Xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu tại Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân giai đoạn đến 2010
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay thương hiệu không còn là một khái niệm xa lạ đối với ngườidân Việt Nam, nó đã trở thành một đề tài được dư luận thường xuyên nhắctới Một thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị của sản phẩm và dịch vụ giatăng, điều này đã được chính những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp khẳngđịnh Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là vấn đềđơn giản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam – khái niệm về thươnghiệu còn rất mơ hồ Trong khi đó các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đãnhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn Thương hiệu
là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp Nóđem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo
ra danh tiếng và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một sân chơivới vô vàn các cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng không ít khó khănthách thức đang chờ đợi Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cốgiắng, nỗ lực rất nhiều để có thể sải cánh vươn ra thế giới bằng chính khảnăng của mình Vì điều đó mà thương hiệu đã trở thành một chủ đề thời sựđược các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thươngmại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay
Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân, thành lập năm 2006 là một công tyhoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính và kinh doanh nguyên vật liệu.Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân
đã gặp không ít khó khăn và thách thức do tình hình tài chính trong nước vàthế giới luôn có sự biến động đặc biệt là sự suy thoái nền kinh tế trong giaiđoạn gần đây đã có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công
ty
Trang 2Bên cạnh những khó khăn và thách thức đó Anh Quân đã từng bước xâydựng hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng Tuy nhiên, bên cạnhnhững hình ảnh đã đạt được thì căn cứ vào các thông tin từ báo cáo nghiêncứu thị trường cho thấy, hình ảnh thương hiệu Anh Quân có xu hướng giảmsút, không thống nhất trên nhiều phương diện, dẫn tới việc không tạo được ấntượng trong tâm trí khách hàng Anh Quân cũng chưa nghiên cứu đầy đủ,chưa có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnhthương hiệu tại công ty Trong khi đó, việc khuyếch trương thương hiệu củacác doanh nghiệp khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài chính vàkinh doanh nguyên vật liệu đang được đánh giá là có bài bản và chuyênnghiệp Do vậy, việc xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu AnhQuân cần phải chuyên nghiệp tạo sự khác biệt nhưng vẫn mang tính thốngnhất là điều hết sức quan trọng, cấp thiết.
Xuất phát từ vấn đề trên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy CN.Vũ Xuân Trường, tôi chọn đề nghiên cứu về thương hiệu tại Công ty cổ phần đầu
tư Anh Quân với chủ đề: “Xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương
hiệu tại Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân giai đoạn đến 2010 ” để viết
luận văn tốt nghiệp, nhằm đưa ra các kiến nghị trong việc xây dựng kế hoạchquảng bá hình ảnh và phát triển thương hiệu của Công ty, để thương hiệu củaCông ty vượt qua đối thủ cạnh tranh giành được vị trí cao hơn trong tâm trícủa khách hàng Từ đó tạo ra danh tiếng và lợi nhuận cho công ty
Về mặt lý luận: Thương hiệu rất cần thiết đối với cả khách hàng lẫn nhà
sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ
Đối với khách hàng: Thương hiệu giúp cho họ xác định nguồn gốc xuất
sứ của sản phẩm do đó dễ dàng qui trách nhiệm cho nhà sản xuất, sản phẩmdịch vụ Nếu khách hàng lựa chọn được sản phẩm có thương hiệu trên thịtrường thì họ đã làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng đồng thời tiết kiệm chiphí tìm kiếm và yên tâm về chất lượng sản phẩm
Đối với nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ: Thương hiệu là công cụ để
Trang 3nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm, là phương tiện để bảo vệ hợp pháp cáclợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm, dịch vụ Thông qua thương hiệunhà sản xuất khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng, nhờ đó đưasản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng Và do vậy nó tạo ra nguồn gốc củalợi thế cạnh tranh và lợi nhuận
Về mặt thực tiễn
Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân hiện tại đã nhận biết tầm quan trọngcủa thương hiệu trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh gay gắt giữa các doanhnghiệp cùng kinh doanh nguyên vật liệu và đầu tư tài chính.Và hiện nay Công
ty đang chú trọng vào việc hình thành hệ thống nhận diện thương hiệu chung choCông ty, nhằm tạo ra hình ảnh thống nhất của Công ty trên thị trường Việt Nam
- Tuy nhiên công tác xây dựng thương hiệu nói chung và quảng báthương hiệu nói riêng tại Anh Quân còn nhiều điểm tồn tại như:
Mức độ nhận biết của khách hàng về Anh Quân còn thấp
Khách hàng biết đến Anh Quân chủ yếu là thông qua cácphương tiện quảng cáo, và truyền miệng
Thời gian qua việc chú trọng và công tác PR là không có
Lãnh đạo Công ty ít quan tâm đến hoạt động quảng báhình ảnh thương hiệu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Với đề tài này em hi vọng sẽ áp dụng được kiến thức học trong nhàtrường và trong thời gian thực tập tại công ty nhằm đánh giá thực trạng xâydựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty cổ phần AnhQuân,đồng thời đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm xây dựng kế hoạch quảng
bá hình ảnh thương hiệu của Anh Quân giai đoạn đến 2010
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối với những thông tin về lịch sử hình thành, phát triển của công ty thìđược tổng hợp và thu thập thông tin liên quan trong một thời
Đối với số liệu về kết quả kinh doanh của công ty, để tiện cho việcnghiên cứu so sánh và cập nhật thông tin, nên số liệu thu thập được chủ yếu
Trang 4trong 3 năm 2006,2007, và 2008.
1.4 Kết cấu luận văn : Gồm 4 chương
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II: Một số vấn đề lý luận cơ bản.
Chương III: Thực trạng xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu
của Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân
Chương IV: Kết luận và đề xuất nhằm xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh
thương hiệu tại Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân giai đoạn đến 2010
Trang 5CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
2.1 Một số khái niệm cơ bản về thương hiệu.
2.1.1 Khái niệm cơ bản về thương hiệu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thuật ngữ “thương hiệu” đã ra đời gắnliền với sản phẩm và dịch vụ Thương hiệu là thuật ngữ mới xuất hiện vàinăm gần đây ở nước ta nhưng đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ýkhông chỉ của các doanh nghiệp mà cả các cơ quan quản lý nhà nước.Cho đếnnay đã xuất hiện nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:
Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng,một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sảnphẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sảnphẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh
Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng,thể hiện các bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp) Thương hiệu tạo ranhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ màdoanh nghiệp cung ứng Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận
mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai Nói cáchkhác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp
Trong cuốn”thương hiệu với nhà quản lý”- NXB chính trị quốc gia.2004, tác giả Nguyễn Quốc Thịnh cho rằng:
Thương hiệu là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hìnhtượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) hoặchình tượng về một loại hoặc một nhóm háng hoá, dịch vụ trong con mắtkhách hàng; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh
Trang 6nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác hoặc đểphân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thểhiện của màu sắc âm thanh …hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệucũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hoá Nóiđến thương hiệu không chỉ là nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý củathuật ngữ này mà quan trọng hơn, thiết thực hơn trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tê sâu rộng như hiện nay, là nhìn nhận dưới góc độ quản trịdoanh nghiệp và marketing
Theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
Thương hiệu: là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biếtmột sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cungcấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Đối với doanh nghiệp, thương hiệu làkhái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanhnghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất
xứ Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanhnghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kểtrong tổng giá trị của doanh nghiệp
2.1.2.Các loại thương hiệu
Cũng giống như thuật ngữ thương hiệu, việc phân loại thương hiệu cũng
có nhiều quan điểm khác nhau
Người ta có thể chia thành thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanhnghiệp… hoặc chia thành thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ, thươnghiệu nhóm, thương hiệu tập thể… Mỗi loại thương hiệu khác nhau sẽ cónhững đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hóa, sản phẩmhoặc một doanh nghiệp nhất định Nhưng theo quan điểm chung, tôi đưa ra 2khái niệm phân loại thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quantâm: Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm
Trang 7- Thương hiệu doanh nghiệp: Là thương hiệu dùng chung cho tất cả các hànghoá dịch vụ của một doanh nghiệp Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khácnhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau Ví dụ Vinamilk (gáncho các sản phẩm khác nhau của Vinamilk) Honda (gán cho các sản phẩm hànghóa khác nhau của Công ty Honda - Bao gồm xe máy, ô tô, máy thủy, cưamáy…) Đặc điểm của thương hiệu doanh nghiệp hay gia đình là khái quát rấtcao và phải có tính đại diện cho các chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp Mộtkhi tính đại điện và khái quát bị vi phạm hay mất đi, người ta sẽ phải nghĩ đếnviệc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ đểchúng không ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp Xu hướng chung của rấtnhiều doanh nghiệp là thương hiệu doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở têngiao dịch của doanh nghiệp hoặc từ phần phân biệt trong tên thương mại củadoanh nghiệp; hoặc tên người sáng lập doanh nghiệp (Honda, Ford…).
- Thương hiệu sản phẩm: Là thương hiệu của 1 nhóm hay 1 số chủng loạihàng hóa nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanhnghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh Thương hiệu sản phẩm thường là
do các doanh nghiệp trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉdẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản xuất dưới cùng một thương hiệu
Ví dụ rượu mạnh Cognac của Pháp do các Công ty khác nhau trong cùng một
hiệp hội Cognac sản xuất như Henessy, XO, Napoleon… Hay Việt Nam đãcông nhận chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ của nước mắm Phú Quốc thì không
có nghĩa chỉ một doanh nghiệp ở Phú Quốc sản xuất mà có thể do các doanhnghiệp khác nhau ở Phú Quốc sản xuất nhưng phải tuân thủ các điều kiện củachỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ và phải cùng trong Hiệp hội ngành hàng “Nướcmắm Phú Quốc” thì các sản phẩm đều được mang thương hiệu “Nước mắmPhú Quốc” và sẽ có tên cơ sở sản xuất ở phía dưới là tên doanh nghiệp
Trang 8Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợpcủa từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanhnghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ vàkhông thuộc các dấu hiệu loại trừ Ðáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽđược bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá
Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanhvới “tên nhãn hiệu” Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộckhảo sát thực tế kinh nghiệm của những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và kếtquả là có 04 tình huống mà doanh nghiệp nên quan tâm và thực sự cần chú trọngvào việc đặt tên nhãn hiệu: (i) sản xuất sản phẩm mới; (ii) mở rộng dòng sảnphẩm; (iii) cung cấp loại hình dịch vụ mới; (iv) thành lập doanh nghiệp/liêndoanh Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng nên cậpnhật một/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng nhữngcảm nhận mới về sản phẩm/dịch vụ – “ trẻ hoá nhãn hiệu” Ví dụ: "Wave" -
"Wave α"
Logo:
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệugóp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu Thôngthường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó Cácnghiên cứu đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thức nhãn hiệu của
Trang 9khách hàng là rất quan trọng Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự
có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ So với nhãn hiệu, logotrừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ kháchhàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu khôngđược giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ
Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạothành một chỉnh thể thống nhất Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm
vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hóa
Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, mộtcách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ vàchữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu Logo chính là biểu tượng đặctrưng, là “bộ mặt” của thương hiệu
Tính cách nhãn hiệu:
Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiện đặcđiểm con người gắn với nhãn hiệu Tính cách nhãn hiệu thường mang đậm ýnghĩa văn hoá và giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu là phương tiện hữuhiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu Ví dụ: anh chàng cowboycủa Mabollro; ông Thọ - sữa đặc có đường của VINAMILK
Khẩu hiệu:
Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục vềnhãn hiệu theo một cách nào đó Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãnhiệu một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủngloại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu Quan trọng nhất là khẩu hiệugiúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt Ðối với các nhãn hiệu hàngđầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình Ví dụ:
"biti's - Nâng niu bàn chân Việt"; "Trung Nguyên - Khơi nguồn sáng tạo";
"NIPPON - Sơn đâu cũng đẹp"; "Alpenliebe - Ngọt ngào như vòng tay âuyếm"
Trang 10Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó Do đó, cầntích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trườnghợp cụ thể Việc lựa chọn các thành tố cần tạo ra tính trội, thúc đẩy lẫn nhau.Các nghiên cứu cho thấy tên nhãn hiệu có ý nghĩa nếu tích hợp vào logo sẽ dễnhớ hơn.
2.2 Một số lý thuyết về quảng bá hình ảnh thương hiệu.
2.2.1.Quan niệm về quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu hoàn toàn không phải là việc chỉ tạo ra mộtthương hiệu, tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố các yếu tố cấu thành thươnghiệu đó và rồi có thể yên tâm khai thác những lợi ích mà chúng mang lại chodoanh nghiệp Một thương hiệu sẽ không thể phát triển, khó tồn tài nếu chủdoanh nghiệp không có chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển dựa trênnhững yếu tố thị trường và định hướng phát triển chung của công ty Quátrình duy trì và phát triển thương hiệu có thể bao gồm nhiều hoạt động liêntục gắn bó với nhau nhằm nuôi dưỡng và cố định hình ảnh thương hiệu trongtâm trí khách hàng, tạo cơ hội để thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết
Trang 11đến, chấp nhận ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của doanhnghiệp Thực tế đã chỉ ra rằng quá trình duy trì và phát triển thương hiệu làquá trình bền bỉ đòi hỏi nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp Quảng báthương hiệu cũng là một trong yếu tổ nhằm phát triển thương hiệu của doanhnghiệp.
Hiện nay chưa có một khái niệm chính xác nào về quảng bá hình ảnhthương hiệu của doanh nghiệp mà người ta chỉ hiểu quảng bá hình ảnh thươnghiệu là xây dựng một chỗ đứng trong lòng tin của những người tiêu dùng.Quảng bá hình ảnh thương hiệu là hoạt động làm thương hiệu thu hút được
sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng và thị trường
2.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Ở các nước phát triển thương hiệu đã trở thành tài sản vô giá đối với cácdoanh nghiệp, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhậnthức được tầm quan trọng của thương hiệu như một công cụ cạnh tranh trongthời kỳ hội nhập
Thương hiệu là chiến lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp.Xây dựng một chiến lược thương hiệu như xây dựng kế hoạch quảng bá hìnhảnh thương hiệu hợp lý giúp doanh nghiệp chống lại các đối thủ cạnh tranhmột cách dễ dàng
Quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp nhằm xác lập hình ảnhcủa doanh nghiệp một cách rộng rãi đến với khách hàng, đây là một nhiệm vụquan trọng trong công tác marketing để khẳng định vị thế cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thương trường
Việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng sẽ đơn giản hơn khi doanhnghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình tốt Khi đã có thương hiệu làdoanh nghiệp đã đảm bảo xuất xứ sản phẩm, người tiêu dùng có thể tin tưởngtuyệt đối trong việc lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp, vì họ cảm thấy yêntâm hơn và tránh được rủi ro không đáng có Chẳng hạn, như ở Việt Nam khimua đồ điện tử nhắc đến kiểu dáng chất lượng mọi người nghĩ đến sản phẩm
Trang 12của Sony Điều này có nghĩa là việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công
ty đã thực sự tốt với khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng khi lựa chọn sảnphẩm của họ
Khi doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu tức là doanh nghiệp đãtiến hành xây dựng thương hiệu đó, vì vậy tiết kiệm được thời gian lựa chọnsản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng Để mua sản phẩm người tiêu dùngluôn phải cân nhắc mua sản phẩm nào tốt nhất, đẹp nhất Mặt khác, sản phẩmđòi hỏi phải đúng chất lượng, xứng đáng với đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ
ra Hình ảnh của doanh nghiệp được xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng,cung cấp cho họ nhiều thông tin như hàng hoá, chất lượng dịch vụ, tính ổnđịnh, phù hợp với sở thích tâm lý người tiêu dùng, điều đó người tiêu dùng sẽkhông phải mất công tìm hiểu thông tin về hàng hoá mà chỉ cần căn cứ vàothương hiệu được định vị trên thị trường là đủ
2.2.3 Nội dung của quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Để xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
có hiệu quả, điều tất yếu là phải bắt đầu bằng việc nghiên cứu tâm lý kháchhàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông hỗ trợ, chính sách của đối thủcạnh tranh
Nội dung của quảng bá hình ảnh thương hiệu:
- Quảng cáo là hoạt động quan trọng trong hoạt đông quảng bá thươnghiệu không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường mà nó còn góp phầntừng bước duy trì nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu trong suốtquá trình phát triển của doanh nghiệp Để chiến lược quảng bá nói chung vàquảng cáo nói riêng có hiệu quả cao nhất, điều tất yếu là phải nghiên cứu tâm
lý, đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông hỗtrợ, chính sách của đối thủ cạnh tranh
- Tham gia các hội chợ triển lãm, các chương trình giới thiệu sản phẩm
- Tài trợ các chương trình, các hoạt động giao tiếp cộng đồng, các hoạtđộng từ thiện đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội
Trang 13- Các chính sách phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
2.2.4 Các công cụ quảng bá thương hiệu
2.2.4.1 Các phương tiện quảng cáo.
- Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân:
Nghĩa là sử dụng lực lượng bán hàng – chào hàng có kỹ năng tốt, tính chuyênnghiệp cao, nắm vững tâm lý và hiểu rõ sản phẩm để tiếp xúc trực tiếp nhằmgiới thiệu và thuyết phục khách hàng Tập trung vào từng người mua của từngthị trường mục tiêu, nó nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu và khuyến khíchhành động sử dụng thương hiệu trong tương lai Người bán hàng quảng cáocho khách hàng mục tiêu về hàng hoá, điểm mạnh của hàng hoá, dịch vụ saubán, về giá cả và phương thức thanh toán, sự thân thiện, hấp dẫn lôi cuốn củathương hiệu hình ảnh của doanh nghiệp và thương hiệu phụ thuộc vào độingũ nhân viên bán hàng trực tiếp đó
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (Media Advertising):
Tivi, radio, báo, tạp chí ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnhphạm vi ảnh hưởng rộng và phong phú, tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao và tầnsuất lớn.Mỗi phương tiện truyền thông có đặc trưng riêng biệt, có điểm mạnhnhưng cũng có những điểm yếu Việc lựa chọn phương tiện nào hoàn toànphụ thuộc vào mục đích và khả năng của doanh nghiệp
Quảng cáo trực tiếp (Direct Response Advertising): Dùng thư tín, điện
thoại, email, tờ rơi, internet, gửi cataloge hình thức này đặc biệt hiệu quả vềmặt kinh tế, thông tin được truyền tải trực tiếp đến khách hàng mục tiêu,thường được sử dụng nhiều đối với khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp.Phương thức quảng cáo này mang tính kịp thời cao, đồng thời nó chọn lọcđược đối tượng khách hàng và cá nhân hoá các giao tiếp trong thị trường.Tuynhiên, ngày nay do có quá nhiều công ty sử dụng phương thức này nên ngườitiêu dùng không muốn nhận những “thư rác” và khả năng chấp nhận thư củakhách hàng mục tiêu
Trang 14- Quảng cáo phân phối (Place Advertising): Băng rôn, pano, áp phích,
phương tiện giao thông (xe bus, xe lam, xe xích lô, ), bảng đèn điện tử, cácphương tiện này cho phép khai thác tối đa các loại kích cỡ , hình dạng khácnhau cho quảng cáo Việc sử dụng hình vẽ mầu sắc và hình vẽ do vậy cũngđơn giản hơn, nhưng sức thu hút người nhận tin kém.Tuy vậy, nếu sử dụngcác vật dụng như ô, dù, bàn ghế, gạt tàn thuốc lá, áo phông bật lửa, dây đeochìa khoá , để quảng cáo như một loại quà tặng thì người tiêu dùng sẽ lưugiữ thương hiệu được thể hiện trên vật phẩm quảng cáo
- Quảng cáo tại điểm bán (Point- of-Purchase Advertising): Dùng
người giao hàng tại các khu thương mại, tận dụng các lối đi, quầy kệ, bố trí
âm thanh, tivi, video, hoặc phương tiện truyền thông ngay tại các cửa hàng đểtác động trực tiếp đối với người mua.Các điểm bán lẻ được các công ty phânphối tận dụng do được hưởng chiết khấu từ doanh thu Đã có doanh nghiệpcạnh tranh bằng cách cung cấp một khoản chi phí để “hạ” biển của một công
ty khác và “đặt” biển của công ty mình lên Số các điểm bán lớn đòi hỏi mộtkhoản chi phí rất cao và hầu như khó phù hợp với các công ty vừa và nhỏ Nỗlực xây dựng thương hiệu của các công ty vừa và nhỏ tại các điểm bán chỉ làmột không gian hẹp để dán các trang quảng cáo hoặc được bày hàng tại vị tríthuận lợi với người mua
- Quảng cáo điện tử (E-Advertising) : Sử dụng các e-banner đặt các
logo, pop-up trên các trang web hoặc đăng ký tra theo công cụ tra cứu “searchengine” của các trang chủ thích hợp Thông thường chi phí để đăng quảng bátrên mọt số trang web lớn như www.google.com hoặc www.yahoo.com kháđắt đỏ và không thích hợp với phần đông các doanh nghiệp Việt Nam Tuynhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tra cứu khác rẻ hơn đồng thời
sử dụng công nghệ thông tin và quảng cáo điện tử nhằm phát triển hơn nữacông việc kinh doanh
Trang 152.2.4.2 Các hoạt động PR
Quan hệ công chúng (Public Relation – PR) thường được hiểu là một
hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên quan một cách hữu cơ, nhấtquán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận định;hoặc tạo một sự tin cậy nào đó
Marketing sự kiện và tài trợ (Event marketing an sponsorship): Khai
thác các sự kiện văn hoá, âm nhạc, thể thao, xã hội để phổ biến thương hiệudưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia Hình thứcnày đặc biệt hiệu quả do mức ảnh hưởng mạnh tới đám đông và trạng tháicảm xúc của người xem sẽ thuận lợi cho việc chấp thuận thương hiệu
Các hoạt động cộng đồng: Xoay quang các hoạt động cộng đồng
thường được tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức chính trị tiến hành , việccung cấp sản phẩm tài trợ cho các sự kiện này luôn được hoan nghênh vì kinhphí dành cho các hoạt động cộng đồng nhằm giúp xã hội phát triển tốt đẹphơn Đồng thời tài chính cho các hoạt động cộng đồng đảm bảo công ty luônduy trì được hình ảnh đẹp trong mắt người quan sát
Tham gia hội chợ triển lãm: Tham dự hội chợ cũng là cơ hội để các đối
tác đến tham gia hội chợ đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh,đồng thười có thể nhận biết được đối thủ cạnh tranh và học hỏi kinh nghiệm.Khách thăm quan các gian hàng tại hội chợ sẽ bị thu hút nếu thiết kế gianhàng tạo dựng được sự lôi cuốn hoàn hảo Hình ảnh công ty tại gian hàng phụthuộc nhiều vào thiết kế gian hàng và trưng bày, nó phải thể hiện được rõ ràngnhững gì mà triết lý thương hiệu muốn mang lại cho đối tượng khách hàngmục tiêu , kể cả các vật dụng thông tin, quà tặng, thư mời, vui chơi, trìnhbày và tất cả các yếu tố đó có thể sử dụng để xây dựng một hình ảnh thươnghciệu đẹp thông qua giao diện thân thiện đối với đối tượng mục tiêu gặp gỡtại hội chợ
Các ấn phẩm của công ty: Ấn phẩm xuất phát từ trong công ty khá đơn
giản, chỉ là những phong bì, những túi xách, những giấy tờ có tiêu đề, các
Trang 16cover, cặp đựng tài liệu, tập giấy mỏng để giới thiệu, tờ rơi,danh sách cácthành viên, chính sách công ty, những nỗ lực đã và đang vươn tới của công ty.Tất cả đều được in ấn thể hiện hình ảnh của công ty và những thương hiệu màcông ty muốn giới thiệu.
Phim Ảnh: Việc xây dựng các bộ phim giới thiệu về công ty, những nỗ
lực công ty đã trải qua và thành công đạt được trong một môi trường cạnhtranh ngày càng quyết liệt là một cố giắng nhằm thể hiện cho các đối tác vềmột hình ảnh đẹp Những nỗ lực này được truyền tải thông qua hình ảnh vàhướng những cá nhân vào văn hoá và thay đổi theo chiều hướng tích cực, chỉđộng Đó là cách thức quản trị thương hiệu nội tuyến thông qua phim ảnh ,nhằm gây tác động đến những cá nhân trong công ty trong việc xây dựng vàphát triển thương hiệu
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố khác nhau Các nhân tố này có thể tác động mộtcách khách quan hay chủ quan đến doanh nghiệp theo nhiều hướng và mức độkhác nhau Do đó để xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu củadoanh nghiệp được tốt, doanh nghiệp nên tìm hiểu và nắm vững các nhân tốảnh hưởng đến kế hoạch quảng bá hình ảnh doanh nghiệp để có các biện phápnhằm xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp
2.2.4.1 Nhân tố khách quan.
Đây là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nó có ảnh hưởng không nhỏ và tácđộng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế bao gồm: Lãi suất ngân hàng, lạm phát trong giai đoạncủa chu kỳ kinh tế, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ…Nó có ảnhhưởng lớn các doanh nghiệp, vì vậy các yếu tố này tương đối rộng nên cácdoanh nghiệp cần lựa chọn để nhận biết các tác động cụ thể nào sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến doanh nghiệp Việc đánh giá chính xác các yếu tố trên có ý
Trang 17nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch quảng
sự phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân Đây là nhân tốtác động vĩ mô có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như trong việc xây dựng kế hoạch quảng báhình ảnh thương hiệu
- Môi trường văn hoá- xã hội.
Doanh nghiệp cần có sự phân tích các yếu tố văn hoá- xã hội, ở những thịtrường mà doanh nghiệp đang hoạt động có thể tận dụng được các cơ hội như:các tập quán tiêu dùng, trình độ văn hoá, thị hiếu khách hàng, mức sống củangười tiêu dùng là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp quyết định mìnhkinh doanh, sản xuất mặt hàng nào và tổ chức quá trình kinh doanh ra sao?Khi thu nhập của người tiêu dùng có xu hướng tăng lên và chú trọng đếnnhững mặt hàng có chất lượng cao hơn
Thị hiếu thay đổi cho những sản phẩm không phù hợp, tiêu thụ khó khănhơn, đồng thời những sản phẩm phù hợp sẽ được tiêu thụ nhanh hơn Bêncạnh đó còn có các yếu tố khác như dân số, tôn giáo, các định chế xã hội,ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến người tiêu dùng do đó cũng ảnh hưởng khôngnhỏ tới kế hoạch xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu củadoanh nghiệp
Trang 18- Môi trường công nghệ.
Ngày nay, các doanh nghiệp luôn luôn phải cảnh giác với công nghệ mới
vì có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp và gián tiếp
Sự phát minh của công nghệ mới là điều rất quan trọng đối với các doanhnghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất Nhân tố này cho năng suất laođộng được nâng cao, chi phí tiết kiệm, chất lượng sản xuất tốt hơn do vậy ảnhhưởng không nhỏ tới giá thành của sản phẩm Điều này ảnh hưởng trực tiếpđến tình hình kinh doanh, ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch quảng báhình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
- Các đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, Việc xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thươnghiệu Trong điều kiện đối thủ cạnh tranh có nhiều điều kiện thuận lợi sẽ gâykhông ít khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Hiện nay có nhiều hình thức cạnh tranh như: Giá cả, mẫu mã, dịch vụ…
2.2.4.2 Nhân tố chủ quan.
Đây là hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệthống bên trong doanh nghiệp, môi trường này có thể kiểm soát được cácnhân tố nội tại bao gồm:
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Yếu tố này gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi tìnhhình tài chính có liên quan đến mọi kế hoạch, chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh là điều kiệnthuận lợi để doanh nghiệp có thể độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Có khả năng tài chính tốt các doanh nghiệp mới có điều kiện cải tiến
kỹ thụât, đầu tư đổi mới công nghệ, đón bắt được những thời cơ kinh doanhthuận lợi Ngược lại một doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn phải đivay nhiều phụ thuộc vào tài chính, doanh nghiệp sẽ bị từ chối nhiều trongkinh doanh, không có điều kiện nâng cao công nghệ , kỹ thuật sản xuất Vì
Trang 19vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việcxây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý, tay nghề của cán bộ công nhân viên.
Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nói chung và việc xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệucủa doanh nghiệp nói riêng Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động tinh thôngnghiệp vụ, công nhân tay nghề vững là điều kiện tăng năng suất, năng caochất lượng sản phẩm giảm bớt chi phí sản xuất Ngoài ra, đây còn là điều kiện
để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại tạo rakhả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp
- Chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có chiến lược và sách lược kinh doanh đúng đắn phùhợp với các thời kỳ kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp là nhân tố đảmbảo sự thành công của doanh nghiệp Với chiến lược sản phẩm, chiến lược thịtrường và chính sách giá cả phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩynhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường, thị phần, nâng cao uy tínsản phẩm của doanh nghiệp tạo dựng lòng tin của khách hàngvề sản phẩm, từ
đó tăng nhanh doanh thu đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quảkinh doanh cũng như có các biện pháp nhằm xây dựng kế hoạch quảng báhình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
2.3.Tổng quan tình hình nghiên cứu về quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Vấn đề quảng bá hình ảnh thương hiệu hiện nay đã được các doanh
nghiệp quan tâm, và coi đó như là một chiến lược trong sự phát triển củadoanh nghiệp Hiện nay cũng có khá nhiều tài liệu về quảng bá hình ảnhthương hiệu của doanh nghiệp như:
Trong cuốn “Thương hiệu với nhà quản lý”- NXB Chính trị QuốcGia,2004 Tác giả Nguyễn Quốc Thịnh Theo tôi đây là cuốn sách đề cậptương đối đầy đủ về các vấn đề liên quan đến thương hiệu Riêng vấn đề
Trang 20quảng bá hình ảnh thương hiệu Tiễn sĩ Nguyễn Quốc Thịnh đề cập chủ yếutới các công cụ quảng cáo thương hiệu.
Trong cuốn “Kellogg bàn về thương hiệu” NXB Văn hoá SàiGòn,2008 Biên tập bởi Alice M.Tybout- Tim Calkins Có đề cập đến việcxây dựng thương hiệu dịch vụ, xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần làgắn gắn 1 cái tên cho sản phẩm, nhận thấy sức mạnh của thương hiệu trongnền kinh tế thị trường hiện nay Nhưng trong cuốn này tác giả không đề cậpđến quảng bá hình ảnh thương hiệu mà chỉ dừng lại ở việc mô tả những yếu tốlàm nền tảng cho xây dựng và quảng bá thương hiệu
Ngoài các cuốn sách đề cập tới vấn đề quảng bá hình ảnh thương hiệu thìnhiều bài báo, hoặc một số trang web như quantrithuonghieu.com saga.vn,chungta.com, thuonghieuviet.com, lantabrand.com có nêu thực trạng quảng
bá hình ảnh thương hiệu của một số doanh nghiệp; những vướng mắc, sai lầmtrong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty
Từ những những nghiên cứu đó, để chúng ta nhận thức được tầm quantrọng thực sự của quảng bá hình ảnh thương hiệu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu tới vấn đề xây dựng và quảng báthương hiệu nhưng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đặc biệt là đối với công
ty có quy mô hoạt động vừa và nhỏ thì vấn đề quảng bá thương hiệu chưađược quan tâm nhiều Hầu như chỉ dừng lại ở việc xây dựng chứ chưa có một
kế hoạch, chiến lược cụ thể nào cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu Vìvậy đây là lý do để tôi nghiên cứu đề tài này để thấy thực trạng xây dựng kếhoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu tại công ty hoạt động tong lĩnh vựcthương mại dịch vụ
2.4.Nội dung và vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Qua nghiên cứu thấy được vai trò của thương hiệu đối với các doanhnghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thâm nhập vào thịtrường việc xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu là vấn đề
Trang 21quan trọng cấp thiết hơn bao giờ hết Chính vì vậy trong luận văn của mìnhtôi tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quảng bá hình ảnhthương hiệu của Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân Đây là công ty có quy môvừa và nhỏ trong top các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài việc nêu lên thực trạng việc xây dựng kế hoạch quảng bá hìnhảnh thương hiệu của Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân giai đoạn đến 2010,trong luận văn của mình tôi tập trung phân tích những điểm đã làm đượctrong kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty Trong nhữngđiểm đó, có điểm sẽ là bài học chung cho các doanh nghiệp khác trong xâydựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình cần nghiên cứu, họctập, tham khảo đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã làm được, công ty còn cónhững điểm yếu, hạn chế cần phải khắc phục trong việc xây dựng kế hoạchquảng bá hình ảnh thương hiệu của mình
Việc phân tích những điểm mạnh, điểm hạn chế sẽ giúp cho quá trìnhnghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn giúp bản thân tôi có thêm những bàihọc thực tế từ việc xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu tại đây.Bằng những kiến thức tích lũy được trên trường cùng với những kiến thứcthu thập trong quá trình nghiên cứu tôi cũng sẽ đề ra một giải pháp nhằm xâydựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty
Trang 22CHƯƠNG III THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ANH QUÂN3.1.Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài xây dựng kế hoạch quảng bá hìnhảnh thương hiệu tại công ty, nhằm phục vụ cho những đánh giá kết luận củabài viết Tôi đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu như sau:
- Thông tin ban đầu: Kết quả điều tra thị trường bằng phiếu thăm dò ýkiến khách hàng về chất lượng dịch vụ, hàng hoá của công ty và phỏng vấntrực tiếp đối với giám đốc và các nhà quản lý của Công ty
- Thông tin cấp hai: thông qua các báo cáo của Công ty và các tài liệu
có liên quan
- Khảo sát khách hàng và khảo sát ban lãnh đạo cũng như nhân viên củacông ty
- Phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty
Từ kết quả phiếu điều tra, phiếu phóng vấn tôi tập hợp các số liệu, sau
đó phân tích thuần tuý, sử dụng các công cụ chủ yếu của Mirosoft office.Nhằm so sánh, đánh giá tình hình quảng bá thương hiệu tại Công ty cổ phầnđầu tư Anh Quân
- Trên cơ sở đó lập bảng phân tích số liệu
3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiệu của Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân giai đoạn đến 2010.
3.2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư Anh Quân
Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân là một công ty vừa và nhỏ trong hệthống các doanh nghiệp Việt Nam Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toánkinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước
Trang 23Tên công ty : Công ty cổ phần đầu tư Anh Quân
Địa chỉ : Số 224, Hàng Bông, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, TP
Hà Nội
Số điện thoại:04.2157139 - 09122244647
Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh cao cấp
- Mua bán thiết bị xây dựng
- Dịch vụ vận tải hàng hoá
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu đến tận công trình
Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của công ty
Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tưAnh Quân được quy định theo điều lệ tổ chức và hoạt động kinh doanh củacông ty Công ty hoạt động tuân thủ theo luật pháp của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam, các quy định chính sách của nhà nước về công ty cổphần và theo nội dung đã được qui định trong điều lệ
Trên cơ sở đó qui định một cách cụ thể về chức năng và nhiệm vụ củacông ty, gồm có:
- Công ty có quyền đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần theo chứcnăng quyền hạn được Nhà nước cho phép theo qui định của pháp luật
- Công ty thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, lao động tiền lương vàthực hiện nghiêm túc việc nộp thuế theo luật định
- Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ kinh doanh và phùhợp với luật doanh nghiệp và qui định của pháp luật
- Nhập khẩu vật tư, thiết bị vệ sinh, nguyên vật liệu phục vụ kinh doanh
- Công ty cần thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người laođộng theo chế độ hiện hành của Nhà nước
- Chấp hành các qui định về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường doNhà nước và TP qui định
Trang 24Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ
chức theo kiểu lãnh đạo một thủ trưởng (Giám đốc) loại hình cơ cấu tổ chứcnày được áp dụng hầu hết ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, theo
mô hình này ta có thể biết được từng bộ phận chức năng của công ty Đây là
mô hình gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của công tyđược linh hoạt, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh, bộ máy quản lýgồm:
Trang 25Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức của công ty
Một số đặc điểm kinh doanh của công ty:
- Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh: Hiện tại công ty kinh doanh nhiềumặt hàng khác nhau không chỉ đơn thuần kinh doanh một mặt hàng như:Chậu rửa CVI5,chậu rửa VTL2, bồn cầu BVI66, tiểu treo (TT5,TT7), bàn cầu(B767,BKA),TA2-AT3 tự động, giăng nối tường (UF-13AWP(VU), UF-104WP(VU)) của Inax, Ống thải bầu A-676PV, ống thải chữ PA-675 , bìnhnước nóng các loại
PGĐ Đầu tưPGĐ Nguyên vật liệu
Giám đốc công ty
Cửa hàng bán
nguyên vật liệu
nhân sự
Trang 26Hình 3.1: Một số mặt hàng kinh doanh của công ty
Bồn tắm Massage Sannora- M1786 Bồn cầu GC-116VN/BW1
Bình nước nóng: S30i TITANIUM
Vòi nước các loại
Trang 27- Đặc điểm về khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường khách hàng lànhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,chính vì vậy khi mới thành lập công ty đã nghiên cứu nhu cầu khách hàng,phát triển thị trường bên cạnh đó công ty cũng luôn quan tâm tới nhu cầu vàlợi ích khách hàng.
Vì khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại của công ty, chính kháchhàng là người mang lại thu nhập cho công ty Do đó để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng một cách một cách nhanh và kịp thời nhất công ty đã có cửa hàngbán lẻ tại 35 Xuân la- Tây Hồ, đảm bảo cung cấp hàng tới tận tay người tiêudùng Mặt khác, đối với khách hàng là doanh nghiệp công ty đã có những hợpđồng cung cấp hàng cho các đơn vị sau:
- Công ty TNHH Minh Hoàng
- Công ty cổ phần Tân Việt
- Xí nghiệp xây dựng công trình 30
- Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị
- Công ty Sông Đà 2
Hình 3.2: Biển quảng cáo của cửa hàng tại 35 Xuân La
Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh thương hiêụ của công ty cổ phần đầu tư Anh Quân Khi xây dựng kế hoạch
quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác