1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh

26 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 45,32 MB

Nội dung

1 SƠ YỀU LÍ LỊCH KHOA HỌC ………………………. I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1.Họ và tên: Lê Thị Thanh Nhàn 2.Ngày tháng năm sinh : 17 -12 – 1973 3.Nam, nữ: Nữ 4.Địa chỉ: 54A5 – Khu phố 11- Phường Tân Phong -Biên Hòa - Đồng Nai 5.Điện thoại: 0613847032 (Cq), 01693967937 (ĐTDĐ) 6.Chức vụ : Phó hiệu trưởng 8.Nhiệm vụ được giao : - Quản lý chuyên môn - Giảng dạy văn lớp 12A3 - Giảng dạy giáo dục công dân 12B 9. Đơn vị công tác : Trường Bổ túc văn hóa tỉnh II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình đô chuyên môn : Đại học sư phạm - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn - Năm nhận bằng : 1994 - Chuyên ngành đào tạo Giáo dục chính trị - Năm nhận bằng : 2010 III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm : 20 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Hướng khai thác tác phẩm trữ tình + Phương pháp dạy học văn phát huy tính cực chủ động của học sinh + Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy học văn + Bồi dưỡng-giáo dục đạo đức cho học sinh qua tác phẩm văn học + Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường Bổ túc văn hóa Đồng Nai GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 2 TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Luật Giáo dục 2005 ). Như vậy có thể thấy vai trò của giáo dục trong nhà trường rất cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em hoàn thiện nhân cách, có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tốt để hòa nhập cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục toàn diện trong nhà trường. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường không chỉ là mục tiêu của giáo dục, nhiệm vụ của người thầy mà trở thành một nhu cầu bức thiết, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống, xã hội giúp học sinh chủ động, linh hoạt, nhạy bén trong cuộc sống . Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường , đặc biệt với đối tượng học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh đang là một thử thách đối với giáo viên hiện nay bởi việc rèn luyện kỹ năng sống, thái độ sống, giao tiếp với mọi người ít được thế hệ trẻ ngày nay chú trọng ? Qua việc tìm hiểu, quan sát trong quá trình làm công tác quản lí và giảng dạy về ý thức thái độ, mục đích học tập, kỹ năng sống của các em… tôi đã từng bước nắm bắt tình hình chung và có kế hoạch giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh . Từ lý do nêu trên tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục, nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy, người cán bộ quản lí mà trở thành một nhu cầu bức thiết của xã hội, bức thiết đối với đối tượng học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh Đồng Nai. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận - Các nhà giáo dục đến từ năm châu lục tiến hành hội thảo trước sự ủy quyền của UNICEP tại Newyork, tháng 8 năm 1996 ; Hội nghị nhân quyền trẻ em đã bàn về vấn đề giá trị sống, kỹ năng sống của thế hệ trẻ. - Theo Bộ lao động và hiệp hội đào tạo phát triển Mỹ học sinh cần có 11 kỹ năng.Tại Úc,Bộ giáo dục- Đào tạo và Khoa học giáo dục 08 kĩ năng. Ở Singapore, Cục phát triển lao động đưa ra 10 kỹ năng học sinh cần được rèn luyện.Các nhà giáo dục Việt Nam định hướng giáo dục học sinh 10 kỹ năng cơ bản - Ở nước ta, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng việc rèn đức, luyện tài cho thanh niên. Ngày nay Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục & đào tạo, các tổ chức 3 chính trị- xã hội rất quan tâm đến giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ. Văn phòng Chủ tịch nước giám sát việc dạy đạo đức cho học sinh bởi đây là vấn đề đầu tiên,quan trọng, phải quan tâm và có những điều chỉnh phù hợp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo - Kỹ năng sống rất cần thiết đối với tất cả mọi người. Học sinh là đối tượng rất cần được giáo dục kỹ năng sống bởi kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống và giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống. Đó là bài học quan trọng giúp học sinh tự tin bước vào cuộc sống trong tương lai. Xác định được vai trò của giáo dục kỹ năng sống nên từ năm học 2010- 2011, Bộ GD&ĐT đã quyết định đưa 10 kỹ năng sống vào giảng dạy ở các trường phổ thông + Kỹ năng1: Kĩ năng lắng nghe + Kĩ năng 2: Kĩ năng thuyết trình + Kĩ năng 3: Kĩ năng giải quyết vấn đề + Kĩ năng 4: Kĩ năng tự nhận thức + Kĩ năng 5: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc + Kĩ năng 6: Kĩ năng giải quyết xung đột + Kĩ năng 7: Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân + Kĩ năng 8: Kĩ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu + Kĩ năng 9: Kĩ năng kiên định + Kĩ năng 10: Kĩ năng học tập và định hướng nghề nghiệp - Hiện nay, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của nhà trường không đơn thuần là trang bị kiến thức văn hóa mà còn kết hợp với gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh . Kết hợp sinh hoạt chủ nhiệm,sinh hoạt đoàn và lồng ghép trong các môn học để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh giáo viên sẽ định hướng giáo dục giúp các em nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng sống, có cách ứng xử đúng đắn trong các tình huống, trong các mối quan hệ. 2. Cơ sở thực tiễn - Giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng dễ nhưng vô cùng khó để hình thành kỹ năng sống và thể hiện giá trị sống. Trong thực tế không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội mà từ năm học 2012 - 2013 trường đã chỉ đạo, tổ chức giáo dục cho học sinh - Công tác giáo dục trong nhà trường + Nhà trường nhìn chung còn chú trọng việc dạy kiến thức văn hóa mà chưa thật sự đầu tư thời gian, công sức, có khi còn có phần xem nhẹ việc giáo dục bồi dưỡng giá trị, kỹ năng sống cho học sinh. 4 + Về học sinh : Đối tượng học sinh trường bổ túc văn hoá số đông có chất lượng đầu vào thấp, trình độ nhận thức hạn chế, ý thức rèn luyện chưa cao, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình nên không xác định được mục đích học tập, không có ý thức rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Nhìn chung, các em học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết. Biểu hiện như : các em không biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với mọi người, từ cách xưng hô đến cách nói năng nhiều lúc thiếu suy nghĩ, không phù hợp với đối tượng giao tiếp.Trong khi đó, các em lại rất cần chỗ dựa tinh thần- cần sự quan tâm giáo dục, chia sẻ của thầy cô và gia đình + Về phụ huynh học sinh : Phần đông quý vị phụ huynh học sinh của trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải bươn chải trong cuộc sống mưu sinh nên không có nhiều thời gian cho con em, không quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống, rèn kỹ năng sống cho con em mình Từ cơ sở lí luận và thực tế trên tôi nhận thấy : - Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày" và giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp - Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung cần thiết về kiến thức và năng lực cho một cá nhân để họ có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống và làm việc. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh trở nên lành mạnh. - Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Bổ túc văn hóa được tiến hành hiện nay là bước chuyển đúng hướng của ngành giáo dục trong xu hướng hội nhập và yêu cầu của thời đại mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện phương châm “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” trong giáo dục. Do vậy, tôi mạnh dạn đề xuất lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và tổ chức thực hiện một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Bổ túc văn hóa Tỉnh. Để thực hiện một cách có hệ thống và là yêu cầu bắt buộc trong nhà trường thì đề tài quả là vẫn hết sức mới mẻ và quá trình thực hiện đã đạt những kết quả khả quan. 5 Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống Kỹ năng sống ! Dễ nhưng vô cùng khó để hình thành và trở thành hiện thực III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1 : Giáo dục kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt lớp và hoạt động đoàn thể a. Cách thức tổ chức thực hiện - Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo việc tổ chức biên soạn và lồng ghép giảng dạy các kỹ năng sống phù hợp với thực tiễn và trình độ học sinh của trường; tập huấn cho đội ngũ giáo viên về vai trò, phương pháp dạy giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; chỉ đạo Đoàn trường tổ chức các hoạt động thực tiễn để học sinh có điều kiện trải nghiệm, thể hiện kỹ năng sống - Khi tổ chức giáo dục kỹ năng sống giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn có kế hoạch, nội dung, phương pháp cụ thể để giúp học sinh lĩnh hội tầm quan trọng của các kỹ năng qua đó giúp học sinh bồi dưỡng thái độ sống, hình thành kỹ năng sống phù hợp - Người tổ chức thực hiện biết chọn những hình thức phù hợp để khai thác, nhằm chuyển tải nội dung cần định hướng giáo dục một cách tự nhiên, sát thực, dễ đi vào lòng người; tránh sự gượng ép, khuôn sáo… - Để giáo dục mỗi kỹ năng cần lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm phát huy tác dụng và có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Nội dung cần định hướng giáo dục được soạn giáo án cụ thể . - Trong quá trình hướng dẫn các em sinh hoạt giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống, qua đó các em lĩnh hội vấn đề giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ sống của bản thân và luyện một số kỹ năng trước tập thể. - Người thầy sẽ « dùng nhân cách để giáo dục nhân cách »( Uxinsy), luôn tự tôi luyện chính mình, tìm tòi nghiên cứu, không ngừng nâng cao sự hiểu biết trên mọi 6 lĩnh vực đời sống xã hội bởi kiến thức càng phong phú càng thuận lợi và có sức hấp dẫn, thuyết phục càng cao trong dạy kỹ năng sống - Các bước thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống : + Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện,gần gũi và cởi mở + Tổ chức các hoạt động nhận diện kỹ năng sống + Tổ chức thảo luận chia sẻ các kỹ năng sống + Tổ chức hoạt động để học sinh thể hiện hiểu biết và trải nghiệm về kỹ năng sống một cách sáng tạo - Phương pháp giáo dục kỹ năng sống 7 b. Minh họa giáo dục kỹ năng sống trong sinh hoạt chủ nhiệm và hoạt động đoàn thể Ví dụ : Giáo dục Kĩ năng giải quyết xung đột Trong thực tế xung đột có vẻ xuất hiện nhiều ở giai đoạn tuổi vị thành niên và các em thiếu kỹ năng giải quyết. Trong khi đó xung đột không biến mất. Chúng càng xấu hơn nếu ta phớt lờ chúng. Cách hay nhất là đối mặt với xung đột và giải quyết chúng ngay khi có thể. Do vậy giáo viên cần giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho các em và có thể tiến hành : - Xác định mục tiêu : + Giúp học sinh nắm được tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết xung đột, các bước giải quyết xung đột, xác định kỹ năng giải quyết xung đột giúp các bên liên quan đều cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng và thỏa đáng với giải pháp. + Biết cách cư xử đúng mực với mọi người trong mọi tình huống. - Nội dung hoạt động a. Thảo luận b. Trải nghiệm c. Khái niệm giải quyết xung đột, nguyên nhân xảy ra xung đột d. Các bước để giải quyết xung đột e. Các trò chơi, trải nghiệm giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết xung độ - Công tác chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị nội dung, tình huống xảy ra xung đột , cách giải quyết xung đột + Chia lớp học thành các nhóm để trao đổi, thảo luận hoặc tham gia đóng vai, thực hành trình diễn giải quyết xung đột trong các tình huống + Dự kiến các hoạt động trải nghiệm như : Thực hành giải quyết xung đột qua tình huống; Một số cách để kiềm chế cơn giận; Nhận thức các mâu thuẫn trong cuộc sống - Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể a. Thảo luận :Giáo viên đưa ra một số đoạn phim, tình huống xảy ra xung đột giữa các em học sinh và cho các em thảo luận về các tình huống đó b. Trải nghiệm :Theo em vì sao xảy ra xung đột? Nếu ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? c. Nhận diện nguyên nhân xảy ra xung đột + Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm + Sự khác nhau về mong muốn/ nhu cầu về lợi ích cá nhân + Không biết thừa nhận, tôn trọng, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác + Tính cách gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng, lệ thuộc vào mình + Sự kèn cựa, muốn hơn người 8 + Sự định kiến, phân biệt đối xử d. Các bước để giải quyết xung đột + Hiểu xung đột về vấn đề gì. + Tránh xung đột làm sự việc xấu thêm + Cùng nhau giải quyết xung đột + Tìm giải pháp giải quyết e. Các trò chơi, trải nghiệm giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết xung đột + Giáo viên có thể chia lớp làm 3 nhóm tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống trong khoảng thời gian 20 phút + Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ để các nhóm chuẩn bị nội dung giải quyết tình huống + Tiến hành: Giáo viên treo lên bảng và giới thiệu những sơ đồ về: Cách kiềm chế khi tức giận; Bí quyết biểu lộ sự cương quyết; Các bước của kỹ năng thương lượng + Giáo viên giao cho mỗi nhóm một tình huống và yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết mâu thuẫn trong tình huống của nhóm. Có thể đóng vai cách giải quyết. Tình huống 1: Giờ ra chơi ,một nhóm học sinh bước vào quán nước ở cổng trường, lúc đó bạn đang ngồi uống nước trong quán. Một học sinh trong nhóm này vô tình nhổ nước bọt vào chân bạn.bạn quay lại yêu cầu học sinh đó phải xin lỗi, tuy nhiên người đó đã khước từ, không chịu xin lỗi, lại còn cười bạn. Vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào? Tình huống 2: Giờ ra chơi có một vài học sinh lớp khác đến trêu chọc bạn hoặc quấy phá trò chơi mà bạn đang tham gia.Họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa để châm chọc. Bạn sẽ giải quyết như thế nào? Tình huống 3: Bạn đang tham gia vào một trò chơi giữa các nhóm bạn tại sân trường.Một thành viên của nhóm khác chạy xô vào bạn, cả hai người cùng ngã. Mặc dù người kia sai , bạn vẫn đỡ người đó dậy, nói lời xin lỗi hoặc hỏi han rất lịch sự. Tuy nhiên, đáp lại thái độ lịch sự của bạn, người kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe dọa bạn Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào? + Các nhóm nghiên cứu và giải quyết tình huống, giáo viên nhận xét - Giáo viên chia sẻ với các em bài viết về cách giải quyết xung đột với bạn bè của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu "Khi bị bạn bè xúc phạm" Từ gợi ý cách thức tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột giáo viên có thể triển khai, tổ chức giáo dục một số kỹ năng khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc theo nhiều hình thức và có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp giúp học sinh cảm 9 nhận tầm quan trọng của các kỹ năng sống theo các bước, các mức độ. c. Phân tích, đánh giá kết quả giải pháp - Việc tổ chức các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn trong bầu không khí dựa trên các giá trị, kỹ năng giúp mỗi học sinh cảm nhận được ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng sống, biết cách cư xử đúng mực với thầy cô, bạn bè. - Với phương pháp giáo dục và vốn sống của mình, giáo viên chủ nhiệm đồng hành và định hướng giáo dục cho học sinh bằng cách triển khai chủ đề sinh hoạt chuyên đề, hướng dẫn cho ban cán sự lớp chuẩn bị kế hoạch, nội dung sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục hàng tháng phát huy vai trò, năng lực của cán bộ lớp, cán bộ đoàn - Kết hợp giờ sinh hoạt lớp để sinh hoạt một giá trị sống, kỹ năng sống theo kế hoạch, giáo viên đưa ra những vấn đề, câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá những cách giải quyết vấn đề; xem những đoạn phim để các em tự cảm nhận hoặc tổ chức trò chơi qua đó rèn luyện những kỹ năng cần thiết - Với sự hướng dẫn của giáo viên, mọi thành viên trong tập thể lớp đều tích cực, chủ động tham gia sinh hoạt, kết nối tình cảm bạn bè, rèn kỹ năng làm việc nhóm và giờ sinh hoạt cũng không còn nhàm chán, khô khan, cứng nhắc. 2. Giải pháp 2 : Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống qua dạy học bộ môn a. Cách thức tổ chức thực hiện - Giáo viên dạy bộ môn đặc biệt là môn ngữ văn, môn giáo dục công dân quan tâm, chú trọng việc dạy chữ đi đôi với dạy người, hình thành đạo đức, lối sống đẹp và lồng ghép dạy kỹ năng sống cho học sinh - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đưa nội dung định hướng giáo dục vào tiết dạy khi xét thấy phù hợp và đảm bảo rằng làm như vậy sẽ có sức thuyết phục cao nhất, bài giảng sẽ được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, gây hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả trong giảng dạy - Nếu tiến trình thực hiện tiết dạy chưa tiện lồng ghép thì để cuối tiết dạy, giáo viên có thể xâu chuỗi vấn đề một cách hợp lý để liên hệ nội dung định hướng giáo dục; hoặc có thể đặt câu hỏi gợi ý giúp học sinh giải quyết vấn đề hoặc có thể minh họa bằng các đoạn phim tư liệu để gây hứng thú và giúp học sinh nhận thức được nội dung định hướng giáo dục một cách tự nhiên. b. Minh họa trong giảng dạy bộ môn Lồng ghép giáo dục : Kỹ năng thuyết trình * Đối với môn văn Khi dạy bài "Phát biểu theo chủ đề", " Phát biểu tự do" ( Lớp 12), giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng thuyết trình .Có thể cho học sinh tìm hiểu những vấn đề được xã hội quan tâm hoặc những vấn đề mà các em am hiểu… để thuyết trình trước lớp - Cách tiến hành: 10 [...]... lên hoặc đi vào cuộc sống lao động (Luật Giáo dục 2005 ) IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Bổ túc văn hóa tỉnh giúp các em có tư tưởng đúng, lối sống đẹp và giúp các em rèn luyện các kỹ năng sống cần có được áp dụng trong thực tế giáo dục, rèn luyện và giảng dạy bộ môn giáo dục công dân và môn văn với đối tượng học sinh của trường Bổ túc văn hóa Đồng Nai và đã... học: 2013-20134 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH Họ và tên tác giả: Lê Thị Thanh Nhàn Đơn vị: Chức vụ: Phó hiệu trưởng Trường BTVH tỉnh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Giáo dục học sinh. .. NAI TRƯỜNG BTVH TỈNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG- KỸ NĂNG SÔNG 16 NĂM HỌC 2013 - 2014 THỜI GIAN TUẦN NỘI DUNG 1 Tìm hiểu tình hình lớp Bồi dưỡng cán bộ lớp Tháng 9 2 Giáo dục học sinh thực hiện nội quy nhà trường 3 Xây dựng quy định, thi đua lớp học Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh của lớp 4 Giáo dục lời nói, cách xử sự của học sinh với thầy cô,bạn bè 5 Giáo dục ý thức :Bảo vệ môi trường 6 Giáo dục. .. lành, bổ ích cho học sinh của trường; tạo sự gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, giữa các em học sinh trong lớp; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có giá trị giáo dục đạo đức, rèn các kỹ năng tạo hứng thú cho các em khi đến trường 2.Về ý thức của học sinh - Ý thức, đạo đức của học sinh có sự chuyển biến rõ nét sau hai năm được lồng ghép học giá trị sống và kỹ năng sống trong nhà trường. .. 20,21 -Giáo dục kỹ năng : Kiểm soát cảm xúc Tháng 2 22,23 -Giáo dục kỹ năng : Thuyết trình 24,25 -Giáo dục giá trị : Tôn trọng,Hợp tác Tháng 3 26,27 -Giáo dục kỹ năng : Giải quyết xung đột 28,29 - Giáo dục kỹ năng : Kiên định * Cách thức thực hiện: - Giáo viên chủ nhiệm thực hiện vào 20 phút hàng tuần trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm - Giáo viên bộ môn lồng ghép giáo dục trong giờ dạy bộ môn - Đoàn trường. .. thông Học sinh lớp 10A1 thiết kế mô hình để thuyết trình đề tài: Gia đình 21 Học sinh 11A3 thiết kế mô hình để thuyết trình đề tài: Môi trường 22 Học sinh lớp 12A5 thiết kế mô hình Trường Bổ túc văn hóa Tỉnh đểthuyết trình đề tài Trường học thân thiện, học sinh tích cực 23 Học sinh lớp 12A1 thiết kế mô hình - thuyết trình đề tài : Gia đình 24 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG : BTVH TỈNH CỘNG... tiết kiệm năng lượng Tháng 10 7 Giáo dục : Tác hại ma túy 8 Giáo dục truyền thống: Tôn sư trọng đạo 9 Giáo dục pháp luật: Luật giao thông 10,11 Giáo dục pháp luật: Luật giáo dục Tháng 11 12,13 - K12 :Giáo dục kỹ năng : Định hướng nghiệp - K10,11: Thanh niên với tình bạn, tình yêu 14,15 -Giáo dục giá trị : Yêu thương,Trách nhiệm Tháng 12 16,17 -Giáo dục kỹ năng : Lắng nghe Tháng 1 18,19 -Giáo dục giá trị... dựng khung chương trình, thời gian cho sinh hoạt ngoài giờ cho đối tượng học sinh bổ túc văn hóa (GDTX) - Mỗi giáo viên cần trau dồi vốn sống, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giáo dục, sử dụng kết hợp các thiết bị dạy học để giờ dạy học cũng như giờ sinh hoạt giáo dục thu hút học sinh Mỗi nhà giáo luôn nêu cao tình thương, trách nhiệm với thế hệ trẻ - Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật... của một nhà giáo, người cán bộ quản lý, tình thương với học sinh và thực hiện chỉ đạo chung của ngành, tôi đã lồng ghép để dạy kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo chuẩn bị cho học sinh tiếp tục 13 học lên hoặc... nghĩ c Phân tích, đánh giá kết quả giải pháp - Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong dạy học bộ môn văn và môn giáo dục công dân tôi nhận thấy: Giờ học của các em trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú với bài giảng, mối quan hệ thầy trò trở nên thân mật, gần gũi, cởi mở, thân thiện - Học sinh được tiếp cận với tri thức và được giáo dục một số kỹ năng cần thiết trở nên hiểu biết hơn, giao tiếp, ứng . sống cho học sinh trường Bổ túc văn hóa Đồng Nai GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 2 TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển. hoá” trong giáo dục. Do vậy, tôi mạnh dạn đề xuất lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và tổ chức thực hiện một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Bổ túc văn hóa Tỉnh. Để thực. xã hội giúp học sinh chủ động, linh hoạt, nhạy bén trong cuộc sống . Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường , đặc biệt với đối tượng học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh đang là

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w