0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

Một phần của tài liệu SKKN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA MỘT SỐ (Trang 28 -28 )

Tuy thời gian để thực nghiệm sáng kiến trên đây chưa dài mới chỉ trong phạm vi 02 năm học để đi đến khẳng định rằng nếu thực hiện đề tài này sẽ đạt được các thành quả cụ thể bằng những con số. Nhưng là một người đã có những trải nghiệm qua nhiều năm công tác tôi thấy đây là một vấn đề rất cần thiết trong việc dạy văn hóa gắn liền với việc dạy làm người trong giai

đoạn hiện tại – vấn đề mà bấy lâu nay chúng ta dẫu muốn làm nhưng vẫn còn những hạn chế khó khăn nhất định về con người thực hiện, về phương pháp giảng dạy, về thời lượng ương trình, về sự khống chế thời gian của một tiết lên lớp, về nội dung, về điều kiện đội ngũ giảng dạy ...khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này cá nhân tôi nhận thấy đã thu được những kết quả rất đáng mừng cụ thể như sau:

1. Về phía giáo viên:

- Để đạt được mục tiêu của bài dạy cả về kiến thức, tình cảm, thái độ và kĩ năng sống, người giáo viên ngoài nắm vững các kiến thức và kĩ năng cơ bản theo yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học như bấy lâu nay thì việc chủ động lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong việc dạy và học môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung thì người dạy không chỉ đặt mình vào tình huống có vấn đề để tự mình cần phải tích cực

chủ động hơn trong việc soạn bài và thực hiện dạy và học trong từng tiết lên lớp.

- Bản thân người giáo viên dạy học sẽ không cảm thấy bị nhàm chán trước các bài học chỉ nặng về khối lượng kiến thức nặng nề.

- Giáo viên muốn dạy được kĩ năng sống cho học sinh thì bản thân giáo viên cũng phải có những hiểu biết về các kĩ năng sống để không chỉ gợi mở, chỉ cho học sinh các kĩ năng cần phải có mà chính giáo viên phải là các nhà tư vấn cho các em khi cần thiết.

- Khi chủ động đưa việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy, tôi nghĩ đây cũng chính là việc góp phần để kích thích người giáo viên luôn tích cực, tư duy, tìm tòi đổi mới trong phương pháp giảng dạy của mình.

2. Về phía học sinh:

- Được tiếp cận với việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong từng bài học các em lúc đầu cũng còn bỡ ngỡ và có phần thờ ơ, nhưng với phương châm mưa dầm thấm lâu, tích tiểu thành đại, năng nhặt chặt bị nên các em quen dần và càng ngày các em càng tích cực chủ động hơn trong học tập.

- Trong nhiều giờ học, khi lồng ghép những nội dung kĩ năng sống, tôi cảm nhận các em học sinh hứng thú học tập hơn. Hơn nữa khi lựa chọn kĩ năng để lồng ghép gắn với nội dung bài học nên các em cũng khắc sâu được bài học hơn. Bởi đó là những suy nghĩ rất chân thành xuất phát từ chính trái tim, tình cảm của lứa tuổi mình không bị lệ thuộc, gò bó theo khuôn mẫu.

- Đặc biệt, rất đáng mừng là sau một khoảng thời gian được giáo dục kĩ năng sống bằng cách lồng ghép rất tự nhiên như thế này, đã có các em học sinh chủ động tìm đến giáo viên để được tư vấn thêm và chính các em đã nói với tôi rằng em mong cô giúp em thoát khỏi cảm giác nặng nề, hay

cô chỉ cho em cách đi đúng nhất... mà em đang gặp phải khó khăn trong quan hệ với bạn bè, quan hệ với cha mẹ, với thầy cô hay đứng trước một sự lựa chọn nào đó.... ; Hay có em lại rất vui vẻ khoe với cô giáo kết quả mình mới đạt được nhờ sự biết chủ động trong cuộc sống của mình.( Điều này là điều thật sự rất hiếm gặp trong quãng thời gian trước khi tôi áp dụng thực hiện việc giảng dạy theo cách này)

Một phần của tài liệu SKKN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA MỘT SỐ (Trang 28 -28 )

×