1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lễ hội nét văn hóa việt

47 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 665,35 KB

Nội dung

Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu, dân gian học, địa văn hóa

Trang 1

SVTH: Nhóm 9

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết ở mỗi quốc gia, mỗi tộc người trên thế giới nền Văn hóa đóng một vai trò quan trọng Nó thể hiện những nét độc đáo riêng của mỗi quốc gia, mỗi tộc người Hơn nữa, nó còn thể hiện những tinh hoa và những đặc thù riêng của từng tộc người đó và ở Việt Nam cũng vậy

Việt Nam có nền Văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thêm vào đó Việt Nam có nền Văn hóa rất phong phú và đa dạng vì Việt Nam có hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên cùng một lãnh thổ Mỗi dân tộc lại mang một nét Văn hóa truyền thống riêng

Có rất nhiều thành tố để ta nhận biết về Văn hóa Việt Nam như: Ngôn ngữ, Tôn giáo, Tín ngưỡng, Phong tục tập quán và Lễ hội cũng không nằm ngoài điều

đó Trong đó lễ hội được coi là món ăn tinh thần độc đáo của một quốc gia Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau lại có những lễ hội khác nhau Lễ hội không chỉ mang nét truyền thống của mỗi dân tộc, để phân biệt các dân tộc với nhau mà

nó còn là bằng chứng lịch sử chứng minh sự tồn tại của một quốc gia, một nền văn hoá đã được công nhận

Lễ hội ở Việt Nam rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, nó thể hiện những nét Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Lễ hội Việt Nam gắn liền với đời sống mỗi người dân, với các di tích lịch sử, với những trò chơi dân gian

đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân, khiến cho mỗi đứa con xa quê hương luôn cảm thấy bâng khuâng khi nhớ về quê cha đất tổ Không chỉ vậy, thông qua các hoạt động của lễ hội còn giúp Việt Nam giới thiệu những tinh hoa văn hoá của đất nước mình tới bạn bè thế giới, để mỗi người dân luôn tự hào rằng: mình

là con cháu Rồng tiên, con cháu Lạc Hồng

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

1

Trang 2

Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: một là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; hai là cầu cúng

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens) Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình Đến lúc này, bản tính con

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

2

Trang 3

SVTH: Nhóm 9

người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó

từ thế hệ này sang thế hệ khác Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của

Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa

về văn hóa cũng khác nhau

Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây:

Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus"

mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người" Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần"

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

3

Trang 4

Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống

Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử, )

Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng

kế thừa

Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví

dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

4

Trang 5

SVTH: Nhóm 9

của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin

Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam -

Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử” Còn trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

5

Trang 6

SVTH: Nhóm 9

- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);

- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);

- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;

- Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên

Lễ hội là một trong những công cụ để phản ánh một nền văn hoá Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính cộng đồng của nông dân hoặc thị dân diễn ra trong một chu kỳ không gian và thời gian nhất định Các lễ hội ở Việt Nam thường được tổ chức vào hai mùa nông nhàn: mùa xuân và mùa thu Ở mỗi

lễ hội có “lễ” và “hội” “Lễ” được hình thành bởi những nhân vật được thờ đó là

hệ thống các nghi thức thờ cúng Nó mang ý nghĩa tín ngưỡng, cầu xin và tạ ơn quỷ thần phù trợ cho việc làm ăn và cuộc sống con người “Hội” là những hình thức vui chơi, thưởng thức, xem gì xảy ra trong dịp diễn xướng lễ hội

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

6

Trang 7

SVTH: Nhóm 9

1.2 Các lễ hội ở việt nam

Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc

Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người

có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân

độ thế Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân

Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy

Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

7

Trang 8

SVTH: Nhóm 9

Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường Kẻ đi xa, người

đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến

sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1 Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh

Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh) Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên

Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm mới

Nét độc đáo trong lễ hội Việt Nam đó là sự phân chia đặc trưng lễ hội theo vùng miền Mỗi lễ hội đều có những nét khác biệt riêng:

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

8

Trang 9

- Các lễ hội tại Miền Bắc

- Các lễ hội tại Miền Trung

- Các lễ hội tại Miền Nam

9

Trang 10

• Hội Bơi Thuyền

• Hội Bơi Đăm

• Hội Cầu Trâu

• Hội Chém Lợn

• Hội Chen

• Hội Chọi Trâu Đồ Sơn

• Hội Chùa Hương

• Hội Chùa Keo

• Hội Chùa Thầy

• Hội Chùa Trông (Hải

Hưng)

• Hội Côn Sơn (Hải

Dương)

• Hội Cướp Cầu Động Phí

• Hội Cướp Cầu Yên Thế

• Hội Đánh Cá Làng Me

• Hội Đánh Cá Thờ

• Hội Đền Chúa Xã Cổ Nhuế

• Hội Làng Viêm Xá

• Hội Làng Vọng Nguyệt

• Hội Làng Miêng Hạ

• Hội Lệ Mật

• Hội Nhồi

• Hội Núi Voi

• Hội Phong Chúa Rước Vua

• Hội Phủ Giầy

• Hội Pút Tồng

• Hội Quan Lạn

• Hội Quang Trung

• Hội Rằm Trung Thu

• Hội Rước Bà Đống

• Hội Rước Chúa Gái

• Hội Rước Kẻ Giá

• Hội Rước Trên S Hồng

• Hội Sáo Đên

- Thia la thìa lảy - Nu na nu nống - Thi đồ xôi và thổi cơm

- Cờ người - Cờ người - Thi dệt vải ở cầu Lim

- Ðánh roi múa mộc - Thi dưa hấu - Thi diều sáo

- Tập tầm vông - Tùm nụ tùm nịu - Thi thơ

10

Trang 11

• Hội Hải Hưng

• Hội Hoa Lư

• Hội Thi Gói Bánh Thờ

• Hội Thi Thổi Cơm

• Hội Triều Khúc

• Hội Trường Yên

• Hội Tứ Thú Nhân Lương

• Hội Võ Vật Liễu Đôi

• Hội Xã Dương Liễu

• Hội Yên Tử

• Hội Đền Hai Bà Trưng

LỄ HỘI MIỀN NAM

•Lễ Đền Thờ Trương Định

•Lễ Dolta và hội đua bò người Khơme

Nam Bộ

•Lễ hội dân gian - Nét đẹp sinh hoạt

văn hóa Nam Bộ

•Lễ hội Gò Tháp - Đồng Tháp

•Lễ hội Bà Chúa Xứ

•Lễ Hội Chôl Chhnăm Thmây

•Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

•Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương

•Lễ Hội Cúng Đình Nam Bộ

•Lễ hội Dinh Cô

•Lễ hội đình Thần Thắng Tam

•Lễ hội lăng Ông

•Lễ hội Lăng Ông ở Trà Ôn, Vĩnh Long

•Lễ Hội Nghinh Ông Ở Bến Tre

•Lễ Hội Nghinh Ông ở Tiền Giang

•Lễ Hội Nghinh Ông Ở Vũng Tàu

•Hội Xuân Núi Bà

•Lế giỗ Nguyễn Trung Trực

•Lễ Giỗ Trương Công Định

•Những lễ hội ở tỉnh Tiền Giang

Trang 12

SVTH: Nhóm 9

•Lễ dâng bông của người Khmer Nam

Bộ

•Lễ hội đua bò của người Khmer

•Lễ Hội đua Ghe Ngo

•Những lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh

•Hội Tứ Kiệt

LỄ HỘI MIỀN TRUNG

• Hôi đua voi ở Tây Nguyên

• Hội xuân Tây Nguyên

Hội Vật Cù

• Lễ hội Cá Ông

Lễ hội Cầu Ngư

• Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng

• Lễ hội Quan Thế Âm

• Lễ hội Quan Thế Âm 2

Lễ Hội Quảng Nam

• Lễ Hội Đô Thị Nước Mặn

• Lễ Hội Đua Voi Tây Nguyên

Lớp: ĐH LTQTVP - K2

12

Trang 13

II – MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM

2.1 Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan

hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi

nhà Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày

23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng

Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm

mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo " Ngày ông Táo về chầu trời

được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Sau khi tiễn đưa

ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn

"chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất

Trang 14

Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những

thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một

năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt

hơn năm cũ Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn

nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình

thích đến xông nhà Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng

cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình

người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía" Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới

học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ quà biếu, quà tết

Trang 15

không đánh giá theo giá thị trường Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần tính theo tuổi mụ Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang

ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày" Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng

tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm

đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất

là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố

cho phép vui chơi Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu,

chắn, tổ tôm ai thích trò nào chơi trò ấy Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa

gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà

Âu Minh lại nghèo đi Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết

Tục cúng cháo: Xưa, tại các cầu quán, đình chùa, đều có tổ chức "cúng cháo" để cúng các cô hồn không ai cúng giỗ Các tư gia, ngoài lễ cúng Thổ Công, cúng gia tiên cũng có cúng cháo cho các cô hồn Họ bày cúng ở trước cửa nhà Ðồ lễ đặt trên một

Trang 16

cái mẹt thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, trầu cau,

xôi chè cùng với đồ mã, vàng hương Mọi người tin rằng các cô hồn những cô nhi yểu vong, những người chết đường chết chợ, những người chết không ai biết, không ai cúng giỗ sẽ đến hưởng lễ cúng làm phúc trong ngày "xá tội vong nhân" này

Lễ cúng tại đình, chùa, cầu , quán, tổ chức có quy mô hơn Ở những nơi này, cháo được múc ra những bồ đài lá mít cắm ở hai bên đường trước lễ đài Ðồ mã cùng trái cây và đồ lễ cũng nhiều hơn Ngoài ra còn có một nồi cháo lớn Khi cúng lễ xong những người nghèo đem liễn tới xin cháo, các mục đồng và trẻ con xô nhau vào cướp những hoa quả, bánh trái, tục gọi là cướp cháo Những vàng mã được đem hoá và có khi có tụng kinh để cầu siêu độ cho những vong hồn vô thừa tự

Tục đốt mã: Tục đốt mã từ bên Trung Hoa truyền sang ta Nguyên đời xưa

dùng đồ bạch ngọc để cúng tế Ðời sau, vì bạch ngọc đắt và hiếm, người ta dùng

tiền để thế cho bạch ngọc Những tiền này cúng xong đều bỏ đi, rất phí tổn

Trước sự phí phạm này, vua Huyền Tôn nhà Ðường ra lệnh dùng tiền giấy thay

cho tiền thật

Những thoi vàng, thoi bạc giấy được cúng thay cho vàng bạc thật, những hình đồng tiền vẽ trên giấy được cúng thay cho tiền quan Ðến đời vua Ðường Thế Tôn, quan Từ tế sứ, lo việc tế tự là Vương Dữ, đã cho cúng toàn tiền giấy rồi đốt đi Về sau,

từ đời Ngũ Ðại, có thêm tục cúng quần áo, mũ và đồ dùng bằng giấy Ta theo ảnh hưởng đó, cũng có tục đốt mã

2.2 Tết Trung thu – Tết đoàn viên (Rằm tháng Tám)

Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch Tết Trung Thu là tết của trẻ em

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là

Trang 17

bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng

kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em

Thi cỗ và thi đèn: Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya

Hát Trống quân: Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc

Múa Sư tử (múa lân): Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và

15 Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống Ðầu lân

có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy

Trang 18

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.

2.3 Lễ hội chùa Hương

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương Đến nay nghi

lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa

Trang 19

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng Không giống bất cứ chùa nào, chùa Hương làm một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo Tạo hóa đã khéo bày đặt ở vùng này nhúm núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài mà còn có ở bên trong Đó là vẻ đẹp sâu lắng giàu triết lý dân gian của hang động Khách đến với chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái chú nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng huyền ảo như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh Cảm xúc hư, thực đan xen lẫn nhau nâng tâm hồn của con người bay bổng, phiêu diêu Con người đi tới đâu dấu tích lịch sử và văn hóa như đã in hầu hết vào thiên nhiên và đã được định vị Ven núi có hang Sơn - Thủy hữu tình, hàng Long Vân, hang Cá Trên cao có hang Hồng Sự, hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, động Tiên, động Tuyết, động Hương Tích Con người đến với thiên nhiên bằng tấm lòng bè bạn, đặt tên cho động, cho hang rồi xây chùa, lập điện tôn thành những chùa động hang độc đáo, tạo nên cái thiêng cái đẹp Để rồi lại chính con người thăm viếng, ngưỡng mộ thờ phụng và hưởng thụ thành quả về miền thành tín của mình Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng và đặc thù của quần thể này Cả 3 tuyến

du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí trong đá để thu hút khách

Tuyến thứ nhất gọi là tuyến Hương Tích Khách chủ yếu đi tuyến này bởi vì ở tuyến này những gì đặc sắc nhất đều tập trung ở đó Bắt đầu từ bến đò Yến Vĩ - Suối Yến - đền Trình Ngũ Nhạc - cầu Hội - chùa Thanh Sơn chùa Hương Đài - chùa Thiên Trù - chùa Hinh Bồng - chùa Tiêu - chùa Giải Oan - đền cửa Võng và cuối cùng vào trong Hương Tích Bến Đục là nơi tập kết để vào chùa Hương Khách theo dòng suối Yến bập bềnh vào cõi tiên, lên khỏi đò cách chừng hơn nửa

km là đền Trình Ngôi đền này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ mở cờ

Trang 20

rừng được cử hành trọng thể tại đây để người trần gian xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống Tiếp tuyến đường là đến bến Trò, tức là bến đò chùa Thiên Trù nằm lọt giữa một thung lũng xinh đẹp Chặng đường tiếp, theo lối lên gập ghềnh vào chùa, trong có lối rẽ vào Chùa Tiên, đó là một hang động thoáng rộng Trong chùa Tiên có vô số những pho tượng bằng đá và nhũ đá Khi gõ lên nghe như tiếng chiêng, tiếng khánh và có một pho tượng trong suốt như thủy tinh hồng khi đặt ngọn đèn phía bên kia tượng Hành trình tiếp đến chùa Giải Oan, trong khu vực chùa có giếng nước mang tên giếng Giải Oan, tương truyền xưa kia Đức Phật đõ tâty trầm tại Giếng nước này Những di tích đậm màu sắc Phật như am Phật tích, đông Tuyết Quỳnh … dẫn dắt giúp du khách quen với cảnh thâm u của đất trời Đến động Hương Tích (tức là chùa Trong) du khách được chiêm ngưỡng những nhũ đá - tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối, thành hình lạ lùng đến thế, Tương truyền trong động này, Đức Phật Bà đã tu hành đắc đạo Sau đó các La Hán cũng tu luyện nơi đây Một hệ thống các tạo tác nghệ thuật do những nghệ sĩ vô danh tài ba để lại trong hang động, tiêu biểu nhất là tượng Phật Bà Quan Âm Phật Bà có hình dáng một thiếu

nữ, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Bồ Tát Phật Bà ngồi lên tảng

đá trông tựa gốc cổ thụ, chân như để hờ lên một bông sen độ nở Đây là pho tượng khá đẹp, nét chạm rắn rỏi mà thanh thoát Hình tượng Phật Bà thật gần gũi với người lao động Phía trong cùng hang động, có đường "lên trời" và cả lối xuống

"địa phủ”

Tuyến thứ hai là tuyến Tuyết Sơn Đò cũng xuất phát từ bến Yến, đưa khách đến thăm đền Trình Ngắm nhìn sông nước, khách lần lượt thấy núi Thuyền Rồng, núi con Phượng cho tới bến Tuyết Sơn Trong động Tuyết Sơn có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra coi như vảy rồng Trên ngọn núi có tượng Phật bằng đá, lai có những cây thông mọc từng hàng coi như một dãy tán Cảnh trí xanh tối âm u (thích trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú).Tuyến thứ ba là tuyến Long Vân, đò cũng xuất phát từ bến Yến, đi thăm đền Trình

Trang 21

(Phú Yên) rồi rẽ sang một nhánh của suối Yến để tới chùa Long Vân Lên thuyền vào chùa Long Vân, rồi leo núi thăm động cùng tên Đi nữa đến chùa Cây Khế và cách đó chừng vài trăm mét là hang Sũng Sâm - một di chỉ khảo cổ lưu dấu tích của người xưa.

Từ đó có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên các bậc thánh thơ của nhiều thời đại đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc Những bài thơ ấy sống mãi với thời gian và góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không chỉ của một vùng mà còn là của cả nước Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất

là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái đẹp Điều đó đã phản ánh sự khao khát của con ngưòi hướng tới cái đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của chùa Hương Theo cuốn Nam Hải Quan Thế âm - một truyện Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm Dân gian quen gọi công chúa Diệu Thiện là Bà chúa Ba Bà tu hành chín năm

ở động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quan Thế âm bồ tát Sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh Phật thoại truyền miệng còn phong phú hơn Theo các cụ bô lão làng Phú Yên (làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) kể: khi mãnh

hổ cõng Bà Chúa Ba đến núi Hương Sơn, ban đầu bà tu hành ở chùa Hỏa Quang - nay là nền đình làng Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành ở động Tuyết Sơn, ít lâu sau bà ngược hướng Bắc tu ở động Hương Tích

Các cụ ở làng Yến Vĩ thì kể : Khi Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà Diệu Thiện, vì quyết chí tu hành không tuân theo lời cha nên bị vua sai lính giết, mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên

đá Ở đây, bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan có giếng Giải Oan Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước ở giếng Giải Oan coi như

Trang 22

đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng Câu chuyện về bà chúa Ba là câu chuyện nhà phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân chúng.Việc lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích ở nơi thờ Tam Phủ đã khẳng định sự thắng thua của đạo Phật ở đất Hương Sơn Ở đó, Phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người.

Lạ thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có

lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe… Đó thực

là những tín ngưỡng của người lao động Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành Những yếu tố trên đây cho thấy, dưới góc độ văn hoá dân gian, lễ hội chùa Hương mang màu sắc hội cầu may

Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang

đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng

ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh

Trang 23

chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền Còn hương khói thì không bao giờ dứt Về phần lễ có nghiêng về "thiền" Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là

"tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sựsùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho Những tính chất tôn giáo có phần

bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm

mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái Trong lễ hội có rước lễ và rước văn Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng

có phần riêng của mình Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ…

là những đoàn người trẩy hội Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui

vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng đằm thắm và

ấm áp…Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham

dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền Nét độc đáo của hội chùa Hương

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w