1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài trong sinh học lớp 10

22 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 629,54 KB

Nội dung

Trong xã hội hiện đại, có một số học sinh hiện nay chỉ chú tâm đến việc học những kiến thức trong sách vở nhằm đặt thành tích cao nhất ở điểm số mà không quan tâm đến những kiến thức xun

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị trường THPT Nam Hà

Mã số:

SÁNG KIẾN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TRONG SINH HỌC LỚP 10

Người thực hiện: Lê Thị Nhung Lĩnh vực nghiên cứu:

Trang 2

Sở GD&ĐT Đồng Nai CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Nam Hà Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC



I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: LÊ THỊ NHUNG

2 Ngày tháng năm sinh: 24/09/1988

9 Đơn vị công tác: trường THPT Nam Hà

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 2010

- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Sinh học – Môi trường

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn sinh học

- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Một số chủ đề về tích hợp và liên môn trong phần A- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Sinh học 11 ban cơ bản)

Trang 3

có kiến thức, kĩ năng xử lí các tình huống trong cuộc sống hằng ngày

Trong xã hội hiện đại, có một số học sinh hiện nay chỉ chú tâm đến việc học những kiến thức trong sách vở nhằm đặt thành tích cao nhất ở điểm số mà không quan tâm đến những kiến thức xung quanh, những kĩ năng thực tiễn trong cuộc sống Điều này, gây khó khăn cho các em sau khi tiếp cận với thực tế cuộc sống, làm cho các em không biết giải quyết các vấn đề liên quan đến kĩ năng sống như giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xử lí các tình huống…Do các em ban đầu không chú ý đến các kiến thức thực tế cuộc sống Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay, mỗi học sinh ngoài nền tảng kiến thức sách vở có được thì còn cần có thêm bản lĩnh, tự tin trong những vấn đề thực tiễn gặp phải Để có được như vậy mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình rất nhiều kĩ năng như: sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi kiến thực thực tế…

Với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giáo dục, coi học sinh là trung tâm nhưng vẫn đang còn bỏ ngõ rất nhiều trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Nội dung kiến thức trung học phổ thông cung cấp cho học sinh những kiến thức liên quan đến cấu tạo tế bào, vi sinh vật, động thực vật, những kiến thức về di truyền học…Trong đó kiến thức sinh học lớp 10

là những kiến thức liên quan đến tế bào, vi sinh vật từ những kiến thức này liên quan đến kiến thức của cơ thể sống Điều này giúp cho giáo viên có nhiều nội dung hướng tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Giáo dục kiến thức kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình sinh học lớp 10 là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng, giúp học sinh tìm hiểu về các kiến thức liên quan đên chăm sóc bản thân cũng như những

người xung quanh Vì vậy tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiêm về “ Lồng ghép

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài trong sinh học lớp 10”

II.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Những vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống

1.1 Những vấn đề về kĩ năng sống

Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm được diễn đạt theo những cách khác nhau Nhưng tóm lại “Kĩ năng sống là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống”.[1]

Trang 4

- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

- Kĩ năng giao tiếp

- Kĩ năng lắng nghe tích cực

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông

- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn

- Kĩ năng kiên định

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

Các kĩ năng sống cụ thể liên hệ mật thiết với nhau, đan xen và bổ sung cho nhau, nhờ đó con người có thể ứng phó linh hoạt và hiệu quả đối với những nguy cơ và vấn đề khó khăn trong tình huống cuộc sống hàng ngày Kĩ năng sống không thể tự nhiên có mà được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội

và rèn luyện trong cuộc sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục

Kĩ năng sống giúp góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân Giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh

Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững Làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp; giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, góp phần thúc đẩy năng suất lao động xã hội, có kế hoạch, sáng tạo…

1.2 Giáo dục kĩ năng sống

1.2.1 Quan niệm

Giáo dục kĩ năng sống thực chất là rèn luyện năng lực tâm lý – xã hội cho con người và giúp họ có những hành vi tích cực, mang tính xây dựng, thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có các kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.[1]

1.2.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống

Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu là phát triển năng lực, tâm lý – xã hội của người học để vượt qua thách thức của cuộc sống, đồng thời làm thay đổi hành vi, thói quen có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành

Trang 5

vi mang tính xây dựng, tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.[1]

1.2.3 Nội dung của giáo dục kĩ năng sống

- Giáo dục những kĩ năng sống chung hay là những kĩ năng sống cốt lõi cho người học.[1]

- Giáo dục những kĩ năng sống gắn với các vấn đề mang tính đặc thù của nhóm đối tượng như: Tự bảo vệ tránh tai nạn, thương tích, tình yêu và sức khỏe sinh sản Hoặc gắn với bối cảnh xã hội hiện nay như: Vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, HIV/AIDS…[1]

- Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho từng đối tượng, tùy thuộc

ở tâm, sinh lý xã hội của đối tượng.[1]

1.3 Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống

- Trang bị những kĩ năng sống cơ bản để có thể vận dụng vào các lĩnh vực, tình huống trong cuộc sống.[1]

- Làm thay đổi hành vi tiêu cực mỗi của cá nhân.[1]

- Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện Tiếp cận kĩ năng sống trong các nội dung giáo dục

là cần thiết để góp phần hình thành những hành vi tích cực, mang tính xây dựng

và thay đổi những hành vi tiêu cực.[1]

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Thực trạng vấn đề lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT Nam

1.1 Thuận lợi

- Trường được trang bị mô hình, tranh ảnh trong các bài thực hành và một

số bài học đã giúp học sinh hiểu thêm những kiến thức trong sách giáo khoa

- Giáo viên được tham gia tập huấn chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình tập huấn do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức tại đại học Đồng Nai Sau chương trình tập huấn này các giáo viên đều được cấp chứng chỉ

- Ban giám hiệu quan tâm trong việc giáo dục nề nếp, ý thức cho học sinh trong vấn đề vệ sinh lớp học và thái độ đối với cán bộ nhân viên, giáo viên

Trang 6

- Các tài liệu, hình ảnh chưa nhiều để sử dụng trong các tiết học Ngoài ra,

do trường đang trong quá trình xây dựng nên một số tiết thực hành học sinh tự làm ở nhà

2 Thời gian, đối tƣợng và biện pháp thực hiện

2.1 Thời gian và đối tƣợng

- Thời gian: từ 4/9/2016 đến 11/04/2017

- Đối tượng: HS lớp 10 trường THPT Nam Hà

2.2 Biện pháp thực hiện

2.2.1 Đối với giáo viên

Nghiên cứu nội dung các bài để đưa ra các mục tiêu giáo dục kĩ năng sống phù hợp Từ đó, giáo viên có thể đưa các câu hỏi vào nội dung như chuyển

ý trước khi dạy hoặc trong nội dung củng cố

2.2.2 Đối với học sinh

Với mỗi bài học, học sinh đọc bài mới trước ở nhà

Có thể tìm hiểu thêm nội dung bên ngoài liên quan đến bài học khi học sinh làm bài nhóm hoặc thuyết trình

3 Nội dung

3.1 Phân loại kiến thức kĩ năng sống

Chương trình sinh học 10 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống Chia làm 6 nhóm:

* Kĩ năng tư duy sáng tạo, thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, đọc sách giáo khoa và các tài liệu liên quan; các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, sách báo để từ đó có được kĩ năng tự nhận thức

* Kĩ năng tư duy, bình luận phê phán qua việc phân tích đối chiếu các thông tin Từ đó phân tích các lựa chọn và trình bày các ý tưởng qua việc viết báo cáo và trình bày các thông tin Sinh học

* Kĩ năng giải quyết vấn đề qua việc xử lí các tình huống liên quan đến nội dung bài học, thực tiễn sản xuất vào cuộc sống, qua đó có được kỹ năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo

* Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn, áp dụng và thực tiễn

* Kĩ năng ra quyết định: sau khi thu thập thông tin và xử lí thông tin, học sinh lựa chọn các giả thuyết khác nhau và quyết định nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh

* Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường sống xung quanh các em

Trang 7

3.2 Phân loại các bài dạy trong chương trình sinh học 10 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống

3.2.1 Kĩ năng tư duy sáng tạo, thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, đọc sách giáo khoa và các tài liệu liên quan

Kĩ năng này có thể áp dụng ở hầu hết các bài trong chương trình sinh học

10 thông qua các phương pháp, kĩ thuật như dạy học dự án, dạy học nhóm, phương pháp đóng vai, kĩ thuật khăn trải bàn…

3.2.2 Kĩ năng tư duy, bình luận phê phán qua việc phân tích đối chiếu các thông tin

Kĩ năng này có thể áp dụng ở hầu hết các bài trong chương trình sinh học

10 thông qua các phương pháp, kĩ thuật như dạy học dự án, dạy học nhóm…

3.2.3 Kĩ năng giải quyết vấn đề qua việc xử lí các tình huống liên quan đến nội dung bài học, thực tiễn sản xuất vào cuộc sống qua các bài

- Các nguyên tố hóa học và lipit

- Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

- Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

- Enzim và vai trò của enzim

- Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

- Giảm phân

- Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ

3.2.4.Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn, áp dụng và thực tiễn qua các bài

- Một số thí nghiệm về enzim

- Hô hấp tế bào

- Thực hành: Lên men etilic và lactic

- Các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh vật

3.2.5 Kĩ năng ra quyết định

Kỹ năng này có được thông qua phương pháp dạy học dự án, dạy học nhóm…

Trang 8

3.2.6 Kĩ năng phòng tránh thiên tai là các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường sống xung quanh các em qua các bài

- Quang hợp

- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

- Virut gây bệnh Ứng dụng của virut trong thực tiễn

3.3 Vận dụng giáo dục kĩ năng sống thông qua giáo dục bộ môn

Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 10 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên cần giành 3 phút để dặn dò các em Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao

Khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ năng

3.3.1 Kĩ năng giải quyết vấn đề như tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe

3.3.1.1 Giáo dục kĩ năng sống và làm việc khoa học, ăn uống hợp lí, vệ sinh

Thông qua các câu hỏi dẫn dắt trong mỗi bài, giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh để điều chỉnh thành đáp án đúng từ đó giáo dục cho học sinh một

số kĩ năng sống như: ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo và đường,

sử dụng các nguồn thực phẩm đúng cách nhằm tối đa hóa chất dinh dưỡng lấy được trong thức ăn

Chương/ Bài Mục tiêu Nội dung tích

hợp

Phương thức tích hợp

vi lượng và vai trò của nước

Kĩ năng: Hệ thống

hóa kiến thức, làm việc theo nhóm

Thái độ: Ăn nhiều

loại thức ăn khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh

- Vai trò của các nguyên tố:

+ Nguyên tố đa lượng: Cấu tạo nên các đại phân

- Phương thức: Liên hệ

- Phương pháp: + Bàn tay nặn bột + Khăn phủ bàn +Thảo luận nhóm + Phát vấn, gợi

mở và liên hệ với thực tế

Trang 9

dưỡng Vai trò của nước đối với sự sống

từ đó có ý thức bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên nước

thiết cho sự sống

- Vai trò của nước:

là môi trường cho các phản ứng sinh

lý sinh hóa, dung môi hòa tan các chất

Cacbohrat

va lipit

Kiến thức: Hiểu được vai trò của cacbodrat và lipit đối với tế bào và cơ thể

Kĩ năng: Thực hiện

chế độ dinh dưỡng hợp lí đối với các loại thức ăn liên quan đến cacbohdirat và lipit

Thái độ: Sử dụng hạn

chế chất béo liên quan đến động vật và các loại đường nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe

- Vai trò của cacbohdrat và lipit đối với tế bào và

cơ thể

- Ảnh hưởng của sức khỏe khi sử dụng quá nhiều đường (ngoại trừ xenlulozo) và chất béo động vật

- Đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lí trong khẩu phần

ăn

- Phương thức: Liên hệ

- Phương pháp: +Thảo luận nhóm +Thuyết trình +Phát vấn, gợi mở

và liên hệ thực tế cuộc sống

Protein

Kiến thức: Cấu tạo

của protein, các yếu

tố ảnh hưởng đến cấu tạo của protein và

+ Biết cách chế biến

- Cấu tạo của protein

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của protein

- Chức năng của protein đối với tế bào và cơ thể sống

- Phương thức: Liên hệ

- Phương pháp: +Thảo luận nhóm +Phát vấn, gợi mở

và liên hệ thực tế cuộc sống

Trang 10

thực phẩm một cách hợp lí nhằm hạn chế mất đi chức năng của thực phẩm

Bài 6: Axit

nucleic

Kiến thức:

+ Nêu được thành phần hóa học của một nuclêotit, mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN

+ Trình bày được các chức năng của ADN

và ARN

Kĩ năng: Nêu được

sự đa dạng của các thành phần hóa học của tế bào, so sánh cấu tạo và chức năng của ADN và ARN

Thái độ: Hiểu được

cơ sở di truyền của các tế bào và di truyền của cơ thể

- Cấu tạo của một nucleic

- Cấu tạo và chức năng của ADN và ARN

Phương thức: Tích hợp

- Phương pháp: +Thảo luận nhóm

Kĩ năng: Nhận biết

loại vi khuẩn, vì sao

vi khuẩn có thể sinh sản nhanh

Thái độ: Hiểu được

vai trò và tác hại của

- Phương pháp: + Tìm tòi

- Tìm hiểu về con đường vận chuyển các chất, các loại

- Phương thức: Tích hợp

- Phương pháp:

Trang 11

màng sinh

chất

sinh chất: chủ động, thụ động, xuất bào và nhập bào

Kĩ năng: Nhận biết

được đâu là môi trường ưu trương, đẳng trương và nhược trương

Thái độ: Giải thích

được các hiện tượng

co, phản co nguyên sinh và một số hiện tượng thực tế

môi trường trong

tế bào

+Thảo luận nhóm +Phát vấn, gợi mở

Kiến thức: Nêu được

cấu tạo và chức năng của ATP, quá trình chuyển hóa vật chất

Kĩ năng: Phân biệt

được các dạng năng lượng, hiểu được quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào và

cơ thể sống

Thái độ: Hiểu được

quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng (cacbohdrat, lipit, protein) phức tạp trong tế bào và cơ thể sống, giải thích được một số kiến thức thực tiễn trong cuộc sống

- Cấu tạo và chức năng của ATP

- Sơ đồ hóa quá trình chuyển hóa vật chất

- Phương thức: Tích hợp

- Phương pháp: +Tìm tòi

Thái độ: Hiểu được

vai trò của enzim đối với quá trình chuyển

- Cấu trúc và cơ chế hoạt động của ezim

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

- Vai trò của enzim

- Phương thức:

- Phương pháp: + Tìm tòi

+ Liên hệ thực tế

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w