II.Lý do chọn đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là 1 trong 5 nội dung của phong trào thiđua “Xây dựng trường học tích cực, học sinh thân thiện” năm học 2009 - 2010được các trườn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦUI.Bối cảnh thực hiện đề tài:
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủnhiệm ở trường THPT Xuân Lộc được triển khai thực hiện từ năm học 2010-2011,tuy nhiên chưa có sự thống nhất trong toàn trường
Hiện tại đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 năm học 2011-2012
II.Lý do chọn đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là 1 trong 5 nội dung của phong trào thiđua “Xây dựng trường học tích cực, học sinh thân thiện” năm học 2009 - 2010được các trường lồng ghép vào các môn học và sinh hoạt tập thể thông qua cáchoạt động giáo dục của nhà trường
Bắt đầu từ năm học 2010-2011 Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáodục kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa trong các nhà trường phổthông, từ bậc tiểu học đến THPT Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.Tuy nhiên, triển khai thực hiện giảng dạy thế nào để đạt hiệu quả, phù hợp với thựctiễn ở mỗi nhà trường là điều mà rất nhiều người cần quan tâm
Theo tài liệu hướng dẫn của ngành, nội dung giáo dục kỹ năng sống rất đadạng, phong phú, tùy từng điều kiện của nhà trường về cơ sở vật chất, năng lực,kinh nghiệm sống của đội ngũ giáo viên, đối tượng học sinh… mỗi trường có sựlựa chọn phương pháp, nội dung đưa vào giáo dục cho phù hợp
Là một cán bộ quản lý phụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm của nhàtrường, sau khi được tập huấn của Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai, triển khai tậphuấn tại trường cho giáo viên nhà trường và tổ chức thực hiện trong công tác giáoviên chủ nhiệm từ năm học 2011-2012, tôi luôn trăn trở, tìm tòi để công tác nàythực sự có hiệu quả trong thực tế, phù hợp điều kiện, đặc thù của nhà trường, đápứng đúng nhu cầu giáo dục toàn diện học sinh, bước đầu tôi nhận thấy có sựchuyển biến tích cực, gây hứng thú trong quá trình giáo dục của nhà trường nóichung và tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng như công tác giáo viên chủ nhiệm nói
riêng Vì vậy tôi chọn đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Xuân Lộc năm học 2011-
2012 làm đề tài nghiên cứu của mình.
III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở 44/44 tập thể lớptại trường trung học phổ thông Xuân Lộc trong năm học 2011-2012
IV.Mục đích nghiên cứu:
Tiến hành thực hiện đề tại này, bản thân tôi mong muốn tìm được những nộidung, phương pháp, cách thức phù hợp trong việc triển khai nội dung giáo dục kỹnăng sống cho học sinh tại nhà trường, trước hết là qua công tác giáo viên chủnhiệm năm học 2011-2012 làm cơ sở cho việc thực hiện công tác này trong nhữngnăm tiếp theo đạt hiệu quả hơn
Thông qua thực hiện đề tài, tôi muốn trao đổi một số vấn đề, kết quả đạtđược trong việc triển khai công tác này tại nhà trường cùng các đồng nghiệp, qua
Trang 2đó trao đổi kinh nghiệm, kết quả từ các đơn vị bạn để ứng dụng trong công tácngày càng hiệu quả.
V.Điểm mới trong việc thực hiện đề tài:
Công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh trong trường trung học phổ thông nói riêng đã được triển khai thực hiệnrộng rãi trong những năm học vừa qua Được ngành Giáo dục và đào tạo các cấptập huấn triển khai rộng rãi trong toàn quốc từ năm học 2011-2012
Tuy nhiên do đặc thù của mỗi vùng, miền, điều kiện về cơ sở vật chất củamỗi nhà trường, tài liệu, khả năng, năng lực của giáo viên nên việc giáo dục kỹnăng sống trong trường phổ thông cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế
Nhưng với sự tìm tòi, sáng tạo của mình đưa vào ứng dụng trong thực tế tạitrường Trung học phổ thông Xuân Lộc, bản thân tự nhận thấy có một số vấn đề,cách làm mới có hiệu quả, có tác dụng giáo dục học sinh và dễ thực hiện, đó là:
1.Lựa chọn một số chủ đề, vấn đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi học
sinh tại nhà trường trong kho tàng tri thức về kỹ năng sống cần giáo dục hiện nay
2.Mức độ tri thức giáo dục kỹ năng sống trong một tiết sinh hoạt lớp.
3.Ứng dụng giáo dục kết hợp giữa giáo dục kỹ năng sống với việc tổ chức các trò
chơi trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, nhằm nâng cao hiệu quả của nội dung giáo dục
kỹ năng sống đồng thời giúp cải tiến được nội dung của tiết học này, tránh đượctình trạng khô cứng, nghèo nàn và chán nản trong học sinh
Trang 3PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở pháp lý:
Theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về QUY CHẾ Đánh giá, xếp loại học sinh trunghọc cơ sở và học sinh trung học phổ thông tại điểm a, mục 1, Điều 3 nêu rõ vềCăn
cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểuhiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo,
cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thứcphấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể củalớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môitrường;
Theo Điều 31 – điều lệ trường Trung học (theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều nàycòn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổchức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáoviên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáodục học sinh của lớp mình chủ nhiệm…
Vậy, Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện trọn vẹn, song hành cùng hai chứcnăng trong giáo dục là chức năng giảng dạy và chức năng giáo dục, giáo viên chủnhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách của học sinh tronglớp do mình làm chủ nhiệm
2.Cơ sở lý luận:
a.Khái niệm kỹ năng sống:
- Theo UNESCO: kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chứcnăng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là những kĩ năng cơ bản như kĩnăng đọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trướcđám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệuquả…
- Theo WHO: kỹ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để cócuộc sống an toàn, khoẻ mạnh Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩnăng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác mộtcách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, nhữngtình huống của cuộc sống hàng ngày
- Khái niệm kỹ năng sống theo cách hiểu thông thường: là năng lực/khả năng tâm
lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống,giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả (Theo tài liệutập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm, quyển 1, tr83 – Hà Nội tháng 6/2011)
Nếu hiểu đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giảiquyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sốngtích cực trong xã hội hiện đại)
Trang 4Về bản chất thì rèn kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức
và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
b.Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống:
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là cung cấp các năng lực tâm lý xã hội
để giúp người học có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội và cuộc sốnggồm: kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duysáng tạo, kỹ năng suy nghĩ có phán đoán… Để làm được điều này, trước hếtphương pháp giảng dạy phải là giáo dục chủ động, nội dung phải phong phú, sátthực tế mới thuận lợi cho người dạy và thu hút sự chú ý của người học
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xaxưa cha ông ta đã đúc kết “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vềchương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹhoặc xao nhãng.Đứng trước thực tế xã hội của những năm gần đây Bộ GD-ĐT đãnhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cấpbách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THPT vì ở lứa tuổi này:
+ Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu.+ Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến có quan hệ không đúng mực trong quan
+ Trường THPT Xuân Lộc nằm ở vị trí trung tâm của huyện Xuân Lộc, được xem
là trường trọng điểm bậc THPT của huyện; điểm đầu vào (năm lớp 10) trườngtương đối cao được tổ chức thông qua hình thức thi tuyển, ý thức học tập của các
em cũng tương đối tốt hơn nhiều trường xung quanh do đó nhà trường không cònBan quản sinh (tuy nhiên trong học sinh nhà trường cũng còn có các hiện tượngchưa ngoan…)
+ Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mụctiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành Do đó, ngay từ đầu nămhọc Ban giám hiệu đã chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng sống qua các
Trang 5hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhàtrường như:
- Hoạt động chuyên môn – Đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn
- Hoạt động Ngoài giờ lên lớp: giáo dục bộ môn Ngoài giờ lên lớp, các hoạt độngngoại khóa (tham quan dã ngoại, cắm trại, sinh hoạt tập thể…)
- Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề…
- Hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trườngxanh – sạch – đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
- Hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm – sinh hoạt lớp
Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kỹ năng sống cho họcsinh Với vai trò là phó hiệu trưởng nhà trường, được trực tiếp tham gia lớp tậphuấn do Sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức, được hiệu trưởng nhà trường phân côngphụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm và giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi luôn trăntrở, làm thế nào để giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhà trường cóhiệu quả thiết thực, để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậycho cha mẹ học sinh về mọi mặt Vì vậy, được sự hổ trợ của đồng nghiệp, tôi đãmạnh dạn thực hiện chuyên đề này
b, Khó khăn
- Về phía gia đình học sinh: Do điều kiện kinh tế tương đối, từ thực tế bản thân củanhiều phụ huynh trước đây thất học do vậy luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất chocon học tập, vì vậy nhiều học sinh ít được tiếp xúc với công việc thực tế của giađình, các em được gia đình nuông chiều quá tạo thành các thói quen xấu, khó thayđổi (cậu ấm, cô chiêu) Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các emthiên lệch về học kiến thức (biến các em thành Robot chỉ ăn và học)
- Về phía giáo viên:
+ Quen lối sinh hoạt lớp theo kiểu mệnh lệnh, hành chính, ngại thay đổi, ngại nắmbắt, nghiên cứu để có những phương pháp sinh hoạt, nội dung giáo dục thực tế.+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về dạy kiến thức
+ Một số còn chưa thực sự khởi động, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịpnhững thay đổi của xã hội
+ Chưa thật sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững, thậm chíchưa hiểu rõ về giáo dục kỹ năng sống và công tác giáo dục kỹ năng sống trongnhà trường
Tóm lại rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT là việc làmnhằm giúp học sinh có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trògiỏi, trở thành người có ích cho xã hội cho gia đình
4 Giải pháp
Qua chỉ đạo và qua thực tiễn chúng tôi thấy để rèn luyện kỹ năng sống chohọc sinh sẽ có nhiều giải pháp khác nhau như:
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua tham vấn
- Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng của Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác GVCN
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua giảng dạy các môn học
Trang 6Với điều kiện và đặc thù nhà trường, tôi đã lựa chọn giải pháp lồng ghép quacông tác giáo viên chủ nhiệm và nội dung sinh hoạt chủ nhiệm.
5.Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài:
Giải pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và trò chơi tập thể thông quacông tác giáo viên chủ nhiệm và vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm tại trường trunghọc phổ thông Xuân Lộc năm học 2011-2012
a.Nội dung kỹ năng sống cần thiết trang bị cho học sinh:
Nội dung Giáo dục kỹ năng sống rất phong phú, tuy nhiên qua thực tế côngtác chúng tôi nhận thấy những kỹ năng sống cần thiết cần tổ chức trang bị cho họcsinh nhà trường là:
01 Kỹ năng xác lập mục tiêu của mỗi người
02 Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khoẻ
03 Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
04 Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
05 Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
06 Kỹ năng giao tiếp ứng xử
07 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
08 Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
09 Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10 Kỹ năng đánh giá người khác
11 Kỹ năng Phòng tránh lạm dụng Game
12 Kỹ năng Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính
13 Kỹ năng Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện
14 Kỹ năng Phòng tránh bạo lực học đường
15.Kỹ năng quản trò
16.Kỹ năng dẫn truyện
17.Kỹ năng lôi cuốn người khác
18.Kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh bất ngờ trong cuộc sống
24.Kỹ năng khi bắt tay với mọi người xung quanh
25.Kỹ năng bắt đầu nói một câu chuyện, vấn đề với người khác
26.Kỹ năng góp ý cho người khác
27.Kỹ năng hóa giải áp lực
28.Kỹ năng nhận thức hậu quả
29.Kỹ năng xác định giá trị
30.Kỹ năng ra quyết định
31.Kỹ năng thương thuyết
32.Kỹ năng từ chối
33.Kỹ năng đương đầu với căng thẳng
34.Kỹ năng đương đầu với cảm xúc
Trang 735.Kỹ năng sống với người khác.
b.Về mức độ tri thức giáo dục kỹ năng sống trong một tiết sinh hoạt chủ nhiệm:
Trong một tiết sinh hoạt chủ nhiệm, với thời lượng 45 phút, giáo viên chủnhiệm không thể nào chuyển tải nhiều kỹ năng sống đến học sinh, hơn nữa nếunhư vậy thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao Vì trong một tiết đó giáo viên còn phảithực hiện nhiều nội dung, công việc giáo dục khác của trường, của lớp, nếu tiếnhành giáo dục nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống sẽ gây sự nhàm chán
Hơn nữa, giáo dục kỹ năng sống là một nội dung còn tương đối mới đối với
đa số giáo viên nói chung, nó còn tùy thuộc vào thời gian, sự am hiều tri thức, kiếnthức xã hội đặc biệt là kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế của mỗi cá nhân nênkhi vận dụng công tác này vào trong nhà trường nếu chỉ giao nhiệm vụ cho giáoviên chủ nhiệm hiện nay sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, hoặc là người ta chỉ ápdụng nhiều lý thuyết dựa theo tài liệu hướng dẫn hoặc bỏ qua không thực hiệnhoặc thực hiện một cách đối phó… làm cho hiệu quả của công tác này bị hạn chế,thậm chí sẽ mất tác dụng
Do vậy, để giải quyết những khó khăn đó, tại trường THPT Xuân Lộc, hàngtuần xuyên suốt năm học, Ban giám hiệu nhà trường cử một phó hiệu trưởng vàmột giáo viên có nhiều kinh nghiệm phụ trách việc lựa chọn, tổ chức biên soạnthống nhất trong toàn trường với mức độ 01 nội dung giáo dục kỹ năng sống dướihình thức là một mẫu chuyện, một sự kiện, việc cụ thể diễn ra trong cuộc sống hiệntại để giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh
Để đảm bảo thời gian, trong khi biên soạn nội dung cho tiết sinh hoạt chủnhiệm phải đảm bảo có ba phần:
- Trước hết là công tác giáo viên chủ nhiệm: ở phần này chủ yếu triển khaicác công việc thật sự cần thiết trong tuần của nhà trường đến học sinh
- Phần hai là nội dung giáo dục kỹ năng sống: Thực hiện nội dung này, đầutiên giáo viên chủ nhiệm đưa ra tình huống như là một câu chuyện đố vui hàngtuần để học sinh thảo luận, lý giải ở nhiều góc độ khác nhau Sau đó căn cứ vào gợi
ý giải quyết vấn đề, hiểu biết của bản thân và kinh nghiệm trong cuộc sống giáoviên sẽ hướng dẫn và đưa ra hướng giải quyết cho học sinh và chỉ dừng lại ở mức
độ là hướng dẫn và hướng giải quyết chứ không cứng nhắc, áp đặt
- Phần cuối cùng là nội dung một trò chơi tập thể trong lớp
Sau đây là ví dụ nội dung của một số tuần trong năm học 2011-2012 nhàtrường đã thực hiện:
Ví dụ 1: TÀI LIỆU SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 THÁNG 9
1.Xử lý tình huống kỹ năng sống: Mai thường bị mẹ mắng, chê bai mỗi khi làm
bếp và đánh đổ, vỡ bát đĩa Mai luôn bị so sánh với người anh của mình Trên thực
tế, Mai là học sinh giỏi của lớp, cô cũng biết nấu những món ăn ngon và tốt bụngvới những người xung quanh Trong khi đó, anh của Mai luôn được nuông chiều,không phải làm gì, dù học khá nhưng không thể bằng Mai trong học tập Những lờinhận xét của mẹ làm cho Mai cảm thấy bi quan, hình như mình rất kém cỏi Nếu ở
địa vị của Mai, bạn sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
*Gợi ý giáo viên nhận xét thảo luận theo hướng tích cực của học sinh và rút ra bài học:
Trang 8- Khi nghe ý kiến của người khác nhận xét, đánh giá về mình, chúng ta cần bìnhtĩnh, sáng suốt xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì tiếp nhận Ý kiếnnào khen quá lời hay định kiến, thiếu khách quan chỉ nên để tham khảo.
- Lời khen quá mức cũng nguy hiểm Vì những lời khen được ví như nước hoa, chỉnên để ngửi chứ không thể để uống được Nếu say sưa với những lời khen có thểdẫn đến kiêu ngạo, tự cao tự đại, không đánh giá đúng mình
- Lời nhận xét định kiến, hạ thấp có thể làm ta bi quan Nhưng ta không nên thiếu
tự tin trước những lời nhận xét như vậy Hãy tự khẳng định mình để chứng tỏ takhông như họ nghĩ
2 Tổ chức trò chơi: NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)
- Địa điểm: Trong phòng (GVCN nên cử 1 học sinh vui nhộn của lớp tổ chức trò chơi)
- Cách chơi: chơi toàn thể lớp hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm
+ Quản trò hô: Lớp ta đang cần Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”?
+ Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện trong lớp).Ví dụ: cần 05 cái kẹp tóc; cần 03 đôi giầy đen hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.Chú ý: Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
Cần một bài vọng cổ; Cần một nàng công chúa xinh đẹp; Cần 04 câu thơ lục bát…
Ví dụ 2: TÀI LIỆU SINH HOẠT LỚP TUẦN TUẦN 3 THÁNG 10
1.Công tác GVCN:
- Nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực hiện việc không sử dụng điện thoại trong tất
cả các giờ học của nhà trường (kể cả học thể dục, thực hành…), phải tắt nguồn trước khi vào tiết học, nếu thầy cô tiếp tục phát hiện học sinh còn sử dụng nhà
trường sẽ cấm mang điện thoại đến trường trong thời gian tới
- Không xăn tay áo, mở nút trên của áo, mặc áo khoát trong giờ học…
- Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc ATGT, đến nay đã có 02 học sinh HồHoàng Uyên lớp 12A12 và Trần Thị Bích Thủy lớp 12A13 bị xử lý kỷ luật hạnhkiểm yếu vì vi phạm ATGT
2.Giáo dục kỹ năng sống: GV kể câu chuyện “10 năm đi học trên chân cô em”
Thương chị bị bại liệt mà ham học, Hoàng Thị Loan tình nguyện bế chị Hoàng Thị An đến trường Hơn chục năm trôi qua, ngày An được vinh danh "Hoa trạng nguyên" với thành tích 12 năm xuất sắc nhất trường, em lại ôm chị lên sân khấu.
Tại buổi lễ tuyên dương 800 học sinh, sinh viên xuất sắc nhất khu vực miền Nam "Hoa trạng nguyên" vừa tổ chức vào ngày 18/9/2011 tại trường Đại học Tân Tạo (Long An), hàng nghìn ánh mắt ngạc nhiên lẫn cảm động dõi theo bước chân của thiếu nữ có nước da ngăm đen đang chầm chậm bế người chị bại liệt lên sân khấu nhận giải thưởng Hoa trạng nguyên Cô gái trẻ ấy tên Hoàng Thị Loan (17 tuổi) và người chị Hoàng Thị An (19 tuổi), cả hai đều là học sinh trường THPT Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng Nai
Mặc dù đôi chân bị liệt từ nhỏ và mang trong mình nhiều chứng bệnh nan y,song thành tích học tập của An luôn khiến bạn bè đồng trang lứa nể phục Từ ngàybắt đầu đi học đến lúc tốt nghiệp, kết quả học tập của An luôn dẫn đầu toàn trường,
Trang 9rồi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, cô bé cũng giành danh hiệu thủ khoa củatrường với kết quả thi bình quân mỗi môn 9 điểm.
12 năm miệt mài đèn sách, có được thành tích như ngày hôm nay, An luôncho rằng mình là người may mắn, mà cái may lớn nhất là có một đứa em luôn biếtyêu thương, sẵn sàng là "đôi chân" đồng hành cùng chị trên mọi nẻo đường
Nói về đứa em với đầy niềm tự hào, Hoàng Thị An kể: " Loan thương em
lắm Mỗi lần đi đâu, làm gì Loan cũng ẵm em mà chưa bao giờ cằn nhằn gì Để emđược đi học là ba mẹ và bé Loan vất vả lắm rồi nên em luôn tự hứa sẽ cố gắng họcthật giỏi để không phụ lòng tin của mọi người"
Nhà hai chị em này nằm sâu trong một rừng cao su bạt ngàn tại một vùngquê hẻo lánh thuộc địa bàn ấp 1, xã Suối Trầu, Long Thành, Đồng Nai Trong nhà
có 6 chị em gái nhưng có đến 2 người (bé An và chị cả) bị bại liệt từ nhỏ Bà BùiThị Hương, mẹ của hai chị em kể: "Mới sinh ra, các cháu cũng mập mạp khỏemạnh, nhưng đến 4 tuổi mà vẫn không đi được nên tôi mới lo đưa đi chữa bệnh.Bác sĩ trên tỉnh thì bảo bị chất độc da cam, bác sĩ huyện lại bảo do sốt bại liệt, hễnghe ai mách chỗ nào là tôi đều đưa hai cháu đến chữa nhưng cũng không khỏi"
Thích đi học và học rất chăm, có khi mải học quá nên An lăn ra ốm khiếngia đình chạy chữa nhiều phen đuối sức Một phần vì thương con, một phần vì giacảnh khó khăn, bà Hương đã nhiều lần khuyên con nghỉ học ở nhà để dưỡng sức.Nhất là hồi bé An lên lớp 6 những cơn đau tim và căn bệnh viêm phổi hành hạkhiến em gần như kiệt quệ, gia đình lại càng lo lắng Thế rồi năm ấy An cũngquyết định thôi học một thời gian dài để chữa bệnh "Nhưng cũng chỉ được chưađến một năm, cháu lại nằng nặc đòi đi học vì bảo ở nhà buồn quá, nhớ trường nhớlớp Thế là thương con, vợ chồng lại xin cho cháu học tiếp"
Cô Tiêu Đình Nghiêm Văn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của An bày tỏ: "Tôirất ấn tượng về An kể từ ngày đầu tiên em đến lớp Tật nguyền vậy nhưng em ấy
luôn cố gắng vượt lên số phận và học rất giỏi Không có điều kiện học thêm, chỉ mày mò tự học, vậy mà 12 năm liền An đều đạt thành tích học sinh giỏi toàn diện,
là trường hợp đầu tiên tôi gặp trong suốt quãng đời làm giáo viên của mình… tronglớp An là một học sinh chăm chỉ, ngoan hiền, hòa đồng và là tấm gương cho bè vềtinh thần vượt khó "Hễ ai cần gì là em ấy vui vẻ giúp hết mình nên thầy cô và bạn
bè ai cũng quý mến Mỗi lần thấy hai chị em ẵm nhau đi học mình nhìn mà thươnglắm"
Mặc dù năm nay đã hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông nhưng Anquyết định chờ đến năm sau mới cùng "em Loan " đi thi đại học "Em không muốn
xa em Loan đâu Hai chị em bàn kỹ rồi, tụi em sẽ cùng thi vào khoa tài chính ngânhàng của trường Đại học Kinh tế TP HCM Em chỉ mong sau này ra trường kiếmđược một công việc ổn định để có thể sống tự lập được, không để mình là gánhnặng cho mọi người
Qua câu chuyện trên, các em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
- Về hoàn cảnh sống và sự nổ lực của bản thân? Về phương pháp học tập?
- Về quan hệ bạn bè, anh chị em trong gia đình?
- Về tác hại của chiến tranh và cụ thể là nổi đau da cam đối với dân tộc Việt Nam?
Trang 10*Định hướng trả lời (Giáo viên có thể phát triển thêm)
- Tư tưởng lạc quan, yêu đời, ham hiểu biết trước mọi khó khăn, không buông xuitheo số phận bệnh tật
- Là khát vọng sống, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh để sau này không bịphải lệ thuộc vào người khác
- Là 1 tấm gương sáng về tự học, có kế hoạch học tập phù hợp với hoàn cảnh… màmỗi người bình thường chúng ta phải suy ngẫm
- Là 1 hình tượng tiêu biểu về tình cảm ruột thịt, tình anh chị em trong gia đìnhđùm bọc, giúp đỡ nhau
- So với bạn Hoàng Thị An, mọi khó khăn của mỗi người bình thường như chúng
ta chưa đáng vào đâu, thật hổ thẹn cho một số bạn có đủ điều kiện vậy mà khôngbiết tranh thủ học tập lại ăn chơi lêu lỏng, lơ là học tập…
- Là tội ác của chiến tranh, nổi đau của dân tộc Việt Nam qua chiến tranh Là gánhnặng đối với đất nước sau chiến tranh; Là thảm hoạ của mỗi con người và dòng tộc
bị nhiễm chất độc Da cam;
- Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rảihơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam (phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học) với thành phần chứa dioxin xuống hơn 25% diện tích đất ở miền Nam ViệtNam, là loại chất cực độc gây bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người và di truyền
tới đời con, cháu Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, tỉnh Đồng Nai có khoảng 13 ngàn nạn nhân da
cam Những vùng trọng điểm hiện nay còn nguy hại cần phải khoanh vùng xử lý làsân bay Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) và sân bay Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai)
3 Phần Trò chơi:
- Muỗi bay:
Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay
Vòng tròn: vì vu vì vù.(chụm đầu ngón tay phải của mình, đưa tay bay qua bay lại)Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạnnhân"
Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúngvào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thếnào thì cứ ráng mà tưởng tượng )
Con muỗi
Cách chơi:
- Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụirơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơilàm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình Quản trò tiếp tục đưangón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùngvới quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theoquản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi
Trang 11Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động củaquản trò.
Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơikhông làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
Ví dụ 3: NỘI DUNG SINH HOẠT TUẦN 4 THÁNG 10
1 Giáo dục kỹ năng sống: Làm thế nào để vượt qua đám hỗn loạn?
- Ngày 22/11/2010, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) làm hơn 1.000 người chết
và bị thương (456 người chết) trong đám đông hỗn loạn Theo bạn làm thế nàosống sót trong đám đông hỗn loạn đó?
- Trong trường hợp có cháy nổ, ngập lụt, tắc đường, đi qua cầu treo bị lắc lư…bạn
sẽ làm gì để vượt qua tình hình đó?
- Cho học sinh trao đổi và trình bày ý kiến sau đó GVCN giải đáp:
+ Trong đám đông hỗn loạn ai cũng muốn thoát ra, quan trọng nhất là phải tuân thủ
bốn yếu tố bình tĩnh, nhường nhịn, quan sát và ra quyết định.
+ Trong tình huống hỗn loạn, chen chúc, bạn phải thật bình tĩnh, người nào cũng
muốn thoát thân, chen lấn nhau sẽ làm hại lẫn nhau và không ai thoát được
+ Cầu treo dễ rung rinh, nếu biết điều này bạn sẽ không nên la hét hoảng loạn khithấy cầu rung rinh, nhưng vụ việc vừa qua ở Campuchia thì nhiều người đã mấtbình tĩnh, la hét hoảng loạn làm những người khác hoảng loạn hơn và xảy ra tainạn
+ Một vấn đề nữa là kỹ năng quan sát Khi ra vào các khu vực đông người, bạn
phải để ý quan sát lối thoát hiểm trong trường hợp có cháy nổ, ngập lụt, tắcđường Nếu lối thoát hiểm nhỏ, số người ra vào khu vực đông thì bạn suy nghĩxem có cần thiết vào khu vực đó không, không nên cố gắng vào khu vực đôngngười chỉ vì tò mò
+ Một kỹ năng cần thiết khác là xử lý vấn đề, ra quyết định Vụ việc vừa qua ở
Campuchia, nếu thời điểm đó có một cái loa yêu cầu mọi người đứng im, hoặc mộtngười nào đó hét lên thật to yêu cầu mọi người đứng im sẽ không sao cả Đứng imtrên cầu, kể cả khi cầu rung rinh cũng không nguy hiểm bằng tìm mọi cách thoátthân dẫn đến giẫm đạp lên nhau hoặc rơi xuống sông Trong tình huống này phải
hạn chế tuyệt đối la hét, người trước hoảng loạn người sau sẽ hoảng loạn hơn
kiểu “hội chứng đám đông”
3 Phần Trò chơi:
Đố Thơ:
- Cách chơi: Người chơi chia thành 2 nhóm Quản trò bắt đầu xướng lên một vầng
trong 24 chữ cái và chỉ một trong 2 nhóm Nhóm này lập tức đọc 2 câu thơ bắt đầubằng chũ cái ấy VD: Quản trò ra vầng T thì nhóm đước chỉ định sẽ đọc: “Từ ấytrong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
+ Khi nhóm này vừa đọc xong, nhóm kia sẽ đọc tiếp tục câu khác VD: “tiến lêntoàn thắng ắc về ta” (Bác Hồ)
+ Cuộc chơi lại tiếp tục, bên nào bí sẽ bị thua 1 điểm
- Luật chơi:
+ Câu thơ đọc phải có ý nghĩa Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó