Mục tiêu cụ thể:

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí mimeco (Trang 44 - 48)

Những mục tiêu trên được Công ty thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể trong năm 2010 của Công ty là:

+ Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và được Đại hội đồng cồ đông thông qua;

+ Bảo tồn và phát triển vốn;

+ Đảm bảo thu nhập cho người lao động, phấn đấu đạt 3.500.000 đ/người/tháng. +Phấn đấu chia cổ tức cho các cổ đông (18%/năm);

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco doanh tại Công ty Cổ phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco

2.2.1. Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco

Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, phòng Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị sản xuất lập kế hoạch sản xuất kinh doanh báo cáo Tổng giám đốc xem xét để trình Hội đồng quản trị phê duyệt trong tháng 12. Quy trình xây dựng kế hoạch của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 8: Quy tình soạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco

Bước 1 : Phòng Kế hoạch - Đầu tư căn cứ vào các yếu tố như : Quy hoạch phát triển ngành khai thác khoáng sản của Chính phủ, các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, năng lực của Công ty, nhu cầu của thị trường, khả năng thu hồi vốn … để tiến hành dự thảo kế hoạch. Để xây dựng được một bản kế hoạch khả thi thì việc xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch phải được cọi trọng. Nếu xác định các căn cứ chính xác thì việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch mới đảm bảo tính phù hợp và khả thi.

Bước 2 : Thu thập ý kiến – hiệu chỉnh kế hoạch

Phòng Kế hoạch – Đầu tư tiến hành tổng hợp, phân tích các căn cứ để soạn lập kế hoạch tuy nhiên để đảm bảo cho bản kế hoạch được thực hiện hiệu quả không thể thiếu các ý kiến đóng góp, tham gia của các phòng ban, các đơn vị trong công ty. Do vậy sau khi phòng Kế hoạch – Đầu tư lập dự thảo kế hoạch cần phải gửi dự thảo để

Bước 1 Dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể

Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Thu thập, tổng hợp thông tin từ các phòng ban trong Công ty, hiệu chỉnh kế hoạch

Lãnh đạo công ty bổ sung hoàn thành bản kế hoạch

Phê duyệt

Triển khai thực hiện, kiểm tra thực hiện

Kê hoạch điều chỉnh Phòng kế

hoạch - Đầu tư

Các phòng ban trong Công ty

Phòng kế hoạch - Đầu tư

Hội đồng quản trị

Phòng Kế hoạch- Đầu tư phối hợp với các đơn vị

các đơn vị góp ý kiến. Đây là giai đoạn bản kế hoạch được gửi cho các phòng ban trong Công ty nhằm thu thập thêm các ý kiến đóng góp của các bộ phận. Các ý kiến này sẽ được phòng Kế hoạch – Đầu tư thu thập, tiếp nhận và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp. Sau giai đoạn thu thập góp ý từ các bộ phận, phòng Kế hoạch – Đầu tư cùng các phòng ban khác như phòng Tài chính – Kế toán, phòng Tổ chức hành chính, v.v… sẽ tiến hành hiệu chỉnh bản kế hoạch.

Bước 3 : Báo cáo lãnh đạo Công ty

Sau khi đã có sự tham gia của các phòng ban, các đơn vị kết hợp cùng phòng Kế hoạch – Đầu tư hiệu chỉnh bản kế hoạch. Phòng Kế hoạch – Đầu tư sẽ cử đại diện trình bày chi tiết kế hoạch dự kiến xây dựng (Chỉ tiêu, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, khối lượng dự kiến của năm kế hoạch) trước lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty sẽ xem xét và cho ý kiến về bản kế hoạch. Nếu có sự chỉnh sửa nào, lãnh đạo sẽ chỉ đạo bổ sung bản kế hoạch SXKD cho phù hợp với mục tiêu cũng như năng lực của Công ty. Đây là giai đoạn điều chỉnh cuối cùng trước khi trình Hội đồng quản trị (HĐQT) phê duyệt.

Bước 4 : Trình HĐQT phê duyệt

Bản kế hoạch sẽ được trình lên HĐQT xem xét, phê duyệt. Phòng Kế hoạch – Đầu tư sẽ cử đại diện trình bày trước HĐQT những nội dung cụ thể trong kế hoạch cũng như ý nghĩa của những chỉ tiêu. Đại diện phòng Kế hoạch – Đầu tư có trách nhiệm giải thích rõ ràng cho các cổ đông tình hình mục tiêu năm tới cũng như những câu hỏi mà cổ đông đặt ra. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì các cổ đông là những người góp vốn cho Công ty, do đó họ có quyền được biết chính xác những gì mà công ty định làm, và mục tiêu của Công ty trong năm tới là gì. Việc trình bày trước các cổ đông bản kế hoạch sẽ góp phần tăng thêm lòng tin của các cổ đông vào Công ty, qua đó tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục phát triển bền vững.

Bước 5 : Triển khai tới các đơn vị sản xuất

Sau khi bản kế hoạch năm đã được HĐQT phê duyệt, trên cơ sở đó các đơn vị sản xuất lập kế hoạch quý, tháng giao cho phòng Kế hoạch – Đầu tư xem xét và tổng hợp trình Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó Tổng giám đốc mới căn cứ vào bản

kế hoạch đã được phê duyệt tiến hành giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên thực hiện. Các đơn vị này căn cứ vào bản kế hoạch được giao để tiến hành sản xuất.

Bản kế hoạch giao cho các đơn vị sản xuất chỉ gồm các chỉ tiêu tổng quát về hạng mục và doanh thu còn các chỉ tiêu cụ thể sẽ do các đơn vị tự xây dựng. Công ty chỉ quản lý về kết quả còn hoạt động cụ thể các đơn vị tự tính toán và tiến hành nhằm đạt mục tiêu công ty đề ra.

Đối với các đơn vị thành viên khác Công ty phê duyệt kế hoạch năm cho các đơn vị này. Trong quá trình thực hiện, hàng tháng các đơn vị, phòng ban phải tổng hợp, báo cáo cho phòng Kế hoạch – Đầu tư để tiếp tục lập kế hoạch cụ thể cho tháng, quý tiếp theo.

Phòng Kế hoạch – Đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch được giao, đồng thời phòng Kế hoạch – Đầu tư tiến hành thống kê, tổng hợp số liệu phục vụ cho công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, quản trị Công ty.

Bước 6 : Điều chỉnh kế hoạch, trình bày HĐQT phê duyệt

Đến cuối năm, do những diễn biến của thị trường hoặc một số những nhân tố

khác thay đổi, các chỉ tiêu kế hoạch ban đầu có thể thay đổi. Lúc này, phòng Kế

hoạch – Đầu tư lại có nhiệm vụ tiến hành tổng hợp thông tin điều chỉnh bản kế hoạch. Công tác này phải hoàn thành trước tháng 10 cùng năm.

Nhìn chung quy trình kế hoạch ở công ty đã đảm bảo các khâu cơ bản so với quy trình trong lý thuyết. Hoạt động điều chỉnh kế hoạch có diễn ra nhưng chỉ là điều chỉnh về chỉ tiêu mà không có sự điều chỉnh về tổ chức, phân công nhiệm vụ. Khi có sự thay đổi từ phía thị trường, Công ty chỉ thay đổi về mặt chỉ tiêu kế hoạch sao cho giá trị thực hiện không vượt quá xa so với giá trị ước tính. Đây có thể coi là một hạn chế trong quy trình lập kế hoạch ở công ty.

Ngoài ra quy trình lập kế hoạch ở Công ty chưa thấy có khâu phân tích chiến lược. Thông qua phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài để từ đó rút ra phương án hành động phù hợp với mục tiêu cao nhất.

2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco năm 2009 phần khoáng sản và Cơ khí Mimeco năm 2009

Năm 2009 là một năm hoạt động khá hiệu quả của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco, công ty đã thu được nhiều kết quả khả quản so với năm trước và đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm thực tế. Sau đây là Bảng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009.

Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí Mimeco năm 2009

TT CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN NĂM 2008 KẾ HOẠCH NĂM 2009 THỰC HIỆN NĂM 2009 TỈ LỆ (%) A B C 1 2 3 4=3/1 5=3/2 I Giá trị TSL( giá CĐ 94) Tr.đ 16.169,1 22.960,0 19.489,6 120,5 84,9 II Tổng doanh thu Tr.đ 44.481,0 53.806,2 49.677,6 111,7 92,3 1 Doanh thu từ hoạt động SXKD Tr.đ 38,351,4 47.806,2 40.729,0 106,2 85,2 2 Doanh thu từ Thương mại Tr.đ 5.337,7 6.000,0 7.681,8 143,9 128,0

3 Thu nhập khác Tr.đ 791,9 1.266,9 160

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí mimeco (Trang 44 - 48)