1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho HS trong quá trình giảng dạy môn sinh học khối 6,7,8 ở trường THCS

31 699 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 708,5 KB

Nội dung

Môn sinhhọc trong nhà trường THCS giúp học sinh nhận thức được đặc điểm hình thái, cấu tạocủa cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, thực vật, động vật và cơ th

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 2

I.1 Lí do chọn đề tài 2

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3

I.3 Đối tượng nghiên cứu 3

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

I.5 Phương pháp nghiên cứu 3

II PHẦN NỘI DUNG 3

II.1 Cơ sở lí luận 3

II.2 Thực trạng 4

a Thuận lợi, khó khăn 4

b.Thành công, hạn chế 4

c Mặt mạnh, mặt yếu 5

d Nguyên nhân và các yếu tố tác động 5

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 6

II.3.Giải pháp, biện pháp 6

a) Mục tiêu của giải pháp biện pháp 6

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6

c) Điều kiện để thực hiện giải pháp và biện pháp: 24

d) Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp: 24

e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 24

II.4 Kết quả nghiên cứu: 28

III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 28

1 Kết luận: 28

2 Những kiến nghị, đề xuất: 29

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lí do chọn đề tài

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng để có thể thích ứng với xã hội hiện đại họcsinh cần được trang bị nhiều kĩ năng sống khác nhau Chúng ta thường nói giáo dụcphải đồng thời dạy chữ đi đôi với dạy người Dạy người phải hướng tới tạo cho ngườihọc khả năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực trong các mối quan hệ xã hội, cáctình huống của cuộc sống Đó chính là dạy cho người học kĩ năng sống Môn sinhhọc trong nhà trường THCS giúp học sinh nhận thức được đặc điểm hình thái, cấu tạocủa cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, thực vật, động vật

và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống Với cuộc sống hiện đại, môitrường sống của con người đang phải chịu đựng nhiều tác động xấu do chính conngười gây ra thì môn sinh học ngày càng đóng góp vai trò lớn vào sự hiểu biết về mốiquan hệ giữa tự nhiên với xã hội Từ đó hình thành kĩ năng hành động trong giảiquyết mối quan hệ giữa con người với môi trường và có thái độ đúng đắn với môitrường Mối quan hệ của con người trong xã hội hiện đại ngày càng phức tạp phảiđương đầu với thách thức mới, biến cố mới, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi conngười phải cực kì năng động và nhạy bén Từ đó hình thành kĩ năng giao tiếp, ứngphó với những căng thẳng và ra quyết định để giải quyết vấn đề,…

Trường Lê Quý Đôn của chúng tôi nằm trên địa bàn xã Đray sáp – huyệnKrông Ana là xã đặc biệt khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộcsống của người dân còn thấp Tỉ lệ học sinh bỏ học của trường luôn nằm trong tốp đầucủa huyện vì nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là học yếu, lười học, chán học, cónhững em tìm cớ gây gổ đánh nhau, hút thuốc lá, uống rượu khi đến lớp học,có nhiều

em muốn nghỉ học để về đi làm giúp việc cho gia đình có khi các thầy cô giáo đi vậnđộng các em bỏ học đi học lại phải nhờ người dẫn đường đi tìm leo qua vài quả đồimới thấy cả học sinh và phụ huynh Học sinh không biết rằng chúng đang vô tư gópphần hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống, đốt phá rừng làm nương rẫy,bẫy thú rừng, đánh bắt cá dưới sông suối bằng điện, nổ mìn,… Nhiều em học giỏinhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp còn rất kém, nguyênnhân sâu sa là do thiếu kĩ năng sống Các em chưa được dạy cách đương đầu vớinhững khó khăn, thách thức trong cuộc sống như cuộc sống gia đình túng thiếu, bố

mẹ mâu thuẫn bất hòa dẫn đến bạo lực gia đình, cha mẹ li hôn, môi trường xấu tácđộng lôi kéo, sự bùng nổ của internet, kết quả học tập kém Đặc biệt là lứa tuổi dậythì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến rút ra được

trong suốt quá trình dạy học là “Lồng ghép giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học 6,7,8 ở nhà trường THCS”.

Trang 3

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Thấy được thực trạng kĩ năng sống của học sinh trường Từ đó tìm ra một sốbiện pháp giúp học sinh có kĩ năng sống tốt hơn và trở thành người con linh hoạt,sáng tạo, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, môi trường và tàinguyên thiên nhiên đất nước Biết xử lí một số tình huống đúng đắn, khoa học hợpđạo lí người Việt Nam

- Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện đại, với những tác độngcủa tự nhiên, xã hội Thúc đẩy các em tham gia các hoạt động mang tính xã hội, pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi giao tiếp, hoạt động tập thể, xây dựngmôi trường sống thân thiện, biết bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường

- Giáo dục học sinh biết vệ sinh và bảo vệ cơ thể, yêu thiên nhiên, có ý thứcbảo vệ sinh vật, bảo vệ môi trường Hiểu được lợi ích và tác hại của sinh vật để sửdụng hiệu quả tránh gây hại cho con người Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.Biết sử dụng hiệu quả các dụng cụ thực hành, bảo đảm an toàn không gây ra tai nạn

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với quan điểm giáo dục củaUNESCO đó là học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống

I.3 Đối tượng nghiên cứu.

HS các khối lớp 6, 7, 8 của trường THCS Lê Quý Đôn

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

HS lớp 6E, 7E, 8D của trường THCS Lê Quý Đôn năm học 2012-2013

Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014

I.5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra thực tế

- Phương pháp vấn đáp tìm tòi

- Phương pháp thực hành trực quan

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lí luận

- Theo tổ chức Y tế thế giới kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng

và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người Rèn kỹ năngsống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và tháchthức cuộc sống hằng ngày

Trang 4

- Theo UNICES thì cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thay đổi

và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thukiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng

- Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗingười đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; Là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cánhân trong các hành vi tích cực, để xử lý hiệu quả những đòi hỏi, thách thức cuộcsống

- Cũng có quan niệm coi kỹ năng sống là khả năng thực hiện một hành độnghay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinhnghiệm để hành động trong hoàn cảnh thực thế

Tóm lại: Những quan niệm nêu trên đều chứa đựng một nội dung: Kỹ năngsống là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cựctrước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũy kinhnghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên,trong xã hội và trong chính cá nhân con người

Vì vậy giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức, hành vi, thái độ,hành động đúng đắn cho người học, nhằm hình thành được những kinh nghiệm sốngcần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, cách giao tiếp, môi trường sống…

Các em có thể áp dụng luôn kĩ năng sống được rèn luyện qua các tiết học vàothực tế cuộc sống

Học sinh đã được làm quen với kĩ năng sống thông qua các hoạt động ngoạikhóa của môn học ngoài giờ lên lớp nên học sinh dễ dàng tiếp cận

Trang 5

Đa số học sinh hứng thú với môn học Các em đã biết giữ vệ sinh và bảo vệthân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa

Các em biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn

Học sinh yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ sinh vật, bảo vệ môi trường, giảithích các hiện tượng trong tự nhiên

Biết sử dụng hiệu quả các dụng cụ thực hành, bảo đảm an toàn không gây ra tainạn

- Hạn chế:

Học sinh coi đây là môn phụ nên ít chuẩn bi bài trước khi đến lớp

Kinh tế nhiều hộ gia đình còn khó khăn nên học sinh ít được tìm hiểu thêm kiếnthức bộ môn qua các phương tiện thông tin hiện đại như internet…

Nhà trường có thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn

- Mặt yếu: Do thời gian một tiết học chỉ có 45 phút nên viêc lồng ghép giáo

dục kĩ năng sống cho các em còn hạn chế Chất lượng đầu vào của học sinh con thấpnên khả năng tiếp thu bài chậm

d Nguyên nhân và các yếu tố tác động.

- Áp dụng được vào trong thực tế cuộc sống

- Các em chưa hứng thú với bộ môn, chỉ coi đây là một môn phụ

Học sinh chưa mạnh dạn khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực,thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn và dễ dàng nản chí ngàycàng nhiều

Phương pháp giáo dục còn mang nặng lí thuyết xuông, không tạo được cho các

em khả năng tư duy, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trongcuộc sống hiện đại

Trang 6

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.

Trường có 1 phòng thiết bị, có giáo viên chuyên trách phục vụ vì vậy các tiếtdạy được chuẩn bị dụng cụ tương đối đầy đủ

Trong chương trình giảng dạy bộ môn sinh học: Sinh học 6 học về thực vật,sinh học 7 dạy về động vật mà Trường THCS Lê Quý Đôn là 1 trường thuộc vùngnông thôn nên đa số các tiết học các em chuẩn bị mẫu vật dễ dàng

Sinh học 8 nhà trường có đầy đủ mô hình trực quan, tranh ảnh, tiêu bản nên họcsinh hứng thú với tiết học, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư chosoạn giảng đổi mới phương pháp, đã chuẩn bị thêm nhiều mẫu vật để học sinh tiệntheo dõi,…

Trường đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa về các chủ điểm như: bảo vệ môitrường (lao động dọn vệ sinh trong khu vực thác Đrâynu, học sinh khối 8, 9 tham gialao động con đường thanh niên, ), hoạt động tham quan viện bảo tàng tỉnh Đăk lăk,thi vẽ tranh cổ động về môi trường, giúp học sinh yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệcây xanh, bảo vệ môi trường, trồng thêm cây xanh, không xả rác bừa bãi, tuyên truyềncho người dân bảo vệ rừng

Khi giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vật được sự quan tâm giúp đỡ tạođiều kiện từ phía phụ huynh học sinh để các em chuẩn bị mẫu vật tốt nhất

Các bộ dụng cụ thực hành, mô hình của trường một số đã quá cũ, một số dụng

cụ bị cùn, hoen rỉ và có bộ không đầy đủ dụng cụ nên việc giáo dục còn gặp khókhăn

Khi áp dụng lồng ghép giáo dục một số kĩ năng sống vào môn học sinh học quacác khối lớp 6,7,8 thì thấy đa số học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn

II.3.Giải pháp, biện pháp.

a) Mục tiêu của giải pháp biện pháp

Qua nhiều năm dạy sinh học 6, 7, 8, chúng tôi nhận thấy rằng để giáo dục các

em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ sẽ giúp các em học sinh

tự tin bước vào cuộc sống tương lai, nâng cao chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầuhội nhập hiện nay đó chính là tăng cường kĩ năng sống cho học sinh

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Phân loại kĩ năng sống để chọn các kĩ năng lồng ghép phù hợp với các khối lớpvào các tiết học Để làm được điều đó tôi thực hiện như sau:

b.1 LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 6,7

* Kĩ năng chọn và xử lí mẫu vật

Trang 7

Một trong những phương pháp dạy học tích cực môn sinh học là quan sát trựcquan Việc lựa chọn mẫu sao cho dễ dàng quan sát và phải bảo quản mẫu không bị hưhỏng, dập nát hoặc chết là rất quan trọng liên quan tới kết quả của từng tiết học.

Đối với lớp 7: Lồng ghép giáo dục kĩ năng ở các bài: Bài 3, 15,16,18,1

Khi học bài thực hành: Mổ và quan sát giun đất

Học sinh phải mang giun đất để mổ, có khi các em mang giun rất nhỏ, khó mổ,

có khi thì đã chết từ bao giờ không có mẫu để học

Giáo viên giáo dục học sinh kĩ năng: muốn bắt được giun đất to thì phải đàochỗ đất ẩm và tơi xốp Để giữ giun không bị chết đến khi thực hành thì chỉ cần bỏgiun vào bịch hoặc lọ có đổ vào một chút đất ẩm rồi treo lên

Trong Bài thực hành: Quan sát cấu tạo và hoạt động sống của cá chép

Để dễ quan sát và không bị chết trước khi mổ thì nên mua con cá còn khỏe, cókích thước vừa phải: nhỏ thì khó quan sát mà to thì tốn tiền và dễ chết Đem nhốt vào

xô nước lớn Nếu phải đợi lâu thì sau một hai tiết học nên thay một phần nước mới

Đối với sinh 6: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống chọn và xử lý mẫu vào cácbài: Bài 4,5,6,9,12,13,16,17, 18, 19,21,23,24,25,26,27,28,29,32,33,34,35,42

Khi học bài: Quan sát tế bào thực vật

Học sinh phải mang củ hành và quả cà chua để thực hành quan sát tế bào thựcvật, học sinh thường mang cà chua chưa chín kĩ và củ hành còn non vì nhà các emthường trồng được do đó khó lấy mẫu để quan sát Giáo viên hướng dẫn cho học sinh

kĩ năng chọn mẫu vật sao cho có hiệu quả; Học sinh phải chọn những quả cà chuachín kĩ có vỏ đỏ mỏng, củ hành phải to và đã khô có màu tím đậm

Trong bài: Vận chuyển các chất trong thân

Học bài này học sinh phải chuẩn bị thí nghiệm sẵn ở nhà vì thế giáo viên hướngdẫn cho học sinh cách chọn mẫu sao cho có hiệu quả đó là phải chọn hoa cúc, hoahuệ, hoa bạch môn, hoa hồng màu trắng để dễ quan sát, với những tiết dạy mà thờigian chuẩn bị ngắn, muốn đạt hiệu quả thì hướng dẫn cho học sinh, để hoa héo 1 chútsau đó cắm vào bình có nước pha màu đậm hơn sẽ nhanh có kết quả

Khi học bài: Đặc điểm bên ngoài của lá và bài lớp hai lá mầm và lớp một

lá mầm

Học sinh phải mang các loại lá, cây hai lá mầm và cây một lá mầm để quan sátnhưng có những em lấy những cây mà bố mẹ trồng để mang đi hay có những lớp tiết

5 mới học vì thế lá và cây sẽ héo

Giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng chọn mẫu: nên chọn những cây cỏ dạitránh phá hoại các cây trồng khác, lá thì tránh chọn những lá non mà nên chọn các lábánh tẻ hay già một chút, trước khi mang đến lớp có thể nhúng vào nước rồi mới bỏvào túi mang đến lớp, hoặc lớp nên chuẩn bị một thau nước để ở góc lớp rồi để cácmẫu vật vào trong đó

Trang 8

* Kĩ năng chăm sóc và bảo vệ môi trường

Môi trường là mái nhà chung của Trái đất, bảo vệ môi trường là bảo vệ chínhmình, là trách nhiệm của cả thế giới bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất của mỗichúng ta Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một sốbài cụ thể như:

Sau mỗi tiết thực hành xong giáo viên cho học sinh thu dọn vệ sinh lớp học, thugom mẫu vật vứt vào hố đựng rác của nhà trường, không vứt xả rác bừa bãi

Khi dạy các bài: Quang hợp; hô hấp; thực vật góp phần điều hòa khí hậu; thực vật bảo vệ đất và nguồn nước ngầm; vai trò của thực vật đối với động vật

và đối với đời sống con người; bảo vệ đa dạng của thực vật.

Qua các bài dạy học sinh thấy được tầm quan trọng và các lợi ích của thực vậtđối với đời sống các sinh vật trên Trái đất Qua đó giáo viên giáo dục kĩ năng cho họcsinh: không chặt phá cây, không đốt rừng làm nương rẫy, trồng nhiều cây xanh, tuyêntruyền đến người dân lợi ích của cây xanh để cùng bảo vệ rừng Bản thân các em việcđầu tiên phải chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường như không bẻcành, leo trèo, no đùa làm ảnh hưởng đến cây xanh

* Kĩ năng phân biệt các nhóm sinh vật trong tự nhiên

Trong tự nhiên sinh vật có độ đa dạng về loài rất cao Vậy làm thế nào giúp họcsinh có kĩ năng phân biệt một số loài, lớp, bộ, ngành? Giáo viên hướng dẫn học sinhdựa vào một số đặc điểm chung cơ bản

Khi dạy chương 4: Ngành thân mềm

Giáo viên hỏi: Tại sao mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với trai, ốc sên

bò chậm chạp? Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên giáo dục kĩ năng phân biệt phảidựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể chứ không dựa vào các đặc điểm tập tính, hình dạng

và di chuyển để phân biệt

Khi dạy chương 5: Ngành chân khớp gồm 3 lớp là sâu bọ, giáp xác và hình nhện.

Vậy làm thế nào để xác định các đại diện thuộc lớp nào? Giáo viên hướng dẫnhọc sinh phân biệt bằng cách dựa vào đặc điểm chung cơ bản của từng lớp Như ruồi,muỗi, kiến, ong, dán, mối, chuồn chuồn, ve sầu cấu tạo đều có cơ thể gồm 3 phần:đầu, ngực, bụng Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh nênđược xếp chung vào lớp sâu bọ

Còn tôm, cua, còng, cáy…xếp vào lớp giáp xác vì cơ thể có 2 phần đầu – ngực

và phần bụng, có vỏ cứng bằng kitin vừa che chở vừa là chỗ bám cho cơ có tác dụngnhư bộ xương ngoài

Khi dạy bài: Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá

Khi học ở chương rễ học sinh muốn phân biệt được đâu là cây rễ cọc, đâu làcây rễ chùm thì phải nhổ cây lên mới biết được Nhưng khi học xong bài này đã giáo

Trang 9

dục kĩ năng sống giúp học sinh, có thể phân biệt được đâu là cây có rễ cọc, đâu là cây

có rễ chùm nhờ vào đặc điểm gân lá

Chẳng hạn như khi hỏi học sinh cây sầu riêng là cây có rễ gì, học sinh sẽ trả lờingay là cây rễ cọc vì lá có gân hình mạng; hay cây mía là cây rễ gì, học sinh sẽ trả lờiđược là cây rẽ chùm vì lá có gân hình song song Như vậy những cây có gân lá hìnhmạng là cây có rễ cọc, những cây có gân lá hình song song hoặc hình cung là cây có

rễ chùm

Khi dạy bài: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

Học sinh sẽ đặt ra câu hỏi làm thế nào để biết được cây một lá mầm và cây hai

lá mầm?

Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh trả lời thông qua việc vận dụng kiến thức

đã học ở các chương Rễ - Thân – Lá – Hoa – Quả và hạt về kiểu rễ, kiểu gân lá, sốcánh hoa, số lá mầm trong hạt để nhận biết đâu là cây một lá mâm và cây hai lá mầm

* Kĩ năng nhận biết tầm quan trọng của một số sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người từ đó có ý thức bảo vệ sinh vật.

Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú xung quanh chúng ta Việcnhận biết tầm quan trọng của chúng đối với tự nhiên và con người để từ đó có biệnpháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi là rất quan trọng

Trong bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt

Khi tìm hiểu đến vai trò của một số giun đốt, giáo viên hỏi trong tự nhiên loàiđộng vật nào có tác dụng cải tạo đất?

Học sinh: Giun đất giúp cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ vàlàm thức ăn cho động vật khác

Trong bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Qua câu hỏi: một số sâu bọ và động vật gặm nhấm có hại trong tự nhiên có thể

bị tiêu diệt bằng cách nào mà không gây ô nhiễm môi trường?

Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh nhận biết được các thiên địch như: mèo ănchuột, rắn ăn chuột, chim ăn sâu bọ về ban ngày, cóc ăn sâu bọ về ban đêm,…

Qua đó giáo dục học sinh kĩ năng bảo vệ sinh vật có lợi như là không bắt chimnon, phá tổ chim, không đổ nước xà phòng ra đất trồng, chăn nuôi những loài có lợi,

Khi dạy các bài 21 - Quang hợp; bài 23 – Cây có hô hấp không?; Bài 46 – Thực vật góp phần điều hòa khí hậu; bài 47 - Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước ngầm ;bài 48 - Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người; bài 49 - Bảo vệ đa dạng của thực vật.

Để trả lời cho câu hỏi: Muốn ngăn lũ lụt hạn hán, sạt lở, xói mòn, tránh ô nhiễmmôi trường cần làm gì?

Trang 10

Giáo dục kĩ năng cho học sinh: Để biết được lợi ích của cây xanh đối với thiênnhiên quanh ta và với các sinh vật trên trái đất như trồng cây để ngăn cản xói mòn ởcác vùng đồi núi, hay tránh sạt lở ở các khu vực gần ao hồ sông suối, ngăn bụi, tiếtnhựa tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm nhiệt độ môi trường trong khu vựckhi trời nóng.

Trong bài 50: Vi khuẩn

Qua câu hỏi muốn muối dưa, muối cà, làm sữa chua người ta làm như thế nào?

để bổ sung thêm đạm cho đất giúp cây trồng phát triển người ta làm gì?

- Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh nhận biết được Vi khuẩn gây nên hiệntượng lên men con người đã sử dụng để muối dưa, muối cà, làm sữa chua, con người

đã trồng luân canh hay xen canh với các loại cây họ đậu để bổ sung nguồn chất đạmcho đất vì rễ cây họ đậu có các nốt sần do vi khuẩn cộng sinh với rễ có khả năng cốđịnh đạm

Trong bài 51: Nấm

Vận dụng kiến thúc bài này giáo dục cho học sinh kĩ năng nhận biết được cáccông nghệ lên men để làm bánh mì hay sản xuất rượu bia thì sử dụng nấm men, muốnlấy chất kháng sinh penixilin để chữa bệnh cho người và động vật thì có thể chiết từmốc xanh; một số nấm hiển vi trong đất phân giải các chất hữu cơ thành vô cơ

* Kĩ năng nhận biết và phòng tránh tác hại của một số sinh vật đối với con người.

Trong chương 1: Ngành động vật nguyên sinh.

Học sinh biết được một số ĐVNS có hại cho con người như: trùng kiết lị, trùngsốt rét, trùng roi máu,…

Giáo viên đặt câu hỏi: để không bị sốt rét, không bị bệnh kiết lị chúng ta phảilàm gì? Xây dựng cho học sinh kĩ năng không để muỗi đốt bằng cách ngủ màn cảngày lẫn đêm; ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, giữ vệ sinh môi trường

Trong chương 3: Các ngành giun

Khi học xong chương này học sinh biết được tác hại của một số loài giun sánnhư: sán dây, giun tròn, giun móc câu, giun chỉ,… từ đó có kĩ năng phòng tránh bệnhgiun sán bằng cách nêu câu hỏi để học sinh trả lời:

- Để phòng tránh giun sán bản thân em phải có biện pháp gì?

Kĩ năng: không đi chân đất ra vùng đất trồng màu, đất bị ô nhiễm; ăn chín uốngsôi hợp vệ sinh; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ vệ sinh môi trườngchung; tẩy giun định kì 2 lần/ năm

Trong chương 5: Ngành chân khớp

Thực tế hiện nay vẫn còn có tình trạng học sinh có chấy trên đầu Nó gây phiềntoái cho trẻ là ngứa ngáy Vậy làm thế nào để không bị chấy cắn? Qua đó xây dựng kĩ

Trang 11

năng giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên gội đầu bằng xà phòng, khôngngủ chung với người bị nhiễm chấy,…

Trong bài 51: Nấm

- Sau khi học xong bài này có thể giúp các em rèn kĩ năng phòng tránh cácbệnh do nấm gây ra cho con người như lác, hắc lào, lang ben, ,…bằng cách giữ gìn vệsinh cá nhân

- Nhiều nấm độc có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm tê liệt thần kinh trung ươngnhư nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim,…và có thể gây chết người Vì thế không nên

ăn nấm lạ, nấm có màu sắc sặc sỡ Nếu lỡ bị ngộ độc thì phải đến ngay bệnh viện đểđược điều trị kịp thời

* Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng trong thực tế Sinh học 7:

Trong thực tế có một số hiện tượng mà dựa vào kiến thức học đã học học sinh

có thể tự giải thích được như là:

- Đào ao thả cá, trai không thả, tự nhiên có Vì sao?

Vì ấu trùng trai có giai đoạn sống bám vào mang và da cá

- Màu sắc lông của cáo, chồn Bắc cực có màu lông thay đổi theo mùa: mùađông màu trắng để lẩn trốn kẻ thù

- Hiện tượng trú đông của một số loài: ếch nhái, thằn lằn để tránh rét vì chúng

là động vật biến nhiệt

- Hiện tượng di cư của châu chấu để tìm nguồn thức ăn

- Hiện tượng lột xác của chân khớp như tôm, cua, châu chấu; một số bò sát nhưrắn, trăn,… để giúp cơ thể lớn lên

Sinh học 6:

- Chúng ta đã biết thực vật phản ứng chậm với kích thích của môi trường bênngoài, nhưng cũng có trường hợp như hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ, keo,phượng….Vì khi ta tác động vào lá cây làm cho nước từ lá chuyển sang thânkhiến ápsuất tại đó mất đi, không còn căng nữa và thế là lá cụp xuống

- Một số cây cỏ dại thân biến dạng thành thân rễ nằm sâu trong đất nên khó tiêudiệt như cỏ tranh, cỏ gấu,

- Tại sao phải thu hoạch một số loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu đen, trướckhi quả chín khô vì chúng thuộc loại quả khô nẻ nếu không thu hoạch trước khi quảchín khô thì vỏ quả sẽ nứt ra và rơi mất hạt

- Một số loại cây ở khu vực nay không trồng mà tự nhiên thấy mọc là nhờ hiệntượng phát tán quả và hạt nhờ gió và động vật

* Kĩ năng khai thác có chọn lọc để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Sinh vật có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với tự nhiên và con người Vì thếkhi chúng ta khai thác đồng thời phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi lâu dài

Trang 12

Nhưng thực tế chúng ta đang dần hủy hoại tài nguyên sinh vật của đất nước bằngnhiều hình thức khai thác hủy diệt làm cho nhiều loài tuyệt chủng, nhiều loài có nguy

cơ tuyệt chủng và nhiều loài đang bị đe dọa số lượng giảm sút nghiêm trọng Vậy bảo

vệ và phát triển đa dạng sinh học bằng cách nào?

Qua các phần tìm hiểu về vai trò của thực vật, động vật ở các bài, giáo viênlồng ghép giáo dục học sinh ví dụ như: không dùng lưới mắt nhỏ, điện, mìn để đánhbắt cá; thuần hóa nuôi dưỡng động vật hoang dã; không chặt, đốt phá rừng làm nươngrẫy; không khai thác những cây còn non chưa đủ tuổi; khai thác có chọn lọc; chống ônhiễm môi trường

b.2 LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC CỦA BỘ MÔN SINH HỌC 8:

Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao,tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cầnphải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy Khâu dặn dò rất cầnthiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bịbài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GVcũng được đổi mới GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp vớimọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quảcao

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm họcnhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ năng sống

Cụ thể như:

b.2.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe:

* Giáo dục kĩ năng giữ gìn sự phát triển bình thường của bộ xương:

Trong Bài : Bộ xương

- Giáo viên cho học sinh giải thích tục “bó chân” của phụ nữ thời phong kiến.Qua đây giáo dục các em biết bảo vệ sự phát triển bình thường của xương bàn chângiúp cho sự di chuyển dễ dàng của con người

- Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu?

Để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, dây chằng bị dãn, sau này có chữa khỏixương vẫn cử động khó khăn

Qua đây ta giáo dục được cho học sinh hạn chế chấn động mạnh đến bộ xương,không cố mang vác nặng và sai tư thế; khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không để lâu

vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại

Trong Bài : Cấu tạo và tính chất của xương

- Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xương?

- Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương?

Trang 13

- Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì?

- Tại sao trẻ sơ sinh hay được nắn chân thường xuyên, trở đầu liên tục không để

nằ m nghiêng về một bên lâu?

Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điềuchỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: Ăn đủ chấtđặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức,thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng, trẻ sơ sinh xương có tỉ lệ cốt giao nhiều, tínhđàn hồi cao nên nắn chân để chân thẳng không bị vòng kiềng, trở đầu để xương sọkhông bị bẹp, méo

* Kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng tránh một số bệnh, tật thường gặp

và sức khỏe sinh sản:

Trong bài: Vệ sinh hệ hô hấp

Ngoài các câu hỏi sách giáo khoa giáo viên đặt thêm các câu hỏi sau:

- Hút thuốc lá có hại như thế nào cho sức khỏe?

- Để hạn chế các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp thì chúng ta phải làm gì? Qua đây giáo dục cho học sinh biết tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đến hôhấp, học sinh phải phòng các vi sinh vật gậy bệnh, khói bụi bằng cách đeo khẩu trang

y tế, ăn uống hợp vệ sinh

Trong Bài : Tiêu hóa ở dạ dày

Khi tìm hiểu về tiêu hóa ở dạ dày, giáo viên đặt câu hỏi:

- Tại sao khi tập luyện thể dục thể thao chúng ta không nên ăn quá nhiều?

- Tại sao không nên ăn quá nhanh mà phải nhai kĩ thức ăn ?

- Tại sao khi mới ăn xong nếu ta phải làm việc ngay thì hay bị đau bụng (đausóc)?

Giáo dục học sinh chế độ tập luyện đúng cách, ăn uống đúng cách để tiêu hóa

có hiệu quả và dạ dày không bị tổn thương dẫn đến đau, viêm dạ dày

Trong Bài: Vệ sinh mắt

- Tại sao không đọc sách ở khoảng cách quá gần, ở nơi thiếu ánh sáng hay đang

đi tàu xe?

- Nguyên nhân nào dẫn đến tật cận thị, viễn thị?

- Để không bị cận thị em cần phải làm gì?

Qua các câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế không nghiêngvẹo, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách cách nhau từ 25 đến 30cm, khi xem ti vikhông ngồi quá gần tốt nhất là trên 3m; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sáchnơi có đủ ánh sáng; khi đi tàu xe không nên đọc sách báo

- Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt mà em biết? Từ đó giáo dục chocác em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông,thường xuyên rửa mắt bằng nước muối pha loãng,

Trang 14

Trong Bài: Bộ xương

Khi tìm hiểu mục II: Sự to ra và dài ra của xương, giáo viên lồng ghép giáo dục

kĩ năng sống như sau:

- Vì sao xương bị gãy? Khi xương gãy, được cố định một thời gian xương tựliền lại được?

Giúp học sinh biết cách bảo vệ cơ thể không để bị té ngã hay va đụng mạnh dẫnđến gãy xương Khi xương gẫy đươc cố định phải giữ nguyên tư thế để xương không

bị cong vẹo và phải được cung cấp thêm canxi giúp xương nhanh liền và cứng cáp.Học sinh biết được độ tuổi phát triển của cơ thể(< 20 tuổi ở nữ và < 25 tuổi ở nam) từ

đó đề ra biện pháp rèn luyện thể dục thể thao phù hợp

Trong Bài: Tiêu hóa ở khoang miệng

- Tại sao ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ bị sâu răng?

Qua câu hỏi này giáo dục học sinh không nên ăn quá chua dễ làm hỏng menrăng; phải vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ để không bịsâu răng; không nên ngậm nước muối quá mặn kéo dài sẽ làm cho lợi tụt xuống, chânrăng hở ra làm cho răng càng ngày càng “dài ra”

Trong Bài: Bạch cầu – miễn dịch

Qua tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: Tại sao khi da bị trầy xước

dễ bị nhiễm bệnh? Em sẽ làm gì để bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng?

Giáo dục học sinh cách bảo vệ cơ thể: Khi da bị trầy xước thì vi sinh vật sẽ theovết thương vào máu và gây bệnh cho cơ thể, dễ bị uốn ván và nhiễm trùng máu Nênhạn chế không để da bị xây xát, nếu bị xây xát phải dùng dung dịch sát khuẩn để rửasạch vết thương

Trong Bài: Tiêu chuẩn ăn uống Nguyên tắc lập khẩu phần

Khi tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của thức ăn, giáo viên nêu câu hỏi:

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc bị béophì?

- Để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh em phải làm gì?

- Làm thế nào để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể ?

Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên đã giúp các em tự rèn kĩ năng ăn uốngđầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu năng lượng của cơ thể thông qua một số biệnpháp cụ thể như: khẩu phần ăn uống hợp lí, phối hợp cân đối các loại thức ăn và chếbiến hợp lí để không bị mất chất Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để rènluyện cơ thể

Trong bài: Cơ quan phân tích thính giác

Khi tìm hiểu về cấu tạo của tai, các em sẽ biết được cấu tạo và chức năng củatai là thu nhận sóng âm Vậy làm thế nào để bảo vệ tai? Qua câu hỏi này học sinh biếtcách bảo vệ tai như:

Trang 15

- Không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai hay lấy ráy có thể làm tổn thương hoặcthủng màng nhĩ; tránh những tác động quá mạnh có thể làm rách màng nhĩ như âmthanh quá lớn, thay đổi áp suất đột ngột làm thủng màng nhĩ dẫn đến điếc.

- Ráy tai để bảo vệ tai không nên lau rửa quá kĩ làm mất tác dụng của nó

Trong Bài: Tuyến sinh dục

- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ?

- Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?

Trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, thì dấu hiệu quan trọngnhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ Đây là dấu hiệu

có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được Vì sao? Giáo viên giảithích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được vì cơ thể phát triển chưahoàn chỉnh Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng, lành mạnh,trong quan hệ bạn bè, xem phim ảnh, vui chơi

Giáo viên: Giải thích một số thắc mắc của học sinh cũng như một số hiện tượngthực tế: Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tế bào kẽ không tiết hoocmonTestostêrôn hoặc tiết qúa ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết rahoocmôn Ơstrôgen hoặc quá ít với các em nữ), các đặc tính sinh dục phụ có thể thayđổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới tínhkhông thể thay đổi Qua đây giúp các em không bị ngỡ ngàng hay lúng túng khi cơthể mình xuất hiện những dấu hiệu lạ

Trong Bài: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?Phải làm gì để điều đó không xảy ra?

- Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ýmuốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được mang thai ngoài ý muốn?

Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gìkhi còn là học sinh: Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập; không đua đòi,không đi chơi ở những nơi hẻo lánh vắng người; không sử dụng các chất kích thíchnhư rượu, bia, thuốc lá; không bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảyra

* Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ:

Trong Bài: Thực hành hô hấp nhân tạo:

-Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì?

- Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đógiáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp.Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện Nếu môi trường thiếu dưỡng khí phảiđưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng khí Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắmđược các kĩ năng hô hấp nhân tạo

Ngày đăng: 28/12/2015, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w