Từ đó, em xin chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay”... Trong Mục đọc sá
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam Người không chỉ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa mà còn để lại những di sản vô cùng quý giá cho nước ta
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là hệ tư tưởng của đảng, của dân tộc ta mà còn
là kim chỉ nam cho mọi đường lối, chính sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc Theo Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là nhân tố quyết định Để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” Vì thế, văn hóa không thể đứng ngoài
“mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm
“trong văn hóa” Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa Để xây dựng một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Từ đó, em xin chọn đề tài
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay”
Trang 2B NỘI DUNG
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1 Khái niệm văn hóa
Khái niệm “văn hóa” có nghĩa rộng, bao gồm nội hàm phong phú Chính vì vậy
có rất nhiều định nghĩa về văn hóa Trong Mục đọc sách ở phần cuối tác phẩm Nhật ký trong tù được viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
giam cầm từ 29-8-1942 đến 10-9-1943 tại Quảng Tây (Trung Quốc), lãnh tụ Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở
và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa, đồng thời, khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những gía trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa
Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra Năm điểm lớn định
hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc , bao gồm: xây dựng tâm lý, luân lý,xã hội, chính trị và kinh tế Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan
Trang 3tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội Vì thế, ngay khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước
Vị trí và vai trò của văn hóa cũng được Hồ Chí Minh xác định rõ trong quan điểm của mình Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển Theo Người: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được” Chúng ta phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giải phóng chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển Kinh tế phải đi trước một bước Xây dựng kinh tế để làm nền tảng cho việc xây dựng văn hóa Hai là, văn hóa không thể đưng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Người cho rằng, văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế Bên cạnh đó, kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội
và thời đại đang đòi hỏi
Nền văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng Điều đó có nghĩa là: văn hóa mỗi dân tộc đều có bản sắc đặc trưng riêng, giúp phân biệt, không nhâm lẫn với văn hóa của các dân
Trang 4của thời đại Và nên văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ba chức năng Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí Ba
là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân Hồ Chí Minh chia văn hóa làm ba lĩnh vực: văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ và văn hóa đời sống
II Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
1 Thực trạng nền văn hóa Việt Nam trong thời gian qua
a Thành tựu
Trong điều kiện đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa, trải qua hơn mười năm đổi mới, cùng với những thay đổi tích cực của nền kinh tế xã hội, văn hóa Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể
Trong lĩnh vực tư tưởng, lối sống và đạo đức, chúng ta luôn đi theo con đường chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đây chính là con đường đúng đắn mà nước ta đã kiên định từ đầu, vận dụng sáng tạo để phát triển nền văn hóa dân tộc, đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tương Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động Các cán bộ, đảng viên luôn có ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành Mỗi công dân được khuyến khích và có cơ hội phát huy tính năng động, tích cực, sở trường và năng lực cá nhân Do đó, không khí dân chủ
Trang 5trong xã hội ngày càng tăng lên Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới
và có ý chí vươn lên lâp thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, nhớ ơn các anh hùng dân tộc, quý trọng danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước, lá lành đùm lá rách trở thành phong trào quần chúng Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy
Sự nghiệp giáo dục thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn của nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh nội sinh Ứng dụng khoa học - kĩ thuật ngày càng phổ biến trong hoạt động sản xuất và đời sống giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hiệu quả sản xuất Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới Các bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn, phát huy và nhiều bộ môn nghệ thuật mới được sáng tạo thêm hoặc học hỏi từ các nước bạn bè trên thế giới Hoạt động lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước những quan điểm sai trái Số đông văn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước; trước những biến động của thời cuộc và những khó khăn của đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụ nhân dân, làm sứ mệnh người nghệ sĩ - chiến sĩ Nhiều văn nghệ sĩ tuổi cao, vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tạo, lớp trẻ có nhiều cố gắng tìm tòi cái mới Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng
kể Đội ngũ những nhà văn hoá người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng, chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học,
Trang 6Thông tin đại chúng phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, về nội dung và
hình thức, về in ấn, phát hành, truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội Hệ thống mạng thông tin trong nước
và quốc tế được thiết lập, tạo khả năng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục vụ đông đảo công chúng Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ Hoạt động giao lưu văn hoá với nước ngoài được mở rộng Chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước khác những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam
Đảng và Nhà nước đã quan tâm tăng cường bộ máy tổ chức, ban hành những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành văn hoá Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa được nâng cao, xây dựng thêm nhiều nhà văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí… và
đã có những phương thức hoạt động mới có hiệu quả
b Yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền văn hóa nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém
Trước hết là ở trong nhận thức tư tưởng, trong đạo đức và lối sống của người dân, ngay cả trong nội bộ cán bộ, đảng viên.Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận lịch sử cách mạng hào hùng của nước Việt Nam ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Nhiều người còn sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong
mỹ tục của dân tộc Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên
Trang 7tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp Hoạt động buôn lậu và nạn tham nhũng phát triển Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến, gây nghiều hậu quả xấu cho nhân dân Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới xin, tang lễ, lễ hội… Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ không được ngăn chặn
có hiệu quả Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa
vị, cục bộ, địa phương, bè phái mất đoàn kết khá phổ biến Những tệ nạn đó gây
sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà nước Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bạn bè, môi trường giáo dục xuống cấp, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma tuý…ở một bộ phận học sinh, sinh viên Nhiều học sinh, sinh viên có hiện tượng coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn , những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập Nhiều tác phẩm được tạo
ra chỉ với mục đích thương mại mà không mang tính nghệ thuật, nhân văn Trong sáng tác và lý luận, phê bình, đã có lúc nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn học cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt
là sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, chưa hướng tới được đông đảo nhân dân.Lãnh đạo quản lý trong xuất bản văn học, nghệ thuật còn nhiều sơ sở Thiếu sự đầu tư trọng điểm và lâu dài cho sự ra đời những tác phẩm lớn, cho việc giữ gìn và phát triển những ngành nghệ thuật truyền thống
Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát
Trang 8hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra Báo chí chưa biểu dư ơng đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việclàm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội Không ít trường hợp thông tin thiếu chính xác, làm lộ bí mật quốc gia Xu hướng lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến Một số ít nhà báo
đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến
dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật Giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở
Số văn hoá phẩm đồi trụy, phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn, trong khi đó, số tác phẩm văn hoá có giá trị của ta đưa ra bên ngoài còn quá ít Lực lượng hoạt động văn hoá - văn nghệ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay không nhỏ, đã có những công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học, nghệ thuật tốt hướng về Tổ quốc Song chúng ta còn thiếu những biện pháp tích cực giúp đồng bào tìm hiểu sâu văn hoá dân tộc, liên hệ mật thiết với tổ quốc, góp phần đấu tranh với những hoạt động chống phá đối với Tổ quốc Chính sách khuyến khích và định hướng đầu tư xã hội cho phát triển văn hoá còn chưa rõ Ở nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến trước đây, đời sống văn hoá còn quá nghèo nàn
Để khắc phục được những yếu kém, phát huy những lợi thế đó, Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách đúng đắn, hợp lý,từ đó xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Trang 92 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay
a Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Theo Hiến pháp sửa đổi (1993) thì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố dân tộc, dân chủ, nhân văn và
hiện đại Tính dân tộc thể hiện qua 3 khía cạnh : là nền văn hóa có cội nguồn, gốc rễ dân tộc, phát triển dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc và phát triển luôn luôn vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc Tính dân chủ được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳng định chủ thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt để tiềm nặng văn hóa dân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị của con người, nền văn hóa thấm nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luật quan hệ nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và mang nặng tính người Tính hiện đại của nền văn hóa thể hiện qua việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, dựa trên khoa học - công nghệ hiện đại và phục vụ cho việc đào tạo, giáo dục con người theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ xã hội.
Như vậy, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được hiểu qua hai đặc trưng: tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mang tinh thần dân chủ, nền văn hóa mà trong đó dân chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần
Trang 10chúng nhân dân Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, phát triển vì sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con người, mang tính hiện đại về trình độ dân trí, khoa học, công nghệ Nền văn hóa tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Tính chất dân tộc luôn luôn gắn bó với tính chất tiên tiến của nền văn hóa và hai mặt này liên quan biện chứng với nhau Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ Qua các thời đại lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc Nó trở thành giá trị cao nhất trong các thang bậc giá trị văn hóa Việt Nam và là một động lực cực kỳ to lớn Chính vì vậy, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trước hết là nền văn hóa yêu nước Có thể nói yêu nước và tiến bộ vừa là đặc trưng bao quát nhất của nền văn hóa tiên tiến, vừa
là đặc trưng của bản sắc dân tộc
b Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chỉ có thể phát triển bền vững và phát huy
đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ của loài người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không thể tách khỏi quan hệ với thế giới Bởi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra là tất yếu xu thế đó là khách quan, mang tính thời đại Hơn nữa, toàn cầu hóa là một