1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN - Trầu cau - nét văn hoá người Việt docx

7 609 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 206,9 KB

Nội dung

KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN Trầu cau - nét văn hoá người Việt Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt. Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một câu chuyện cổ tích nổi tiếng 'Chuyện Trầu Cau'. Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư, vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm cây số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát: 'Ru con con ngủ cho rồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu. Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh' Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bóng dừa và văng vẳng đâu đây câu hát: 'Bồng em mà bỏ vô nôi, Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu, Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An.' Sách xưa thì ghi: 'Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm' những vật dụng cho việc ăn trầu hôm nay vẫn thấy, đó là cơi trầu (gắn liền với câu: đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), là dao bổ cau (gắn liền với câu: mắt sắc dao cau), là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào. Trầu dùng tiếp khách hàng ngày, như bát chè xanh, như điếu thuốc lào. Trầu làm sính lễ trong đám hỏi, trầu thay cho thiệp báo, thiệp mời trước ngày hôn lễ, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, Xuân đến, Tết về, trầu cau còn là quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: 'Kiếm một cơi trầu sang biếu cụ Xin đôi câu đối để mừng ông.' Hơn thế, trầu cau còn là đồ cúng lễ, ngày giỗ. Dân gian có câu 'Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ' để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt như thế nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian. Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên cây cau - người chồng, dây trầu - người vợ và hòn đá (vôi) - đứa em trai chồng Rồi đến cả trăm câu ví, câu đố, ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ dân gian mà tập trung nhất là những bài, những câu của trai gái nói, hát với nhau gọi là những câu hát trao duyên, câu hát mời trầu. Hát mời trầu có tới hàng trăm câu hát khác nhau nhưng câu nào cũng nói tới trầu, cau, vôi, vỏ hoặc nói về cái tài của người bổ cau, têm trầu. Câu hát mời trầu cũng là câu hát bày tỏ lòng mình. Bên cạnh những 'vôi nồng', 'miếng trầu cánh phượng', 'cau bổ bốn bổ ba', là những 'trầu giải yếm giải khăn', 'trầu loan, trầu phượng, trầu tôi trầu mình' là những 'trầu tính trầu tình', 'trầu nhân, trầu ngãi' để rồi thành 'trầu mình lấy ta', 'trầu nên vợ nên chồng'. Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những má hồng răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa: 'Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.' Hai quả hồng "Hai tay cầm hai quả hồng Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai Đêm nằm vuốt bụng thở dài Thương chồng thì ít, thương trai thì nhiều" Người gì mà quái lạ đến như vậy? Ca dao đã từng nói đến chuyện có vẻ lạ lùng: "Gió sao gió mát sau lưng Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này" Hoặc quá hơn chút nữa: "Lấy chồng chẳng biết mặt chồng Đêm nắm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng". Nhưng người đời rồi cũng chấp nhận. Còn người đàn bà này lại cư xử với chồng như thế thì không thể nào thương được! Rành rành đây là cách ăn ở cư xử của một người và cũng là một loại người thiếu chính chuyên, được đưa ra đây để mọi người chê bai, diễu cợt, làm gương cho khách hồng quần. Bao năm nay, người viết bài này vẫn yên tâm với cách hiểu như vậy. Nhưng gần đây ngẫm lại, chợt nhận thấy hình như mình thiếu công bằng và khắt khe. Người con gái này không yêu chồng hoặc yêu chồng ít hơn yêu trai thì đã hẳn. Nhưng chúng ta đừng vội đem ngay luân lý đạo đức ra kết án cô mà tội nghiệp. Trên đời này có người phụ nữ nào lại không muốn yêu chồng, thương con. Nhưng chẳng may lấy phải người chồng chẳng bao giờ yêu mến thì làm sao mà yêu cho được? Cái thời của những câu ca dao là cái thời "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" thì những chuyện trái duyên không phải là hiếm hoi. Có bao nhiêu cảnh cọc cạch: "chồng thấp vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng". Có bao nhiêu trường hợp chồng chỉ là một "ông lão móm", cô gái "lấy cho qua lần thì thôi". Hay đây nữa một anh chồng: "Chồng em vừa xấu vừa đen Vừa kém con mắt vừa hèn chân đi Chồng em rỗ sứt rỗ sì Chân đi chữ bát mắt thì ngưỡng thiên". Người chồng bị ép gả như thế làm sao cô gái có thể yêu cho được? Ông chồng đó chỉ là người được ràng buộc vào cuộc đời người con gái bằng tập tục, lễ giáo mà thôi. Chồng của cô gái này chắc cũng là một người như thế. Còn người được gọi là "trai" đối lập với ông chồng kia là ai? Dĩ nhiên, đó là người không lấy được cô, là người không được thừa nhận trong giấy tờ là chồng. Nhưng có thể anh chính là người bạn "biết nhau từ thuở buông thừng", anh chính là người trai làng mà cô đã từng hò hẹn thề nguyền. Chỉ tại bác mẹ, tại mối manh, tại bao nhiêu trắc trở mà cô không lấy được anh. Nhưng tình xưa vẫn còn nguyên đó, "dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng". Làm sao có thể ngăn được lòng cô vẫn hướng về anh? So ra, người khác còn quyết liệt hơn cô nhiều: "Ví dù thầy mẹ đan rọ thả trôi Thả trôi thì thả, lòng tôi vẫn thương chàng" Còn cô không dám cưỡng lại tập tục, cô đi lấy người chồng mà mình không yêu. Vậy nên cô mới cư xử với trai hậu hơn với chồng, dành phần hơn cho cái người không phải là chồng về danh nghĩa nhưng là chồng trong tình cảm, trong tâm trí của cô. Điều đáng nói ở đây là đức hy sinh của cô gái này và sự nhân hậu vốn như là bản tính tự nhiên trong tấm lòng phụ nữ. Anh chồng, tuy cô không yêu, nhưng cô vẫn dành cho anh ta một trái, dù là trái hồng chát. Và dù cô không yêu, nhưng cô vẫn dành cho anh ta một phần tình thương chứ không phải "bỏ rơi" tuyệt đối. Duy có bản thân mình thì cô chẳng dành cho mình một chút gì hết. Hai quả hồng, cô đem cho cả hai người. Tình thương cô cũng dành chia cho hai người tất cả. Cô chẳng giữ lại chút gì cho mình, cô chẳng hề nghĩ về mình. Mặc dù hoàn cảnh của cô chắc chắn là hết sức ái ngại, đáng thương. Dân tộc ta quả thật là nhân ái và độ lượng! . KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN Trầu cau - nét văn hoá người Việt Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt. Tương truyền có từ thời Hùng Vương. 'Chuyện Trầu Cau& apos;. Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu. sinh thành của bậc tiền nhân. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt như thế nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn học dân gian. Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện bi ai

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w