Tục ăn trầu ở Việt Nam có khi nào thì chưa ai xác minh được một cách chính xác, Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt.. Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam phố, mua trầu chợ D
Trang 1Lời nói đầu
Việt Nam là một đất nước được hình thành từ nền văn hóa văn minh lúa nước, bởi vậy nền văn hóa lúa nước ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt lối sống, cách ăn măc, sản xuất, giao lưu cho tới phong tục tập quán được hình thành từ rất sớm và rất đa dạng Cùng với quá trình lao động sản xuất những
cư dân trồng lúa nước đã taọ ra cho mình những phong tục tập quán riêng mang đậm đà tính bản sắc của mình những điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa mà cho tới nay vẫn còn tồn tại ở các làng quê nông thôn vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ đó là : hình thái xã hội, gia đình, họ hàng, cấu trúc nhà ở, quan hệ sản xuất, phương thức sản xuất, cho tới văn hóa , phong tuc tập quán… vì văn hóa nông thôn Việt rất đa dạng phong phú nên ở đây tôi xin nói về một phong tục tập quán của nông thôn Việt Nam có trong cuộc sống đời thường đó là phong tục “trầu cau” và “hút thuốc lào”
Thông qua bài viết tôi muốn giới thiệu về nguồn gốc sự ra đời và qua trình phát triển của hai phong tục này Để đóng góp thêm một số kiến thức cho nhưng người muốn tìm hiểu về văn hóa về đất nước con người việt Nam
Do còn thiếu kinh niệm nên bài viết chưa được hay, còn sơ sài, thiếu sót Vì vậy mong đựợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 2Từ lâu đời, Trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt Trầu cau được dùng để tiếp khách hàng ngày, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê Ngày xưa, trầu cau là vật lễ trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, hỏi, lễ thọ, lễ mừng Ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, cưới hỏi , bởi miềng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.
Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt và phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương (ở Miến Điện trầu gọi là "kun-ya", Ấn Độ trầu gọi là "paan", Philippines trầu gọi là "nga-nga" ) Ở mỗi nơi, mỗi vùng, vật liệu ăn trầu có khác nhau nhưng sự khác nhau đó không đáng kể, về cơ bản là dùng hỗn hợp lá trầu không, cau, vôi
Với người Việt Nam, trầu cau còn là biểu hiện nét văn hóa độc đáo của cộng đồng Miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có Dân gian có câu
"Miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu thắm têm vôi nồng luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm Miếng trầu đi đôi với lời chào, lời thăm hỏi hay làm quen:
"Tiện đây ăn một miếng trầu Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là".
Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng "cau sáu bổ ra thành mười" Đối với các nam nữ thanh niên xưa thì miếng trầu là nguyên cớ để bắt đầu một tình yêu, một cuộc hôn nhân "Miếng trầu nên dâu nhà người" Trong việc cưới xin, nhận lễ vật trầu cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn, là giao ước giữa hai họ Trong mâm lễ vật cưới hỏi của nhà trai không thể thiếu buồng cau, tệp trầu và vôi Đó là một nghi thức độc đáo của người Việt
Trang 3Tục ăn trầu ở Việt Nam có khi nào thì chưa ai xác minh được một cách chính xác, Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt Tương
truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Chuyện Trầu Cau
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Miếng trầu là đầu câu chuyện Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư , vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang,
có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước
Tráp đựng trầu
Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm cây số vuông Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven
Trang 4sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát :
"Ru con con ngủ cho rồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh."
Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bóng dừa và văng vẳng đâu đây câu hát :
" Bồng em mà bỏ vô nôi, Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán , chợ Cầu Mua cau Bát Nhị , mua trầu Hội An."
Sách xưa thì ghi: "Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm" những vật dụng cho việc ăn trầu hôm nay vẫn thấy, đó là cơi trầu (gắn liền với câu: đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), là dao bổ cau (gắn liền với câu: mắt sắc dao cau), là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu.Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào
Tục ăn trầu được chia làm hai loại :
+Thứ nhất là được dùng trong cuộc sống hàng ngày mang giá trị đời thường dùng tiếp khách hàng ngày, như bát chè xanh, như điếu thuốc lào.Ở vùng nông thôn miền Bắc miếng trầu trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được, đặc biệt là các bà các mẹ tuổi đã cao răng đã rụng nhưng lúc nào trong miệng cũng móm mém nhai trầu, nhai hết miếng này tái miếng khác
Trang 5suốt ngày Những người ăn trầu lâu trở nên nghiện , người ghiện trầu đôi khi run tay dù đói no phải ăn một miếng trầu cau
+ Ngoài ra trầu cau còn được biết tới là một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu Là một thứ đầu của các sự lễ nghĩa, trầu làm sính lễ trong buổi lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang ,đám hỏi, lễ thọ, lễ mừng trầu thay cho thiệp báo, thiệp mời trước ngày hôn lễ, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, Xuân đến, Tết về, trầu cau còn là quà tặng
Thơ Nguyễn Khuyến có câu :
"Kiếm một cơi trầu sang biếu cụ Xin đôi câu đối để mừng ông."
Trầu cau còn là đồ cúng lễ, ngày giỗ Dân gian có câu:
"Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ"
Để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt như thế nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên cây cau-người chồng, dây trầu-người vợ và hòn đá (vôi) - đứa em trai chồng
Trầu cau trong triết lý người Việt Nam
Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài hoà Khái niệm “âm dương” có thể gặp trong nhiều lĩnh vực : xin âm dương ( tung hai đồng xu sao cho một sấp, một ngửa ) , ngói âm dương ( ngói lợp nhà kiểu viên sấp, viên ngửa) Người Việt Nam từ tư duy đến
Trang 6cách sống , từ các dấu vết cổ xưa đến thói quen hiện đại, khắp nơi đều toát lên tính cách quân bình âm dương như một đặc trưng chung nhất
Tục ăn trầu cau tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau : Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương) , vôi đất đá biểu tượng của đất (âm) , dây trầu mọc lên từ đất , quấn quýt lấy thân cau , biểu tượng cho vai trò trung gian hoà hợp Trầu cau nhai làm một , miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau , cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ tất cả tạo nên một chất kích thích , làm cho thơm mồm, đỏ môi
Miếng trầu còn tàng ẩn, tiềm ẩn tình nghĩa anh em ở nơi sự tích trầu - cau
- vôi: Sống chia rẽ anh em là chết Sự hối hận đền bù cho cái chết, bằng cái chết Chết rồi nhưng vì biết hối hận nên lại sống lại, hóa thân nơi trầu
- cau - vôi, hòa hợp nơi miếng trầu Một triết lý nhân sinh huyền nhiệm, tuyệt vời, không cần rao giảng rườm lời như triết lý Tây, không cần "thiên kinh địa nghĩa" như triết lý Tàu Triết lý Việt Nam thường là "triết lý vô ngôn" mà hay Mà mầu nhiệm Mà đầy tính "hiệu quả" ngôn" mà hay
Mà mầu nhiệm Mà đầy tính "hiệu quả"
Nét đẹp và giá trị của văn hoá trầu cau:
Tục ăn trầu cũng là một trong những yếu tố cấu thành nền văn hoá Việt Nam, hơn thế nữa, nó chính là một nét giao tiếp đặc sắc của người Việt, mang nặng tình người và chở nặng tính người nhất
Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên cây cau-người chồng, dây trầu-cau-người vợ và hòn đá (vôi)-đứa em trai chồng
Trang 7Rồi đến cả trăm câu ví, câu đố, ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ dân gian mà tập trung nhất là những bài, những câu của trai gái nói, hát với nhau gọi là những câu hát trao duyên, câu hát mời trầu Hát mời trầu có tới hàng trăm câu hát khác nhau nhưng câu nào cũng nói tới trầu, cau, vôi, vỏ hoặc nói
về cái tài của người bổ cau, têm trầu Câu hát mời trầu cũng là câu hát bày
tỏ lòng mình Bên cạnh những "vôi nồng", "miếng trầu cánh phượng",
"cau bổ bốn bổ ba", là những "trầu giải yếm giải khăn", "trầu loan, trầu phượng, trầu tôi trầu mình" là những "trầu tính trầu tình", "trầu nhân, trầu ngãi" để rồi thành "trầu mình lấy ta", "trầu nên vợ nên chồng" Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những má hồng răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu
ca xưa:
"Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen."
Đối với người Việt Nam, trầu cau là biểu tượng của tình cảm Gặp nhau sau câu chào, người ta mời trầu Mời trầu để làm quen, và để tỏ lòng tin cậy Một người phương Tây đến Việt Nam thế kỷ 17 nhận xét: Người Việt Nam đi đâu cũng có túi trầu mang theo Gặp nhau, sau câu chào hỏi, cởi túi trầu, người nọ lấy miếng trầu ở túi người kia, rồi vừa ăn trầu "của nhau" vừa trò chuyện Mến yêu, tin cậy, lịch sự biết bao!
Cau trầu còn biểu đạt tình yêu nam nữ một cách rất tinh tế và ý nhị
Này đây là miếng trầu tỏ tình của người con gái đưa cho người con trai:
Trang 8Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu Trầu này trầu tính, trầu tình, Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta.
Hay khi người con gái cầm miếng trầu do người bạn trai trao, hiểu rõ đó không chỉ đơn giản là trầu :
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn.
Cái "bạo dạn" của người thôn nữ xưa không đi "quá" đến sự "trâng tráo"
mà được "cân bằng" lại bằng sự "giữ gìn", giữ lấy cái mà phương Tây xem là "nữ tính" hơn cả: tính e thẹn:
Sáng nay em đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn Hai anh đứng dậy hỏi han Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn.
Thưa rằng: Bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người
Phép biện chứng vừa bạo dạn, vừa e thẹn đúng nơi, đúng lúc, là nghệ thuật sống của người thanh nữ Đó là nghệ thuật chối từ mà giờ đây ít ai chịu học vì đã quá quen với sự "thu nhận"
Trang 9"Nên vợ, nên chồng" rồi, thì khi người chồng ra đi vì việc công vì việc quân, người vợ đảm cũng têm trầu, giữ tình nghĩa nơi miếng trầu tiễn chồng ra trận:
Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân.
Một giá trị đẹp, một cử chỉ đẹp Đẹp và lịch sự Duyên thầm Tình ẩn Tiềm ẩn nơi miếng trầu Một lời chúc phúc Một ý mong chiến thắng
Qua thi ca trầu cau liên quan đến tình duyên, về hôn nhân đôi khi không đòi hỏi mâm cao cổ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng tuyệt đối phải có trầu cau, các vùng thôn quê đôi khi hai gia đình nhận lễ vật trầu cau, chai rượu trở thành thông gia Mặc dù ngày nay, con người đã tiến xa hơn trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hóa, nhưng đây là một phong tục đẹp, thể hiện bản sắc riêng, lưu lại mỹ tục đó, trầu cau làm sính lễ tăng thêm phần long trọng, nhà gái nhận lễ vật tặng bà con, hàng xóm gói trà, cái bánh, trái cau lá trầu, dù ít người còn ăn trầu chẳng ai từ chối
Đối với người Việt Nam, tục ăn trầu phải đủ bộ ba trầu, cau, vôi như sự tích trầu cau đã đề cập Phải có đầy đủ những vật dụng gắn với việc ăn trầu như ngày nay vẫn thấy, đó là cơi trầu, là dao bổ cau, là chiếc âu trầu,
là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào
Trầu cau còn là một thứ đi đầu các sự lễ nghĩa Ngoài việc phục vụ tục ăn
Trang 10trầu của người Việt, trầu cau còn là lễ vật không thể thiếu trong các lễ lạc, giỗ, chạp Dân gian có câu "Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ" để tưởng nhớ
tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân
Bất kỳ giỗ, chạp lớn hay nhỏ cũng phải có đĩa trầu cau đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên, ông bà Trong ngày tết luôn luôn có đĩa trầu cau trên các bàn thờ để cầu tài lộc cho năm mới Cau thờ phải chọn trái cau xanh, to, ruột nhiều, vỏ mỏng Trầu chọn lá trầu xanh, to không bị rách Ngoài ra trầu cau còn để tiếp khách đến chúc xuân đầu năm Đặc biệt, nét văn hóa truyền thống được lưu truyền đến ngày nay, đó là đi chợ mở hàng trước hết phải mua trầu cau rồi mới mua các thứ khác Ở nhiều địa phương vào
sáng mồng một tết có bà già gánh trầu cau đi bán, khi nghe tiếng rao “ Ai mua lộc đầu năm đây!” thì nhà nhà đều nhanh chân chạy ra chọn mua,
không trả giá mà tùy lòng hảo tâm của mỗi người
Trong tang ma ngoài việc cúng trầu cau, khi đưa tang phải có khay trầu để mời bà con đưa đám Lúc tạ lễ với đội Ông Công phải có đĩa trầu cau Trong phong tục cưới hỏi, trầu cau càng quan trọng hơn Có hẳn một lễ
riêng gọi là “Lễ hỏi/bỏ trầu cau” Lễ này từ nhà trai mang đến nhà gái,
gồm có tiền, vàng, bánh trái, và không thể thiếu trầu cau Lễ này ghi nhận sự thoả thuận thống nhất giữa 2 nhà trai- gái kết tình sui gia
Ở lễ cưới, quả (mâm) trầu cau phải được phủ khăn đỏ thể hiện sự may mắn và luôn đặt ở vị trí đầu tiên trong các vật phẩm làm lễ (bánh trái, trà, rượu, tiền vàng, ) Điều đó thể hiện trầu cau là lễ vật đặc biệt quan trọng
gắn kết duyên phận của con người
Miếng trầu, đơn giản thế thôi: Trầu, cau, vôi, nếu có thể thêm tí vỏ, viên thuốc lào (với người ăn "trầu thuốc") ấy thế mà miếng trầu mang đậm "cá tính con người" Người ta têm trầu là để mời trầu, mời người khác ăn trầu
Trang 11Nét tài hoa của người Việt còn thể hiện trong việc têm miếng trầu Nhìn miếng trầu được têm người thưởng thức không chỉ hiểu rõ tình cảm của người mời trầu mà còn đánh giá được sự khéo tay của người têm trầu G.S Trần Quốc Vượng viết: "ăn trầu, càng biết được "tính nết" người têm
nó Giản dị hay cầu kỳ Đậm đà hay nhạt nhẽo, do chất lượng vôi bôi trên lá trầu, và khi có miếng trầu "ở giữa đậm quế hai đầu thơm cay" Têm trầu là
cả một nghệ thuật, nhất là trong lễ cưới có trầu têm cánh phượng có cau vỏ trổ hoa Bày trầu lên đĩa, hạt cau phải sóng hàng, trầu vào giữa, đĩa trầu bày năm miếng hay mười miếng, khi đưa phải bưng hai tay Tế gia tiên thì trầu têm, còn tế lễ thiên thần thì phải có ba lá trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và
ba quả cau để nguyên Khi mời trầu, miếng trầu không chỉ gói gọn trong nó tình cảm nồng thắm mà còn thể hiện cái nết khéo tay, hay mắt của người têm Trong dân gian, một cơi trầu têm khéo léo có thể nói lên tài hoa của một cô gái Qua đó còn phần nào thấy được cả nề nếp giáo dục của gia đình Chỉ là têm một miếng trầu mà dân gian đã tinh tế sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau: trầu cánh phượng, trầu cánh kiếm, trầu mũi mác, trầu cánh quế Tùy hoàn cảnh, tùy tình huống, miếng trầu được têm theo những cách khác nhau
và ý nghĩa tượng trưng của từng kiểu dáng cũng thật rõ ràng Miếng trầu có khi là vật giao duyên giữa đôi trai gái:
"Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời"
Nam nữ gặp nhau thường mời trầu nhau, thăm hỏi nhau để tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu Mời trầu không ăn thì trách móc nhau:
- "Đi đâu cho đổ mồ hôi Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn"
- "Thưa rằng bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người".