xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí mimeco

84 543 0
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí mimeco

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Họ và tên: PHẠM HẠNH TÙNG Lớp: Kế hoạch 48A Khoa: Kế hoạch và Phát triển Em xin cam đoan rằng bản chuyên đề tốt nghiệp này hoàn toàn là do em tự làm và trình bày không sao chép từ tài liệu khác và những thông tin số liệu từ Công ty thực tập là chính xác. Nếu có vấn đề gì về hình thức và nội dung của bản chuyên đề tốt nghiệp em xin chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng thanh tra. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội 10 tháng 5 năm 2010 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỊ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN: doanh nghiệp KH: kế hoạch SX: sản xuất KD: kinh doanh LĐ: lao động SXKD: sản xuất kinh doanh HĐQT: hội đồng quản trị CNV: công nhân viên CBCNV: cán bộ công nhân viên XDCB: xây dựng cơ bản DT: doanh thu DV: dịch vụ LN; lợi nhuận Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 2 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp HĐKD: hoạt động kinh doanh TNDN: thu nhập doanh nghiệp BHXH: bảo hiểm xã hội BHYT: bảo hiểm y tế GTTSL: giá trị tổng sản lượng TSCĐ: tài sản cố định DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa trong lĩnh vực quân sự người xưa đã biết áp dụng các chiến thuật trong các trận chiến nhằm đánh thắng quân địch. Biết bao trận thắng vang dội cũng nhờ có những chiến thuật thông minh và khéo léo của những nhà cầm quân tài ba. Ngày nay khái niệm chiến thuật được hiểu với nhiều nghĩa đa dạng hơn, không chỉ ở trong lĩnh vực quân sự. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của chiến thuật, Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 3 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp chiến lược trong mọi lĩnh vực. Trong kinh doanh, chiến lược và kế hoạch là những công cụ quản lý rất hiệu quả. Bởi vậy không một Doanh nghiệp (DN) nào lại không xây dựng riêng cho mình một chiến lược và các kế hoạch để thực hiện. Tầm nhìn và kế hoạch chiến lược giúp chúng ta vạch rõ những mục tiêu mà chúng ta hướng tới và đề ra những cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Đặc biệt trong môi trường kinh tế thị trường hiện nay là môi trường rất năng động và đầy những biến động, việc xây dưng cho mình một kế hoạch linh hoạt và hiệu quả là một yêu cầu rất bức thiết, góp phần vào công cụ quản lý DN. Công ty Cổ phần khoáng sản và cơ khí Mimeco là một trong những cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản và chế tạo máy công nghiệp phục vụ cho công tác khai thác và chế biến khoáng sản, là một Công ty 100% vốn Nhà nước nhưng hiện nay đã chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức Công ty Cổ phần. Công ty Cổ phần khoáng sản và cơ khí Mimeco đã và đang thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch và chiến lược để bắt kịp với xu thế kinh tế thị trường ngày càng phát triển hiện nay. Một trong những công tác quan trọng phải kể đến đó là công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với môt doanh nghiệp bất kỳ thì hoạt động xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên của quản lý, nó có vai trò rất quan trọng. Xây dựng kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hoạt động trong tương lai, là cơ sở để xác định và triển khai các chức năng còn lại là tố chức và lãnh đạo. Do đó chất lượng của công tác xây dưng kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động lập kế hoạch tại Công ty Cồ phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco nên em đã chọn đề tài: “Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco” Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục…nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương như sau: Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 4 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VÀ CƠ KHÍ MIMECO Chương III: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty Cổ phần khoáng sản và cơ khí Mimeco Em xin chân thành cảm ơn Khoa Kế hoạch và Phát triển – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Phòng Kế hoạch Công ty Cổ phần khoáng sản và cơ khi Mimeco và cô giáo hướng dẫn – Th.s Bùi Thị Lan đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1 Tổng quan về công tác kế hoạch 1 Khái niệm kế hoạch Kế hoạch từ lâu đã được coi như là một công cụ để thiết lập cũng như thực hiện các quyết định chiến lược. Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nào cũng được thừa nhận một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếu đối với Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 5 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của những cứng nhắc đối với đối tượng khác. Kế hoạch hóa có nhiều ý kiến khác nhau và từng là chủ thế của nhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên quan đến doanh nghiêp (DN) hay là đến nền kinh tế quốc dân. Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch là một phương thức quản lý theo mục tiêu, nó là “hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên – xã hội, đặc biệt là các quy luật kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất”. Theo cách hiểu trên kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô và phạm vi khác nhau: Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, kế hoạch hóa theo vùng, địa phương, kế hoạch hóa ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa DN. Kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp (Kế hoạch hóa DN) được xác định là một phương thức quản lý DN theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý DN vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hay nói cách khác Kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó. Như vậy, kế hoạch hóa trong DN là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tố chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Vì thế kế hoạch là công cụ hiệu quả trong công tác quản lý của DN. 2 Quy trình kế hoạch và công tác lập kế hoạch Có nhiều cách tiếp cận về quy trình kế hoạch hóa trong DN, nhưng nói một cách chung nhất, quy trình kế hoạch hóa bao gồm những bước tuần tự cho phép vạch ra những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tính các phương tiện cần thiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạt được mục tiêu. Một trong những quy trình được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt được ưa chuộng tại Nhật Bản đó là mô hình có tên gọi viết tắt Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 6 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp PDCA ( Plan, Do, Check, Act). Các hoạt động liên quan đến kế hoạch hóa trong DN theo quy trình này được chia làm một số giai đoạn cơ bản dựa theo mô hình sau: Sơ đồ 1 : Quy trình kế hoạch hóa PDCA ACT ( Điều chỉnh) PLAN ( Lập kế hoạch) CHECK ( Kiểm tra) DO( thực hiện) (Nguồn: Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, Th.s Bùi Đức Tuân) Theo sơ đồ trên, quy trình kế hoạch hóa trong DN bao gồm các bước sau đây: Bước 1 : Soạn lập kế hoạch, với nội dung chủ yếu là xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, các chương trình và các chỉ tiêu tác nghiệp, soạn lập ngân quỹ cũng như các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch của DN để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, soạn lập kế hoạch thường là quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các sự lựa chọn chiến lược và các chương trình hành động, nhằm đảm bảo sự thực hiện của các lựa chọn này. Kế hoạch chỉ có nghĩa khi chúng ta tính đến một tổng thể gồm nhiều vấn đề ràng buộc lẫn nhau. Các nội dung của quá trình soạn lập kế hoạch sẽ được phản ánh cụ thế trong phần sau. Bước 2 : Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch. Kết quả hoạt động của quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt động DN. Đây là khâu mang tính quyết định đến việc thực hiện những chỉ tiêu đặt ra trong các kế hoạch. Nội dung của quá trình này bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A Thực hiện các điều chỉnh cần thiêt Xác định mục tiêu và quy trình cần thiết để thực hiện tốt mục tiêu Đánh giá phân tích qua thực hiên Tổ chức thực hiện tốt quy trình đã thực hiên 7 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp nguồn lực cần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũng như các đòn bẩy quan trọng tác động trực tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của DN, nhằm đảm bảo các yêu cầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả về thời gian, quy mô và chất lượng công việc. Bước 3 : Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. Nhiệm vụ của quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu. Khi phát hiện những phát sinh không phù hợp, điều quan trọng là phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Những nguyên nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủ quan của các nhà lãnh đạo, quản lý hay là những phát sinh đột xuất nảy sinh trong quá trình triển khai kế hoạch. Bước 4 : Điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Từ những phân tích về hiện tượng không phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và kịp thời. Các điều chỉnh đó có thể : - Một là, thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức. Với cách điều chỉnh này, hệ thống các mục tiêu đặt ra ban đầu trong kế hoạch không bị thay đổi. Trên cơ sở phân tích đánh giá các khâu, các bộ phận có liên quan đến hệ thống quản lý và bị quản lý, đối chiếu với mục tiêu, một số bộ phận trong hệ thống tổ chức sẽ được điều chỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra. Có thế nói điều chỉnh tổ chức là hính thức điều chỉnh tích cực nhất vì nó không ảnh hướng đến mục tiêu của DN và những nhu cầu sản phẩm, dịch vụ vẫn được đáp ứng đầy đủ trên thị trường. - Hai là, thực hiện sự thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu đặt ra ban đầu. Hệ thống điều chỉnh thứ 2 này chỉ nên áp dụng khi không thể thực hiện được sự thay đổi của tổ chức hoặc chi phí thay đổi tổ chức quá lớn, không đảm bảo được yêu cầu hiệu quả kinh tế. - Ba là, quyết định chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiện bất khả kháng. Các hướng chuyển đổi thường là những phương án dự phóng mà DN đã xác định trong quá trình xây dựng kế hoạch Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 8 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp Quy trình kế hoạch nêu trên không phải là một quy trình tác nghiệp đơn giản mang tính chất tuần tự mà nó được thực hiện đan xen nhau. Tác động hỗ trợ lẫn nhau, trong đó khâu lập kế hoạch là quan trọng nhất. Quá trình này đòi hỏi tính linh hoạt và nghệ thuật quản ly tốt. Nếu như một khâu nhất định của quá trình không phù hợp với mục tiêu đề ra thì nó có thể dẫn tới những hậu quả mang tính dây chuyền không lường trước được. 3 Hệ thống kế hoạch của tổ chức Hệ thống kế hoạch của một tổ chức là tổng hợp của nhiều loại kế hoạch khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hướng nhất định nhằm thực hiện mục tiêu tối cao của tổ chức. Các kế hoạch của một tổ chức được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo mỗi tiêu thức phân loại thì lại có một hệ thống kế hoạch khác nhau. 1.1.3.1. Theo mức độ tổng quát Sơ đồ 2: Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 9 Kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng một lần: Chương trình. Dự án. Ngân sách. Kế hoạch xây dựng một lần sử dụng nhiều lần: Chính sách. Quy tắc. Thủ tục. Kế hoạch chiến lược Kế hoạch tác nghiệp Đường lối – Sứ mệnh Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tâp a) Sứ mệnh Sứ mệnh là một bức thông điệp thể hiện lý do tồn tại của tổ chức, sứ mệnh sẽ trả lời cho câu hỏi: Tổ chức tồn tại vì mục đích nào? Một tổ chức khi thành lập trước hết đều phải xác định được sứ mệnh của mình. Sứ mệnh của một tổ chức được đặt ra trên cơ sở xác định những lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó, những giả định về mục đích, sự thành đạt và vị trí của tổ chức trong môi trường hoạt động của nó .Sứ mệnh của tổ chức là bộ phận tương đối ổn định, mang tính bản sắc của tổ chức và có vai trò thống nhất cũng như khích lệ các thành viên của tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung. Sứ mệnh tổ chức bao gồm hai loại đó là: sứ mệnh được công bố và sứ mệnh không được công bố. Như vậy, có thể nói sứ mệnh là cơ sở đầu tiên để xác định mục tiêu chiến lược của tổ chức, là phương hướng phấn đấu của tổ chức trong suốt thời gian tồn tại của mình và nó là cơ sở để xác định phương thức hành động cơ bản của tổ chức. b) Kế hoạch chiến lược Kế hoạch chiến lược là những kế hoạch đưa ra những mục tiêu tổng thể, dài hạn, và phương thức cơ bản để thực hiện nó trên cơ sở phân tích môi trường và vị trí của tổ chức trong môi trường đó. Các kế hoạch chiến lược do những nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết kế với mục đích là xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức. Các kế hoạch chiến lược liên quan đến mối quan hệ giữa con người của tổ chức với các con người của những tổ chức khác. c) Kế hoạch tác nghiệp Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A 10 [...]... TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VÀ CƠ KHÍ MIMECO 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí Mimeco 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Ngày 20 tháng 5 năm 1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng số 243/QD/TCNSĐT Công ty khoáng chất công nghiệp và Cơ khí mỏ được thành lập Năm. .. nội dung : Kế hoạch năng lực sản xuất, kế hoạch hóa các nguồn sản xuất Kế hoạch hóa các nguồn sản xuất gồm: Kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất và kế hoạch nhu cầu sản xuất Quy trình kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh (SXKD) gồm nhiều bước được thực hiện như mô hình sau: Sơ đồ 3: Quy trình kế hoạch hoá sản xuất Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Sản xuất Năng... Năm 2004, Công ty khoáng chất công nghiệp và Cơ khí mỏ được chuyển đổi thành Công ty cổ phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco theo Quyết định số 138/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và được đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Trải qua 15 năm không ngừng phấn đấu và trưởng thành, Công ty cổ phần Khoáng sản va Cơ khí Mimeco trở thành doanh nghiệp... thể và kế hoạch nhu cầu sản xuất Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định DN cần sản xuất cái gì (số lượng một sản phẩm hay bộ phận của sản phẩm) và khi nào thì sản xuất Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sản xuất tổng thể Kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho chúng ta biết cần chuẩn bị những gì để thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng nhu cầu sản xuất tổng thể Kế hoạch chỉ đạo sản xuất không phải là sự chia nhỏ kế hoạch. .. nghiệp phần lớn là những kế hoạch ngắn hạn 2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với hoạt động của doanh nghiệp 1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh Kế hoạch sản xuất là việc xác định các định mức về năng suất, sản lượng theo đầu thiết bị, tỷ lệ phế phẩm, tiêu thụ năng lượng, v.v… Để làm tốt kế hoạch sản xuất, công ty cần có hệ thống đo lường hàng ngày, luôn nắm chắc... toàn Công ty theo kế hoạch đã đề ra • Xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB, mua sắm, bổ sung thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất, thanh lý tài sản, sửa chữa lớn thiết bị theo kế hoạch hàng năm và nhiệm vụ phát triển của Công ty • Theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị và toàn Công ty • Tổ chức chỉ đạo kế hoạch sản xuất, nghiệm thu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh từng kỳ kế. .. đăng ký kinh doanh của Công ty • Kinh doanh xuất nhập khẩu theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty - Phòng Tiêu thụ sản phẩm và Phát triển thị trường: + Chức năng: Tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất, chế tạo; mua bán, kinh doanh các sản phẩm hàng hoá trong phạm vi giấy phép kinh doanh của Công ty Tư vấn cho Công ty về thi trường để làm cơ sở mở rộng sản xuất các sản phẩm mới của Công ty + Nhiệm... cầu công tác • Tổ chức phục vụ, nước uống, tiếp khách đến Công ty công tác, quản lý vệ sinh môi trường nơi làm việc của Công ty - Phòng Kế hoạch - Đầu tư: + Chức năng: Tham mưu cho Công ty về chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản; kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, và những điều kiện để thực hiện kế hoạch chiến lược đặt ra + Nhiệm vụ: • Chủ trì việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và. .. Trong đó, kế hoạch dài hạn giữ vai trò trung tâm, chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm 1.1.3.3 Theo mức cụ thể Bao gồm kế hoạch cụ thể và kế hoạch định hướng - Kế hoạch cụ thể: Là những kế hoạch mà mục tiêu đã được xác định rất rõ ràng, không có sự mập mờ và hiểu nhầm trong loại kế hoạch này - Kế hoạch định... chất công nghiệp và Cơ khí mỏ thành Công ty cổ phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008346 - Mã số thuế : 0100102580 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng và ngành nghề của Công ty Phạm Hạnh Tùng Lớp: Kế hoạch 48A Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 30 Chuyên đề thực tâp Ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Cổ . HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VÀ CƠ KHÍ MIMECO Chương III: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty Cổ phần khoáng sản và cơ khí Mimeco Em xin chân. dung : Kế hoạch năng lực sản xuất, kế hoạch hóa các nguồn sản xuất. Kế hoạch hóa các nguồn sản xuất gồm: Kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất và kế hoạch nhu cầu sản xuất. . kế hoạch và trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động lập kế hoạch tại Công ty Cồ phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco nên em đã chọn đề tài: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan