0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực và phát triển dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG , VIỆC LÀM CỦA NƯỚC TA THỜI GIAN QUA (Trang 30 -32 )

- Năm 2010: sửa đổi bộ luật lao động, điều chỉnh một số quy định về quan hệ lao động trên thị trường lao động, trong đó : Quy đinhj hình thức hợp đồng lao động linh

2.4.1.2. Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực và phát triển dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao

dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động.

Trong mạng kết nối giữa cung lao động , hệ thống cơ sở dạy nghề tham gia vào đào tạo nghề cho người lao động , nâng cao chất lượng cung lao động để họ có năng lực

Đối với nước ta , phát triển và nâng cao chất lượng cung lao động về mọi mặt( sức khỏe , trình độ dân trí , tri thức , kỹ năng , văn hoá nghề nghiệp , tác phong công nghiệp , tính kỷ cương chấp hành luật pháp …) là yêu cầu vừa có tính chiến lược lâu dài , vừa bức bách trước mặt. Từ đó , giáo dục , đào tạo , dạy nghề là khâu đột phá và phải đi trước một bước trong định hướng chiến lược phát triển thị trường lao động.

Mục tiêu tổng quát là phát triển nhanh quy mô , mở rộng cơ cấu ngành nghề , cơ cấu trình độ , nâng cao chất lượng đào tạo , dạy nghề nhằm nâng cao sức cạnh tranh của lao động và sử dụng hiệu quả lao động lành nghề , đáp ứng nhu cấu nhân lực quản lý , lao động kỹ thuật của thị trường lao động.

Để thực hiện mục tiêu trên , chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ lao đông lành nghề trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện theo định hướng cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế , của các nhà đầu tư và yêu cầu việc làm của người lao động. Chuyển dạy nghề từ trình độ thấp sang trình độ cao theo 3 cấp trình độ, nhất là trung cấp nghề , cao đẳng nghề và cao đẳng , đại học kỹ thuật , cộng nghệ. Đa dang hoá các cơ sở đào tạo , dạy nghề , đặc biệt coi trọng đào tạo , dạy nghề trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngơài và liên kết giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề với doanh nghiệp là chủ yếu. Các cơ sở đào tạo dạy nghề phải xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp , kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài , của thị trường lao động để tôt chức đào tạo, dạy nghề cho phù hợp. Đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo , phương thức đào tạo , đảm boả cơ cấu ngành nghề đào tạo , trình độ đào tạo đáp ừng yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề mới , kỹ năng mới khi áp dụng khoa học , kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất của doanh nghiệp. Quy hoạch mạng lưới các cơ sỏ đào tạo , dạy nghề đảm bảo đào tạo , dạy nghề cung cấp đủ lao động cung cấp đủ lao động lành nghề tại chỗ cho các doanh nghiệp , nhất là ở các đô thị lớn , các vùng kinh tế trọng điểm , các khu công nghiệp , khu chế xuất , khắc phục mẩt cân đối cung – cầu về lao động lành nghề hiện nay , giảm sức ép di chuyển lao động giữa các vùng nhất là từ nông thôn.

Đặc biệt trong lĩnh vực dạy nghề cần tập trung vào bổ sung hoàn thiện các chính sách sau đây:

- Ban hành chính sách khuyến khích khu vực tư nhân , doanh nghiệp tham gia dạy nghê (ưu đãi về đất đai , thuế , đào tạo giáo viên…)

- Thực hiện chính sách cho thanh niên , cơ sở dạy nghề , doanh nghiệp vay vốn ưu đãi học và dạy nghề , chính sách miến giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh học nghề.

- Tăng đầu tư của nhà nước vào các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy nghề .

- Chuyển các cơ sở dạy nghề công lập sang đơn vị cung cấp dịch vụ công , tự chủ , tự chịu trách nhiêm và tự trang trải .

- Xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề:

+ Chương trình dạy nghề trình độ cao cung cấp cho các khu công nghiệp , vùng kinh tế trọng điểm , ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn, xuất khẩu lao động.

+ Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn ( 1triệu lao động/ năm). Chương trình đã được chính phủ phê duyệt với khoảng ngân sách 32000tỷ đồng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

+ Chương trình đào tạo lại , dạy nghề cho người mất việc làm , thất nghiệp , nhất là thanh niên , nông dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất , thanh niên dân tộc thiểu số , bộ đội xuất ngũ.

2.4.1.3. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , nhất là những ngành , lĩnh vực có khả nằn thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG , VIỆC LÀM CỦA NƯỚC TA THỜI GIAN QUA (Trang 30 -32 )

×