũ. Số phận cuộc đời của chị gắn liền với đàn con, gắn liền với người đàn ông kia. Chị đối diện với số phận và đôi khi phải có sự mất mát, sự cam chịu để đổi lấy sự bình yên cho đàn con của chị.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 33 -34 )

×