1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nét văn hóa việt trong công ty nhật bản tại việt nam

9 585 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 284,15 KB

Nội dung

Nét văn hóa Việt trong công ty Nhật Bản tại Việt Nam Nguyễn Thị Tú Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn ThS Chuyên ngành: Việt Nam học ; Mã số 60 22 01 13 Người hướng dẫn: TS. Phan Hải Linh Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Hệ thống những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống trên phương diện quản lý, tổ chức nhân sự và phép xã giao trong công ty Nhật Bản, những giá trị vốn được coi là nhân tố làm nên bước đột phá về kinh tế của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Thông qua phân tích thực trạng một công ty Nhật ở Việt Nam, tìm ra những nét văn hóa Việt điển hình trong các công ty Nhật tại Việt Nam, lý giải nguyên nhân, học hỏi kinh nghiệm quản lý và ứng xử của người Nhật, tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra do khác biệt về văn hóa. Áp dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học, nhằm nâng cao hiệu quả khoa học và thực tiễn của nghiên cứu Việt Nam. Keywords. Việt Nam học; Văn hóa doanh nghiệp; Công ty Nhật bản; Quản lý điều hành. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, khi các nguồn lực bên trong và bên ngoài đang dần cạn kiệt, khi doanh số ngày càng giảm, việc duy trì sự tồn tại trở thành mối quan tâm hàng đầu, thì việc xây dựng văn hóa công ty trở nên vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Mỗi công ty đều có sứ mệnh của riêng mình và bằng sứ mệnh đó hòa mình vào trong dòng chảy của xã hội. Công ty dù là sản xuất hay dịch vụ, dù dựa trên hoạt động thủ công hay tự động hóa, cơ giới hóa đều được vận hành bởi con người. Con người sẽ là sức mạnh hay lợi thế cạnh tranh, hoặc sẽ là điểm yếu đẩy lùi hay làm chậm sự phát triển của công ty. Sự liên kết giữa công ty và các thành viên được xây dựng và phát triển thông qua văn hóa công ty. Một lãnh đạo công ty giỏi hiểu rõ giá trị của văn hóa công ty đối với sự thành bại của công ty đó. Sức nặng của văn hóa công ty chỉ hiện hữu khi những người có trách nhiệm tính đến việc xây dựng văn hóa công ty ở tầng sâu nhất, là giá trị cơ bản và các triết lý kinh doanh mà công ty theo đuổi. Nhiều năm trở lại đây, văn hóa công ty trở thành đề tài nóng trong các công ty Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như FPT đã dành nhiều công sức xây dựng nên văn hóa công ty, thậm chí xuất bản tạp chí nội bộ dành cho nhân viên hay quảng bá cho hình ảnh văn hóa công ty thông qua các cá nhân nổi bật như Giáo sư Cù Trọng Xoay Tuy nhiên, đa số các công ty Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như các cấp độ biểu hiện và khía cạnh của văn hoá công ty, do đó, vẫn chưa có sự quan tâm xây dựng và phát huy đúng mức yếu tố này trong công ty mình. Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hoá công ty đạt hiệu quả nhất và lấy đó làm động lực trong quá trình phát triển thành các công ty hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau thế Chiến thứ Hai làm cả thế giới kinh ngạc. Từ đống tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những cường quốc thế giới. Để phát triển vượt bậc, các nhà kinh tế và chủ doanh nghiệp Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề cơ bản và cốt lõi trong quản trị nhân lực bằng chiến lược con người và chính sách nhân sự của họ. Các công ty như Honda, Toyota, Mitsushita, … đã xây dựng được một tảng nền văn hoá công ty vững mạnh, giữ gìn các giá trị cốt lõi, đồng thời biết thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh, đặc điểm của các địa phương, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và tồn tại dài lâu. Nghiên cứu văn hóa công ty và tìm ra những nét văn hóa Việt lồng ghép vào văn hóa công ty Nhật tại Việt Nam trong quá trình đầu tư và phát triển mang ý nghĩa quan trọng. Luận văn mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề văn hóa công ty của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng và chính sách của công ty Nhật Bản, trường hợp xây dựng văn hóa công ty của công ty Việt Nam Leakless ở Việt Nam, tác giả muốn đưa ra một số đề xuất giải pháp để các công ty Nhật dễ dàng hòa nhập vào môi trường đầu tư ở Việt Nam, cũng như các công ty Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình phát triển. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa công ty Nhật trong giai đoạn 1950 – 1990 thể hiện qua mô hình quản trị truyền thống và phép xã giao trong công ty, đồng thời so sánh những điểm tương đồng và khác biệt với một số nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, mô hình quản trị này đã có những biến đổi phù hợp với xu thế chung của thời đại nhưng chưa có mô hình nào mới hơn, ưu việt hơn. Tác giả nhận định mô hình quản trị truyền thống của công ty Nhật Bản những năm 1950 – 1990 có những đặc điểm phù hợp với Việt Nam hiện nay. Tại Việt Nam hiện có hơn 1600 công ty Nhật Bản. Tác giả lựa chọn công ty Việt Nam Leakless, một công ty đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn đầu của dòng đầu tư Nhật Bản chảy vào Việt Nam, để nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích trường hợp công ty Việt Nam Leakless, luận văn chỉ ra những nét Việt được lồng ghép trong văn hóa công ty này. Từ đó, luận văn bước đầu đưa ra những kiến nghị về thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa công ty của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời rút ra một số bài học cho doanh nghiệp Việt Nam. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Tinh thần Nhật Bản vốn được coi là một trong những công thức làm nên sự thần kỳ Nhật Bản trong những năm sau thế chiến. Từ một quốc gia quá ít tài nguyên, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với những trận động đất, núi lửa xảy ra thường xuyên, bị tàn phá kiệt quệ sau chiến tranh, Nhật Bản đã phát triển thành một cường quốc thế giới. Các công ty Nhật Bản tiền thân là những công ty tài phiệt già nua hay các công ty non trẻ đã trở thành những công ty xuyên quốc gia chỉ trong một thời gian xây dựng và phát triển. Những nhân tố chủ đạo làm nên tinh thần Nhật Bản là chính sách quản trị nhân lực khéo léo, mềm mỏng trong công ty Nhật và phép xã giao nổi tiếng, hình thành nên nền tảng văn hóa vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ và lâu bền của công ty. Với thế mạnh nổi bật như vậy, văn hóa công ty Nhật đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. 3.1. Trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình thành công trong việc nghiên cứu về văn hóa công ty Nhật Bản và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Các công trình này đặc biệt xuất hiện nhiều trong và sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế thần kì của Nhật Bản (giữa thập niên 1950-đầu thập niên 1970). Rodney Clark được biết đến với Công ty Nhật Bản (NXB Khoa học xã hội, Viện kinh tế thế giới, 1989). Là nhà nghiên cứu Mỹ có nhiều năm nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở Nhật Bản, Rodney Clark đã xem xét công ty Nhật Bản dưới góc độ lịch sử và hoạt động thực tiễn có đối chiếu với công ty Mỹ và Tây Âu. R. Clark muốn lý giải cách thức quản lý một công ty Nhật Bản, ảnh hưởng phong cách làm việc của công ty Nhật Bản đối với người Nhật và những lợi ích công ty Nhật Bản thu được từ cách thức quản lý này. James C. Abegglen, George Stalk Jr trong Kaisha Công ty Nhật Bản (Viện Kinh tế thế giới, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1988) đã chỉ ra rằng các Kaisha (công ty) đã giải quyết rất có hiệu quả vấn đề cơ bản của các tổ chức, đó là làm thế nào kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân trong tổ chức với lợi ích của tổ chức đó. Chế độ quản lý trong Kaisha đã giảm thiểu những mâu thuẫn và kết hợp mọi thành viên trong nhóm thành một thể thống nhất , làm việc vì lợi ích chung. Nhà nghiên cứu Erza F.Vogel trong Nhật Bản số 1, những bài học cho Hoa Kỳ (Viện nghiên cứu quản lý trung ương, trung tâm thông tin tư liệu, 1989) đã mô tả một cách chọn lọc những khía cạnh về hệ thống quốc gia của Nhật Bản hoạt động có hiệu quả đến mức Mỹ phải học tập. Nhận diện những thay đổi sâu sắc về cơ cấu của Nhật Bản khi vay mượn khuôn mẫu phương Tây, Erza F.Vogel thấy được tầm quan trọng của việc nước Mỹ cần phải nghiêm túc học hỏi những người mà họ “không coi là người thầy”. 3.2. Ở Việt Nam TS. Phạm Quý Long trong Quản lý nguồn nhân lực ở công ty Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 2008) tập trung nghiên cứu mô hình quản lý trong công ty Nhật Bản và các tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động của người lao động trong nền kinh tế thị trường. Theo TS. Phạm Quý Long, việc học hỏi mô hình quản lý trong công ty Nhật Bản là điều hết sức cần thiết cho các công ty Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. GS. Hồ Văn Thông chủ biên Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản (NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2000) đã cung cấp một số thành tựu nổi bật về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản cũng như kinh nghiệm khai thác các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước Nhật. Những kinh nghiệm của Nhật Bản có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhà nghiên cứu Lưu Ngọc Trịnh trong Chiến lược con người trong “thần kỳ” kinh tế Nhật Bản (NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) đã đưa ra nhận định rằng yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất và quyết định nhất trong phát triển kinh tế Nhật Bản, góp phần tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Con người là nguồn lực vô cùng quý giá mà nước Nhật bại trận đã biết tận dụng, phát huy để mau chóng vực dậy nền kinh tế kiệt quệ, đuổi kịp các nước khác. Nhà nghiên cứu Hải Minh trong Quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự trong công ty Nhật Bản (NXB TP. Hồ Chí Minh, 1994) đã phân tích, làm rõ những đặc trưng nổi bật của văn hóa Nhật Bản. Từ đó nhận thức được những đặc điểm, tính cách của con người, xã hội Nhật Bản và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa tới việc quản trị nhân sự trong công ty Nhật. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tập trung phân tích mô hình của Nhật Bản và bước đầu đưa ra kinh nghiêm cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến văn hóa công ty Nhật Bản tại Việt Nam. 3.3. Tại Nhật Bản Tại Nhật Bản, văn hóa công ty từng là đề tài sôi nổi tong các thập kỷ 1970-1990. Tiêu biểu là nghiên cứu của Michio Morishima, Tại sao Nhật Bản lại “thành công”?, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1991. Cuốn sách bao gồm những bài giảng đã được thực hiện tại trường đại học tổng hợp Cambridge vào tháng 3 năm 1981. Công trình nghiên cứu trong chuỗi tác phẩm của Morishima (Tại sao Nhật Bản lại “thành công”?, Tại sao Nhật Bản suy thoái?, Tại sao Nhật Bản bế tắc?) đã làm sáng tỏ hai khía cạnh: phải chăng nước Nhật đã thực sự thành công (chữ thành công được để trong ngoặc kép đầy ẩn ý) và lý giải sự thành công đó. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập đến đề tài “ Nét văn hóa Việt trong công ty Nhật Bản tại Việt Nam”. Có thể nói đây là luận văn Thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý tư liệu Luận văn sử dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: thu thập các tư liệu, số liệu về văn hóa Nhật Bản, lịch sử đầu tư tại Việt Nam, các phiếu điều tra động lực làm việc tại công ty Việt Nam Leakles, sau đó tổng hợp và phân tích. Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng để tiếp cận các công ty từ nhiều hướng khác nhau như kinh tế học, xã hội học, văn hóa học Qua đó rút ra những kết luận mang tính tổng hợp và toàn diện về nét văn hóa Việt trong công ty Nhật tại Việt Nam. Phương pháp thống kê: xử lý định lượng các số liệu về quản trị nhân lực để rút ra những kết luận khoa học. Phương pháp lịch sử, phương pháp logic: các phương pháp này giúp nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, hiện tượng theo lịch đại và trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng đối với việc khảo cứu văn hóa công ty có bề dày truyền thống của Nhật Bản. Phương pháp điều tra phỏng vấn thực tế: thực hiện phỏng vấn đối thoại các nhà quản lý và nhân viên người Nhật, người Việt trong công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Thực hiện điều tra theo phiếu để thu thập số liệu. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: thông qua trường hợp công ty Việt Nam Leakless đưa ra nhận xét về sự kết hợp các yếu tố văn hóa Việt trong mô hình kinh doanh kiểu Nhật, để từ đó đối chiếu với mô hình mẫu tại Nhật Bản, nhằm đưa ra nhận xét về một mô hình văn hóa công ty phù hợp với Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp liên ngành kiểu khu vực học sẽ cho một kết quả tổng hợp về văn hóa công ty Nhật Bản và nét Việt khi xây dựng tại Việt Nam. Đây là một ứng dụng khoa học về phương pháp nghiên cứu liên ngành và nghiên cứu trường hợp trong Việt Nam học. Vấn đề nghiên cứu được xem xét nhiều chiều sẽ cho kết quả khách quan và có chiều sâu. Những kết quả nghiên cứu của luận văn dự kiến sẽ có ý nghĩa thực tiến cao, cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và hoạch định chính sách cơ sở cốt lõi trong giá trị của công ty Nhật Bản, tạo điều kiện để các công ty Nhật Bản tại Việt Nam hòa nhập và phát triển cũng như giúp các công ty Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm quản lý nhân sự của Nhật Bản. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn mong muốn đóng góp vào việc làm sáng rõ các vấn đề sau: Hệ thống những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống trên phương diện quản lý, tổ chức nhân sự và phép xã giao trong công ty Nhật Bản, những giá trị vốn được coi là nhân tố làm nên bước đột phá về kinh tế của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Thông qua phân tích thực trạng một công ty Nhật ở Việt Nam, tìm ra những nét văn hóa Việt điển hình trong các công ty Nhật tại Việt Nam, lý giải nguyên nhân, học hỏi kinh nghiệm quản lý và ứng xử của người Nhật, tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra do khác biệt về văn hóa. Ngoài ra, luận văn là một thử nghiệm của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học, nhằm nâng cao hiệu quả khoa học và thực tiễn của nghiên cứu Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Phần I: Lời mở đầu Phần II: Nội dung gồm 3 chương. Chương 1. Đặc điểm của văn hóa công ty Nhật Bản theo mô hình truyền thống (giai đoạn 1950 đến 1990) Giới thiệu về khái niệm văn hóa, công ty, văn hóa công ty, đặc điểm văn hóa công ty Nhật Bản theo mô hình truyền thống trong những năm 1950 đến 1990. Chương 1 giúp người đọc hiểu được bức tranh toàn cảnh về văn hóa công ty Nhật Bản, bối cảnh hình thành và phát triển cũng như những lợi ích nó đem lại cho các nhà quản lý. Chương 2. Khảo sát văn hóa trong công ty Việt Nam Leakless Để làm sáng tỏ nội dung đề tài, chương này tập trung phân tích và đánh giá đặc điểm văn hóa của công ty Việt Nam Leakless nhằm tìm ra biến thể Việt. Chương 3. Nét văn hóa Việt trong công ty Nhật tại Việt Nam: tiền đề văn hóa và kiến nghị Chương 3 đưa ra những lý giải vì sao có sự biến đổi về văn hóa tại Việt Nam Leakless. Bên cạnh đó, tác giả bước đầu đưa ra những kiến nghị đối với công ty với mong muốn từ những kiến nghị sơ bộ này, công ty sẽ hoàn thiện mô hình quản lý, hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến vai trò của nhà nước với tư cách là người cầm chịch. Phần III: Kết luận Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo Mặc dù đã nỗ lực song việc tìm ra nét văn hóa Việt trong công ty Nhật Bản tại Việt Nam là một vấn đề lớn mà thời gian và khả năng tập hợp và tổng hợp tư liệu của tác giả có hạn nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu này trong thời gian tới. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bách khoa toàn thư về khoa học và quản lý, NXB lao động xã hội, 2002 2. Nguyễn Duy Dũng, Trần Thị Nhung, Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. 3. Tống Thị Hà, Nhật Bản thập kỷ 1990 qua tác phẩm “Tại sao Nhật Bản suy thoái” của Morishima Michio”, Luận văn thạc sỹ, 2013 4. Phạm Hưng Long, Nguyễn Như Diệm, Vũ Quốc Ca biên dịch, Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992 5. Phạm Hưng Long, Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, NXB khoa học xã hội, 2008. 6. Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 1995 7. Hải Minh, Quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự trong công ty Nhật Bản, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1994 8. Hải Minh, Quản trị nhân sự theo cung cách Nhật Bản, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1993 9. Phạm Quang Minh, Phạm Quý Long, Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản,nội dung và lộ trình (kỷ yếu hội thảo), NXB từ điển Bách khoa, 2011 10. Nhóm tìm hiểu Nhật Bản, Bí quyết thành công của Nhật Bản trong việc kinh doanh và quản lý xí nghiệp, Viện kinh tế thế giới, 1985. 11. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998 12. Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh & văn hóa công ty-giáo trình, NXB đại học kinh tế quốc dân, 2011 13. Hồ Văn Thông chủ biên, Kinh nghiệm khai thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2000 14. Lưu Ngọc Trịnh, Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời, tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản?, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004 15. Lưu Ngọc Trịnh, Chiến lược con người trong “thần kỳ” nền kinh tế Nhật Bản, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 16. Phan Minh Tuấn, Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản từ năm 1990 đến nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, 2008 17. Từ điển triết học, NXB Matcova, 1972 18. Trần Quốc Vượng(CB), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr.22, NXB Giáo dục, 2007 19. Viện nghiên cứu đại học Chuo, Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992 20. James C. Abegglen, George Stalk Jr, Kaisha Công ty Nhật Bản, Viện Kinh tế thế giới, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1988. 21. Coral & Brain Works, Phong cách làm việc nơi công sở, NXB phụ nữ, 2010 22. Rober C. Christophre, Phong cách người Nhật trong kinh doanh, NXB thống kê, 2010 23. Rodney Clark, Công ty Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Viện kinh tế thế giới, 1989 24. Nakane Chie, Xã hội Nhật Bản, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1990 25. Japan Human Relations Association, Kaizen Teian, NXB lao động-xã hội, 2009 26. Akio Morita & Sony, Made in Japan, NXB lao động-xã hội, 2012 . nghiêm cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến văn hóa công ty Nhật Bản tại Việt Nam. 3.3. Tại Nhật Bản Tại Nhật Bản, văn hóa công ty từng là đề tài sôi nổi. tích và đánh giá đặc điểm văn hóa của công ty Việt Nam Leakless nhằm tìm ra biến thể Việt. Chương 3. Nét văn hóa Việt trong công ty Nhật tại Việt Nam: tiền đề văn hóa và kiến nghị Chương. cho sự phát triển bền vững và tồn tại dài lâu. Nghiên cứu văn hóa công ty và tìm ra những nét văn hóa Việt lồng ghép vào văn hóa công ty Nhật tại Việt Nam trong quá trình đầu tư và phát triển

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w