Thực tiễn công tác tổ chức kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
Trang 1Lời nói đầu
Trong những Thập kỷ gần đây, với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mong muốn giao lưu, học hỏi, hợp tác với tất cả các quốc giatrên thế giới Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp với quyluật thị trường, Kế toán đã trở thành một công cụ kinh tế tài chính đắc lực không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà nước mà còn vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động tài chính của Doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã có nhiều thay đổi phong phú Các hoạt động kinh tế diễn ra một cách sôi động trên phạm vi rộng lớn và thu hút mọithành phần kinh tế tham gia Để đứng vững trên thị trường, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều cố gắng tìm mọi cách
để làm cho doanh nghiệp mình tăng trưởng và phát triển Chính vì thế, bên cạnh việc thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Bởi vì, một sản phẩm có chất lượng tốt sẽ không được người tiêu dùng chấp nhận nếu nó không
có giá bán hợp lý
Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có của nó đã trở thành chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh Giá bán sản phẩm nói lên tất cả các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp
đã và đang thực hiện Chính vì lẽ đó, quản lý và hạch toán chi phí, tính giá thànhsản phẩm luôn là sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh
Trang 2doanh, đòi hỏi công tác kế toán phải làm tốt việc quản lý chặt chẽ, hạch toán đầy
đủ các chi phí bỏ ra, tính đúng và tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin tài chính cho các nhà quản lý để đưa ra các chính sách, biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phẩm kịp thời giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và đứng vững trên thị trường
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải, với mong muốn hoàn thiện hơn trong điều kiện thực tế, qua đó củng cố thêm những kiến thức đã học em đã đi sâu nghiên cứu,
tìm hiểu về: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải.
Nội dung chuyên đề nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng tiền hảiPhần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
Trang 3Phần 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng tiền hải
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải.
Tên tiếng Anh: Tiền Hải Contruction Investmen Join Stock Company Địa chỉ trụ sở giao dịch của Công ty: Km 0 + 700 dọc quốc lộ 39B
đường Tiền Hải - Đồng Châu
Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có tàikhoản tiền gửi tại Ngân hàng, có con dấu riêng hoạt động trên nguyên tắc lấy thu
bù chi và có lãi
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải tiền thân là Xí nghiệpXây lắp Tiền Hải được thành lập theo quyết định 444 ngày 18/9/1985 của UBNDtỉnh Thái Bình
Thực hiện theo nghị định 388/NĐ-CP ngày 20/11/1991 của chính phủnhằm sắp xếp ổn định lại Doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Xây Lắp Tiền Hảiđược thành lập thành Doanh nghiệp Nhà nước theo thông báo của bộ Xây Dựng
số 364/TB-BXD ngày 27/12/1992, đơn vị được UBND tỉnh ra quyết định số 08/NĐ-CP ngày 7/1/1993 và được trọng tài kinh tế cấp tỉnh cấp giấy phép kinhdoanh số 10673 ngày 4/3/1993 và được đổi tên thành Công ty Xây Lắp Tiền Hải
Sau gần 20 năm đi vào hoạt động, Công ty lại tiếp tục đổi tên thành Công
ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng theo quyết định số 979/QĐ – UB ngày4/5/2005 của UBND tỉnh Thái Bình
1.1.1 Các giai đoạn phát triển của Công ty
Trang 4Là một Công ty được ra đời trong thời kỳ nền kinh tế còn bao cấp, nên Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn Cụ thể các giai đoạn phát triển của Công ty như sau:
Năm 1985- 1990 Công ty chỉ tiến hành đấu thầu xây dựng các công trìnhvới quy mô nhỏ ở trong huyện, lợi nhuận còn chưa cao
Năm 1991-1993 trong thời kỳ này khi trở thành doanh nghiệp nhà nướcCông ty mở rộng sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh gạch Thời kỳ này quy môsản xuất còn ở trình độ thấp, lao động thủ công bán cơ giới, máy móc lạc hậunăng suất thấp Máy tạo hình đơn giản, không có khả năng sản xuất đa dạng,nhiều sản phẩm khi nung thì bằng thủ công không điều khiển được nhiệt độ chophép nên chất lượng sản phẩm chỉ đạt rất thấp, sản phẩm hỏng và hao phí nhiều,môi trường lao động còn ô nhiễm và độc hại, công việc sản xuất kinh doanh liêntục bị thua lỗ, năm 1992 lỗ 127 triệu đồng, năm 1993 lỗ 130 triệu đồng, thu nhậpbình quân đầu người chỉ đạt 270.000đ/tháng, sản xuất mang tính chất cầmchừng
Năm 1994- 2004, đầu năm 1994 , Ban giám đốc đã làm luận chứng kinh
tế kỹ thuật xin được đầu tư mở rộng sản xuất lắp đặt dây chuyền mới với lò nungTuynel Luận chứng kinh tế đã được UBND tỉnh và các nghành có liên quan phê duyệt và đến tháng 11/1994 công nghệ này đã chính thức được đưa vào sử dụng với công suất thiết kế từ 12- 15.000.000 viên/năm Từ đó sản phẩm của Công ty
có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, tạo được uy tín với khách hàng, với chủ đầu tư và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, lợi nhuận bình quân hàng năm
325 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 650.000đ/tháng
Năm 2005- 2007, năm 2005 Công ty chính thức cổ phần hoá với tên gọiCông ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải Từ khi bước vào cổ phần hoá
Trang 5phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đãkhông ngừng đưa ra những chính sách nhằm phát triển hơn nữa: chính sáchthưởng phạt, chính sách cải tiến kỹ thuật, tính lương theo sản phẩm… Khai tháctriệt để công suất máy móc thiết bị với 3 ca làm việc liên tục trong ngày, đưacông suất lên tới 38 triệu viên/năm 2006, 45 triệu viên/năm 2007 Hiện nay Công
ty có hai phân xưởng gạch đỏ Tuynel nhằm phục vụ cho việc xây dựng các côngtrình của Công ty nói riêng và phục vụ nhu cầu các công trình xây dựng của cácchủ đầu tư khác trong cả nước nói chung
Phân Xưởng 1: đặt tại xã Tây Phong - Tiền Hải
Phân Xưởng 2: Đặt tại các Xã Tây Tiến - Tiền Hải
Với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, đểđáp ứng nhu cầu của các công trình nhà nước cũng như nhu cầu cần thiết của sựphát triển kinh tế xã hội Hiện nay Công ty đã đầu tư dự án đổi mới công nghệsản xuất gạch chất lượng cao, có nhiều mẫu mã đảm bảo chất lượng được kháchhàng ưa chuộng với công xuất từ 38 – 45 triệu viên / năm với tổng số vốn đầu tư
2 nhà máy là 10 tỷ đồng
Đơn vị đang xúc tiến đầu tư Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gạchkhông nung, lát màu ngoại thất Tiền Châu công suất 7 – 9 triệu sản phẩm/nămtại Trà Lý…
1.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty trong những năm gần đây
Trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng dưới sự giúp đỡ tận tình của Uỷ bannhân dân tỉnh Thái Bình, sự lãnh đạo của Ban giám đốc, sự nhiệt tình trong côngviệc của cán bộ công nhân viên toàn Công ty Đến nay Công ty đã đạt được kếtquả thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Trang 6Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng
Bảng 1.2 Chênh lệch giữa các năm của một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
CP Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
Trang 7* Nhận xét: Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải ta thấy nhìn chung trongnhững năm gần đây Công ty có sự tăng trưởng về mọi mặt, do không ngừng cảitiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh chứng tỏ sự đi lên vững mạnh củaCông ty, cụ thể là:
Năm 2004 so với 2005:
- Tổng DTT tăng 270.000.000 tương ứng với tốc độ tăng là 1,229%
- Lợi nhuận trước thuế tăng 12.642.000 tương ứng với tốc độ tăng là 1,14%
- TNBQ tăng 12 000 tương ứng với tốc độ tăng là 1,18%
Năm 2006 so với 2007:
- Tổng DTT tăng 262.000.000 tương ứng với tốc độ tăng là 1,15%
- Lợi nhuận trước thuế tăng 80.700.000, tương ứng với tốc độ tăng là 1,79%
- TNBQ tăng 12.000 tương ứng với tốc độ tăng là 1,14%
Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều tăng quacác năm, tổng Nguồn vốn và TSCĐ đều tăng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động
có lãi nên đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, quy mô kinh doanh được mở rộng.GVHB năm 2007 giảm so năm 2006 là 54,52 triệu tương ứng với tốc độ giảm là0,298% điều này cho thấy Công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí, giảmgiá thành sản phẩm sản xuất đẩy lợi nhuận lên cao Do đó, có thể nói năm 2006-
2007 Công ty có sự tăng trưởng nhanh hơn năm 2004-2005 mặc dù TNBQ vàtổng DTT tăng không nhiều nhưng điều này được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận.Lợi nhuận trước thuế năm 2006, 2007 tăng cao với trên 4,5 tỷ Nguyên nhân là
do Công ty đã đấu thầu xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn, tiến hành sảnxuất gạch với mẫu mã và chủng loại đa dạng đảm bảo đúng chất lượng đã đề ra,
Trang 8số lượng tiêu thụ lớn, cùng với việc buôn bán thương mại thuận lợi đạt kết quảcao.
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
1.2.1 Đặc điểm về nghành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải là đơn vị hạch toán độclập có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền gửi tại Ngân Hàng, có con dấu riênghoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi Với các nghành nghề kinhdoanh chủ yếu sau:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
- Tư vấn thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng, tư vấn đấu thầuthẩm định hồ sơ xây dựng
- Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch Tuynel, gạch lát màu tự chèn
- Kinh doanh bất động sản
- Và một số lĩnh vực khác như: Cho thuê thiết bị máy xây dựng có ngườiđiều khiển, cho thuê bãi đỗ xe, cho thuê nhà ở, đại lý, dịch vụ hoà mạng điệnthoại di động…
1.2.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ của Công ty
Đơn vị có đầy đủ các máy móc thiết bị và phương tiện thi công công trình,thực hiện hợp đồng xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng kỹ mỹ thuật và đúng tiến độ
Do đặc thù của nghành xây dựng để chế tạo ra một sản phẩm cần rất nhiềuchi tiết, quy trình công nghệ phải trải qua nhiều khâu Tuy nhiên các bước côngnghệ tuần tự chung ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý vật tư, tiết kiệm chi phí
Vì vậy, yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo sự cân đối năng lực giữa các bộ phận
Trang 9trong dây chuyền sản xuất để cho quy trình sản xuất được hoạt động nhịp nhàngthông suốt, đúng tiến độ sản xuất.
Với công nghệ sản xuất như hiện nay, nhà máy gạch đỏ Tuynel của Công
ty sản xuất với tiêu chuẩn là 36 triệu viên /năm nhưng Công ty đã sản xuất vượttiêu chuẩn với số lượng lên tới 38-45 triệu viên /năm nhằm tăng doanh thu và thunhập cho Công ty
Sơ đồ 1.3 : Dây truyền công nghệ sản xuất gạch
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải với đặc thù là vừa sản xuất theo kế hoạch, vừa sản xuất theo yêu cầu của thị trường Do đó, sản phẩm của Công ty bao gồm:
Gạch xây dựng các loại, gạch chống nóng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín gồm 2 khâu:
+ Khâu sản xuất chính: Chế biến nguyên liệu gồm có chế biến đất, nghiền,pha than, tạo hình, phơi đảo, sấy, đưa vào lò nung, khi ra lò nung thì phân loại vànhập kho thành phẩm
+ Khâu phụ trợ: Sửa chữa cơ khí, máy móc, điện, công đoạn chế biến tạo thành phẩm, phơi đảo sản phẩm mộc, sàng nghiền than, tập kết sản phẩm mộc khô, ra lò phân loại
Bãi than
Máy sàng lọcBãi đất
Máy sàng lọc sỏi
Pha than
và đất
Tạo hình bằngmáy ép Lento
Nhàphơihoặcsànphơi
Bãi chứa
sản phẩm
Ra lò và phânloại sản phẩm
Lò nungTuynel
Buồngsấy phụ
Trang 101.2.3 Đặc điểm về tình hình lao động của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải là Công ty vừa và nhỏ Dođặc điểm kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh như hiện nay Công ty gồm
400 lao động, trong đó có 250 là lao động tại nhà máy gạch
Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững vàng vàgiàu kinh nghiệm, năng động trong công tác quản lý Trong đó có 20 đồng chí là
Kỹ sư, 50 đồng chí có trình độ trung cấp và cao đẳng Lực lượng công nhân lànhnghề, trẻ khỏe nhiệt tình, lao động sáng tạo lên tới hơn 200 người
Ngoài ra, Công ty còn có chi bộ vững mạnh với trên 40 đảng viên, Đoànthanh niên, tất cả đều nhiệt tình trong công tác Trong những năm gần đây dotình hình mất ổn định về chính trị ở Thái Bình, Công ty đã gặp không ít khó khănnhưng dưói sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty, tập thể cán bộ công nhân viên
đã đoàn kết phấn đấu không ngừng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh đồng thời nâng cao thu nhập ổn định đời sống, không những vậy Công tycòn ký thêm được nhiều hợp đồng ngắn hạn với lao động trong và ngoài tỉnh đểphục vụ cho những công trình lớn, phức tạp yêu cầu công nghệ và kỹ thuật cao.Phương châm kinh doanh của Công ty là sản xuất, tiêu thụ theo địa chỉ củakhách hàng, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và thời gian bàn giao côngtrình, hàng hóa cho khách hàng Việc thanh toán được tiến hành dứt điểm, nợquá hạn ít trong kinh doanh Công ty coi trọng hiệu quả kinh tế lấy thu bù chi vàđảm bảo có lãi
Là một doanh nghiệp đã dược cổ phần hóa nhưng Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, luôn luôn tìm tòi những hướng đi mới, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa chủng loại và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty
Trang 111.3.Đặc điểm tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Công ty
1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải là một đơn vị hạch toánđộc lập Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất và tính chất công việc, bộ máy
tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trựctuyến, chức năng Với mô hình cơ cấu tổ chức này cán bộ quản lý có thể thi hànhcác quyết định một cách nhanh chóng, đúng đắn góp phần nâng cao năng xuấtlao động Toàn Công ty có 7 phòng ban cùng các đơn vị phụ trợ:
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính
kế toán
Phòng tổ chứcPhòng KD
PX1PX2
CH2CH1
Đ3Đ2
Đ1
Trang 12
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh
và chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật
Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách
Phòng tổ chức: Làm công tác tài chính, quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ
hồ sơ lý lịch của toàn bộ công nhân viên chức trong Công ty, bảo mật tài liệuđồng thời phụ trách toàn bộ khâu hành chính trong Công ty
Phòng kinh doanh: tiếp nhận toàn bộ hóa đơn của phòng tài vụ phát bán
hàng và chịu trách nhiệm cung ứng vật tư theo yêu cầu của công trình và nghiêncứu thị trường tiêu thụ, tìm hiểu khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, tư vấn giá
cả giúp ban giám đốc xây dựng chính sách giá cả sản phẩm phù hợp với thịtrường tiêu dùng theo từng giai đoạn cụ thể
Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính đúng chế
độ tài chính của nhà nước để phân tích tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản
Trang 13xuất kinh doanh của Công ty Phòng kế toán gồm có 7 nhân viên đảm nhiệmcông tác thu thập và xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán, kiểm tra sát các khoản thu chi, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ đểđảm bảo uy tín cho Công ty, đối với các khoản nợ phải thu thì đôn đốc thu hồigiảm việc bị chiếm dụng vốn Kiểm tra quản lý tài sản, nguồn hình thành tài sản,theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán của khách hàng Lập các Báocáo tài chính, Báo cáo định kỳ, Báo cáo bất thường theo qui định của nhà nước
và của nhà quản lý Công ty Tổ chức ghi chép, phản ánh trung thực các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh
Phòng kỹ thuật: tổ chức quản lý kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ
tiên tiến, giám sát việc kiểm tra thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do các đơn vị phụ thuộc Công ty sản xuất, thiết kế các bản mẫu cho các công trình, hạng mục công trình Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí cho Công ty
Phân xưởng I, II: được điều hành bởi quản đốc Mỗi phân xưởng có 1
Quản đốc điều hành trực tiếp đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo đúng mẫu mã, chủng loại, số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình của Công ty nói chung và thị trường nói riêng Ngoài ra,còn đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, sử dụng có hiệu quả TSCĐ, tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động
Các đơn vị thi công: thực hiện tốt việc xây dựng các công trình theo đúng
tiến độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư
Cửa hàng dịch vụ I, II: thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm sản xuất,
đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng
1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty
Trang 14Công tác kế toán là một trong những công cụ quan trọng giúp các nhà quản lý thực hiện được những mục tiêu của mình đề ra Vì thế, để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giúp lãnh đạo của Công ty tổ chức công tác quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh bộ máy kế toán của Công ty đã được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng
kế toán, toàn bộ chi phí phát sinh tại các phân xưởng được kế toán phân xưởng tập hợp và gửi lên phòng kế toán Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm có 7 cán bộ với trình độ đào tạo 2 Đại hoc, 3 Cao đẳng
và 2 Trung cấp Công ty chia làm 5 phần hành kế toán và mỗi người chịu tráchnhiệm một phần hành và cũng có thể kiêm nhiệm như sau:
Kế toán trưởng kiêm
kế toán tổng hợp
Kế toán VL, CCDC,TSCĐ
Kế toán bán hàng
Kế toán tiền lương
Thủ kho Thủ quỹ
Kế toán phân xưởng
Kế toán vốn
bằng tiền
Trang 15 Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán tiền lương
Kế toán bán hàng kiêm theo dõi công nợ phải thu
Kế toán VL, CCDC, TSCĐ kiêm theo dõi công nợ phải trả
Kế toán Phân xưởng
Chức năng, nhiệm vụ của kế toán
Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động tài chính
của Công ty, phân công công việc cho các nhân viên kế toán, là người giúp việccho giám đốc về các công tác chuyên môn, phân tích và cung cấp thông tin vềtình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho giám đốc Do kiêm cả kế toántổng hợp nên kế toán trưởng còn có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảmTSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm,lên báo cáo kế toán, kê khai quyết toán thuế với cơ quan nhà nước
Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ theo dõi và lập các hoá đơn chứng từ
liên quan đến thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày tại Công ty, theo dõi cáckhoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thanh toán công nợ với ngân hàng
Kế toán VL, CCDC, TSCĐ: Theo dõi và lập các hoá đơn chứng từ liên
quan đến tình hình nhập xuất tồn kho của các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vậtliệu, CCDC và theo dõi tăng giảm và tính khấu hao tài sản cố định trong kỳ đồngthời theo dõi thanh toán với các nhà cung cấp
Kế toán phân xưởng: Theo dõi toàn bộ chi phí phát sinh và tập hợp các
chứng từ để báo cáo gửi lên phòng kế toán kiểm tra, xem xét
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương, phụ cấp, các khoản trích theo
lương cho toàn bộ công nhân viên trong Công ty Lưu trữ hồ sơ, dữ liệu có liênquan đến tiền lương
Trang 16Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ bán hàng và viết hóa đơn bán hàng cho
khách hàng, cuối tháng tổng hợp để vào Nhật ký chứng từ
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ bảo quản két, trước khi thu chi tiền phải kiểm tra
số liệu và tính hiệu lực của các chứng từ, kiểm tra quỹ thường xuyên, và lập báocáo gửi lên phòng kế toán
Thủ kho: Có nhiệm vụ bảo quản hàng tồn kho, kiểm tra vật tư về số lượng,
quy cách, chủng loại trước khi nhập kho, lập thẻ kho và sổ kho Cuối tháng kiểmtra tồn kho, lập báo cáo gửi lên phòng kế toán
1.3.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.3.3.1 Hệ thống chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hànhtheo quyết định 15/2006/QĐ_BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006
Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm
Phương pháp tính VAT: Tính VAT theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kê khai thườngxuyên
Trang 17129/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 31/05/2004 và căn cứ vào quyết định số15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động củadoanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần chomột nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Nội dung chứng từ kế toán phải đầy
đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực, phù hợp với nội dung nghiệp vụ Chữviết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt Số tiền viết bằngchữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định mỗi chứng từ vàđược đặt giấy than viết một lần Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theochức danh quy định trên chứng từ, chữ ký của một người phải thống nhất và phảigiống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ kýthì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải mở sổ đăng ký mẫu chữ
ký của Giám đốc, các Phó giám đốc, trưởng các phòng ban, kế toán trưởng, cácnhân viên kế toán và thủ quỹ Sổ đăng ký mẫu chữ ký được đóng dấu giáp lai dothủ trưởng đơn vị quản lý để tiện kiểm tra khi cần Việc phân cấp ký trên chứng
từ kế toán do Giám đốc Công ty quy định phù hợp với pháp luật, yêu cầu quản
lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản
Trong năm kế toán, chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành Khibáo cáo quyết toán năm được duyệt thì các chứng từ được chuyển vào lưu trữ
Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty như sau:
Với phần hành kế toán tiền lương gồm các chứng từ: Bảng chấm công,
Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH, Hợp đồng giao khoán,
Trang 18Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, Bảng trích nộp các khoản theo lương,Bảng phân bổ tiền lương.
Với phần hành tiền mặt: Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán,
Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Bảng kiểm kê quỹ, Biên lai thu tiền, Biên lai nộptiền, Phiếu thu, Phiếu chi, Biên bản kiểm kê quỹ
Với phần hành tiền gửi ngân hàng: Giấy đề nghị thanh toán, Giấy báo
có, Giấy báo nợ, Lệnh chi tiền, Séc tiền mặt, Séc chuyển khoản
Với phần hành bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng, Hoá đơn bán lẻ
Với phần hành TSCĐ: Giấy đề nghị mua, bánTSCĐ; Hợp đồng mua
TSCĐ, bán TSCĐ; Hoá đơn GTGT mua, bán TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấuhao TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản kiểm
kê TSCĐ
Với phần hành kế toán NVL: Đơn đặt hàng, Hóa đơn GTGT, Hoá đơn
cước vận chuyển, Phiếu nhập xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư, Biênbản kiểm nghiệm vật tư
1.3.3.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản mà Công ty đang áp dụng là HTTK do BTC ban hànhtheo quyết định số 15/2006- BTC Ngoài ra Công ty còn căn cứ vào đặc điểm,quy mô sản xuất kinh doanh và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị
để mở thêm các tài khoản chi tiết theo đối tượng cần quản lý đáp ứng nhu cầuthông tin:
Bảng 1.6 Trích một số tài khoản chi tiết tại Công ty
TK Theo đốitượng Theovật tư
Trang 191 112 TGNH 1 Có Không
Trang 20chứng từ, đây là hình thức có sự kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chitiết, giữa ghi chép hàng ngày với tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính và cácbáo cáo theo yêu cầu của các nhà quản trị.
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Thẻ và sổ kế toánchi tiết
Nhật ký chứng
từBảng kê
Bảng tổng hợpchi tiết
Sổ cái
Báo cáo tàichính
Trang 21+Sổ chi tiết nguyên vật liệu
+Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
+ Sổ quỹ tiền mặt
+Sổ theo dõi thuế GTGT
+Sổ tiền gửi ngân hàng
Cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê và sổ chi tiết vào Nhật
ký chứng từ Khi khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ đối chiếu với
số liệu trên sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan rồi lấy số liệutổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái
Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ và thẻ kế toán chi tiết thì ghi trựctiếp vào thẻ, sổ chi tiết có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ, thẻ chi tiết và căn
cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoảnrồi đối chiếu với Sổ Cái
Cuối quý, năm, số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và Nhật ký chứng từ, Bảng kê
và các Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập Báo cáo tài chính
1.3.3.5 Hệ thống Báo cáo kế toán
Trang 22Công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định
15/2006- QĐ/BTC của bộ trưởng Bộ tài chính ngày 20/03/2006 Các loại báocáo bắt buộc phải lập:
* Bảng cân đối kế toán
* Báo cáo kết quả kinh doanh
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
* Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán: được lập căn cứ vào số dư trên các sổ kế toán tổng
hợp, sổ kế toan chi tiết trên các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và các TKngoài bảng và dựa vào bảng cân đối kế toán của niên độ trước
Báo cáo kết quả kinh doanh: được lập dựa trên báo cáo kết quả kinh
doanh của năm trước và các sổ chi tiết các TK từ loại 5 đến loại 9, sổ chi tiết cácloại thuế phải nộp nhà nước
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo
phương pháp trực tiếp Được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp cáckhoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nội dung thu, chi trên các sổ kế toántổng hợp và chi tiết của Công ty
Thuyết minh báo cáo tài chính: được lập dựa trên báo cáo kết quả kinh
doanh và bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo và dựa trên thuyết minh báo cáotài chính của năm trước
Bộ phận chịu trách nhiệm lập Báo cáo là kế toán trưởng của Công ty Cácbáo cáo kế toán này được lập vào giữa niên độ và cuối niên độ và được trình lênBan Giám đốc Công ty và các cơ quan thuế vào cuối mỗi quý
Ngoài hệ thống báo cáo trên, Công ty còn lập thêm một số báo cáo kháctheo yêu cầu quản lý của ban giám đốc như:
* Báo cáo giá thành sản phẩm
Trang 23* Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh
* Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
* Báo cáo chi tiết với người mua, người bán
* Báo cáo chi tiết TSCĐ, hàng tồn kho, nguồn vốn
Việc lập đúng lập đủ các Báo cáo tài chính là việc vô cùng quan trọng vàcần thiết Vì Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiêncứu, phát hiện tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lýphù hợp Mặt khác, Báo cáo tài chính còn cung cấp thông tin cho các đối tượngbên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và ngườilao động…
Các phần hành kế toán có quan hệ mật thiết với nhau trong việc lập cácBáo cáo nói trên, có tác dụng bổ sung thông tin cho nhau và là cơ sở để đốichiếu, nhằm đưa ra Báo cáo kế toán trung thực và cung cấp thông tin tốt nhất chongười sử dụng Để lập Báo cáo giá thành sản phẩm thì phải kết hợp với các phầnhành kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương, kế toán vật tư để thu thập số liệu choviệc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, để từ đó kế toán trưởng lập Báocáo giá thành sản phẩm …Mặt khác Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợpnhất về tình hình tài sản, Vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tàichính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Do đó, để lập 4 Báo cáotài chính thì cần phải tổng hợp số liệu của tất cả các phần hành kế toán như: kếtoán tiền mặt, tiền lương, TSCĐ, vật tư hàng hoá, chi phí, tiêu thụ và xác địnhkết quả
Trang 24Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
2.1 Nội dung phân loại chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất
Để đáp ứng nhu cầu của công tác tính giá thành thực tế của sản phẩm, chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải được phân loại thành các khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm Về thực chất chi phí NVLTT là chi phí của những loại vật liệu cấu thành thực thể sản phẩm, như đất, than, dầu…
-Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định
-Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên Chi phí sản xuất chung bao gồm 4 loại chi phí: chi phí về nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất Gạch tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải là tương đối phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau Nhưng giữa các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tạo thành một
Trang 25dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu gối đầu cho giai đoạn khác, các công đoạn được thực hiện liên tục
Do tính chất khép kín và hoạt động liên tục của quy trình công nghệ sản xuất, tính đa dạng của các loại sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng sản phẩm cụ thể Sản phẩm hoàn thành là kết quả của quá trình sản xuất khép kín, cuối mỗi công đoạn nửa thành phẩm không bán ra ngoài.Chính vì vậy Công ty chỉ tính giá thành của sản phẩm hoàn thành còn đối tượng tính giá thành là theo từng loại sản phẩm được sản xuất
Để phù hợp với đối tượng kế toán chi phí sản xuất Công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán theo từng phân xưởng Chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp cho từng loại sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng mặt hàng nên thực chất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm được sản xuất
Kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty là tháng Cuối mỗi tháng sau khi tổng hợp hết chi phí, kế toán tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn (phương pháp tính trực tiếp)
Đối tượng tính giá thành tại Công ty là các sản phẩm hoàn thành nhập kho Cụ thể Công ty có 8 sản phẩm chính: Gạch 2 lỗ, Gạch đặc, Gạch quay, Gạch chống nóng, Gạch 6 lỗ, Gạch 4 lỗ, Ngói lợp, Ngói nóc
2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải
2.2.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất:
Trang 26- Nguyên vật liệu chính: là phần cơ bản cấu thành lên sản phẩm, có giá trị lớn Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải là Công ty chuyên sảnxuất các loại vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng nên nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là đất.
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm: dầu diêgn, dầu cám, dầu 90, dầu thuỷ lực,dầu luyn
- Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như than
- Công cụ dụng cụ: là những loại tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để được coi là tài sản cố định như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay…
Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm giá trị
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và công cụ dụng cụ được xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm
Chứng từ sử dụng là phiếu đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho
Phòng kinh doanh tính toán và lập kế hoạch sản xuất, sau đó giao kế hoạchsản xuất cho Quản đốc phân xưởng cùng công nhân sản xuất để sản xuất theo kế hoạch, mục tiêu đề ra Quản đốc phân xưởng xem xét kế hoạch để ghi các danh mục vật tư cần sử dụng về: số lượng, chủng loại Sau đó đưa danh mục lên
phòng kinh doanh và làm giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và giấy đề nghị xuất kho kế toán lập phiếu xuất kho, Thủ kho căn
cứ vào số lượng ghi trên phiếu xuất kho nguyên vật liệu để xuất kho
Để hạch toán ban đầu kế toán sử dụng Phiếu xất kho, hạch toán chi tiết chiphí nguyên vật liệu kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 621, Sổ tổng hợp nhập xuất
Trang 27tồn nguyên vật liệu, Bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm và Sổ cái TK 621.
Biểu 2.1 Phiếu xuất kho
Công ty Cổ phần Đầu Tư
Xây Dựng Tiền Hải
PHIẾU XUẤT KHO MS 02 – VT
Ngày 20 tháng 1 năm 2008
Số 304
- Họ và tên người nhận hàng: Vũ Văn Hải - PX sản xuất Gạch chống nóng
- Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm
- Xuất tại kho: Chị Oanh
STT Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm
chất vật tư
Mã số
Đơn vịtính
Số lượng
Đơn giá (đ/kg)
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Trang 28Cuối tháng, kế toán vật liệu đối chiếu với thủ kho số lượng xuất trong tháng và tiến hành tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền được xác định theo công thức sau:
Giá thực tế NVL = Số lượng NVL * Giá đơn vị bình
X xuất kho X xuất kho quân NVL X
Trong đó:
Giá đơn vị bình = Giá thực tế NVL X tồn đầu tháng + Nhập trong tháng Quân NVL X Số lượng NVL X tồn đầu tháng + Nhập trong tháng
Ví dụ: Tính giá NVL chính : Đất xuất dùng trong tháng
Số liệu tháng 03/2007 như sau:
Số lượng (khối) Số tiền (đ)
Theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá thực tế xuất = 2.000 * 2.250 + 7.000 * 3.000 = 2.833,3 (đ/kg) NVL đất 2.000 + 7.000
Vậy giá thực tế NVL đất = 5.000 * 2.833,3 = 14.166.666,67(đ/kg)
xuất dùng trong tháng
Trang 29Đối với giá thực tế của các loại nguyên vật liệu khác cũng được tính tương
tự Sau khi xác định được giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng,
kế toán căn cứ vào sổ chi tiết cho từng loại vật liệu để lập bảng kê nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu
Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng, căn cứ vào
số liệu trên tiến hành lập bảng kê nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu để ghi vào Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất
Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 tập hợp bên Nợ TK 621 được dùng để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 - Phần tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Sau đó, số liệu tổng cộng của NKCT số 7 này được ghi vào Sổ cái
TK 621 Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu được tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp
hết nhập kho
Trang 30Biểu 2.2 Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
Công ty Cổ phần Đầu Tư và
Xây Dựng Tiền Hải
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Trang 31NGUYÊN VẬT LIỆU CHO TỪNG LOẠi SẢN PHẨM
Biểu 2.4 Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm hàng hoá
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên vật liệu: Đất Trang sổ
Đơn giá Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
Trang 32Số dư đầu kỳ
Biểu 2.5 Sổ chi tiết TK 621
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 621- chi phí NVLTT-SP
Trang 33Số dư đầu năm
Ghi Có các TK
Trang 352.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương là chi phí mà Doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động để
bù đắp phần hao phí sức lao động mà họ bỏ ra Tiền lương của bộ phận sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Hải được thanh toán bằng tiền mặt và áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm và trả lương theothời gian Đối với công nhân trực tiếp sản xuất Công ty tính lương theo lương sản phẩm, và có chấm công Việc áp dụng hình thửc trả lương này vừa bảo đảm quyền lợi của công nhân khiến họ tích cực lao động, vừa có tác dụng tác động đến người lao động làm việc có trách nhiệm, đảm bảo việc sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng liên tục, hoàn thành đúng kế hoạch sản xuất đề ra cả về số lượng và chất lượng sản phẩm
Do đặc điểm của ngành nghề sản xuất và quy trình công nghệ, để sản xuấtđược sản phẩm hoàn chỉnh thì phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận nên tiền lương của công nhân sản xuất được tiến hành chia lương theo sản phẩm tập thể
Lương phải trả = ∑ Số lượng sản phẩm * Đơn giá công đoạn Theo sản phẩm từng loại tiền lương
Chia lương theo sản phẩm tập thể được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất bằng cách căn cứ vào phiếu nghiệm thu sản phẩm và định mức tiền lương tính cho 1000 sản phẩm cuối cùng ở từng công đoạn sản xuất
Công ty trả lương theo hình thức sản phẩm tập thể, theo hình thức này trước hết tính lương cho cả tập thể sau đó chia lương cho từng người trong tập thể bằng cách căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật kết hợp vớibình công chấm điểm
Trang 36Định mức công đoạn là khác nhau tuỳ thuộc vào cách bố trí lao động cũngnhư chế độ phụ cấp cho từng công việc.
Căn cứ vào định mức tiền lương và phiếu nghiệm thu sản phẩm, Kế toán tiến hành tính lương sản phẩm cho cả tập thể ở từng công đoạn sản xuất
Lsptt = ∑ SLi * ĐMi
Trong đó:
Lsptt: lương sản phẩm tập thể
SLi : Số lượng sản phẩm nghiệm thu loại i
ĐMi : Định mức tiền lương sản phẩm loại i
Sau đó căn cứ vào ngày công đi làm thực tế, cấp bậc kỹ thuật, Kế toán tiếnhành chia lương cho từng người trong tập thể
Lương của công Lsptt Số công của Nhân X = * công nhân X
∑ Số công cả tập thể
Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, bên cạnh chi phí tiền lương còn bao gồm chi phí trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định của nhà nước như sau:
Trang 37- Trong tháng anh Minh làm được 27 công.
- Tổng lương phải trả cho tổ nung đốt tháng 1/2008 là 11.157.600 đồng
- Tổng số công trong tháng của tổ nung đốt là 235,5 công
- Đơn giá một ngày công là:
11.157.600 / 235,5 = 47,378 đồng/1 ngày công
- Tiền lương mà anh Minh nhận được là:
47,378 * 27 = 1.279.206 đồng
- Nghỉ việc, ngừng việc hưởng 75% lương: 0 đồng
- Tiền ăn ca: 81.000 đồng
- Tiền phụ cấp trách nhiệm: 0 đồng
- Tổng tiền lương tháng 1/2008 của anh Minh là:
1.279.206 + 81.000 =1.360.000 đồngMức trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định là: