TI THỂ VÀ LẠP THỂ: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Một phần của tài liệu Cau truc te bao (Trang 89 - 103)

- Chuyền năng lượng: giữa hai phía của màng kh

B. TI THỂ VÀ LẠP THỂ: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

• Ti thể có ở tất cả tế bào Eukaryotae, lục lạp chỉ có ở thực vật.

• Bên trong mỗi bào quan chứa một số lớn cấu trúc màng, các màng giữ vai trò quyết định trong chuyển hóa năng lượng: điểm tựa cơ học cho truyền điện tử; bao nhiều cấu trúc bên trong chứa enzyme xúc tác các phản ứng khác của tế bào.

• Có bộ gen độc lập, nguồn gốc tiến hóa giống nhau.

Nền matrix. Khoang nền lớn này chứa hỗn hợp đậm đặc của hàng trăm enzyme, gồm các enzyme cần cho oxi hóa pyruvate và acid béo và cho chu trình acid citric. Nền matrix còn chứa một số bản sao nhất định của

DNA hệ gen ti thể, các ribosome ti thể chuyên biệt, các tRNA, những enzyme khác nhau cần cho biểu hiện gen ti thể.

Màng ngoài. Do chứa một protein tạo kênh lớn (gọi là porin) nên màng ngoài thấm được các phân tử bằng hay nhỏ hơn 5000 dalton. Các protein khác trên màng gồm các enzyme tổng hợp lipid ti thể, các enzyme

chuyển hóa lipid sang dạng tham gia trao đổi chất trong matrix.

Khoảng gian màng chứa nhiều enzyme sử dụng ATP do matrix cung cấp để phosphoryl hóa các nucleotide khác.

Ti thể

Màng trong. Được xếp lại thành nhiều nếp

nhăn gọi là creta (mào), làm tăng tổng diện tích màng đôi lên rất nhiều, chứa 3 nhóm protein.

(1) Thực hiện các phản ứng oxi hóa của chuỗi hô hấp.

(2) Phức hợp enzyme ATP synthetase tạo ATP trong matrix.

(3) Protein vận chuyển điều hòa vận chuyển chất ra vào chất nền. Vì thang điện hóa, bộ máy của ATP synthetase được thiết lập

8. Lục lạp

• Có cấu trúc màng: màng ngoài rất dễ

thấm; màng trong rất ít thấm, chứa nhiều protein vận chuyển đặc hiệu, bao vùng

không xanh lục stroma; khoảng gian màng

hẹp.

• Stroma chứa enzyme, ribosome, RNA, DNA.

• Màng trong lục lạp không xếp lại thành creta và chứa chuỗi truyền điện tử như màng trong ti thể.

Lục lạp

Bản mỏng thylakoid chứa quang hệ hấp thu

ánh sáng, chuỗi truyền điện tử, ATP

synthetase. Thylakoid là túi dẹp hình dĩa, các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên

nhau tạo thành grana. Diệp lục (chlorophyll) nằm trên màng thylakoid nên grana có màu lục.

• Người ta cho rằng ánh sáng của thylakoid này được nối với ánh sáng của thylakoid khác; xác định thành phần cấu trúc gọi là

Một phần của tài liệu Cau truc te bao (Trang 89 - 103)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(183 trang)