GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTXH.

Một phần của tài liệu Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 35)

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2001 VÀ ĐẾN NĂM 2005.

A.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTXH.

Tăng cường đầu tư phát triển KTXH, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển ở các ngành kinh tế theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt và giải pháp quyết tọ việc làm cho người lao động (ổn định việc làm và tăng thêm việc làm). Cụ thể là:

1- Trong nông nghiệp -nông thôn.

Tạo việc làm mới cho khoảng 4.000 lao động và 50.000 lao động khác có việc làm đầy đủ hơn, tập trung vào một số các giải pháp chính sau:

a) Đẩy mạnh biện pháp thâm canh tăng vụ đưa sản xuất vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở tất cả các huyện, thị, 30% diện tích canh tác được sử dụng vào sản xuất đông, đảm bảo nâng hệ số sử dụng ruộng đất nông nghiệp từ 2,34 vòng/năm hiện nay lên 2,4 vòng/năm vào năm 2001 và 2,5 vòng/năm vào năm 2005. Trong đó trồng cây ngồ 6.000 ha năm 2000 lên 10.000 ha năm 2001, khoa tây 6.879 ha lên 10.000 ha, dưa chuột 1.500 ha lên 2.000 ha, các loại cây khác 17.000 ha.

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất nấm xuất khẩu theo đề án của Sở khoa học công nghệ và môi trường đã được phê duyệt. Trong năm 2001 phấn đấu đạt sản lượng 2.400 tấn nấm mỡ, 400 tấn nấm sò, 100 tấn mộc nhĩ khô, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1.200 lao động. Đến năm 2005 bình quân mỗi năm sản xuất 24.700 tấn, tạo thêm việc làm cho khoảng 12.000 lao động. để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2001 chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất nấm tậpk trung theo hướng trang trại, mỗi xã có từ 5 - 7 trang trại, mỗi trang trại có sản lượng từ 45 - 50 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư cho mỗi trang trại khoảng 20 triệu đồng bằng nguồn vay từ ngân hàng, vay vốn quỹ quốc gia và các nguồn khác.

Thông Công ty SXKD xuất nhập khẩu Nông sản thuộc Sở Khoa học công nghệ và môi trường để bao tiêu sản phẩm, đào tạo dạy nghề cho các chủ trang trại.

c) Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất lúa gạo hàng hoá xuất khẩu. Giữa vững 1.600 ha đất canh tác để cấy lúa, đưa năng suất lúa lên bình quân 65 tạ/ha/vụ, trong đó có 30 đến 40 vạn tấn thóc hàng hoá, hình thành vùng sản xuất lúa chuyên canh giống lúa có chất lượng cao ở Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ. Đầu tư hoàn chỉnh và đưa và sử dụng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Cầu Nguyễn.

d) Phát triển chăn nuôi toàn diện, lấy chăn nuôi lợn làm trọng tâm. + Chăn nuôi lợn: Phấn đấu đến năm 2001 tổng đàn khoảng 630.000 con tăng 2% so với năm 2000, có 3.000 tấn thịt lớn xuát khẩu. Để thực hiện mục tiêu này cần khẩn trương hoàn chỉnh và thực hiện đề án cải tạo nâng cấp chất lượng đàn lợn giống của Tỉnh, hình thành các vùng chăn nuôi lơn ngoại theo mô hình chăn nuôi công nghiệp của các hộ nông dân; mở rộng quy mô và đầu tư kỹ thuật cho Công ty xuất nhập khẩu Nông sản để ổn định sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu cao; xây dựng đề án tổ chức sản xuất thức ăn gia súc phục vụ cho chăn nuôi trong Tỉnh và các tỉnh lân cận.

+ Chăn nuôi trâu, bò: Phấn đấu đàn bò đạt 55.000 con, đàn trân 12.000 con.

+ Chăn nuôi gia cầm: Phấn đấu đạt 6,5 triệu con, sản lượng thịt 770.000 tấn, sản lượng trứng 140 triệu quả.

e) Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước mắt năm 2001 với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng sẽ tạo thêm việc làm cho 4.500 lao động.

+ Khai thác nuôi trồng 6.000 ha ao hồ nội, 3.000 ha thùng dầu ven đê để đạt sản lượng cá nước ngọi từ 10.000 - 13.000 tấn bằng các hình thức phù hợp như thâm canh, quảng canh.

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển: năm 2001 phấn đấu sản lượng hải sản đạt trên 20.000 tấn (bao gồm nuôi trồng vùng nước nợ và đánh bắt hải sản) trong đó đảm bảo xuất khẩu trên 2.000 tôm, cua, cá và 7.500 tấn ngao. Đến năm 2005 sản lượng hải sản đạt trên 30.000 tấn.

Giải pháp chủ yếu là: Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả dự án quang vùng nuôi trồng trên: 4.000 ha thuỷ sản, trong đó thực hiện hệ thống thuỷ lợi vùng đầm ở các xã Thuỵ Trường, Thuỵ Hải, Thái Đô (Thái Thụy) và ở cả Nam Thịnh, Đông Cơ (Tiền Hải); thực hiện thí điểm dự án nuôi tôm công nghiệp ở xã Thụy Hải (Thái Thuỵ) để rút kinh nghiệm nhân diện rộng; có cơ chế khuyến khích để phát triển nhanh các chủ đầm nuôi trồng hải sản và cơ sở sản xuất tôm giống có chất lượng cao.

Song song với nuôi trồng, đẩy mạnh phát triển khai thác và chế biến thuỷ hải sản, năm 2001 đầu tư đóng mới 8 đội tàu với số vốn khoảng 22 tỷ đồng để đánh bắt xa bờ, tiếp tục duy trì, sửa chữa các tàu thuyền đã có, xây dựng hoàn chỉnh khu nge nghiệp bến cá Tân Sơn xã Lam Thịnh, nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu Diên Điền.

Một phần của tài liệu Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 35)