Đề cương bài giảng Lịch sử triết học

129 451 3
Đề cương bài giảng Lịch sử triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương bài giảng Lịch sử triết học làm rõ những vấn đề lý luận chung về triết học, lịch sử triêt học, làm cở co việc nghiên cứu và đánh giá các đường loous triết học trong lịch sửịch sử triết học Đề cương bài giảng Lịch sử triết học Đề cương bài giảng Lịch sử triết học

1 đại học thái nguyên Trờng đại học s phạm Đồng Văn Quân lịch sử triết học đề cơng bài giảng (Dùng cho chuyên ngành giáo dục chính trị) Thái Nguyên 2010 2 CHƯƠNG I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về triết học, lịch sử triết học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá các đường lối triết học trong lịch sử. Thời lượng: 2 tiết lý thuyết I. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái niệm triết học Triết học ra đời cách đây trên hai nghìn năm trăm năm ở một số trung tâm lớn như Hy Lạp - La Mã Cổ đại, Ấn Độ Cổ đại, Trung Quốc Cổ đại (từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ V trước công nguyên) Theo tiếng Hy Lạp cổ, từ triế t học (philosophia) nghĩa là yêu mến sự thông thái; trong tiếng Trung Quốc từ Triết có nghĩa là lý trí; trong tiếng Phạn cổ từ triết học (darshana) có nghĩa là chiêm ngưỡng, suy ngẫm để đi đến lẽ phải. Như vậy với tính cách là một hình thái ý thức xã hội triết học phải bao gồm hai yếu tố cơ bản là yếu tố nhận thức và yếu tố nhận định. Khái quát lại có thể định ngh ĩa về triết học như sau: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời từ nhu cầu của thực tiễn và để phục vụ cho nhu cầu sống của con người. Sự ra đời của triết học bắt nguồn từ hai nguồ n gốc là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. - Nguồn gốc nhận thức là sự hình thành, phát triển của năng lực tư duy trừu tượng khái quát của con người. 3 - Nguồn gốc xã hội của nó là sự phát triển của phân công lao động xã hội thành lao động chân tay và lao động trí óc trong xã hội có giai cấp. Cho nên ngay từ khi mới ra đời triết học đã mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của một giai cấp nhất định 2. Đối tượng của triết học Đối tượng của triết học được hình thành, biến đổi dần dần qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Dướ i thời Cổ đại, với nền triết học tự nhiên ở phương Tây, triết học bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được: toán học, vật lý học, thiên văn học, siêu hình học nên chưa có sự phân biệt đối tượng của triết học với đối tượng của khoa học. Đây là cơ sở hình thành nên quan niệm coi triết học là “khoa học của mọi khoa học”. Dưới thời Trung cổ, do sự thống trị của tôn giáo, triết học tự nhiên được thay thế bằng triết học Kinh viện nên nó phát triển một cách chậm chạp. Thực chất đây là giai đoạn phủ định nền văn minh cổ đại. Đối tượng của triết học Kinh viện chỉ là các vấn đề tự biện như niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục; chúng xa rời với cu ộc sống. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học dưới thời Phục hưng- Cận đại làm xuất hiện một loạt các khoa học chuyên ngành, cụ thể: toán học, vật lý học, sinh học Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Chủ nghĩa duy vật siêu hình dựa trên nền tảng tri thức học đã giải quyết tốt các vấ n đề về tự nhiên nhưng lại không giải quyết được các vấn đề xã hội. Hệ thống triết học duy tâm của Hê ghen là hệ thống triết học cuối cùng có tham vọng đứng trên các khoa học với tính cách là “khoa học của các khoa học”. Sau khi hệ thống này bị phá sản đã có những quan niệm cho rằng “triết học đã chết” hay triết học chỉ nghiên cứu vấn đề phương pháp. 4 Với sự ra đời của triết học Mác, đối tượng của triết học lần đầu tiên trong lịch sử được xác lập một cách đúng đắn. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo lập trường duy vật triệt để, nghiên cứu những quy luật chung nhất củ tự nhiên, xã hội và tư duy. II. TÍNH QUY LU ẬT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC Qua trình hình thành, phát triển của triết học trong lịch sử luôn có những tính quy luật chung như: Nó gắn với những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định (cơ sở kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các lực lượng xã hội…); nó gắn với sự phát triển của khoa học cụ thể; nó gắn với cuộ c đấu tranh giữa các đường lối triết học (duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, khả tri và bất khả tri luận…). - Trước hết, sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, gắn với các cuộc đấu tranh giai cấp nhất định. Các trường phái triết học trong lịch sử luôn là nền tảng thế giới quan của các giai cấ p, tầng lớp xã hội nhất định. Cghủ nghĩa duy vật là đại diện tư tưởng cho những lực lượng tiến bộ, còn chủ nghĩa dyt tâm đại biểu cho những lực lượng phản động (VD cụ thể). - Sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội. Ăngghen đã khẳng định: Mỗi khi khoa họ c tự nhiên phát triển nó đều đòi hỏi chủ nghĩa duy vật phải có sự thay đổi hình thức tồn tại của mình. Triết học phải dựa trên cơ sở khái quát các tri thức khoa học cụ thể. Khoa học luôn là một trong những tiền đề của triết học. 5 - Lịch sử triết học là lịch sử hình thành và đấu tranh qua lại giữa các đường lối, trường phái triết học như: duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, khả tri và bất khả tri luận, duy cảm và duy lí… Các trường phái triết học không chỉ phủ định, bài trừ nhau mà chúng còn kế thừa lẫn nhau. Cuộc đấu tranh xuyên suốt lịch sử triết học là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. III. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC, CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC 1. Vấn đề cơ bản của triết học Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Giải quyết vấn đề cơ bản vừa là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác, vừa là tiêu chuẩn để phân định lập trường, thế giới quan của các nhà triết học và các học thuyết của họ. Vấn đề cơ bản của triết học có hại mặt: - Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào sinh ra cái nào; cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Tu ỳ thuộc vào cách trả lời cho những câu hỏi trên mà các nhà triết học được phân ra thành những trường phái, những đường nlối khác nhau. 2. Các trường phái triết học a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. - Chủ nghĩa duy vật: Trường phái này cho rằng vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất sinh ra ý thức; vật chất quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: Ch ủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 6 + Chủ nghĩa duy vật chất phác tồn tại trong nền triết học cổ đại; còn mang tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng CNDVCD cơ bản là đúng đắn vì nó đã lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên, không viện đến thần linh hay thượng đế. + Chủ nghĩa duy vật siêu hình từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 là đỉnh cao của chủ nghĩa duy vậ t trước Mác. Nó đã góp phần quan trọng vào việc chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi phương pháp tư duy siêu hình nên duy vật chưa triệt để, duy vật về tự nhiên nhưng lại duy tâm về xã hội. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác và Ăngghen sáng lập và phát triển. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa duy vật triệt để. - Chủ nghĩa duy tâm: trường phái này cho rằng ý thức, tinh thần mới là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm tồn tại dưới hai hình thức là chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. + Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có tồn tại một lực lượng tinh thần khách quan có trước giới tự nhiên, là nguyên nhân sinh ra giới tự nhiên và chi phối toàn bộ thế giới (linh hồn thế giới, ý niệm tối cao, ý niệm tuyệt đối ). + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng chính cảm giác cá nhân của mỗi người đã sinh ra thế giới hiện thực xung quanh, do đó thế giới không tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào cảm giác của mỗi người. - Nhị nguyên luận là một trường phái triết học không cơ bản, một đường lối trung gian. Trường phái này cho rằng thế giới bắt nguồn từ hai nguồn gốc khác nhau là nguồn gốc vật ch ất và nguồn gốc tinh thần cho nên vật chất và ý thức – không cái nào có trước có sau, không cái nào sinh ra cái nào, không cái nào quyết định cái nào. 7 b. Thuyết có thể biết và thuyết không thể biết - Thuyết có thể biết (khả tri luận) là một đường lối cơ bản trong nhận thức luận. Theo thuyết này thì thế giới là có thể nhận thức, con người có thể biết được bản chất của thế giới. Đa số các nhà duy vật đi theo đường lối này, ngoài ra còn có nhiều nhà duy tâm cũng có quan điểm khả tri. - Thuyết không thể biế t (bất khả tri luận), ngược lại cho rằng con người không có khả năng nhận thức bản chất của thế giới, mọi tri thức đều là chủ quan do con người tự tạo ra không có liên quan gì đến thế giới. IV. SIÊU HÌNH VÀ BIỆN CHỨNG 1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và ph pháp biện chứng a.Phương pháp siêu hình Phương pháp siêu hình là phương pháp: + Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khoie các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. + Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có thừa nhận sự biến đổi thì chỉ nhìn nh ận là sự biến đổi về số lượng coi nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở ngoài đối tượng. + Xem xét các sự vật ở trạng thái phi mâu thuẫn b. Phương pháp biện chứng Phương pháp biện chứng là phương pháp: + Nhận thức đối tượng ở trong các mối liện hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. + Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biế n đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Nhìn nhận phát triển là quá trình thay đổi về chất của các sự vật hiện tượng và nguồn gốc của sự thay đổi ấy là các mâu thuẫn nội tại của chúng. 8 + Coi thế giới là sự thống nhất của các mặt đối lập. 2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Phép biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển thể hiện dưới ba hình thức lịch sử là phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật - Phép biện chứng tự phát tồn tại trong nền triết học cổ đại. Các nhà biện ch ứng thời kỳ này đã thữa nhận rằng các sự vật hiện tượng trong thế giới không ngừng sinh thành biến hoá vô tận. Đây là kết quả quan sát trực tiếp nên còn thể hiện tính trực quan ngây thơ. - Phép biện chứng duy tâm do Hêghen xây dựng một cách tự giác, có hệ thống nhưng trên nền tảng của chủ nghĩa duy tâm cho nên còn mang tính thần bí khó hiểu và chưa triệt để. Mác gọi đây là phép biện chứng “ lộn đầu xuống đất” - Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế thừa phép biện chứng của Hêghen, tẩy rửa nó khỏi chủ nghĩa duy tâm, đặt cho nó “ đứng bằng chân”. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của phương pháp biện chứng - phép biện chứng triệt để. V. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Vai trò của triết học được thể hiện bằng chức năng của nó. Triết học có nhiều chức năng khác nhau như chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục Nhưng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. 1.Chức năng thế giới quan củ a triết học Những vấn đề mà triết học đặt ra và tìm cách giải quyết trước hết là vấn đề thế giới quan. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con 9 người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp làm hình thành thế giới quan nhưng tri thức chỉ gia nhập thế giới quan khi nó biến thành niềm tin. Thế giới quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời số ng con người. Nó là một “thấu kính” mà qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh và bản thân mình; là cơ sở cho các hành vi của con người trong xã hội; là nguyên tắc cho các hoạt động của con người; là định hướng cho quá trình hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cá nhân. Trong quá trình phát triển lịch sử của mình thế giới quan đã lần lượt trải qua ba hình thức là thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. - Thế giới quan huy ền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của con người nguyên thuỷ mà ở đó có sự đan bện giữa các yếu tố trí tuệ và tình cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và hư ảo, cái thần và cái người không thể phân định. - Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ đạo; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái hư ảo lấn át cái thực như Téc tu liêng đã từng tuyên bố: "Tôi tin vì điề u đó là vô lý”. - Thế giới quan triết học là trình độ tự giác và cao nhất của thế giới quan mà trong đó triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là lý luận về thế giới quan. Triết học có nhiệm vụ đưa ra một quan niệm chỉnh thể về thế giới cho nên nó có vị trí là cơ sở lý luận cho các khoa học và định hướng cho sự hình thành thế giới quan cá nhân của mỗi ngườ i và mỗi cộng đồng. Chức năng thế giới quan của triết học được thể hiện ở chỗ: là hạt nhân lý luận của thế giới quan nên nó làm cho thế giới quan phát triển một cách tự 10 giác trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và các tri thức do các khoa học đưa lại. 2.Chức năng phương pháp luận của triết học Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Có ba loại phương pháp luận là phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất. Tri ết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác lập phương pháp, là lý luận về phương pháp. 3. Vai trò của triết học đối với khoa học cụ thể Triết học bắt nguồn từ các khoa học cụ thể, là kết quả khái quát từ những tri thức khoa học c ụ thể. Ngượpc lại chính triết học lại trở thành cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận cho các khoa học cụ thể phát triển. NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 1. Vấn đề cơ bản của triết học và các đường lối triết học? 2. Sự đối lập giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình? [...]... tri thức khoa học cũng hình thành và phát triển mạnh như: Thiên văn học, Hoá học, Toán học, Y học 2 Đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại - Triết học Trung Quốc cổ, trung đại có tính nhân văn sâu sắc, chủ yếu xoay quanh các vấn đề về con người, đạo đức, ít quan tâm đến các vấn đề về tự nhiên - Triết học gắn liền với các vấn đề chính trị, cho nên mồi trường phái triết học thực chất là một học thuyết chính... CHƯƠNG II LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học và nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại Thời lượng: 8 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận I HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1 Hoàn cảnh ra đời của triết học ấn Độ Cổ... tục nhau, làm hình thành nhiều phạm trù triết học – tôn giáo có tính đặc trưng như bản thể không, nhân quả, giải thoát… Triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và tìm cách giải quyết nhiều vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận, tâm lý, đạo đức, tâm linh… Cho nên nền triết học này có nhiều đóng gớp quan trọng về các vấn đề tâm lý học, logic học, triết lý nhân sinh… Triết học Ấn Độ cổ đại đã lan truyền và có... thiện nhân cách, học để làm việc Ông chủ trương “hữu giáo vô loại”, giáo dục không phân biệt đẳng cấp, bất cứ ai, hễ là loại trung nhân đều có thể dạy cho Quy trình dạy học là “tiên học lễ, hậu học văn” Học văn là học lục nghệ: thi, thư, xạ, ngự, dịch, nhạc * Tư tưởng đạo đức - nhân sinh: - Vấn đề con người: Triết học của Khổng Tử là nền triết ọc nhân bản, chủ yếu xoay xung quanh các vấn đề về con người,... về xu hướng tư tưởng của các trường phái triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại? 3 Đạo Phật và nội dung tư tưởng cơ bản của Đạo Phật? 21 CHƯƠNG III TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học và nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – chính trị Trung Quốc cổ, trung đại... cổ đại có nền văn hoá, khoa học phát triển tương đối rực rỡ, với nhiều giá trị để lại cho đời sau như: toán học, y học, kiến trúc, tâm lý học, triết học Văn hoá Ấn Độ cổ, trung được chia thành ba thời kỳ: Văn minh Sông Ấn (TK XXV Tr.CN - TK XV Tr.CN), văn minh Vêda ( TK XV Tr.CN TK VII Tr.CN), văn minh Hậu Vêda (từ TK VII Tr.CN) 2 Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại Triết học Ấn Độ cổ đại hình thành... Bharata, chỉ vì tranh giành đất đại mà chem giết lẫn nhau Câu chuyện phản ánh quá trình hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ cổ đại Trong sử thi có lồng ghép những sự tích thần linh, ẩn dụ triết học, phương châm sử thế…trong đó có phần lắp ghép triết học quan trọng nhất là Bhagavad-Gita (Chí tôn ca) Đây là lời khuyên của người đánh xe Krishna, hiện thân của thần Vishnu, mach bảo cho dũng sĩ Arjuna... Ngày nay đạo Phật là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng trăm triệu tín đồ IV KẾT LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI Ấn Độ cổ đại là một trong những nền văn minh sớm của nhân loại Triết học Ấn Độ cổ đại có truyền thống phát triển lâu đời với rất nhiều trường phái triết học tôn giáo Thông qua những trường phái này diễn ra cuộc đấu tranh giữa các xu hướng như duy vật và duy tâm,... chính thống phủ nhận quyền uy của kinh Vêda: Lôkayata, Jaina, Đạo phật - Đặc điểm chung của triết học ấn Độ cổ, trung đại là: + Sự đan xen giữa triết học và tôn giáo + Sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm 13 + sự kế tục lần nhau giữa các học phái và sự kế tục các tư tưởng của Vêda trong các học phái khác nhau + Quan niệm về bản thể có tính trừu tượng cao, đặc biệt là về cái “không”... tâm đến các vấn đề tự nhiên Ông đưa ra rất nhiều phạm trù đạo đức quan trọng như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, cung, khoan, mẫn, huệ, trung, hiếu… Ông cho rằng năng lực nhận 26 thức của con người là thiên bẩm, sinh ra đã có sự phân định sẵn: có thượng trí, có trung nhân, có hạ ngu Ông rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người Ông cho rằng việc học có ba mục đích: Học để hiểu biết, học để hoàn thiện

Ngày đăng: 30/01/2015, 10:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan