Với người giáo viên, ngoài lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm nghềnghiệp, nắm vững những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, còn đòi hỏiphải thuần thục các kĩ năng sư phạm và nắm vững kiến t
Trang 1III Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài 8
I - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục kĩ
II Tình hình giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi thanh
thiếu niên ở địa phương nói chung và trong nhà trường nói
riêng:
11
III Một số hình thức lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
trong việc giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9: 121.Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc giáo dục kĩ
năng sống:
12
2 Mục tiêu lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống ở trường
THCS thông qua các bài học Ngữ văn theo phương pháp
tích cực
13
3 Biện pháp và hình thức lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
4 Cấu trúc bài soạn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong
VI Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua việc dạy một số 17
Trang 2văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 9
Tài liệu tham khảo
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
I -Lý do chọn đề tài:
1 Cơ sở lí luận:
Trang 3Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáodục Người đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức Người đã từng nói
trong bài thơ “Nửa đêm” : “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do
giáo dục mà nên” (Nhật ký trong tù) Câu nói trên chính là sự chiêm
nghiệm của Bác về con người Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm chorằng, đạo đức, tính cách con người là “tính sẵn”mà nhân cách con người rõràng ảnh hưởng phần nhiều bởi sự giáo dục và môi trường sống, cùng sựphấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện,
ác khác nhau Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện,một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt làquá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn Mục tiêu giáo dục của nhà
trường là hướng tới việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người vừa
hồng, vừa chuyên, để các em trở thành những công dân tốt vừa có đức, lại
vừa có tài để đủ sức gánh vác trọng trách mà các thế hệ cha anh trao lại làkhông chỉ gìn giữ, bào tồn, phát huy mà quan trọng hơn cả là phải đưa đấtnước ta trở thành một đất nước hùng mạnh về mọi mặt trong tương lai.Muốn vậy thì thế hệ trẻ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường không chỉcần phải học kiến thức văn hóa, mà điều quan trọng hơn là cần phải học để
“làm người”, nhằm đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Nhưng muốn đạt được mục tiêu chính đáng như trên, hay nói cáchkhác là những công dân tương lai muốn trở thành những con người vừa
hồng vừa chuyên thì rất - rất cần phải được rèn các kĩ năng cần thiết, tối
thiểu để có thể thích ứng nhanh chóng với những điều kiên cuộc sống hiện
đại, điều kiện đất nước ta đang hội nhập cả chiều rộng lẫn chiều sâu về mọilĩnh vực: kinh tế, tri thức, văn hóa, xã hội, tác phong, lối sống, nếp nghĩ… Rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà cụ thể là các em học sinhkhông chỉ là trách nhiệm chung của các nhà trường mà còn là trách nhiệmcủa cả gia đình và xã hội Trong đó, người giáo viên giữ vai trò quyết định
Trang 4Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
Với người giáo viên, ngoài lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm nghềnghiệp, nắm vững những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, còn đòi hỏiphải thuần thục các kĩ năng sư phạm và nắm vững kiến thức kỹ năng sống
để ngoài việc giảng dạy những kiến thức bộ môn, thì nhiệm vụ của thầy cô
giáo là còn phải giáo dục cho các em học sinh những kĩ năng sống cần thiết.
Tạo điều kiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường,lớp, với gia đình và với mọi người Từ đó các em biết cách chủ động , tự tintrong cuộc sống để giải quyết mọi vấn đề một cách chủ động Tuy nhiên,tùy theo lứa tuổi và bậc học mà người giáo viên có những biện pháp giáodục các em khác nhau
Chúng ta đều biết, kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ
năng cơ bản như kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, giao tiếp ứng xử,giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phánhững thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả…
Kĩ năng sống là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào
môi trường xung quanh (xã hội, gia đình, nhà trường, lớp học, …), giúp cánhân ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộcsống thường ngày, giúp họ hình thành các mối quan hệ, phát triển những
nét tính cách tích cực thuận lợi cho sự thành công trong học tập và trongcuộc sống sau này…
Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái
độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực đượcthể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi học sinh
Trang 5Từ năm học 2010- 2011, Bộ giáo dục đào tạo đã chính thức đưa giáodục kĩ năng sống vào toàn bộ chương trình giảng dạy trong nhà trường trênphạm vi toàn quốc như là một nhu cầu, một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống.Với đặc trưng môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung, trườngTHCS nói riêng là một môn học về Khoa học xã hội và nhân văn, thì mônNgữ văn bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụngtiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, thìmôn Ngữ văn còn giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, vănhọc, lịch sử, đời sống nội tâm của con người Vì thế đã từ lâu và nhất làtrong giai đoạn hiện tại, thiết nghĩ hơn hết các môn được đưa vào giảng dạytrong nhà trường, môn Ngữ văn phải là môn đi đầu trong việc lồng ghépviệc giáo dục kĩ năng sống cho các học sinh trong nhà trường nói chung vàđặc biệt là trường THCS nói riêng.
2 Cơ sở thực tiễn:
Lứa tuổi học sinh trung hoc cơ sở - lứa tuổi vị thành niên - đang ở giaiđoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt,duy nhất của cuộc đời vì giai đoạn này xảy ra đồng thời một loạt thay đổi,bao gồm: Sự thay đổi từng ngày về thể chất; sự biến đổi, điều chỉnh vôcùng mạnh mẽ về tâm lí và sự biến đổi không ngừng các quan hệ xã hộinhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển
Theo các nhà tâm lí học lứa tuổi, lứa tuổi học sinh trung hoc cơ sở là giaiđoạn nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia đình, hướng tới những người
bạn đồng lứa, xã hội hoá cái tôi…Đây cũng là lứa tuổi tràn đầy cảm xúc, dễ
xúc động, khó kiểm chế những xúc cảm bột phát, dễ bi tổn thương… Trạngthái tình cảm của các em thất thường, không ổn định, thoắt vui, thoắt buồn,khó kiểm soát xung quanh và khó kiểm soát bản thân mình…
Trang 6Theo các nghiên cứu gần đây về lứa tuổi vị thành niên ở Việt nam cho
thấy, các em học sinh ở lứa tuổi này đang có một khoảng trống đáng ngại
về giá trị, đặc biệt là còn thiếu hụt nhiều về kĩ năng sống và đây được coi là
một trong những nguyên nhân chính gây nên sự gia tăng bạo lực học đường
và các hiện tượng tiêu cực khác bên ngoài xã hội Mặt khác cũng còn chothấy một thực tế hiện nay trong cả nhà trường và các gia đình phần nhiềuđều chỉ coi nặng việc học các môn văn hoá để phục vụ cho việc thi cử màxem nhẹ các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, xem nhẹ việc rèn luyện pháttriển kĩ năng sống cho học sinh, có chăng chỉ một bộ phận rất nhỏ các emhọc sinh (mà chủ yếu là các em thuộc những gia đình có điều kiện về kinh
tế và thời gian) được tham dự những lớp học Kĩ năng sống của các Cung
văn hoá hay Nhà văn hoá quận huyện trong thời gian ngắn vào các dịp hè,còn những khoảng thời gian trong năm học các em rất ít có điều kiện đểtham gia các hoạt động tương tự
Một thực tiễn khác nữa là ở trong nhà trường, với bộ môn Ngữ văn, việctích hợp kĩ năng sống có tác dụng thật sự thiết thực đối với các em, đặc biệt
là học sinh THCS, khi các em đang chập chững bước vào đời chúng ta đã
từng nghe rất nhiều: “Văn học là nhân học”, dạy - học Văn là dạy cách làm
người Tuy nhiên thực tế giảng dạy có rất nhiều thầy cô trong quá trìnhhướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức lại quá sa đà vào cái hay, cái đẹp của
ngôn từ và xoáy sâu vào nội dung kiến thức mà không chú ý hoặc không
thật quan tâm đến việc giáo dục làm người, giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh, bởi vậy tác phẩm văn chương đến với các em có thể thật sự hay và hấpdẫn nhưng nếu chỉ thế thôi thì chưa đủ, như vậy có nghĩa là giờ giảng chỉđến với các em trên phương diện sách vở, lí thuyết mà các em chưa biết hếtdụng ý mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, bởi suy cho cùng thì hiện thựccuộc sống mà nhà văn phản ánh chẳng phải là lấy chất liệu từ cuộc đời đósao?
Trang 7Bởi vậy, Văn học theo tôi nó phải “vị nhân sinh” và như vậy là người
giáo viên đã hướng các em xích gần lại với đời, để các em hiểu được nhânvật văn học chính là từ cuộc đời thực mà bước ra vậy Và ai đã từng đứnglớp đều không thể không nhận thức được vị trí quan trọng của môn NgữVăn, với tư cách là một môn Khoa học xã hội thì trách nhiệm giáo dục các
em hướng tới cách sống và hành động một cách tự chủ là điều quan trọnghơn bao giờ hết Để đạt được điều đó, theo tôi giáo viên không chỉ truyềnthụ cho các em học sinh vẻ đẹp của giá trị nội dung và nghệ thuật của tácphẩm văn chương mà qua đó còn rất cần phải truyền tải được cả thông điệp
mà nhà văn gửi gắm đến các em và tất cả mọi người nữa Nếu làm như vậy,giáo viên đã góp phần định hướng được kĩ năng sống cho các em để các em
có thể nhớ lại tất cả những gì đã được góp nhặt, được giáo dục trong giờhọc môn Ngữ văn mà quan trọng hơn hết là các em còn biết đưa các kĩ năng
đó vào cuộc sống của các em sau này
II Mục đích nghiên cứu đề tài:
Như chúng ta thấy, giáo dục là một quá trình bao gồm cả giáo dục vàgiáo dưỡng Trong giáo dục thì có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng thì có giáodục Vậy để hai quá trình này đạt thành một mục tiêu chung thì hoạt độngdạy-hoc đóng một trò chủ đạo, tích cực để hướng tới mục tiêu đó Trong xu
thế phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, mỗi nội dunggiáo dục đều được thể hiện theo xu thế chung này Có một vấn đề mà tôi
thấy chúng ta nên đưa tất cả những vấn đề cần thể hiện về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và học sinh vào luôn trong nội dung từng môn học, bài học.
Nếu thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học được điều này thì việc thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện sẽ thuận lợi và đạt kết quả cao hơn
Trang 8Trong nhà trường, cũng như trong thực tiễn công tác dạy học, suycho cùng cái đích của việc học Ngữ văn không chỉ là giúp cho học sinhhiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà điềuquan trọng hơn là qua các văn bản được học các, em học sinh được bồidưỡng thêm về tư tưởng tình cảm để từ đó các em có thể hình thànhnhững ước mơ lí tưởng sống tốt đẹp và ứng xử thích nghi với cuộc sốngcủa bản thân trong tương lai Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện: học đểbiết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống;
Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp học sinh thích ứng được với cuộc
sống đầy những biến động khôn lường trước những tác động của tự nhiên
và của xã hội hiện đại
Mặt khác giáo dục kĩ năng sống sẽ góp phần thúc đẩy những hoạt độngmang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực,hướng tới việc xây dựng môi trường sống lành mạnh, xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào môn học nói chung và môn NgữVăn nói riêng cũng sẽ góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạyhọc của giáo viên và học tập của học sinh
III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1
Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống là một việc làm cần thiết lâu dài đối với tất cảcác môn học, các khối lớp trong nhà trường THCS, ở đây tôi chỉ xin đónggóp sự nghiên cứu của mình trong phạm vi hẹp Đó là đóng góp một số ýkiến mang tính gợi mở mà bản thân tôi thấy đã làm và thấy rằng cũng cónhững thành quả nhất định đó là đưa ra một số gợi ý, đề xuất mang tính
Trang 9tham khảo để bàn về việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua việc dạy và
học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9 mà tôi đã từng thực hiện và nghĩ rằngmình nên cần và sẽ tiếp tục thực hiện giảng dạy trong trường THCS
2.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
- Tìm tòi, nghiên cứu nội dung để lồng ghép
- Soạn giảng, trao đổi
- Thảo luận nhóm, cá nhân
- Khảo sát, suy nghĩ, ghi chép
- Nắm bắt tình hình thực tiễn
- Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy để tìm ra giải pháp
Đó là phương pháp tôi là thấy bước đầu đã có hiệu quả
IV NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Qua từng bài dạy, ngoài việc giúp học sinh song song với nắm các kiếnthức, cảm thu được cái hay cái đẹp của tác phẩm, đoạn trích thì người giáoviên còn cần khéo léo lồng vào các bài dạy những kĩ năng sống cần thiếtnhư về tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử giữa con người với con người và
ứng xử con người với môi trường xung quang, để các em biết cách vậndụng trong cuộc sống hàng ngày của mình Lồng ghép nhưng không làmcho tiết dạy bị trở thành bị nặng nề thêm, bị giáo điều và quan trọng nhất làthông qua mỗi bài học sẽ góp phần hình giáo dục, rèn luyện cho các em một
và kĩ năng sống nhất định nào đó để các em có thể vận dụng, ứng xử trongcuộc sống hiện tại hoặc sẽ là hành trang quí giá trong tương lai
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trang 10I - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS trong việc dạy và học môn Ngữ văn:
Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung và cấp THCS nóiriêng, với đặc trưng của một môn học nghiêng về lĩnh vực Khoa học xãhội và nhân văn, thì bên cạnh nhiệm vụ cơ bản hàng đầu là hình thành vàphát triển ở học sinh năng lực cảm thụ những cái hay cái đẹp của tác phẩmthơ văn thông qua giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để từ đó rèn
kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản Văn học và cácloại văn bản khác Thì môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được nhữnghiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của conngười mà các môn học khác có lẽ khó hoặc không thể làm được
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh cónăng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội vàcon người
Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn không chỉgiúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ mà còn có
nhiệm vụ quan trọng là góp phần định hướng thị hiếu lành mạnh để hoànthiện nhân cách
Với những ý nghĩa và tầm quan trọng như thế mà môn Ngữ văn làmôn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sốngcho học sinh Cho nên việc lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống cho họcsinh trong giảng dạy môn Ngữ văn thật sự là cần thiết và phần nào đó cáchlàm này cũng sẽ góp phần giúp cho môn học trở nên phong phú về nộidung, đa dạng về phương pháp giảng dạy và người giáo viên cũng trở nên
Trang 11linh hoạt, chủ động hơn trong giảng dạy và quan trọng nhất là sẽ gần gũi,thân thiện hơn với học sinh.
II Tình hình giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi thanh thiếu niên ở địa
phương nói chung và trong nhà trường nói riêng:
Các ban ngành, đoàn thể trong địa bàn phường còn quá nhiều việc khácphải làm hơn Nhận thức việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành cho thanhthiếu niên những kĩ năng sống để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triểnThủ Đô và của đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện tại và tương laithực sự chưa được đặt xứng tầm với một phường nội đô đang trên đà pháttriển nhanh, mạnh trong giai đoạn đổi mới
Hoạt động của Đoàn Thanh niên trong nhà trường và tại địa bàn phườnghầu như mới dừng lại ở các hoạt động mang tính chất “thời vụ”, hoạt độngmang tính phong trào chỉ nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách trước mắtcủa tổ chức Đoàn cấp trên, còn rất ít khi có các hoạt động tách biệt để làmcông việc chuyên biệt đối với giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niêntrên địa bàn nói chung và học sinh nói riêng
Năng lực của cán bộ đoàn về khả năng làm công tác tuyên truyền, giáodục kĩ năng sống còn có những hạn chế nhất định nếu không muốn nói làkhông có
Học sinh gần như bị buông lỏng vấn đề này, ngoài giờ học trong nhàtrường, thì hầu như các em đều không có được sự quản lí của đoàn thể nàokhác Mà ngoài sự quản lí của gia đình học sinh, còn lại gần như các emđược tự do, thậm chí là rất nhiều em sa đà vào các quán điện tử, hoặc tụ tậpcác nhóm bạn cùng sở thích với nhau để vui chơi một cách tự phát… Vìvậy nên với tư cách là một nhà sư phạm, hơn nữa lại là một cô giáo dạyNgữ văn, tôi nhận thấy rằng những Kĩ sư tâm hồn nên và hoàn toàn có thể
Trang 12làm được điều đó một cách thuận lợi nhất so với các cơ quan đoàn thể kháctrên địa bàn Song chỉ còn là vấn đề cái tâm của người thầy có muốn làm và
có ngại khó, sợ tốn thời gian mà thôi
Đây quả thật cũng còn là một lĩnh vực khá mới không chỉ đối với ngành
mà có thể nói là còn rất mới đối với toàn thể giáo viên cấp học cũng nhưnhà trường Nên từ năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013 bản thân tôithấy trong điều kiện và khả năng hiện tại của mình nói riêng và khả năngcủa phần lớn của giáo viên dạy Ngữ văn trong cấp học THCS nói chung cóthể vận dụng lồng ghép trong quá trình giảng dạy bộ môn và thật sự là tôithấy việc áp dụng ấy của mình đã có những hiệu quả nhất định nên tôimạnh dạn đúc kết và trình bày đôi chút kinh nghiệm nhỏ nhoi trong quátrình, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học
III Một số hình thức lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong việc giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9:
1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc giáo dục kĩ năng sống:
- Mỗi giáo viên phụ trách giảng dạy môn Ngữ văn đều nên quán triệt,thông qua từng bài dạy ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức phổthông, cơ bản nhất, hiện đại, hệ thống về Văn học và Tiếng Việt, bao gồm:Kiến thức đọc hiểu văn bản, kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn và các kĩnăng cơ bản về việc vận những kiến thức của cả ba phân môn này trongviệc làm các bài tập thi cử và kiểm tra
- Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: thể hiện ở 4 kĩ năng cơbản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp nhận vẻ đẹp của các đoạn trích hay
Trang 13tác phẩm văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lựcthực hành ứng dụng
- Từ việc bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng mẹ đẻ thông qua việchọc bộ môn Ngữ văn như: Tiếng Việt, Văn học, văn hoá; tình yêu gia đình,thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởngsống cao đẹp, tinh thần dân chủ, nhân văn, nâng cao ý thức trách nhiệmcông dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huycác giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại Qua các bài học cụ thể trong bộmôn Ngữ văn thì giáo viên đã và sẽ cho học sinh có những kiến thức,những kĩ năng cơ bản nhất làm nền móng vững chắc, cơ bản để các em làmhành trang ban đầu bước vào đời
2 Mục tiêu lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống ở trường THCS thông qua các bài học Ngữ văn theo phương pháp tích cực:
a Về kiến thức:
Ngoài mục tiêu chung về kiến thức như đã xác định trên đây thì khi lồngghép giáo dục kĩ năng sống vào từng bài giảng cụ thể, giáo viên có thể lựachọn thêm các mục tiêu sau vào bài soạn:
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như cácgiá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắcsâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp
- Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thâncác em sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnhhưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần chính mình và người khác
- Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năngsống
Trang 14b Về kĩ năng :
Có thể bổ sung thêm các kĩ năng sống sau đây:
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt,hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúngđắn trong cuộc sống
- Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và ngườikhác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộcsống (như tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thểxác ); giúp HS phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự pháttriển nhân cách của cá nhân
c Về thái độ:
- Tạo hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã rènluyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các KNSđó
- Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lốisống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhàtrường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp
3 Biện pháp và hình thức lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ dạy và học Ngữ văn:
- Để ý tưởng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong giờ dạy và học mônNgữ văn thực sự đạt được kết quả thì ngay từ đầu năm, trong tiết học đầutiên (hoặc khi dặn dò học sinh soạn bài đầu tiên của chương trình) ngườigiáo viên phụ trách bộ môn cần hướng dẫn cho học sinh Phương pháp soạnbài và phương pháp học tập bộ môn; đồng thời cũng cần có sự thông báo
Trang 15một cách công khai mục đích chung mỗi giờ học sẽ có những bài tập nhỏ
có thể là hình thức trao đổi nhóm hoặc suy nghĩ trả lời cá nhân để các emtrình bày trước lớp hoặc viết ra vở bài tập rồi sau đó giáo viên kiểm tra,nhằm rèn kĩ năng sống, thông qua bài học
- Khi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong việc dạy học Ngữ văn, giáoviên cần cho học sinh hiểu biết những khiến thức tối thiểu vê kĩ năng sống: + Là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực;
+ Giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và tháchthức của cuộc sống hằng ngày
+ Là tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới
+ Là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên, xã hội
và chính mình;
+ Là khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân trong hành vi tích cực để
xử lí hiệu quả những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống (nhất là với cuộcsống xã hội đang thay đổi, diễn biến phức tạp và đầy cạm bẫy hàng ngày)
+ Kỹ năng chuyên môn ( cần đạt theo chuẩn kĩ năng)
+ Kỹ năng sống: (Tùy tình hình thực tế đối tượng học sinh, đặc điểmvùng miền, cảm nhận của người dạy mà chọn thời điểm lồng ghép, nộidung lồng ghép và hình thành kĩ năng cho thích hợp)
- Thái độ : + Đối với việc lĩnh hội các kiến thức trong bài học
+ Đối với kiến thức kĩ năng sống ( căn cứ vào nội dung bàihọc cụ thể)
B.
Chuẩn bị phương tiện dạy - học :
Trang 16GV: + Giáo án, SGK, đồ dùng phục vụ giảng dạy (máy chiếu, bảng phụ,phiếu học tập và đặc biết là các tình huống có vấn đề bằng các câu hỏi hặccác mẩu chuyện nhỏ để rèn kĩ năng sống , )
HS: + Ôn kĩ bài chú chú ý vận dụng các kĩ năng đã được lĩnh hội vàothực tế
+ Soạn bài mới
C Khởi động: Gồm công việc: ổn định tổ chức và kiểm tra sự chuẩn bị
bài hay kiểm tra bài cũ
D Tiến trình dạy học: Đây là bước GV lựa chọn các phương pháp tích
cực có thể sử dụng Trong quá trình dạy tùy cấu trúc bài học, đối tượng họcsinh và thời gian cho phép của từng bài học mà giáo viên chủ động lồngghép giáo dục kĩ năng sống cho từng bài chứ không có một công thứcchung cho tất cả các phần, các bài
VI Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua một số bài giảng cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 9:
- Ở đây tôi không đi vào soạn đầy đủ, hoàn chỉnh từng bài giảng cụ thể
mà trong từng phần của chương trình, từng bài giảng tôi chỉ xin phép mạnhdạn được đưa ra các suy nghĩ mang tính chủ quan của cá nhân mình gópphần mang tính định hướng về nội dung cũng như phương pháp Còn vớitừng bài, từng đồng nghiệp có thể vận dụng một cách linh hoạt vào trongtừng phần, với từng bài giảng cụ thể cho phù hợp với bố cục, mạch cảmxúc, cấu trúc của từng bài dạy, tình hình thực tế, đối tượng học sinh đểvận dụng, lồng ghép vào bài dạy của mình sao cho phù hợp và hiệu quảnhất
1 Nhóm văn bản nhật dụng:
Trang 171.1 Văn bản: “ Phong cách Hồ Chi Minh” của Lê Anh Trà :
Sau khi học sinh đã nắm bắt được những ”Nét đẹp trong phong cách,
trong lối sống Hồ Chí Minh” thì giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh
thảo luận, trao đổi:
+ Qua bài học, em cảm nhận được điều gì trong phong cách và lối sồng
Hồ Chí Minh?
+ Ngày nay, đứng trước một thực tế, đất nước đã đang và sẽ tiếp tục
trên con đường hội nhập sâu rộng một cách toàn diện Học tập Bác Hồ trong lối sống, em sẽ đưa ra những quyết định như thế nào để rèn luyện mình, rèn luyện thế hệ mình để việc hòa nhập, góp phần vào việc giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc?
Từ đó giáo dục các em các kĩ năng:
- Kỹ năng tự nhận thức : Hiểu được bản thân mình, mình có điểm
mạnh điểm yếu nào, điểm nào có thể làm, điểm nào không thể làm từ đó tự
ý thức mình đang và sẽ làm gì cho bản thân mình, cho gia đình mình tronghiện tại và tương lai mà có ứng xử giao tiếp phù hợp, hiệu quả Chú ý từviệc ăn mặc, nói năng, đi lại, biết tự chủ động, không để bị lôi kéo để rồimình chẳng còn gì là của riêng mình và a dua với bạn trên mọi phươngdiện
- Kỹ năng xác định giá trị của bản thân : Ở lứa tuổi học sinh THCS,
các em phải hiểu được rằng mỗi người chúng ta luôn có một giá trị riêng.Giá trị đó có được hay không, có được đến mức độ nào phụ thuộc vào sựđánh giá của gia đình, của bạn bè, của nhà trường, của xã hội thông qua kếtquả cụ thể từ các việc làm của chính mình nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bảnthân Mà đối với học sinh giá trị của mình phụ thuộc vào kết quả học tập vàrèn luyện tu dưỡng đạo đức được thầy cô, bố mẹ, người thân và bạn bè côngnhận