1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim

71 2,5K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Kim loại cơ bản ( đồng, kẽm, chì, nickel ) là nguyên liệu quan trọng phục

vụ cho ngành công nghiệp của Việt Nam Nguồn nguyên liệu quan trọng nàyphần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam Đặc tính thị trường kimloại cơ bản là qui cách, chất lượng sản phẩm, giá cả giao dịch phụ thuộc hoàntoàn vào thị trường kim loại thế giới, đại diện là sàn giao dịch kim loại London –LME, sàn giao dịch chuẩn của ngành kim loại cơ bản trên thế giới

Giá kim loại trên thị trường kim loại thế giới trong những năm gần đâybiến động mạnh Sau giai đoạn giá kim loại bùng nổ trong những năm 2005 -

2006, nay là giai đoạn suy giảm nghiêm trọng Đến cuối quý 3 năm 2008, giámột số kim loại cơ bản như kẽm, nickel đã mất từ 50% đến 70% giá trị so vớimức giá kỷ lục đạt được vào 2006 và nửa đầu 2007 Một trong những yếu tố tácđộng đến giá kim loại thế giới là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra

và sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới

Sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro ngày càng được ápdụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tiền

tệ, kim loại, đến nông sản v.v

Đối với thị trường kim loại cơ bản, phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giaosau (futures contract) được nhiều nhà sản xuất, kinh doanh lựa chọn Phươngthức này giúp các nhà sản xuất, kinh doanh hạn chế hoặc loại trừ rủi ro về giátrong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó ổn định được lợi nhuận mục tiêu

Hoạt động chính trong ngành kim loại cơ bản, Công ty Gia Kim đang đốimặt với không ít những khó khăn do những rủi ro từ giá kim loại biến độngkhông như dự kiến Để giảm thiểu rủi ro này, ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừarủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau (futures contract) qua sàn LME là mộtnhu cầu rất cấp thiết đối với công ty Gia Kim

Trang 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

 Nghiên cứu tính năng phòng ngừa rủi ro về giá của hợp đồng giao sau, đặcbiệt của hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London-LME

 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến độnggiá của mặt hàng kim loại tại công ty Gia Kim

 Đề xuất những phương án phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồnggiao sau (futures contract) qua sàn giao dịch kim loại London – LME để hạn chếrủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty Gia Kim

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Số liệu thống kê dùng cho mục đích phân tích bao gồm:

- Nguồn số liệu kinh doanh thực tế tại công ty Gia Kim,

- Số liệu tổng hợp, biểu đồ phân tích về giá cả kim loại thế giới trongnhững năm qua từ nguồn Reuters, Bloomberg

 Phương pháp thống kê, phân tích mô tả

Trang 3

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng sau giao và phòng ngừa rủi ro Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến độnggiá của mặt hàng kim loại cơ bản tại công ty Gia Kim

Chương 3: Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau qua sàn kim loại London- LME để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bản của Công ty Gia Kim

Kiến nghị

Kết luận

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU

VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING)

1.1 GIỚI THIỆU VỀ SÀN GIAO DỊCH KIM LOẠI LONDON (LONDON METAL EXCHANG – LME)

Sàn giao dịch kim loại London (London Metal exchange -LME), được thành lập

từ 1877, là sàn giao dịch kim loại màu lớn nhất thế giới với 90% thị phần giaodịch kim loại toàn cầu Doanh số của LME tăng 9% trong năm 2007 đạt kỷ lục 93

triệu lô, tương đương 9.500 tỷ USD năm và từ 35-45 tỷ USD ngày (theo số liệu

được công bố trên website của LME www.lme.com)

LME đưa ra hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn cho 6 kim loại cơ bản:nhôm, đồng, nickel, thiếc, chì, kẽm và 2 hợp đồng nhôm hợp kim, cũng nhưchứng chỉ của những kim loại này [Phụ lục 1]

Người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất sử dụng giá chính thức của LME để địnhgiá cho các hợp đồng mua bán hàng thực tế của họ

• Mục đích thành lập LME:

 Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kim loại ở mức cao

 Phòng ngừa rủi ro về giá (hedging)

 Do đó cần một thị trường giao dịch chính thức để:

 Cố định thời gian giao dịch

 Hợp đồng chuẩn

 Cung cấp giá và các thông tin tham chiếu cho thị trường

• Phương thức giao dịch của sàn LME:

- Đấu thầu trực tiếp- Ring trading

- Giao dịch giữa các thành viên qua điện thoại- Inter Office trading

- Giao dịch điện tử - LME select

Trang 5

• Thời gian giao dịch (Theo giờ London)

1.2 HỢP ĐỒNG GIAO SAU (FUTURES CONTRACT)

1.2.1 Định nghĩa hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau là một hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa với một ngày cụ thểtrong tương lai với mức giá được thỏa thuận hôm nay Các hợp đồng này đượctiêu chuẩn hóa, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnhtheo thị trường hàng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chỉ trả cho bêncòn lại [7, trang 33 và 109]

Các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa: sàn giao dịch qui định cụ thể nội dung hợpđồng được giao dịch Hợp đồng qui định chi tiết về quy mô hợp đồng, đơn vịtính, giao động giá tối thiểu, cấp độ và giờ giao dịch, điều kiện giao hàng và giớihạn giá hằng ngày

Mỗi sàn giao dịch giao sau đều phát hành những hợp đồng giao sau (futurescontract) theo qui định riêng của mình

Hợp đồng giao sau (futures contract) của sàn giao dịch LME:

Không giống các sàn giao dịch hàng hoá khác, LME thường giao dịchtheo các ngày xác định, hợp đồng giao sau đáo hạn 3 tháng (futures contract – 3months) được giao dịch hàng ngày Ngày đáo hạn (prompt date) liên tục hàngngày là điểm khác biệt quan trọng giữa LME và các sở giao dịch kỳ hạn khác Giao dịch giao sau 3 tháng diễn ra hàng ngày, giao dịch kỳ hạn giao dịchhàng tuần, kế đến giao dịch hàng tháng cho các hợp đồng giao sau 15,27,63tháng

Trang 6

Giao dịch được tiến hành theo lô (lot) chứ không theo tấn, mỗi lô Nhôm,đồng, chì, kẽm là 25 tấn, Nickel là 6 tấn, thiếc 5 tấn, hợp kim nhôm vàNASAAC: 20 tấn, PP và LL là 24.75 tấn

Hợp đồng chuẩn của tất cả các kim loại được giao dịch trên sàn LMEđều có qui định rõ về đặc điểm tính chất của kim loại như hình dáng, trọnglượng, cách đóng gói, bao bì Khi tiến hành giao dịch, người giao dịch thườngquan tâm nhiều nhất đến tiêu chuẩn về chất lượng và hình dáng kim loại

Các sàn giao dịch kim loại: LME, COMEX, TOKYO, CHICAGO BOARDSàn giao dịch yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường thực hiện ký quỹ.Nếu hợp đồng giao sau tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này đượccộng vào tài khoản ký quỹ và ngược lại nếu giảm giá trị, khoản lỗ sẽ được trừ ra.Nếu tài khoản ký quỹ giảm dưới một mức tối thiểu sẽ bị yêu cầu ký quỹ bổ sung.Điều chỉnh theo thị trường hàng ngày: Thay vì giao nhận giá trị hợp đồng thôngqua việc thanh toán đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị của cáchợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng được giao dịch Vì thếhợp đồng giao sau có tính chất tiền mặt, hoặc điều chỉnh theo thị trường hàngngày

Các khoản lãi và thua lỗ trên thị trường giao sau phản chiếu tương tự những gìxảy ra trên thị trường giao ngay Bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trên thịtrường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu được rủi ro về giá Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thịtrường giao sau và ngược lại

1.2.2 Vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau

1.2.2.1 Vị thế mua

Định nghĩa: vị thế mua dùng để chỉ trạng thái nắm giữ hợp đồng mua giao sau

của người tham gia thị trường giao sau Quá trình mua giao sau được gọi là thực

hiện vị thế mua [7, trang 463]

Trang 7

Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giao sau

Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếuhợp đồng này được bán với giá cao hơn

1.2.2.2 Vị thế bán

Định nghĩa: vị thế bán dùng để chỉ trạng thái nắm giữ hợp đồng bán giao sau

của người tham gia thị trường giao sau Quá trình bán giao sau được gọi là thực

Mua Bán

Thời gian

Trang 8

Hình 1.2 mô tả việc nhà giao dịch bán hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếuhợp đồng này được mua lại với giá thấp hơn

1.2.3 Basic

Định nghĩa: Basic thường được định nghĩa là mức chênh lệch của giá giao ngay

trừ đi giá giao sau [7, trang 470]

Ví dụ: Vào 16/07/2008, giá kẽm 3 tháng (giá kẽm giao sau 3 tháng) LME là

1812 USD/ tấn, giá giao ngay là 1775 USD/ tấn Basic ngày 16/07/2008 là -37 USD/ tấn

Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những ngườiphòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thịtrường giao ngay Giá hàng hóa trên thị trường giao ngay và thị trường giao sauchuyển động cùng chiều do đó nếu người phòng ngừa rủi ro trên thị trường giaosau thực hiện một vị thế trái ngược với vị thế đang nắm giữ trên thị trường giaongay thì khi giá trên thị trường giao ngay bất lợi cho người phòng ngừa, giá trênthị trường giao sau sẽ thuận lợi và bù đắp cho khoản thiệt hại trên thị trường giaongay

Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau được đo lường bằng basic Basic thường không phải là một hằng số bất biến Người giao dịch rất cần mộtbasic tương đối ổn định hoặc là có thể dự đoán được để đoán chắc rằng lợi nhuận(hoặc thua lỗ) trên thị trường giao sau và thị trường giao ngay có thể bù đắp lẫnnhau được

Ví dụ: basic kẽm ngày 16/07/2008 là -37USD/ tấn nhưng basic ngày 21/07/2008, basic kẽm là - 24USD/ tấn (1845 USD – 1869 USD= -24 USD)

1.2.4 Đóng vị thế một hợp đồng giao sau.

Nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua quá trìnhgiao hàng hoặc là thông qua bù trừ Trong trường hợp thanh tóan bù trừ người

Trang 9

nắm giữ hợp đồng giao sau sẽ thực hiện một vị thế bằng nhau nhưng trái ngượcvới vị thế giao sau hiện tại

Đối với hợp đồng giao sau qua sàn LME, cần lưu ý đến ngày đáo hạn hợp đồng

Để đóng một hợp đồng giao sau bằng một hợp đồng giao sau khác trái ngược thìhai ngày đáo hạn phải trùng nhau, do đó còn phải thực hiện một lệnh đóng trạngthái (net-off) để chuyển ngày đáo hạn của hai vị thế về trùng nhau Tùy từngtrường hợp net-off sẽ phát sinh chi phí hoặc sinh thêm lợi nhuận

 Thị trường tiến (contango), phòng ngừa vị thế mua, net-off phát sinh chi phí

 Thị trường tiến (contango), phòng ngừa vị thế bán, net-off sinh lợi nhuận

 Thị trường lùi (backwardation), phòng ngừa vị thế mua, net-off sinh lợi nhuận

 Thị trường lùi (backwardation), phòng ngừa vị thế bán, net-off sinh chi phí

1.2.5 Cơ chế của phòng ngừa rủi ro về giá

Phòng ngừa thông qua hợp đồng giao sau cho phép các nhà sản xuất thiết lậpmột mức giá cố định Do bản chất bù trừ của hợp đồng giao sau và hợp đồnggiao ngay nên bất kỳ khoản lỗ (hoặc lãi) nào trong một thị trường này sẽ được bùtrừ bằng một khoản lãi (hoặc lỗ) trong thị trường khác Vấn đề quan trọng vàcũng là kết quả cuối cùng của việc tham gia vào hợp đồng giao sau là nhà sảnxuất sẽ có khả năng chốt lại mức giá cố định cho mình và hiệu ứng cuối cùng đốivới nhà sản xuất là như thế nào sẽ phụ thuộc vào basic Khi basic không thay đổithì nhà sản xuất hiệu quả đạt được là bù đắp 100% rủi ro nhưng nếu basic tănghoặc giảm thì tùy vào vị thế đang nắm giữ mà hiệu quả có thể thấp hoặc cao hơnmong đợi

Hợp đồng giao sau là một trong bốn công cụ phái sinh được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro: hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng giao sau (futures), hợp đồng quyền chọn (options), hợp đồng hoán đổi (swap)

Mỗi công cụ thích nghi với 1 loại thị trường

Trang 10

Đối với giao dịch kim loại cơ bản, LME giới thiệu sử dụng hợp đồng giao sautrên sàn LME kết hợp với kế hoạch mua bán hàng thực tế là một công cụ hữuhiệu để phòng ngừa rủi ro về giá

1.2.6 Đặc tính của hợp đồng giao sau

Quản lý rủi ro biến động giá: khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho phép

những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn

Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch Giá được hình thành thông

qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là một biểu hiện cụ thể của cơ chếgiá được hình thành do các tác động của lực cung và cầu

Tính thanh khoản: đây là chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp đồng giao

sau Tất cả những thành viên tham gia thị trường đều kỳ vọng các biến động giá

cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo được Số lượng các giao dịch càng lớn nhưngkhông gây tác động đến giá thì thị trường càng được gọi là “có tính thanh khoản”

Tính hiệu quả: thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham gia

giao dịch với khối lượng lớn hay với khối lượng giao dịch tương đối thấp

Tổng lợi nhuận bằng zero: Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng 0,

bất cứ khoản lợi nhuận nào của người này là khoản lỗ của người khác trong thịtrường Đối với những người phòng ngừa rủi ro, lợi nhuận hoặc thua lỗ của họđược bù trừ bằng lỗ, lợi nhuận trên thị trường giao ngay

1.3 PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING)

1.3.1 Khái niệm

Phòng ngừa rủi ro (Hedging) hàm ý chỉ một giao dịch được thiết kế sao cho

làm giảm hoặc trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro

Có một số giao dịch thích hợp với phòng ngừa rủi ro trên hợp đồng kỳ hạnnhưng lại có một số rủi ro thích hợp hơn nếu như sử dụng hợp đồng giao sau, vàtrong một số trường hợp hợp đồng quyền chọn lại thích hợp hơn Trong việc lựa

Trang 11

chọn một công cụ nào đó, thường là sự đánh đổi giữa thuận lợi và bất lợi củachúng do đó đôi khi phụ thuộc vào người phòng ngừa rủi ro Ví dụ thói quen sửdụng công cụ nào đó, hoặc đối thủ cạnh tranh sử dụng v.v

1.3.2 Các loại phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau

1.3.2.1 Phòng ngừa vị thế bán

Phòng ngừa vị thế bán nghĩa là phòng ngừa bằng cách bán trên thị trường giaosau Người phòng ngừa rủi ro đang nắm giữ một tài sản và đang sợ một sự sụtgiá của tài sản và xem xét phòng ngừa bằng việc bán trên thị trường giao sau

Ví dụ phòng ngừa vị thế bán:

Giả dụ hiện giờ đang là thời điểm ở tháng sáu:

Nhà sản xuất có thông tin cho biết giá kẽm giao ngay dự kiến vào tháng10/2008 có khả năng là $1.850/ tấn Ở thời điểm 03/06/08, giá kẽm LME giaongay là $1.911 Do có thông tin về giá giao ngay kỳ vọng tháng 9 là $1.850, nênnhà sản xuất đi đến quyết định chốt bán một phần sản lượng sẽ bán vào cuốitháng 9 ở mức $ 1.850 (đúng như mức giá kỳ vọng) trên thị trường giao sau bằnghợp đồng 3 tháng Khi ra quyết định này nhà sản xuất có niềm tin rằng mức giá

$1.850 sẽ tạo ra một tỉ suất sinh lợi hợp lý cho mình, phòng ngừa rủi ro sẽ hạnchế bất kỳ khoản lỗ tiềm ẩn nào, nếu có, do giá thị trường có khả năng sụt giảmvào tháng 10/2008

Trường hợp 1: Vào tháng 9, giá giao sau 3 tháng LME tăng lên là $1.870,kết quả là người bán giao sau lỗ $20 ( Bán $1.850 vào tháng 6 và mua lại $1.870vào tháng 9)

Trang 12

Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giao sau tăng $20

Hình 1.3 cho thấy trường hợp lỗ từ vị thế bán, do giá giao sau tăng lên $20 Giả định basic (chênh lệch giữa giá giao sau và giá giao ngay) là một hằng số Trong trường hợp này, do basic được giả định là một hằng số không đổi

vì thế giá giao ngay tháng 9 cũng tăng $20, từ $1.850 lên $1.870 Lúc bấy giờnhà sản xuất sẽ bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thu về $20 lợi nhuận.Kết cuộc này bù đắp lại vào $20 khoản lỗ trên thị trường giao sau Hình 1.4 chochúng ta nhận diện được cơ chế này

Hình 1.4: Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao

ngay-Giá giao ngay tăng $20

Đây là tổng số lợi nhuận ròng cả giao dịch giao ngay và giao dịch giaosau, chúng sẽ xác định hiệu quả của phòng ngừa trong khi chốt các mức giá.Việc các giao dịch có được bù trừ hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào basic.Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không đặt thành vấn đề quantrọng đối với các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau miễn là giágiao ngay thay đổi theo cùng một chiều hướng và cùng với một mức độ giốngnhư giá giao sau Giả định Basic là một hằng số nên giá xem như đã được cốđịnh là $1850, chính vì thế các khoản lãi và lỗ được bù đắp cho nhau

Trang 13

Trong ví dụ trên, vào tháng 6 nhà sản xuất không biết liệu rằng giá giaongay vào cuối tháng 9 sẽ cao hơn hay thấp hơn, chính vì thế phòng ngừa rủi rocho phép họ giảm thiểu được rủi ro do giá cả hàng hóa giảm thấp hơn.

Trường hợp 2: Vào tháng 9, giá giao sau tháng 10 giảm 20$ còn 1830$,kết quả là người bán giao sau lãi $20 ( Bán $1850 vào tháng 6 và mua lại $1830vào tháng 9) Giá trên thị trường giao ngay tháng 9 giảm 20$ Nhà sản xuất bántrên thị trường giao ngay lỗ 20$, khoản lỗ này được bù đắp bằng khoản lãi trênthị trường giao ngay Hình 1.5 cho chúng ta thấy trường hợp lãi từ vị thế bángiao sau bù đắp cho khoản lỗ từ thị trường giao ngay khi giá sau giảm $20

Hình 1.5: Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay

-Giá giao ngay giảm $20 1.3.2.2 Phòng ngừa vị thế mua:

Phòng ngừa vị thế mua nghĩa là phòng ngừa bằng cách mua trên thị trường giaosau

Phòng ngừa vị thế mua trái ngược với phòng ngừa vị thế bán Các kết quả nàyđược thể hiện ở cột thứ ba trên bảng 1.1

Trang 14

Basic - mức chênh lệch của giá giao ngay trừ đi giá giao sau - không phải là mộthằng số nên việc thay đổi của basic được xem như là rủi ro basic vì lãi từhedging thay đổi theo basic [Phụ lục 3]

Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau.

Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua

Mở cửa giao dịch giao sau Bán giao sau Mua giao sauĐóng cửa giao dịch giao sau Mua giao sau Bán giao sauGiao ngay Bán Mua Sụt giảm trong giá giao sau Lãi Lỗ Gia tăng trong giá giao sau Lỗ Lãi Sụt giảm trong giá giao giao ngay Lỗ Lãi Gia tăng trong giá giao ngay Lãi Lỗ

1.3.3 Rủi ro Basic ảnh hưởng đến kết quả của phòng ngừa rủi ro (hedging)

Tiếp theo ví dụ basic kẽm ngày 16/07/08 và 21/07/08

Giả dụ nếu ngày 16/07/08 nhà kinh doanh mua kẽm trên thị trường giao sau vớigiá 1812 USD/ tấn, basic -37USD Đến ngày 21/07/08 ông ta bán giao sau vớigiá 1869 USD tấn và mua hàng thật với giá 1845 USD, basic bây giờ chỉ còn –

24 USD Như vậy nhà kinh doanh này đã bị lỗ mất 13 USD/ tấn bởi vì nếu basic

cố định ông ta đã bán được hợp đồng giao sau với giá 1845 + 37 = 1882 USD/tấn vào ngày 21/07/08

Nếu giá giao ngay tăng nhiều hơn giá giao sau, basic sẽ tăng lên Đây được gọi

là basic mở rộng và chúng làm cải thiện thành quả của phòng ngừa vị thế bán.Nếu giá giao sau tăng nhiều hơn giá giao ngay, basic sẽ giảm đi và làm giảm đithành quả của phòng ngừa rủi ro vị thế bán Đây là basic thu hẹp

Trang 15

Đối với phòng ngừa vị thế mua thì ngược lại, Basic thu hẹp lại làm cho phòngngừa vị thế mua tốt hơn và ngược lại basic mở rộng làm cho kết quả lại giảm đi Mối quan hệ giữa mức độ sinh lợi của phòng ngừa rủi ro và basic được tóm lượctrong bảng 1.2 dưới đây

Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa mức độ sinh lợi của phòng ngừa rủi ro và basic

Loại phòng ngừa Lợi ích từ Sẽ xảy ra nếu

Phòng ngừa vị thế

bán

Basic mở rộng Giá giao ngay tăng nhanh hơn giá giao sau

hoặc Giá giao ngay giảm chậm hơn sụt giảm giágiao sau hoặc:

Giá giao ngay tăng và giá giao sau giảm Phòng ngừa vị thế

mua

Basic thu hẹp Giá giao ngay tăng chậm hơn giá giao sau

hoặc Giá giao ngay giảm nhiều hơn sụt giảmgiá giao sau hoặc:

Giá giao ngay giảm và giá giao sau tăng

Rủi ro Basic

Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giaongay, basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau

Basic âm: Nếu giá mua giao ngay thấp hơn giá giao sau tại thời điểm giao hàng.

Thị trường có Basic âm còn được gọi là thị trường tiến (contango)

Trong trường hợp Basic âm, nhà sản xuất sẽ nắm giữ hàng tồn kho và tiến hànhbán giao sau Nếu có nhiều người làm như thế sẽ tạo nên sức ép làm giảm giágiao sau Trong khi đó, việc thiếu vắng những người bán hàng trên thị trường

Trang 16

giao ngay làm cho người mua tăng đẩy giá mua lên Giá giao ngay và giá giaosau sẽ di chuyển cùng như nhau trong hình 1.6

Hình 1.6 Basic âm

Basic dương: Nếu giá giao ngay cao hơn giá giao sau tại thời điểm bán hàng Thị

trường có basic dương được gọi là thị trường lùi (backwardation)

Trong trường hợp basic dương nhà sản xuất sẽ bán giao ngay hàng hóa của mình

và tiến hành mua giao sau Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo nên sức éplàm giảm giá giao ngay Trong khi đó, do có nhiều người mua, nên sẽ làm chogiá giao sau tăng lên Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng nhau nhưtrong hinh 1.7

GIAO NGAY

GIAO SAU

Bán giaosau

Nhiều người bán làm giảm giá bán giao sau

Kết quả giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn

Ít người bán làm tăng giá mua giao ngay giao ngay

Lưu giữ hàng hóa trên thị trường

Trang 17

Hình 1.7 Basis dương

Biến động của basic:

Basic sẽ xác định phòng ngừa rủi ro hiệu quả như thế nào trên thị trường giaosau đối với nhà sản xuất Tùy vào phòng ngừa rủi ro là bán giao sau (mua giaongay) hay mua giao sau (bán giao ngay) mà các tác động lên basic thay đổi khácnhau Điều này càng trở nên quan trọng hơn nếu những nhà kinh doanh muốnthoát khỏi vị thế trước ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau, hoặc là họ đang rơivào tình thế khả năng giao nhận hàng trên hợp đồng giao sau là không thể thựchiện được hoặc không khả thi

Tóm tắt lại các trường hợp tác động của basic, Bảng 1.3 dưới đây cho thấy cáctrường hợp xảy ra

Bảng 1.3 Tóm lược tổng thể của basic cho các kịch bản

Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua

Basic kỳ vọng Basic mở rộng Basic thu hẹp Basic mở rộng Basic thu hẹp

Âm Lỗ Lãi Lãi Lỗ Dương Lãi Lỗ Lỗ Lãi

GIAO SAU

GIAO NGAY

Bán giao ngay

Nhiều người bán làm giảm giá bán giao ngay

Kết quả giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn

Ít người bán làm tăng giá mua giao sau

Lưu giữ hàng hóa trên thị trường

Trang 18

Tính toán basic:

Thường thì việc tính toán basic sẽ do các tổ chức tư vấn, các công ty môi giới(broker) cung cấp Các tổ chức này sẽ cung cấp những thông tin về basic trongquá khứ và hiện tại cho những người tham gia thị trường muốn phòng ngừa rủi

ro Tuy nhiên việc có những hiểu biết nhất định trong tính toán basic cũng rấtcần thiết Việc tính tóan basic chỉ phức tạp khi phải chuyển đổi tiền tệ và đơn vịtính toán từ một đơn vị đo lường trong nước sang một đơn vị đo lường qui ướctrên thị trường quốc tế

1.3.4 Một số vấn đề của phòng ngừa rủi ro (hedging) qua sàn LME:

Yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh theo thị trường:

Yêu cầu ký quỹ: tỷ lệ ký quỹ thường thấp so với giá trị cần phòng ngừa, ví

dụ yêu cầu ký quỹ sàn LME của đồng kẽm nickel khoảng 10-15% so với trị giáthực Yêu cầu này không phải là quá lớn đối với phòng ngừa rủi ro

Điều chỉnh theo thị trường: điều quan trọng nhất là hiệu ứng của điềuchỉnh theo thị trường và tác động tiềm ẩn của yêu cầu ký quỹ Khoản lãi trên thịtrường giao sau bù cho khoản lỗ trên thị trường giao ngay, nhưng cũng có lúc lỗgiao sau, lãi giao ngay Khi hợp đồng giao sau lỗ, phải đặt cọc thêm tiền ký quỹ

để bù khoản lỗ này, thậm chí nếu như vị thế giao ngay đã tạo ra một khoản lãivượt mức khoản lỗ trên hợp đồng giao sau thì cũng không thể nào rút ra khoảnlãi trên vị thế giao ngay để bù vào khoản lỗ của vị thế giao sau Đây là trở ngạichính hạn chế người tham gia việc mở rộng hơn nữa giao dịch giao sau vì lãi và

lỗ trên thị trường giao sau được điều chỉnh ngay lập tức còn khoản lãi, lỗ của thịtrường giao ngay vẫn chưa xảy ra cho đến khi việc phòng ngừa rủi ro kết thúcnên những người phòng ngừa rủi ro có khuynh hướng đặt nặng vào các khoản lỗtrên thị trường giao sau hơn là khoản lãi trên thị trường giao ngay, họ cũng có

Trang 19

khuynh hướng nghĩ rằng mình thiệt hại nhiều hơn trong cuộc chơi này Nếu nhưkhi khoản lỗ khá lớn, để không ký quỹ bổ sung thì phải kết thúc hợp đồng giaosau, như vậy phòng ngừa rủi ro sẽ không còn tồn tại, và công ty sẽ gặp phải độnhạy cảm với rủi ro trên thị trường giao ngay và chúng còn lớn hơn cả rủi rophòng ngừa

Hợp đồng kỳ hạn không phải yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh theo thịtrường nhưng lại gặp rủi ro tín dụng

Quy mô của giao dịch phòng ngừa rủi ro cần được xác định thích hợp

Xác định tỷ số phòng ngừa:

Tỷ lệ phòng ngừa là số lượng hợp đồng giao sau mà một người cần sửdụng để phòng ngừa độ nhạy cảm cụ thể nào đó trên thị trường giao ngay Tỷ sốđược thiết lập sao cho các khoản lãi trên thị trường giao sau phải tương thích vớikhoản lỗ hoặc lãi trên hợp đồng giao ngay Không có một phương pháp nàochính xác để xác định tỷ số phòng ngừa trước khi tiến hành phòng ngừa Tuynhiên cũng có nhiều cách để ước lượng được chúng

Phương pháp cơ bản nhất là thực hiện vị thế trên thị trường giao sau tươngđương với quy mô vị thế trên thị trường giao ngay Phương pháp này còn “chưa

đủ tầm vì chưa tính đến trường hợp giá giao ngay và giá giao sau không thay đổitheo cùng một đại lượng Tuy nhiên trong một số trường hợp, đặc biệt là tài sảnphòng ngừa tương tự như tài sản trên hợp đồng giao sau thì tỷ số phòng ngừanhư thế là thích hợp

Thiết lập phần chênh lệch phòng ngừa rủi ro:

Thiết lập phòng ngừa rủi ro liên quan đến vấn đề bổ sung tỷ số phòngngừa do có xem xét đến tác động của điều chỉnh theo thị trường Trong thực tếnhiều người tham gia phòng ngừa rủi ro không nhất thiết phải xem xét đến phầnchênh lệch này Ngoài ra tính không chắc chắn về lãi suất cũng làm cho các thiếtlập chênh lệch này không chính xác theo Tuy nhiên phương pháp này giúp cảithiện các kết quả của phòng ngừa rủi ro

Trang 20

1.3.5 Sự cần thiết của phòng ngừa rủi ro

Các công ty phòng ngừa rủi ro để tiết kiệm thuế, giảm chi phí, giảm khả năngphá sản và trong vài trường hợp là do các giám đốc muốn làm giảm thiểu rủi rotrên tài sản của chính chủ sở hữu, những thành quả này phụ thuộc vào thành quảhoạt động của công ty

Một số các định chế tài chính cũng phòng ngừa rủi ro trong khi cung ứng cácdịch vụ quản trị rủi ro cho các khách hàng

Phòng ngừa rủi ro là một thành phần của một tiến trình tổng thể hơn gọi là quảntrị rủi ro – đó chính là sự liên kết giữa mức độ rủi ro thật sự với mức độ rủi romong đợi

1.4 THỊ TRƯỜNG KIM LOẠI THẾ GIỚI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.4.1 Tình hình thị trường kim loại cơ bản thế giới

Giá kim loại thế giới biến động liên tục, các yếu tố tác động làm giá biến độngrất đa dạng không lường trước Từ 2002 giá kim loại bắt đầu tăng mạnh và kéodài đến giữa năm 2007 do ảnh hưởng của giá dầu tăng, đồng USD giảm vànguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư đổ vào thị trường hàng hóa tăng mạnh, trong giaiđoạn thị trường chứng khoán suy yếu, hàng hóa là nơi đầu tư an toàn để tránh rủi

Trang 21

Biểu đồ 1.1 trang 21 mô tả diễn biến giá của một vài kim loại giao dịch mạnhcủa LME trong thời gian qua

Mặt hàng kẽm thị trường thế giới:

Kẽm đạt mức giá kỷ lục 4.500 USD/ tấn vào tháng 3 năm 2007

Giá quý 3 năm 2008 giao động từ 1.600 USD đến 2.000 USD/ tấn, thấphơn mức chi phí sản xuất biên trung bình của thế giới (Bảng 1.7 trang 24)

Kẽm được sử dụng chủ yếu trong các ngành mạ nhúng nóng, đúc khuôn Nguồn cung chủ yếu từ: Trung Quốc, Mỹ, Úc

Nước tiêu thụ lớn nhất là: Trung Quốc

Mặt hàng nickel thị trường thế giới:

Giá nickel tháng 05/2007 đạt đỉnh trên 51.000$/tấn từ mức 25.000 quý1/2005 Đến nay nickel đã mất hơn 70% so với mức đỉnh giữa 2007 Giá quý 3năm 2008 giao động từ 18.000 – 22.000$/ tấn

70% sản lượng tiêu thụ nickel thế giới là từ ngành sản xuất thép không rỉ,

kế đến là xi mạ

Nước sản xuất nickel lớn nhất là: Canada, Nga, v.v

Nguồn tiêu thụ chủ yếu là từ: Trung Quốc, các nước Tây Âu, v.v

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ giá kẽm, đồng, nickel LME từ 2002 đến 2008 (*)

Trang 22

Nguồn: Số liệu thống kê của sàn LME 2002- 2008 qua trang tin của Reuters

giá đồng hợp đồng 3 tháng (3-month contract)LME (số liệu cột phải)

giá kẽm hợp đồng 3 tháng (3-month contract)LME (số liệu cột phải)

giá nickel hợp đồng 3 tháng (3-month contract)LME(số liệu cột trái)

Mặt hàng đồng thị trường thế giới:

Đồng là kim loại có tính thanh khoản cao nhất trên sàn LME

Đồng được sử dụng trong ngành xây dựng, dây điện, ống nước…

Giá đồng biến động mạnh và nhạy cả với những biến động của thị trườngtài chính Đồng cũng là kim loại có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư kimloại cơ bản của các chỉ số hàng hóa như của Goldman Sachs, Reuters v.v

Giá quý 3 giao động trong khoảng 7.000 USD/ tấn – 7.800 USD/ tấn.Thấp hơn so với giá kỷ lục gần 9.000$/ tấn và cao hơn chi phí sản xuất biên(Bảng 1.7 trang 24)

Nước tiêu thụ đồng lớn nhất là Trung Quốc

Nước sản xuất nhiều nhất là Chile, Peru, Trung Quốc

GIÁ NICKEL LME GIÁ

ĐỒNG LME

GIÁ KẼM LME

Trang 23

1.5.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến giá kim loại thế giới

Giá kim loại thế giới trong những năm gần đây đã có nhiều biến động chủ yếu

do những yếu tố sau đây tác động:

a/ Quan hệ cung -cầu: sản xuất -tiêu thụ thay đổi:

Quan hệ cung cầu của thị trường quyết định xu hướng giá trong dài hạn

Khi thị trường đang ở trạng thái thặng dư (cung lớn hơn cầu), giá kim loại có xuhướng giảm, ngược lại khi thì trường ở trạng thái thâm hụt giá có xu hướng tăng

Ví dụ: 2007 thị trường kẽm cung vượt cầu 8.000 tấn và dự kiến thị trường sẽ tiếptục thặng dư trong các năm tiếp theo, dự kiến 2008 thặng dư 210.000 tấn (Bảng1.5 trang 23) Dự báo giá kẽm sẽ vẫn ở mức thấp ít nhất cho đến 2010

Các bảng số liệu dưới đây trích từ bảng thống kê sản xuất và tiêu thụ kim loạicủa các hiệp hội nghiên cứu đồng, nickel, kẽm quốc tế thể hiện tình trạng thịtrường của các kim loại trong các năm vừa qua

Bảng 1.4: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ nickel toàn thế giới

Đơn vị tính: ngàn tấn Khoản mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Sản xuất 1.083 1.160 1.180 1.192 1.252 1.297 1.352 1.439 1.540 Tiêu thụ 1.123 1.104 1.175 1.219 1.246 1.247 1.395 1.299 1.470 Sản xuất so với tiêu

Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu nickel quốc tế- INSG (2008)

Bảng 1.5: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng toàn thế giới

Đơn vị tính: ngàn tấn

Sản xuất 15.354 15.275 15.935 16.581 17.323 18.083 18.578 15.354 15.275 Tiêu thụ 15.231 15.716 16.833 16.720 17.028 18.127 18.493 15.231 15.716 Sản xuất so

Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu đồng quốc tế - ICSG (2008)

Bảng 1.6: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ kẽm toàn thế giới

Trang 24

Đơn vị tính: ngàn tấn

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sản xuất

9.913 10.396 10.24 10.645 11.327 12.060 Tiêu thụ

9.841 10.651 10.611 10.999 11.319 11.850 Sản xuất so với tiêu

Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu chì và kẽm quốc tế - ILZSG (2008)

Giá kim loại thường bị đẩy tăng lên khi có các yếu tố tác động làm giảm nguồncung như các khu mỏ chính bị đóng cửa do hết nguồn tài nguyên dự trữ hoặcchất lượng quặng mỏ giảm hay đình công biểu tình, bạo động Hoặc động đất, lũlụt, thiếu điện ở những quốc gia sản xuất kim loại chính như Chile, Trung Quốc,Nam Phi, hay việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước Olimpic Bắc Kinh làm tăng nhucầu sử dụng kim loại

Các trường hợp đình công, biểu tình ở những khu mỏ đồng lớn ở Chilê, Peru(mỏ Coldelco) thường xuyên xảy ra Cuộc đình công mới nhất giữa 2008 trong

12 ngày làm giảm 1% sản lượng thế giới đồng thời đẩy giá đồng lên mức trên8.500USD/ tấn Đợt rét đậm ở Trung quốc trong quý 1 đã làm sản lượng kẽmcủa nước này giảm đáng kể đẩy giá kẽm thế giới lên 2900$/tấn so với mức2000$ trước đó

Ngược lại khi nguồn cung tăng lên do các khu mỏ được mở rộng, hoặc các nhàmáy tăng công suất để đáp ứng nhu cầu tăng thì cũng làm kiềm hãm mức tăngcủa giá

Đặc biệt khi nhu cầu giảm ví dụ như tình trạng hiện nay, kinh tế suy thoái không

có nhu cầu sử dụng nickel của ngành thép không rỉ, giá nickel giảm 70% giá trị.Giá đồng, kẽm cũng trong tình trạng tương tự

b/ Chi phí sản xuất:

Trang 25

Chi phí sản xuất là yếu tố cơ bản khống chế mức giảm của giá Khi giá giảm hơnchi phí sản xuất sẽ làm cho một số nhà máy phải đóng cửa dẫn đến sản lượnggiảm đẩy giá tăng

Chi phí sản xuất của kim loại bao gồm phí quặng mỏ và phí tinh luyện Tronggiai đoạn bùng nổ giá hàng hóa, giá dầu 120 - 140$/thùng, góp phần làm tăng giákim loại vì chi phí sản xuất của các khu mỏ tăng rất cao

Bảng 1.7: Giá thành năm 2008 tham khảo của một số kim loại cơ bản

Chi phí sản

xuất

Từ 3.200USD/tấnđến 3.500USD/tấn

Từ 1.700USD/tấnđến 2.200USD/tấn

Từ 9.900USD/tấnđến 13.500USD/tấn

Nguồn: Tổng họp từ nhiều nguồn: Cuộc họp Nanjing 2008, Abare(Úc), First Nickel

c/ Biến động của lượng tồn kho do các sàn giao dịch kim loại nắm giữ (LME,Thượng Hải):

Zeal LLC (2007) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tồn kho LME và giákim loại LME [23]

Nhưng bởi vì qui tắc hedging và đầu cơ giao dịch trên sàn LME và những sàngiao dịch hàng hóa trên thế giới khác, hầu hết các hợp đồng được bán và mua lạitrước thời hạn thanh lý Chỉ một phần nhỏ của hợp đồng có giao hàng thật Vànhững kim loại được tồn kho trong hàng trăm nhà kho được đặt ở những nơichiến lược khắp thế giới sẽ được rút ra nếu nhu cầu thực tế xảy ra

Mức tồn kho cao có thể đáp ứng tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng màkhông ảnh hưởng giá quá nhiều Nhưng khi việc lượng hàng rút ra khỏi khoLME liên tục và không suy giảm, thì giá sẽ phản ứng lại với việc này nhanhchóng

Khi mức độ tồn kho LME có thể được đo trong “ngày tiêu thụ toàn cầu so vớituần và tháng, điều này đáng báo động đối với những nhà kinh doanh Giá trong

Trang 26

một vài trường hợp đi theo đường parabol bởi vì phí premium rủi ro càng lớnđược áp dụng cho những kim loại có mức tồn kho càng thấp Sự khan hiếm hàngtrên thị trường thông thường sẽ gây ra tình trạng tăng giá

1.5.3 Tác động của dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường hàng hóa.

Dòng chảy tiền tệ vào thị trường hàng hóa xuất phát từ các nhà đầu tư tài chính(đầu cơ) được xem là một trong những nhân tố góp phần làm giá hàng hóa biếnđộng mạnh trong những năm gần đây

 Giá hàng hóa tăng mạnh kể từ năm 2002 cùng với hoạt động của thị trườngphái sinh tăng lên Số lượng hợp đồng phái sinh tăng gấp 3 lần từ năm 2002 đến

2005

Hoạt động tài chính lớn hơn nhiều so với qui mô sản xuất thực và tăng nhanhtrong những năm qua Các kim loại như đồng, vàng và nhôm, trong 2005 có sốlượng giao dịch trên sàn lớn hơn 30 lần sản lượng sản xuất thực tế Nhu cầu caođẩy giá kim loại tăng cao

 Cùng với sự tăng nhanh của các loại hợp đồng phái sinh là sự tăng nhanh sựtham gia của các nhà đầu tư tài chính Mặc dù thị trường hàng hóa ít liên quanđến các quỹ đầu tư nhưng lại liên quan rất lớn đốI vớI sản xuất hàng hóa

(Chi tiết về tác động của nhà đầu tư tài chính xem phụ lục 2 )

 Ngoài giao dịch trên sàn, thị trường OTC cũng tăng rất nhanh Sàn OTC cũng

có sự hiện diện của các nhà đầu tư tài chính

1.5.4 Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến giá cả các mặt hàng kim loại cơ bản.

Những biến động kinh tế chính trị, xã hội của các quốc gia lớn ảnh hưởng đến xuhướng giá hàng hóa, bao gồm giá kim loại cơ bản:

a/ Các chính sách kinh tế chính trị xã hội của các cường quốc trên thế giới

Trung Quốc: chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm nhu cầu tiêu thụ kim loại donguồn vốn hạn hẹp, chính sách thuế như bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với các kim

Trang 27

loại tinh luyện đẩy giá kim loại thế giới tăng do Trung Quốc vừa là nhà sản xuấtlớn vừa là nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới

b/ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ xuất phát từ khủng hoảng tín dụng và cho vay thếchấp vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế thế giới

Để kích thích tăng trưởng kinh tế, Mỹ đã phải liên tục cắt giảm lãi suất cơ bảnđẩy USD thấp đến mức kỷ lục so với các đồng tiền chính khác

Giai đoạn đầu của cuộc suy thoái kinh tế, bất kể nhu cầu tiêu thụ giảm, để bảohiểm chống lại lạm phát, dòng tiền đầu tư đổ vào thị trường hàng hóa đẩy giákim loại lên cao một lần nữa, nhất là vàng, dầu thô, đồng, nhôm

Nhưng khi hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đang lan dần sang các nướckhác ngày càng rõ, các chỉ số kinh tế ở Khu vực EU, Nhật, Trung Quốc đều xấu

và lạm phát tăng cao Nhu cầu tiêu thụ kim loại thực sự rất yếu, giá kim loại thếgiới giảm gần như không giới hạn, hướng về mức chi phí sản xuất thực

c/ Tác động của lạm phát và USD đối với giá kim loại thế giới

Trong 20 năm qua, giá hàng hóa quan hệ tỷ lệ nghịch với USD cả về giá trịdanh nghĩa và hiệu quả thực tế

Có một số kênh qua đó USD giảm sẽ làm tăng giá hàng hóa tính bằng USD:

Kênh sức mua và chi phí: hầu hết các hàng hóa dầu hỏa, kim loại quý, kim

loại công nghiệp, ngũ cốc đều được định giá bằng USD Khi USD giảm giá,hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng ở những khu vực khôngdùng USD, do đó nhu cầu tăng lên Về nguồn cung, tạo áp lực giá đối vớinhà sản xuất ở khu vực không sử dụng USD vì lợi nhuận trên đồng nội tệgiảm

Kênh tài sản: USD giảm, làm giảm lợi nhuận trên những tài sản tài chính

định giá bằng USD khi tính bằng đồng ngoại tệ Do đó hàng hóa trở nên hấpdẫn hơn so với những tài sản thay thế khác đối với các nhà đầu tư nước

Trang 28

ngoài Tuy nhiên USD giảm giá làm tăng áp lực lạm phát đối với nước Mỹ,thúc giục các nhà đầu tư chuyển sang những tài sản thực như là hàng hóa đểbảo hiểm chống lại lạm phát

Những kênh khác: USD giảm có thể dẫn đến chính sách tiền tệ suy giảm đặc

biệt đối với những quốc gia có đồng tiền gắn chặt vào USD Điều này có thểdẫn đến việc cắt giảm lãi suất và tăng lượng tiền lưu thông vì vậy kích thíchnhu cầu hàng hóa và những tài sản khác

1.5.5 Tình hình thị trường kim loại cơ bản của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu hầu hết kim loại cơ bản để phục vụ cho ngành công nghiệp.Nhu cầu tiêu thụ kẽm trong các ngành mạ nhúng nóng, cán nguội, đúc khuônkhoảng 60.000 tấn/ năm và nhu cầu này có thể tăng lên 100.000 tấn/ năm đến

2010 Kẽm được nhập khẩu vào Việt Nam qua kênh sản xuất chiếm 70%, kênhthương mại chiếm 30%

Nhu cầu tiêu thụ nickel khoảng 450 tấn/năm chủ yếu sử dụng trong ngành xi mạ,sản xuất thép không rỉ chưa được phát triển ở Việt Nam Nickel được nhập khẩuchủ yếu qua kênh thương mại

Đồng được nhập khẩu để sử dụng sản xuất dây cáp điện, dây điện, và các sảnphẩm sử dụng trong ngành xây dựng khác

Ngành kim loại cơ bản của Việt Nam phụ thuộc vào ngành kim loại thế giới Giámua bán căn cứ vào giá thế giới và giá tham chiếu này, theo tập quán kinh doanhngành, căn cứ vào giá giao dịch của sàn LME

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được với các nguồn cung từ nhữngnhà sản xuất hàng đầu thế giới như Korea Zinc, VALE Inco, Anglo, v.v.v quacác văn phòng đại diện hoặc làm việc trực tiếp với các đại diện tại khu vực ĐôngNam Á

Trang 29

Kim loại cơ bản không bị áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu ở ViệtNam Thuế nhập khẩu đang được áp dụng là 0% và thuế VAT là 5%

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHỮNG RỦI RO VỀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA MẶT HÀNG KIM LOẠI CƠ BẢN TẠI CÔNG TY GIA KIM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GIA KIM

Trang 30

Khởi đầu từ công ty TNHH Tân Gia Hưng năm 1998, Ngày 22/10/2004 chuyểnthành Gia Kim từ sự sát nhập công ty Tân Gia Hưng, Công ty Thủy sản Hà Nội.Gia Kim từng bước hình thành và phát triển.

Năm 2006, mở Chi nhánh công ty Gia Kim tại Hà Nội, năm 2007 Chi nhánh ĐàNẵng chính thức tham gia vào hệ thống

 Tên công ty : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIA KIM

 Tên tiếng anh: GIA KIM INVESTMENT & TRADING CO., LTD

 Tên công ty viết tắt: GK INTRA CO.,LTD

Thương hiệu: GIAKIM

 Logo:

 Trụ sở:

Trụ sở chính:

766/12 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 2649191 (6 line) Fax: (08) 2649196 – (08) 8627533

Email: giakim@giakim.com.vn Website: www.giakim.com.vn

Chi nhánh Hà Nội:

76 Hoàng Văn Thái – Phường Khương Mai – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại (04) 2851412 – Fax (04) 2851413

+ Mua bán và gia công cán kéo kim loại đen, kim loại màu

Trang 31

+ Sản xuất và mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh và khôngsản xuất tại trụ sở)

+ Sản xuất đồ gia dụng bằng kim loại

+ Tư vấn đầu tư ( trừ tư vấn tài chính)

+ Môi giới xúc tiến thương mại

+ Tư vấn quản lý kinh doanh

+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

+ Đại lý ký gửi hàng hóa

+ Mua, bán vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, đồ trang sức

 Mục tiêu: Giữ vững thị phần thị trường nickel Thâm nhập sâu thị trườngkẽm để đến 2010 chiếm giữ 15-20% thị phần thị trường kẽm Việt Nam

 Phương châm hoạt động: Triển khai chiến lược kinh doanh đột phá Xâydựng hệ thống kinh doanh với tầm nhìn quốc tế mang tính dài hạn được thể hiệnqua việc thực hiện tốt nhất các cam kết đối với đối tác và khách hàng

 Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đ ( ba mươi tỷ đồng)

 Doanh số 2007: 279 tỷ VNĐ

 Cơ cấu ngành hàng kinh doanh hiện tại

- Ngành hàng đang kinh doanh đạt hiểu quả cao: nickel

- Ngành hàng mới triển khai có tiềm năng phát triển: kẽm và hợp kim kẽm

- Ngành hàng bổ sung: kim loại quý và hóa chất mạ kim loại quý

 Những thành tựu và kết quả kinh doanh công ty đạt được trong thời gian qua:

Phát triển mặt hàng nickel: Năm 1999 – Hợp tác cùng INCO – Canada

Khởi đầu ngành kinh doanh kim loại cơ bản bằng việc nhập khẩu Nickel kim

loại từ tập đoàn INCO – Canada (Nay là VALE-INCO); tập đoàn sản xuất

Nickel lớn thứ 2 thế giới và là nhà cung cấp Nickel Anode cho ngành côngnghiệp mạ với thị phần lớn nhất toàn cầu

Nhờ thực hiện tốt chiến lược kinh doanh dựa trên Uy tín và khả năng đáp ứnglinh hoạt nhu cầu, đến năm 2004, Công ty Gia Kim đã trở thành nhà nhập khẩu

Trang 32

Nickel số một Việt Nam với thị phần nắm giữ hơn 50% Từ đó đến nay, Gia

Kim không ngừng phát triển Tính đến hết năm tài chính 2006, Gia Kim đã cung

cấp hơn 70% cho nhu cầu Nickel tại Việt Nam

Phát triển mặt hàng kim loại quý: Tháng 07/2006 - Hợp tác cùng

1852 – Switzerland

Tập đoàn - với lịch sử hơn 150 năm – là nhà tinh luyện kim loại quý

và nhà sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ kim loại quý hàng đầu thế giới.Sau gần 01 năm thương thảo, tháng 07/2006, Công ty Gia Kim đã được

chọn làm đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam

Với chính sách kinh doanh lấy uy tín làm đầu, Công ty Gia Kim là đối tác duynhất ở khu vực Đông Nam Á đã được cho phép lập kho hàng ngay tạiViệt nam cho các loại kim loại quý, nguồn hàng do cung cấp như mộtkho hàng của Metalor - nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho nhu cầu của kháchhàng trong nước

Phát triển mặt hàng kẽm thỏi và kẽm hợp kim.

Tháng 01/2007 - Hợp tác cùng JD RESOURCES – Đối tác của thành viên LME tại khu vực Đông Nam Á

JD RESOURCES – Malaysia - là công ty kinh doanh kẽm thỏi và kẽm hợp kim

hàng đầu tại Đông Nam Á Được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Glencore - thành viên chính thức của LME – công ty JD RESOURCES hàng năm có doanh số hơn

400 triệu đôla Mỹ từ các thị trường Đài Loan, Malaysia, Thailand, Philipin,Indonesia

Trang 33

Với mong muốn đáp ứng nhanh và đầy đủ các dịch vụ đến khách hàng Việt

Nam, tháng 01/2007, JD RESOURCES đã ký kết với Gia Kim hợp đồng đại lý.

Theo đó, Gia Kim có khả năng cung cấp đến khách hàng gần như đầy đủ các loại

hợp đồng giao dịch mà LME áp dụng cho mặt hàng kẽm thỏi và kẽm hợp kim

Ngoài ra, Gia Kim còn quan hệ thường xuyên với một số Broker trực tiếp tại

LME mà họ có thể điều hàng từ nhiều khu vực khác về Đông Nam Á khi cần

thiết

Như các công ty kinh doanh trong ngành kim loại khác, hoạt động kinh doanhcủa Gia Kim cũng chịu tác động từ môi trường kinh doanh kim loại toàn cầu đầybiến động

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH MẶT HÀNG KIM LOẠI TẠI CÔNG TY GIA KIM :

Tham gia thị trường từ những năm 1998, kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bảnGia Kim cũng hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới cũng chịu tác độngtheo các chu kỳ biến động giá cả của kim loại thế giới

Trước 2006, ngành hàng chủ yếu của Gia Kim là nickel phát triển dần từ qui mônhỏ đến qui mô trung bình khắp thị trường Việt Nam Sau 2006, Gia Kim bắtđầu mở rộng lãnh vực hoạt động của mình trong ngành kim loại cơ bản, bằngviệc phát triển thêm ngành kinh doanh kẽm thỏi

Tình hình kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bản của Gia Kim phụ thuộc chặt chẽvào thị trường kim loại cơ bản thế giới, cụ thể là sàn giao dịch LME Trong giaiđoạn tăng trưởng vượt bậc bắt đầu từ cuối 2002 – 2007, khi các nhà đầu tư đổtiền vào hàng hóa, số lượng giao dịch tăng gấp 3 lần, giá kim loại cũng bị đẩylên đến mức kỷ lục, Gia Kim cũng được hưởng lợi từ sự tăng giá liên tục này.Trị giá hàng hóa liên tục tăng theo qui trình nhập khẩu - phân phối lại với giá

Trang 34

nhập và giá bán đều căn cứ vào giá của sàn LME, lợi nhuận của ngành nickelcủa Gia Kim có năm đạt 100%

Sau chu kỳ bùng nổ giá kim loại, bong bóng kim loại bắt đầu “xì hơi” Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Gia Kim

Bảng 2.1 dưới đây là các mô tả về thực trạng hoạt động kinh doanh 2006 -2007của Gia Kim, các mô tả phản ánh những rủi ro về giá mà Gia Kim phải đối mặt

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty Gia Kim

Lợi nhuận từ hoạt động sxkd 3,51 2,83 81%

Lợi nhuận trước thuế 3,51 2,83 81%

Lợi nhuận sau thuế 2,53 2,04 81%

Lợi nhuận/ doanh thu (%) 2,29% 0,73%

Nguồn: Báo cáo k ết qua HĐKD 2006& 2007-phòng k ế toán công ty Gia Kim

Doanh thu 2007 tăng vọt do những lý do sau:

Trang 35

Công ty triển khai thêm ngành hàng kẽm, mặt hàng nickel mở rộng và giánickel trong nửa năm đầu 2007 đạt mức cao kỷ lục

Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận 2007 thấp Nguyên nhân chủ yếu là do công tygặp phải những bất lợi do giá kim loại thế giới biến động ảnh hưởng đến giánguyên liệu đầu vào và giá bán ra của công ty

Chi phí tài chính tăng lên do lãi vay ngân hàng tăng khi Gia Kim sử dụnghạn mức tín dụng cao, đồng thời phải mở các thư bão lãnh và đặt tiền cọc chocác hợp đồng phân phối kẽm và kim loại quý

2.2.1 Ngành hàng Nickel:

2.2.1.1 Thị trường tiêu thụ mặt hàng nickel tại Việt Nam:

Trên thế giới nickel được sử dụng chủ yếu trong ngành thép không rỉ Ngành nàychiếm 70% sản lượng tiêu thụ toàn thế giới

Tại Việt Nam, nickel được sử dụng trong ngành xi mạ sản xuất các phụ tùng xegắn máy (phuộc, pô xe), xe đạp (khung xe), ngành sản xuất bàn ghế, đồ gia dụngbằng inox

Dự báo lượng tiêu thụ Nickel tại Việt Nam

Tổng sản lượng tiêu thụ hiện nay của khách hàng lớn này: 20 tấn/ tháng Đơn hàng được đặt trước 30 ngày: chỉ bao gồm số lượng và chủng loại

Ngày đăng: 30/03/2013, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giaosau - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.1 Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giaosau (Trang 7)
Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giaosau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được bán với giá cao hơn - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giaosau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được bán với giá cao hơn (Trang 7)
Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giao sau - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.1 Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giao sau (Trang 7)
Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu  hợp đồng này được bán với giá cao hơn - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được bán với giá cao hơn (Trang 7)
Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giaosau tăng $20 - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giaosau tăng $20 (Trang 12)
Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giao sau tăng $20 - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giao sau tăng $20 (Trang 12)
Hình 1.5: Lãi vị thế bán giaosau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay -Giá giao ngay giảm $20 - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.5 Lãi vị thế bán giaosau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay -Giá giao ngay giảm $20 (Trang 13)
Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau. - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau (Trang 14)
Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau. - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau (Trang 14)
Hình 1.6 Basic âm - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.6 Basic âm (Trang 16)
Hình 1.6 Basic âm - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.6 Basic âm (Trang 16)
Hình 1.7 Basis dương - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.7 Basis dương (Trang 17)
Hình 1.7 Basis dương - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Hình 1.7 Basis dương (Trang 17)
Các bảng số liệu dưới đây trích từ bảng thống kê sản xuất và tiêu thụ kim loại của các hiệp hội nghiên cứu đồng, nickel, kẽm quốc tế thể hiện tình trạng thị  trường của các kim loại trong các năm vừa qua - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
c bảng số liệu dưới đây trích từ bảng thống kê sản xuất và tiêu thụ kim loại của các hiệp hội nghiên cứu đồng, nickel, kẽm quốc tế thể hiện tình trạng thị trường của các kim loại trong các năm vừa qua (Trang 23)
Bảng 1.4: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ nickel toàn thế giới - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 1.4 Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ nickel toàn thế giới (Trang 23)
Bảng 1.5: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng toàn thế giới - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 1.5 Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng toàn thế giới (Trang 23)
Bảng 2.4: Tổn thất từ Nickel 200 7- 2008 của côngty GiaKim - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 2.4 Tổn thất từ Nickel 200 7- 2008 của côngty GiaKim (Trang 49)
Bảng 2.4:  Tổn thất từ Nickel 2007 - 2008 của công ty Gia Kim - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 2.4 Tổn thất từ Nickel 2007 - 2008 của công ty Gia Kim (Trang 49)
Bảng 2.5: Tổn thất từ Kẽm 2007 của côngty GiaKim - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 2.5 Tổn thất từ Kẽm 2007 của côngty GiaKim (Trang 51)
Bảng 2.5:  Tổn thất từ Kẽm 2007 của công ty Gia Kim - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Bảng 2.5 Tổn thất từ Kẽm 2007 của công ty Gia Kim (Trang 51)
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức đề xuất: - 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim
Sơ đồ 01 Cơ cấu tổ chức đề xuất: (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w