0
Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Tham số về giá:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MARKETING MIX VÀO HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (Trang 73 -77 )

- Kinh doanh dịch vụ kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải.

b. Tham số về giá:

Trong lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA/CEPT và khi Việt Nam gia nhập WTO các dịch vụ Bưu chính, dịch vụ viễn thông sẽ phải cạnh tranh trước các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước về giá cả. Trong các chiến lược marketing thì chiến lược về giá là chiến lược dễ bị các đối thủ cạnh tranh bắt trước và tác động nhanh nhất đến hoạt động cạnh tranh và cuộc cạnh tranh về giá là cuộc cạnh tranh không có lợi cho Viettel post (VTP).

Mục tiêu của VTP trong giai đoạn mới có thể được xác định thành chiến lược kinh doanh mới: Lợi nhuận- dịch vụ mới- duy trì và phát triển. Do vậy cần có một chính sách giá hợp lý sao cho có mức lợi nhuận cao nhất, dịch vụ có khả năng thâm nhập thị trường và duy trì được sự tiêu dùng của khách hàng.

Đối với dịch vụ chuyển phát, dịch vụ phát hành báo VTP nên áp dụng chính sách giá kết hợp giữa chính sách 1 giá với chính sách giá linh hoạt và chính sách giá chiết khấu.

- Chính sách 1 giá: Đưa ra một mức giá cho toàn quốc với cùng một dịch vụ, cùng một số lượng sử dụng, cùng một điều kiện. Với đặc điểm hoạt động

kinh doanh mạng lưới rộng, với số lượng khách hàng đông áp dụng chính sách một giá sẽ quản lý tốt hơn và không gây sự thắc mắc cho khách hàng sử dụng dịch vụ ở các địa bàn khác nhau. Chính sách một giá sẽ áp dụng được tránh trường hợp cạnh tranh lẫn nhau và tạo sự cân bằng cho khách hàng khi sử dụng cùng một dịch vụ trên toàn quốc khi phát triển mạnh các hệ thống, các đại lý.

- Chính sách giá linh hoạt: áp dụng các mức giá linh động cho cùng một dịch vụ, cùng doanh thu. Chính sách giá linh động nên áp dụng cho những khách hàng lớn, khách hàng trung thành sử dụng với số lượng lớn. Do vậy cần quy định cụ thể đối tượng nào được áp dụng chính sách giá linh động, sử dụng dịch vụ đạt mức doanh thu là bao nhiêu để dễ quản lý và không gây ra sự so sánh của khách hàng này với khách hàng khác.

- Chính sách giá chiết khấu ( allowances) áp dụng cho 2 đối tượng

+ Chiết khấu người sử dụng ( là các khách hàng thường xuyên: Công ty, doanh nghiệp) phần chênh lệch giữa số tiền thu thực tế và số tiền trên chứng từ mà khách hàng được hưởng, mức chiết khấu này nhằm thu hút và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ nhưng phải được kiểm tra chặt chẽ để phát huy đúng tác dụng của chính sách giá trên. Đưa ra mức chiết khấu tăng khi khách hàng sử dụng dịch vụ có doanh thu tăng như thế sẽ kích thích khách hàng tăng sử dụng dịch vụ và tập trung vào sử dụng một dịch vụ.

+ Chiết khấu cho các đại lý: tăng mức lợi thương mại mà nhà đại lý được hưởng khi làm trung gian phân phối cho dịch vụ của VTP.Mức chiết khấu cho nhà đại lý phải quy định cụ thể và phải thấp hơn hoặc bằng mức chiết khấu người sử dụng cao nhất mà VTP áp dụng cho những khách hàng

lớn, tiềm năng, tránh trường hợp tranh giành khách hàng giữa đại lý với nhà cung cấp dịch vụ.

* Sự điều chỉnh giá: Trước những cạnh tranh gay gắt trong tương lai sẽ có nhiều đối thủ khi muốn xâm nhập vào thị trường sẽ đưa ra mức giá thấp hơn VTP. Do đó để cạnh tranh lại VTP cần xác định và thay đổi mức giá theo các đối thủ. Để đưa rat hay đổi về giá một cách chính xác và không giảm tính cạnh tranh cũng như không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu so với mức giá trước ta phải xét đến độ co giãn của cầu ( bằng các phương pháp nghiên cứu, thử nghiệm) trước khi quyết định áp dụng mức giá mới. Độ co giãn của cầu được áp dụng theo công thức sau:

( )

( )

            − − = 1 2 1 1 2 1 P P P Q Q Q E

Q1,Q2: là doanh thu tại thời điểm t1, t2( t2 là thời điểm chọn để thay đổi) P1,P2: là mức giá tại thời điểm t1, t2

- Nếu E>1 cầu co giãn ( một sự sụt giảm nhỏ từ giá sẽ dẫn đến tăng lớn sản lượng dẫn đến tăng doanh thu) ta chọn mức giá P2.

- Nếu E<1 cầu không co giãn ( một sự sụt giảm từ giá không tác động nhiều đến sản lượng do đó tác động tiêu cực đến doanh thu) không nên chọn mức giá P2 mà giữ nguyên P1.

* Đối với dịch vụ mới: cần nghiên cứu mức giá của đối thủ cạnh tranh, những thông tin từ thị trường và xác định giá bán ở điểm hoà vốn để đưa ra mức giá có thể thâm nhập vào thị trường.

Hiện nay Bưu cục đang áp dụng đúng giá của Công ty kết hợp các chính sách giá bao gồm chính sách 1 giá kết hợp với chính sách giá linh hoạt

và chính sách giá chiết khấu để áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Bảng giá của Bưu cục như sau:

Bảng 2.8.1 Bảng giá chuyển phát nhanh trong nước

đơn vị: VNĐ (Áp dụng từ ngày 15/04/2008) Trọng lượng (GR) Nơi ĐếnNội Tỉnh Đến 100km Đến 300km Trên 300km HN-ĐNG Ngược Lại HN- HCM Ngược Lại Đến 50 7.500 7.880 9.091 9.600 8.640 9.091 Trên 50-100 8.000 10.450 11.900 13.300 12.000 12.800 Trên 100-250 10.000 14.150 15.700 19.000 17.000 18.200 Trên 250-500 12.500 19.750 21.900 25.250 22.800 24.000 Trên 500-1000 15.000 27.750 30.900 36.500 32.600 34.750 Trên 1000-1500 18.000 34.150 38.000 47.025 42.350 44.750 Trên 1500-2000 21.000 40.950 45.500 56.400 50.550 54.150 Mỗi nấc 500gr tiếp theo 1.600 3.000 3.300 5.600 4.000 4.800

Đối với tuyến huyện ,xã (khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh thỏa thuận cộng thêm 10% phí vùng sâu, vùng xa.)

(Nguồn: Phòng Kinh doanh )

Bảng 2.8.2 Giá cướcdịch vụ phát trong ngày, phát hẹn giờ (chưa bao gồm cước chuyển phát nhanh cơ bản)

Đến 2kg 50.000 100.000 Nhận bưu gủi Mỗi 500gr tiếp

theo 5.000 10.000

Lưu ý:Với các tỉnh khác giá cươc theo thỏa thuận

(Nguồn: Phòng Kinh doanh )

Chú ý:1. Thu phụ phí nhiên liệu bằng 10 % cước chính với dịch vụ chuyển phát nhanh liên tỉnh.

2. Bảng giá trên chưa bao gồm 10 % VAT Bảng 2.8.3 Các dịch vụ đặc biệt cộng thêm

Đơn vị: VNĐ

Các dịch vụ thu cước cộng thêm

STT Dịch Vụ Giá Cước Ghi Chú 1 Bảo hiểm hàng

hóa

3% giá trị khai giá Tối thiểu 10.000 đồng/bưu gửi (các bưu gửu là thư khai giá không quá 10,000 VNĐ)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MARKETING MIX VÀO HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (Trang 73 -77 )

×