II- Vận dụng các phương pháp dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” từ góc độ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
3- Vận dụng vào phương pháp giảng bình
Đõy là phương pháp: GV chủ động thuyết phục bằng ngôn ngữ diễn đạt, vừa giảng vừa bình những chi tiết nghệ thuật hay, độc đáo giỳp HS hiểu, tiếp thu, ghi nhớ. GV tạo ra nhiều hình thức để HS tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức bằng hoạt động trí tuệ tích cực tự giác. Vận dụng phương pháp này vào dạy học tác phẩm, GV có thể đưa ra những vấn đề lớn, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để thuyết trình hoặc tham gia tranh luận trao đổi văn học.
Tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” có rất nhiều chi tiết hay, đặc sắc. Có những vấn đề vượt xa tầm hiểu biết của HS phổ thông nên bắt buộc GV phải thuyết giảng cho các em hiểu. Ví dụ như vấn đề quan niệm nghệ thuật Nguyễn Minh Châu sau 1975, quan niệm mới về con người trong thời đại mới, những khúc mắc nơi tâm hồn con người không dễ gì lí giải ... Do vậy, phương pháp này đòi hỏi người GV phải có khả năng giảng bình tốt, thu hút HS , giúp HS phát hiện ra vẻ đẹp thẩm mĩ nơi tác phẩm. Chẳng hạn những câu nói của người đàn bà ở toà án. Đây là những chi tiết đắt giá, dồn nén thông tin, để lại cho người đọc những suy nghĩ về sự đa diện khó hiểu của con người. Những câu nói của người đàn bà trước toà án chẳng có gì to tát cả. Nó bình dị như chính cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn của chị. Nó thấm cái chất mặn của mồ hôi, nước mắt của người đàn bà trong thiên chức làm mẹ, làm vợ. Những câu nói của người đàn bà làng chài nằm trong câu chuyện dài về cuộc đời đầy éo le, thua thiệt của chị, một người đàn bà luôn khát khao hạnh phỳc.GV cần cho HS thấy: câu chuyện của chị được kể một cách chân thật, nhà văn như rút gan rút ruột ra mà kể , mà giãi bày để mong sự cảm thông, chia sẻ của người đọc. HS sẽ rất bất ngờ khi người đàn bà không bỏ chồng vì đơn giản, các em chưa có sự trải nghiệm về cuộc đời,chưa thấy được nhiều sự bất công ngang trái. HS sẽ thắc mắc: chị ta bị loạn trí hay sao? sức chịu đựng của con người có hạn, ai chẳng muốn thoát khỏi đau khổ? GV có nhiệm vụ giảng giải: trong người đàn bà này chứa đầy mâu thuẫn, chúng ta không thể hiểu nổi nếu như không có những câu nói được chắt lọc từ cuộc đời nhiều nỗi nhọc nhằn, đầy uẩn ức của chị:
+“ Lũng cỏc chỳ tốt nhưng cỏc chỳ đâu phải là người làm ăn lam lũ khó nhọc” + “Vỡ cỏc chỳ không phải là đàn bà, chưa bao giờ cỏc chỳ biết nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có người đàn ụng”
Đó là những câu nói không phải để thở than hay oỏn trỏch số phận mà là sự tự nhận thức, tự ý thức về bổn phận của người đàn bà. Chị nói ra để được chia sẻ với Đẩu, với Phùng và cũng là tự nói với mình, sâu sắc lí giải những khúc mắc, những bi kịch của số phận bản thân. Hiểu người đàn bà, ta mới thấy
sự nhẫn nhục, cam chịu của chị là vì đàn con, vì người chồng có ý nghĩa rất lớn đến sự yên ổn của con thuyền trên biển khơi dữ dội. Chỉ vậy thôi, thật giản dị mà cũng sâu sắc biết bao! Vậy là bên trong cái hình hài thô kệch đang phập phồng một trái tim cao thượng, đầy tình yêu thương . Chính chị đã dạy ta bao nhiêu điều!