1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam

92 89 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 6,01 MB

Nội dung

Điều này sẽ thúc đẩy việc xây dựng một thịtrường xăng dầu lành mạnh, không còn nhiều bất cập tồn tại hiện nay như việcđộc quyền kinh doanh xăng dầu, thông tin không minh bạch, thiếu cơ c

Trang 1

1.1 Đặc điểm của thị trường dầu lửa

1.2 Rủi ro biến động giá xăng dầu

1.3 Tại sao phải phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu

2 Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG

VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM

1 Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế

1.1 Nhu cầu dầu thế giới

1.2 Biến động giá xăng dầu thế giới

1.3 Nhu cầu dầu Việt Nam

1.4 Biến động giá xăng dầu ở Việt Nam

2 Phân tích hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu tại Việt

Trang 2

Nam

2.1 Cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

2.2 Hiện trạng của việc phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam

2.3 Đánh giá tình hình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam

2.4 Tồn tại, nguyên nhân và phương hướng

3 Phân tích khả năng ứng dụng công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 1.1: Các nước xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày

Bảng 1.2: Các nước nhập khẩu lớn trên thế giới

Bảng 1.3: Giá xăng ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2008

Bảng 1.4: Phần trăm chi phí cho xăng dầu trong các hoạt động Bảng

1.5: Hoạt động thanh toán của hợp đồng Futures hàng ngày Bảng

1.6: Dòng tiền tại các thời điểm

Bảng 1.7: Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn

Bảng 1.8: Những trường hợp sẽ xảy ra của kết hợp collar

Bảng 2.1: Nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Bảng 2.2: Giá dầu thô thế giới năm 2004 - 2005

Bảng 2.3: Dự báo của WorldBank về giá dầu thô trung bình trong các năm tới Bảng 2.4: Lượng nhập khẩu xăng, dầu qua các năm

Bảng 2.5: Thống kê các nguyên nhân cản trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh

Biểu đồ

Biểu đồ 1.1: Các sản phẩm dầu khí

Biều đồ 1.2: Giá dầu thô trên thế giới từ 1947 – 5/2008

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ phân phối lợi tức khi mua swaps

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ phân phối lợi tức quyền chọn mua Cap

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ phân phối lợi tức collar

Biểu đồ 1.6: Biểu đồ theo giá hedge

Biểu đồ 1.7: Khối lượng giao dịch hàng hoá trên SHFE qua các năm

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng sản lượng dầu thế giới

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng sản lượng các nước ngoài OPEC

Biểu đồ 2.4: Biến động giá danh nghĩa của dầu Brent theo các đồng tiền

Biểu đồ 2.5: Giádầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2008 tại NYMEX

Biểu đồ 2.6: Giá các sản phẩm dầu mỏ ở Rotterdam

Biểu đồ 2.7: Giá các sản phẩm dầu mỏ ở bờ vịnh Hoa Kỳ

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007

Biểu đồ 2.9: Giá dầu thế giới và giá xăng ở Việt Nam cùng thời điểm

Biểu đồ 2.10: Giá xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Singapore và giá bán trong nước

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Dòng tiền doanh nghiệp khi hedged

Trang 4

Sơ đồ 1.2: Cơ chế mua bán hợp đồng tương lai

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay

Sơ đồ 2.1: Lượng tiêu thụ dầu trên đầu người năm 2007

Sơ đồ 2.2: Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ tại các khu vực trên thế giới

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện kho dự trữ, vận chuyển và phân phối xăng, dầu trong nước

Sơ đồ 2.4: Khi chưa thực hiện hedging

Sơ đồ 2.5 : Hedge bằng swap

Sơ đồ 2.6: Hedge bằng quyền chọn mua (call)

Sơ đồ 2.7: Hedge bằng collar

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Xăng dầu là loại nhiên liệu không thể thiếu được đối với mỗi nền kinh tế.Thực tế các nước trên thế giới cho thấy, các nước thuộc nhóm nước phát triểncao nhất đang sử dụng lượng xăng dầu nhiều nhất và ngược lại Kinh tế càngphát triển nhu cầu về xăng dầu càng lớn, xăng dầu là nhân tố duy trì, thúc đẩy sựphát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tếvới tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các nước đang phát triển nên đảmbảo xăng dầu tiêu thụ là một yêu cầu cấp thiết Việt Nam mỗi năm xuất khẩu dầuthô khoảng trên 17.000 nghìn tấn tuy nhiên do chưa có nhà máy lọc dầu nên hiệnchúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn xăng, dầu thành phẩm từ nước ngoài Chính

vì vậy chúng ta bị phụ thuộc, bị động trước những biến động của nguồn hàng thếgiới và việc này đã gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế

Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao

và ổn định luôn có những chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp thực hiện các chiến lược phòng vệ rủi ro (hedging) biến động của giáxăng dầu Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thực hiện cơ chế bù lỗ cho các công tykinh doanh xăng dầu để bình ổn giá bán trong nước Đây là một việc làm mangnặng tính tập chung bao cấp, làm cho các doanh nghiệp thiếu sự năng động,giảm hiệu quả của nền kinh tế, mất đi khả năng cạnh tranh theo cơ chế thịtrường

Để tạo thế chủ động, duy trì sự ổn định cho giá xăng, dầu trong nước,tránh cho nền kinh tế những cú “sốc” khiến doanh nghiệp bị phá sản, nhất thiếtnhà nước, doanh nghiệp phải có những kỹ thuật phòng vệ rủi ro (hedging) biếnđộng giá xăng dầu cho mình Đây là một một chiến lược đảm bảo cho sự pháttriển bền vững, ổn định của nền kinh tế Bởi vậy nhóm đề tài đã chọn vấn đề

“Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu

Trang 6

2 Đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro (hedging) biến động giá xăng dầu có khả năng ứng dụng tại Việt Nam Đề tàigiới hạn phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2005 đếnnay, khi giá xăng dầu trên thế giới biến động mạnh Đề tài đặt mục tiêu nghiêncứu khả năng ứng dụng nghiệp vụ phòng vệ rủi ro (hedging) biến động giá xăngdầu để bình ổn giá xăng dầu đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của cácdoanh nghiệp ở Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp,thống kê, so sánh, sử dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp Bên cạnh đó cácphương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị sẽ giải thích cơ chế hoạtđộng của các công cụ phòng vệ một cách sinh động

4 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và phụ lục, bài viết có kết cấu như sau:

 Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu

 Chương II: Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăngdầu ở Việt nam

 Chương III: Đề xuất các biện pháp phòng vệ rủi ro giá xăng dầu tại ViệtNam trong thời gian tới

5 Kết quả nghiên cứu dự kiến

Đóng góp chủ yếu của đề tài là: i, Khái quát hóa cở sở lý luận của việc phòng vệbiến động giá xăng dầu và kinh nghiệm sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăngdầu ở Trung Quốc; ii, Phân tích vai trò và khả năng ứng dụng các công cụ phòng

vệ giá xăng dầu ở Việt Nam; iii, Đề xuất các giải pháp sử dụng các công cụphòng vệ giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam

Do đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu đượccông bố trong nước cộng với trình độ người viết còn hạn chế nên bài viết chắc

Trang 7

chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong các thầy, cô giáo và các bạnđóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÒNG VỆ RỦI RO

BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU

1 Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro

1.1 Đặc điểm của thị trường dầu lửa

Dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon.Các thành phần của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phânđoạn Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạntrong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là:

 Xăng ête: 40-70°C (được sử dụng như là dung môi )

 Xăng nhẹ: 60-100°C (nhiên liệu cho ô tô )

 Xăng nặng: 100-150°C (nhiên liệu cho ô tô)

 Dầu hỏa nhẹ: 120-150°C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình)

 Dầu hỏa : 150-300°C (nhiên liệu )

 Dầu điêzen : 250-350°C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi)

 Dầu bôi trơn: > 300°C (dầu bôi trơn động cơ)

 Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác…

Trang 8

Biểu đồ 1.1:

Nguồn: IEA

Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuấtphát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷtrọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóadầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua",nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sảnxuất nó theo các thông số hiện hành

Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:

Trang 9

 Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏBrent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc.Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands Dầu

mỏ sản xuất ở châu Âu , châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khuvực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thànhmột chuẩn (benchmark) đánh giá dầu

 West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ

 Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái BìnhDương của dầu mỏ Trung Cận Đông

 Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹViễn Đông )

 Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặngViễn Đông)

 Giỏ OPEC bao gồm: o Arab Light ( Ả Rập Saudi ) o Bonny Light( Nigeria ) o Fateh ( Dubai ) o Isthmus ( Mexico )(không OPEC ) o Minas(Indonesia) o Saharan Blend (Angiêri) o Tia Juana Light ( Venezuela )

Từ cuối thế kỷ XIX, hết thế kỷ XX cho đến hôm nay, dầu mỏ đều ít nhiều

là tác nhân gây nên những cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến những cuộc đạikhủng hoảng kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc chiến tranh thế giới trongthế kỷ XX Vào đầu những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới,nhất là ở những nước công nghiệp tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảngnăng lượng nghiêm trọng Từ đó tới nay những biến động về giá dầu đã trởthành mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ Nhiều lúc người ta có cảm tưởng sựtồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồntài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, nguồn năng lượng mà loài người hiệnchỉ còn 30 đến 35% dự trữ, tức là với tốc độ sử dụng hiện nay dầu mỏ chỉ cònđược sử dụng trong khoảng 30 đến 40 năm nữa Nền kinh tế toàn cầu đang ngàycàng phụ thuộc vào năng lượng như hiện nay thì dầu mỏ giữ vai trò quan trọnghàng đầu Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế toàn cầu

Trang 10

và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyênquý giá này

Chỉ trong vài tháng qua, giá dầu đã tăng đột ngột, ảnh hưởng tới nền kinh

tế toàn cầu Tháng 7/2008, giá dầu lần đầu tiên đạt kỷ lục trong lịch sử với mứcgiá 150 đôla một thùng Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báocáo mới nhất về thị trường dầu mỏ thế giới Nhu cầu tăng mạnh ở các nước đangphát triển và những căng thẳng về nguồn cung hiện nay dự báo "một bức tranhthị trường dầu mỏ u ám trong trung hạn"

Dầu mỏ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu,đặc biệt là trong bối cảnh chính trị thế giới nói chung và Trung Đông nói riêng

có nhiều biến động khiến giá dầu không ngừng leo thang Thực tế đang chứngminh rằng thế giới sẽ dần dần được vận hành bởi động lực là dầu mỏ cho đếnkhi nhân loại tìm ra được một loại nhiên liệu khác đủ sức thay thế hoàn toàn màchuyện đó dường như còn xa vời

Do việc phân bổ các nguồn tài nguyên dầu khí không đồng đều trên thếgiới, có nước trữ lượng rất lớn mà nhu cầu không nhiều, trong khi ở những nước

có nhu cầu rất lớn như Tây Âu thì trữ lượng lại quá nhỏ bé (dầu thô cả Tây Âumới chiếm 1,7% trữ lượng thế giới) Chính vì thế, việc xuất khẩu dầu khí là hoạtđộng thường xuyên, liên tục và nó đã góp phần mang lại nhiều lợi nhuận hơntrong tổng thu ngân sách của những nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đangphát triển Từ năm 1990 cho đến nay cùng với sự gia tăng sản xuất và tiêu thụ,xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới tăng đều đặn, tốc độ tăng nhanh như thập kỷ 60 –

70 và cũng không lên xuống thất thường như thập kỷ 80 mà rất ổn định ở mức1,6% - 1,8%/năm

1.1.1 Tổng quan về xuất-nhập khẩu dầu mỏ của thế giới

Trung Đông luôn là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuấtkhẩu luôn tăng từ 1986 lại đây Lượng xuất khẩu này chưa bao giờ dừng lại vàtrong tương lai vẫn với vai trò là những nước có trữ lượng lớn nhất, con số này

sẽ không giảm mà có thể nói là tăng nhanh, cho dù có những vấn đề chính trị

Trang 11

nào có thể xảy ra đi chăng nữa Sau khu vực Trung Đông, khu vực xuất khẩu lớnthứ hai là Nga và các nước Đông Âu, kế tiếp là khu vực châu Phi và các nước

Mỹ Latinh

Bảng 1.1: Các nước xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày

Đơn vị: triệu thùng/ngày

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

Trên thế giới tài nguyên dầu mỏ chỉ tập trung nhiều hơn ở những nước mà lượngtiêu thụ của chúng chưa cao Trong khi đó, trữ lượng này lại quá khan hiếm ởnhững nước mà nhu cầu ngày một tăng cao Điển hình trong số này là khu vựcTây Âu Tuy nhiên xét về tốc độ tăng nhập khẩu thì khu vực Châu Á đứng ở vịtrí thứ nhất nhưng xét về khối lượng thì Châu Mỹ, Châu Âu vẫn là những khuvực nhập khẩu lớn nhất

Bảng 1.2: Các nước nhập khẩu lớn trên thế giới STT Nước Tiêu thụ (triệu

thùng/ngày)

Nhập khẩu (triệu thùng/ngày)

Trang 12

1.1.2 Những mốc quan trọng trong sự biến động giá dầu thế giới

1.1.2.1 Từ năm 1947 - 1972: Thời kỳ trước khi Ả Rập tiến hành cấm vận đối với Mỹ

Giá dầu thô ở mức 2,5$ và 3$ kể từ năm 1948 cho đến hết thập kỷ 60 Từ năm

1958 đến 1970, giá dầu ở mức ổn định 3$/thùng và có xu hướng giảm Sự suygiảm của giá dầu để nhằm phù hợp với mức lạm phát là sự khuyếch trương đốivới các nhà sản xuất trên thế giới vào năm 1971 và năm 1972 bởi sự suy yếu củađồng đôla

Vào năm 1960, OPEC được thành lập với 6 thành viên sáng lập là Iran, Iraq,Kwait, Saudi Arabia và Venezuela Vào cuối năm 1971, 6 thành viên khác cũngtham gia: Qatar, Indonesia, Libya, Cộng hoà Ả Rập, Algeria và Nigeria Chỉ mộtthời gian ngắn sau đó, OPEC đã thông qua kết cục của một cuộc chiến tranhkhông hề dự định trước đó là sẽ mở rộng khả năng kiểm soát của tổ chức này lêngiá dầu

Nguồn: www.wtrg.com

Khủng hoảng

kênh đào Suez

Cuộc chiến Yom Kippur

Chiến tranh Iran- Iraq Cuộc cách mạng Iran

Opec tăng sản lƣợng 10%

Khủng hoảng tài chính châu Á

Một loại mức cắt giảm sản lƣợng của OPEC còn 4,2 triệu thùng/ngày

Mỹ điều khiển giá dầu

Chiến tranh vùng Vịnh

Chiến tranh Iraq Kinh tế châu Á phục hồi Đồng đôla suy yếu

Giá dầu thế giới Biều đồ 1.2: Giá dầu thô trên thế giới từ 1947 – 5/2008

Trang 13

1.1.2.2 Từ năm 1973 – 1981: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, thời

kỳ Ả Rập cấm vận đối với Mỹ

Vào năm 1972, giá dầu thô vào khoảng 3$/thùng và vào cuối năm 1974, giá dầu mỏ đã tăng gấp 4 lần tới 12$ Nguyên nhân có thể là cuộc chiến tranh Yom Kippor nổ ra vào mùa thu năm 1973, theo sau đó là việc các quốc gia Ả Rập tiến hành tẩy chay các nước được cho là đã ủng hộ Isarel chống lại Ả Rập,

và cấm vận xuất khẩu dầu mỏ sang các quốc gia này Tuy nhiên, nguyên nhânsâu xa là trong một thời gian dài OPEC đã hết sức thất vọng về việc giá dầutương đối ổn định gây sự sụt giảm đều doanh thu thực từ hoạt động kinh doanhdầu mỏ Biến động địa chính trị bùng nổ đã tạo ra một lý do thích hợp để di đếnmột chính sách áp dụng quyền lực thị trường ngầm nhằm đẩy giá dầu mỏ lêncao Và sau đó chỉ một năm rưỡi, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Xêut đã tăng vọt từ2$/thùng lên tới 13$/thùng Giá dầu mỏ sau đó được giao dịch một cách bình ổnvới biên độ hẹp ở mức dưới 15$/thùng cho đến cú sốc địa chính trị tiếp theo,cuộc cách mạng Iran và cuộc chiến tranh Irắc Bước vào năm 1979, OPEC quyếtđịnh tận dụng quyền lực định giá của mình sau một gia đoạn kiềm chế bằng cáchcông bố một mức tăng giá 15% cho năm 1979 Cuộc cách mạng tại Iran đã gây

ra thiệt hai từ 2 triệu thùng đến 2,5 triệu thùng dầu khai thác mỗi ngày trong giaiđoạn từ tháng 11 năm 1978 cho đến tháng 6 năm 1979 Sau đó thì việc sản xuấthầu như ngừng hẳn Irắc tiến hành xâm lược Iran vào tháng 9 năm 1980 Chỉtrong vài tuần sau tổng sản lượng dầu mỏ của cả 2 nước tham chiến này chỉ còn

ở mức vài triệu thùng mỗi ngày hoặc có thể tính là 6,5 triệu thùng mỗi ngày íthơn so với một năm trước đó Trong năm 1979, sản lượng dầu thô toàn thế giới

đã giảm 10% Cũng trong thời gian này, rất nhiều nước quay lại nỗ lực củng cốcác kho xăng dự trữ Cho đến thời điểm thị trường dầu thô đạt đỉnh vào giaiđoạn 1980 – 1981, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Xêut đã tăng lên sát mức40$/thùng, mức tăng 25$/thùng hay gấp 3 lần so với mức giá trung bình năm

1978

Trang 14

1.1.2.3 Từ năm 1982 – 1990: Khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai năm 1982.

Từ năm 1982 đến năm 1985, OPEC đã cố gắng đặt ra một mức hạn ngạch thấp

đủ để ổn định giá dầu Những cố gắng này lặp lại liên tiếp những thất bại donhiều thành viên khác của OPEC sản xuất lớn hơn mức hạn ngạch quy định.Trong suốt thời gian này Ả Rập Xêut đã thực hiện như một đầu tầu làm gương,cắt giảm sản lượng để ngăn cản việc giảm tự do của giá dầu Vào tháng 8/1985,

Ả Rập Xêut cũng đã quá mệt mỏi với vai trò này Họ đã liên kết giá dầu củamình với thị trường dầu thô giao ngay và đầu năm 1986 đã tăng sản lượng dầu

từ 2 triệu thùng mỗi ngày lên đến 5 triệu thùng mỗi ngày Giá dầu thô giảmmạnh xuống còn 10$/thùng vào giữa năm 1986

Vào tháng 12 năm 1986, giá dầu của OPEC đạt mức kỷ lục là 18$/thùng và kỷlục này cũng bị phá vỡ vào tháng 1/1987 Giá dầu vẫn ở mức yếu Giá dầu tăngvào những năm 1990 với việc kết hợp cả cuộc xâm lược của Irắc với Côoet vàtiếp theo là cuộc chiến tranh vùng Vịnh, nhưng cuộc chiến dầu mỏ tiếp theo đó

đã làm giảm mạnh giá dầu cho tới tận năm 1994 giá dầu được điều chỉnh theolạm phát đạt mức thấp nhất kể từ năm 1973

1.1.2.4 Từ năm 1991 – 2001: Khủng hoảng dầu mỏ lần thứ ba năm 1991.

Giá dầu thô trong năm 1990 tăng vọt đầy biến động gắn liền với việc Iraq xâmlược Iran và sự leo thang của chiến dịch Bão táp sa mạc với kết cục là ép đượcSaddam Hussein phải rút quân Đợt tăng giá lần này là hết sức đáng kể - chỉ vàituần trong tháng 8 năm 1990, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Xêut đã tăng từ15$/thùng lên trên 33$/thùng Tuy nhiên tác động lên nguồn cung ứng dầu làkhông nhiều bởi vì Ả Rập Xêut và các quốc gia Ả Rập khác lần này là đồngminh với liên minh Hoa Kỳ đã chiến thắng Iraq, giá dầu ngay lập tức đã tụtxuống Và sau đó giá cả đã giảm xuống tiếp khi cuộc chiến tranh vùng Vịnh tiếptheo đó diễn ra nhanh hơn với ít thương vong hơn so với dự đoán của các nhàphân tích Sau chiến tranh, giá dầu thô bước vào một thời kỳ giảm đều cho đếnnăm 1994, khi mà giá cả đã có điều chỉnh theo lạm phát xuống mức thấp nhất kể

từ năm 1990 Tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và việc Liên hợp

Trang 15

quốc phê chuẩn cho phép Irắc được tiến hành chương trình đổi dầu lấy lươngthực, giá dầu đã giảm xuống còn 10$/thùng vào cuối năm 1998 Sau đó giá dầulại tiếp tục tăng mạnh, do nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu gia tăng, quả bongbóng công nghệ cao đã kích ngòi cho một sự bùng nổ về đầu tư tại Bắc Mỹ vànền kinh tế châu Á bắt đầu có sự hồi phục Cho đến giữa năm 2000 giá dầu đãđạt mức gần 30$/thùng, cộng thêm sự ảnh hưởng của hội chứng Y2K, giá dầu đãtăng trong suốt năm 2000 Trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10, ba mức hạnngạch liên tiếp của OPEC để nâng tổng sản lượng lên 3,2 triệu thùng mỗi ngàycũng không ngăn chặn được việc giá dầu tăng

1.2 Rủi ro biến động giá xăng dầu

Rủi ro giá xăng dầu ở VN là những biến động của giá xăng dầu trên thếgiới ngoài dự kiến gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh xăngdầu của các doanh nghiệp Rủi ro có hai phần chính là bất trắc có thể xảy ra vàmức độ tổn thất doanh nghiệp phải gánh chịu khi nó xảy ra Hoạt động kinhdoanh xăng dầu chịu ảnh hưởng của một số rủi ro cơ bản sau đây:

 Rủi ro về giá cả: là một dạng rủi ro đặc thù, xảy ra ra do biến độnggiá bởi nhiều nhân tố gây nên hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Giáxăng dầu thế giới biến động bất thường do biến động cung - cầu, điều kiện thờitiết, yếu tố kỳ vụ, biến động chính trị ở các nước Trung Đông, Venezuela,Nigeria hoặc sự giảm sút trong thị trường hàng hoá và thị trường chừng khoánthế giới, những biến động trong hoạt động tín dụng và tâm lý lo ngại suy thoáikinh tế

 Rủi ro về giá vận chuyển đường biển: cước phí vận chuyển đườngbiển ảnh hưởng trực tiếp đến giá xăng dầu xuất nhập khẩu Những quyết địnhtăng giảm sản lượng của OPEC, lo lắng về tình trạng căng thẳng chính trị ởTrung Đông và tình hình thời tiết khó dự báo sẽ làm cho tính bất ổn của cướcphí vận tải biển ở mức cao Mặc khác, theo xu hướng trong tương lai, sự đôngthêm và hiện đại hơn của đội tàu chở dầu thế giới sẽ làm giảm cước phí

Trang 16

 Rủi ro về tỷ giá hối đoái: tỷ giá giữa đồng USD so với VND có xuhướng tăng cao, làm tăng chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh Rủi ro về tỷ giá có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng các hợp đồngphái sinh

 Rủi ro về thời gian: là rủi ro hàng giao quá nhiều làm tăng chi phílưu kho hoặc giao quá ít, thiếu hụt làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh

1.3 Tại sao phải phòng vệ biến động giá xăng dầu

Xăng dầu là một mặt hàng nhạy cảm, dễ biến động về giá Đặc biệt trongmột vài năm trở lại đây, giá xăng dầu thế giới biến động mạnh theo chiều hướngtăng Tại Việt Nam rủi ro biến động giá xăng dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đếnchi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể đẩy lạm phát lên cao ra đedọa sự ổn định của nền kinh tế Việc Chính phủ bù lỗ giá xăng dầu, chưa thả nổigiá xăng dầu theo cơ chế thị trường dẫn đến nhiều tác động tiêu cực:

i, Ngân sách phải chi một khoản khổng lồ để bù lỗ cho ngành xăng dầu,

mỗi năm bù lỗ trên dưới cả chục ngàn tỷ đồng

ii, Việc bù lỗ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng nâng cao năng lực cạnh

tranh và khả năng hội nhập của ngành xăng dầu, hình thành thái độ ỷ lại cho cácdoanh nghiệp sử dụng xăng dầu Khi giá cả của thế giới tăng lên thì cách phảnứng hợp lý nhất đối với doanh nghiệp là nâng cao năng suất lao động và cắtgiảm chi phí một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm, áp lực phải làm như vậy

đã bị chính sách trợ giá vô hiệu hoá Các doanh nghiệp khó có thể cải tổ kịp thới

để đón nhận cạnh tranh để đón nhận cạnh tranh của thời kỳ hội nhập

iii, Do bù lỗ nên giá xăng dầu của Việt Nam rẻ hơn so với các nước xung

quanh, sự chênh lệch này dẫn đến nạn chảy máu xăng dầu qua biên giới, thấtthoát tiền của nhà nước Hơn nữa chi phí tăng cường phòng chống buôn lậu quabiên giới là gánh nặng cho Chính phủ

Bảng 1.3: Giá xăng ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2008

Trang 17

Giá xăng quy đổi ra VNĐ Chênh lệch

(Nguồn: số liệu tổng hợp trên mạng Internet)

iv, Tuy bù lỗ giá nhưng toàn bộ người dân không được hưởng lợi như

nhau, tạo ra mặt hạn chế là chỉ những người sử dụng nhiều xăng dầu hoặc nhữngdoanh nghiệp tiêu thụ nhiều hàng hoá dịch vụ mà xăng dầu là một phần của yếu

tố đầu vào là có lợi nhất, tiền ngân sách để trợ giá như vậy chủ yếu chỉ có lợicho những “người giàu”

Vì những bất cập như trên trong việc bù lỗ giá xăng dầu nên nhà nước sẽdần thả nổi giá xăng dầu, để cho các doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ

sở tính toán các chi phí hợp lý Điều này sẽ thúc đẩy việc xây dựng một thịtrường xăng dầu lành mạnh, không còn nhiều bất cập tồn tại hiện nay như việcđộc quyền kinh doanh xăng dầu, thông tin không minh bạch, thiếu cơ chế giámsát và kiểm tra Đối mặt với thị trường xăng dầu đầy biến động, các doanhnghiệp không còn cách nào khác là phải tự bảo vệ mình trước những rủi ro vềgiá xăng dầu Như vậy, vai trò của việc phòng tránh rủi ro được thể hiện rất quantrọng và có tính cấp thiết

Chúng ta đã khẳng định xăng dầu có vị trí rất quan trọng đối với bất cứmột nền kinh tế nào trên thế giới, cụ thể hơn xăng dầu thể hiện vai trò rõ néttrong các nghành sản xuất, kinh doanh

Trong hoạt động của ngành vận tải, chi phi cho xăng dầu chiếm tới 40%,hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 5-17% Cụ thể:

Bảng 1.4: Phần trăm chi phí cho xăng dầu trong các hoạt động

(Nguồn: Nguyễn Đình Cát, bí mật thế giới dầu mỏ - báo Nhân dân 2006)

Trang 18

Giá xăng dầu trên thị trường thế giới luôn luôn biến động khó lường Vìvậy việc kiểm soát được giá xăng dầu rất quạn trọng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Cụ thể việc kiểm soát được giá xăng dầu sẽ mang lại cho doanhnghiệp những lợi ích

Thứ nhất, ổn định dòng tiền ra/vào doanh nghiệp

Sơ đồ 1.1: Dòng tiền doanh nghiệp khi hedged

Dòng tiền ($)

Nguồn: Trang 372, Financial Markets and Insitutions, 7 th edition, Jeff Madura

Tỷ lệ phòng vệ rủi ro (hedging) tỷ lệ thuận với xác suất dòng tiền mongđợi trong tương lai, tức là tỷ lệ phòng vệ cao thì xác suất xảy ra của dòng tiềnmong đợi càng cao, doanh nghiệp dễ dàng trong việc tính toán, ổn định dòngtiền ra vào – giúp doanh nghiệp cố định giá mua đầu vào hay giá bán đầu, đưađến được những dự báo chuẩn xác hơn trong hoạt động kinh doanh

Thứ hai, loại bỏ rủi ro khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp Giúp

cho việc phân phối nguồn lực tài chính chặt chẽ, nắm chắc sự vận động giữa cácluồng giá trị bên trong doanh nghiệp, làm tăng cường khả năng, tiềm lực tàichính nội tại của doanh nghiệp Thông qua đó, doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn

về tiềm năng và sự phát triển của chính doanh nghiệp

No hedge 50% hedged 75% Hedged

Dòng tiền mong đợi

Xác

xuất

(%)

Trang 19

Thứ ba, bảo vệ ngân quỹ cho công ty, ngân quỹ được sử dụng đúng thời

điểm, đúng mục đích, nâng cao được hiệu quả sử dụng và tăng tính hợp lý trongviệc thu chi Giảm thiểu việc chi tiêu dàn trải, lãng phí và thừa thãi trong phân bổnguồn ngân quỹ

Thứ tư, giữ vững lợi tức doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển ổn định,

đạt được các chỉ tiêu cơ bản đã đề ra

Thứ năm, giúp định giá bán hàng đầu ra Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đạt

mức tối ưu, phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng, tạo ra được doanh

số tối đa và do đó có được lợi nhuận tối đa trong điều kiện có thể

Thứ sáu, bảo hiểm trước những rủi ro bất khả kháng Thị trường luôn vận

động và xuất hiện những cơ hội may mắn cho các doanh nghiệp, nhưng cũngxuất hiện những hiểm hoạ luôn rình rập chờ đón Có những rủi ro không thểlường trước được, dựa vào việc kiểm soát giá, doanh nghiệp phân tích, đề ranhững biện pháp ứng phó với những bất trắc có thể có và hạn chế đến mức tốithiểu hậu quả của những rủi ro kinh doanh Hình thành thói quen thích nghi vàứng phó thuận lợi khi xảy ra rủi ro

Thứ bảy, nắm giữ lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh

quyết định đến thương hiệu của mỗi doanh nghiệp

Trong giai đoạn biến động giá xăng, dầu trên thị trường thế giới vừa qua đãlàm cho nhiều hãng hàng không của Mỹ phá sản như Skybus và Frontier

Trong khi nhiều hãng hàng không trên thế giới lao đao vì cơn sốt giá xăng, dầuthì ngoại lệ có hãng hàng không Southwest Airlines (LUV) Hãng này đã tiếtkiệm được hàng tỷ đôla kể từ năm 2000 bằng việc hedging chống lại sự gia tăngcủa giá dầu Scott Topping, thủ quỹ đồng thời là người quản lý chương trìnhhedging của Southwest đã nói rằng “Chúng tôi muốn một sự bao phủ rộng rãihơn, và chúng tôi đang xem lại những lựa chọn của mình Các yếu tố cơ bản đềuchỉ ra rằng giá dầu có nguy cơ tiếp tục tăng, chúng tôi cảm thấy cần phải hedge”

Southwest hiện tại là hãng hàng không lớn duy nhất mà chi phí cho phầnlớn nhiên liệu đã được hedge với giá thấp hơn Trong năm 2008, 70% nhiên liệu

Trang 20

của hãng này đã được hedge với giá $51 một thùng Điều đó có nghĩa là trongkhi các đối thủ cạnh tranh phải đương đầu với mức giá spot dao động quanhmức $120 một thùng, Southwest có thể mua dầu với giá chưa bằng một nửa giá

đó Điều này cũng có nghĩa là Southwest có ít áp lực đẩy gánh nặng chi phí lênvai khách hàng, và từ đó có thể giành thêm thị phần khi đối thủ cạnh tranh phảităng giá vé Sự đặt cược của Southwest đã được đền đáp Trong quý đầu tiên củanăm 2008, 302 triệu đôla dành cho hedging đã giúp hãng thu về 34 triệu đôla lợinhuận, trong khi các đối thủ cạnh tranh nhu United hay US Airways tuyên bốthua lỗ Trong cả năm 2007, hedging đã tiết kiệm cho công ty 727 triệu đôla khiSouthwest đã hedge 90% dầu thô cần thiết ở mức giá $51 một thùng Trong năm

2009, công ty sẽ mua 55% lượng dầu cần thiết với giá $51 một thùng, trong năm

2010 mua 30% với giá $53 một thùng, và trong năm 2011 và 2012 mua 15%với giá $64 mỗi thùng Bởi vì thị trường dầu mỏ ngày càng không ổn định và chiphí hedging ngày càng tăng nên tỷ lệ phần trăm dầu mỏ được hedge trở nênngày càng nhỏ hơn vào những năm sau

2 Ứng dụng các công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, cùng với sự phát triển của thịtrường hàng hóa, thì việc sử dụng những công cụ tài chính để phòng ngừa rủi rocũng rất phát triển Có thể kể ra đó là những nghiệp vụ phòng vệ sử dụng công

cụ phái sinh ngày càng phổ biến Các công cụ phái sinh rất đa dạng nhưng nhìnchung có 4 loại cơ bản, đó là hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng kỳ hạn(forwards), hợp đồng quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps) Cáccông cụ tài chính phái sinh này là công cụ quan trọng cho việc phát triển và sửdụng các quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

Công cụ phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính có giá trị phụthuộc vào hay bắt nguồn từ giá trị một tài sản cơ sở khác Tài sản cơ sở có thể lànông sản, nhiên liệu, các loại chứng khoán, ngoại tệ, lãi suất, tỉ giá hay các chỉ

số chứng khoán Các sản phẩm phái sinh được giao dịch trên cả thị trường tập

Trang 21

trung và thị trường phi tập chung (thị trường OTC) Trên thị trường tập trung,các hợp đồng phái sinh đã được chuẩn hóa và mua bán trên sở giao dịch có tổchức Các nhà đầu tư thường không quan tâm đối tác giao dịch của mình là ai vìviệc giao dịch tại sở giao dịch được tiến hành qua trung tâm thanh toán bù trừlàm trung gian Trên thị trường phi tập chung các hợp đồng mua bán phái sinh là

sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên mà không cần thông qua trung gian

2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

2.1.1 Khái niệm

Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán mộtlượng tài sản nhất định ở một mức giá xác định tại một thời điểm nhất địnhtrong tương lai Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợpđồng hay là ngày đáo hạn Thời gian kể từ khi ký hợp đồng đến khi đáo hạn hợpđồng gọi là kỳ hạn của hợp đồng Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toánhợp đồng gọi là giá kỳ hạn

2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn đối lập với hợp đồng giao ngay vì hợp đồng giao ngay

là thỏa thuận mua bán tài sản ở thời điểm hiện tại Đối với phần lớn các giaodịch giao ngay hàng hóa được trao đổi và việc thành toán được tiến hành hànhngay lập tức hoặc không quá 2 ngày giao dịch từ khi ký hợp đồng Còn tại thờiđiểm ký hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi hàng hóa cơ sở hay thanhtoán tiền Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác địnhtrong hợp đồng Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp đồng buộc phải thực hiệnnghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là baonhiêu

Ví dụ: Petrolimex muốn mua lô hàng 100.000 thùng Gasoil (diesel) FOBSingapore trong vòng 1 năm tới, với đối tác là hãng dầu BP BP thỏa thuận bán

lô hàng đó cho Petrolimex sau 1 năm với giá là 120$/thùng Đây là một hợpđồng kỳ hạn, trong đó Petrolimex là bên mua nên muốn vào ngày hợp đồng đáohạn giá thị trường của Gasoil FOB Singapore lớn hơn 120$/thùng còn BP thì

Trang 22

ngược lại Giả sử vào ngày thanh toán hợp đồng giá thị trường của Gasoil FOBSingapore là 125$/thùng thì BP vẫn phải có nghĩa vụ bán cho Petrolimex lô hàngtrên với giá 120$/thùng Như vậy có thể coi Petrolimex đã lãi 5$/thùng còn

BP đã lỗ 5$/thùng

Công thức trong hợp đồng kỳ hạn : f = Se(u – y)T – Ke-rT

f: giá trị của hợp đồng kỳ hạn S:

giá giao ngay (spot price)

K: giá thực hiện trong hợp đồng (delivery

price) e: cơ số của logarit tự nhiên

u:chi phí lưu kho theo tỷ lệ % giá trị hàng

y: lợi suất tiện dụng (convenience yield) r: lãi suất liên tục

T: thời hạn của hợp đồng Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờcũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả yếu tố lãi suất, chi phí lưu kho

(New York Mercantile Exchange) là sở giao dịch hàng hoá lớn nhất thế giới; sàn giao dịch liên châu lục (ICE) tại Anh; Sở giao dịch hàng hoá DCE ở Trung Quốc (Dalian Commodity Exchange)

Trang 24

Ví dụ: Vào ngày 01/07/2008 công ty Petrolimex ký một hợp đồng tương lai mua10.000 thùng Gasoil (Diesel) với giá tương lai Fo= 100USD/thùng Theo quyđịnh, khi ký hợp đồng Petrolimex phải ký quỹ một tài khoản tiền bảo chứng tạitrung tâm thanh toán bù trừ Giả sử, mức bảo chứng thực hiện hợp đồng (margin

Trang 25

requirement) là 30.000USD Sau mỗi ngày, nếu có lãi thì khoản lãi được cộngvào trong tài khoản và ngược lại Nếu giá trị trong tài khoản bảo chứng xuốngtới một mức giới hạn (mức bảo chứng duy trì (maintenance margin)) giả sử là250.000USD thì Petrolimex được yêu cầu ký thêm quỹ cho đạt tới mức bảochứng ban đầu (margincall) Nếu Petrolimex không ký thêm quỹ thì công ty bảochứng sẽ “đóng” một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng tương lai để bảo đảmmức bảo chứng được thỏa mãn Sau đó hoạt động thanh toán của hợp đồng hàngngày sẽ diễn ra như mô tả dưới đây

Bảng 1.5: Hoạt động thanh toán của hợp đồng Futures hàng ngày

Thời gian Giá Gasoil($/bbl) Lỗ (Lãi)/ngày Tài khoản bảo chứng

(USD) sáng 1/7 mua

Hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp đồng tương lai (futures) về cơ bản hailoại hợp đồng này đều là hợp đồng mua hay bán một số lượng xác định các đơn

vị tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xácđịnh ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng

 Cơ chế phân phối lợi tức khi tham gia hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp đồngtương lai (futures)

Trang 26

Gọi F là giá thực hiện trong hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồngtương lai (future) ST là giá giao ngày của thị trường tại thời điểm đáo hạn T Giátrị nhận được đối với người mua hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồngtương lai (future) tại thời điểm đáo hạn

Nếu ST > F Người mua nhận được một khoản lãi ròng là (ST – F) Vì người mua có thể bán với giá giao ngay ST trên thị trường trong khi chỉ phải mua với giá F

Nếu ST < = F Người mua mất một khoản là (F - ST) Vì người mua có thểmua trên thị trường với giá giao ngay

là ST trong khi phải mua với giá F

Giá trị nhận được đối với người bán khi hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặchợp đồng tương lai (future) đáo hạn

Nếu ST > F Người bán bị mất một khoản là (ST– F) Vì giá bán giao ngay trên thị trường là STtrong khi họ chỉ bán được với giá F

Nếu ST < = F Người bán thu được một khoản lãi ròng là (F- ST) Vì giá bán giao ngay trên thị trường chỉ là ST trong khi người bán bán được với giá F

Trang 27

 Xác định giá tương lai trong hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai(futures)

Tình huống: ngày 1/7/ 2008, bạn ký một hợp đồng mua Gasoil, giá tương lai củahợp đồng tương lai đáo hạn vào 1/1/2009 là Fo Giả sử sau 1 tháng vào 1/8/2008bạn cũng thiết lập một hợp đồng tương lai mua bán Gasoil đáo hạn đúng vàongày 1/12/2008 với mức giá tương lai là F1 Tình huống là xác định giá F1, sosánh với giá Fo. Mô hình

Giá tương lai được xác định trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa giátương lai (future price) và giá giao ngay (spot price) theo nguyên tắc là ở mứcgiá xác định thì không thể thu được lợi nhuận bằng cách kinh doanh dựa vàochênh lệch giá (principle of no arbitrage)

Giả sử giá tài sản cở sở hiện hành là So Chúng ta đi vay khoản tiền trị giá Sovới lãi suất là r để mua tài sản cơ sở Đồng thời bán hợp đồng tương lai với giátương lai là Fo và kỳ hạn bằng hỳ hạn của khoản vay tiền.( vào ngày đáo hạn taphải bán tài sản cơ sở với giá Fo nhưng thời điểm hiện tại không có trao đổi tiềnhay tài sản)

Giả sử, trong thời gian từ nay đến khi hợp đồng đáo hạn tài sản cơ sở tài sản cơ

sở tạo ra một khoản lại là D.( ví dụ nếu tài sản cơ sở là chứng khoán thì D là cổtức) Vào thời điểm đáo hạn, giá của tài sản cơ sở trên thị trường là ST

Bảng 1.6: Dòng tiền tại các thời điểm

Bán hợp đồng tương lai tài sản cơ sở 0 Fo - ST

Trang 28

Công thức tính giá tương lai trên thì giá tương lai được xác định bởi chi phí củaviệc mua một tài sản tài chính nhưng được giao vào một thời điểm trong tươnglai so với chi phí mua tài sản đó ngay lập tức rồi cất giữ cho đến thời điểm trongtương lai Công thức trên giả định kỳ hạn của hợp đồng là bằng 1 Nếu hợp đồngtương lai có kỳ hạn T thì:

Giá tương lai tại thời điểm t : Ft = St(1 + r – d)T-t

(St : giá giao ngay tại thời điểm t)

Đến khi đáo hạn, T = t, FT = ST

Sơ đồ

1.3: Mối quan hệ giữa giá tương lai (future price) và giá giao ngay (spot price)

2.3 Hợp đồng quyền chọn (Options)

Thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là quyền chọn bán các

bó hoa tulip của những người trồng hoa Hà Lan để chống lại sự giảm giá Quyềnchọn ra đời ở Anh vào thế kỷ 18 và ở Mỹ vào thế kỷ 19 Nhưng những hợp đồng

Trang 29

này chưa mang tính tiêu chuẩn và thị trường chưa có những quy định cần thiết

và đầy đủ Vào tháng 4 năm 1973, có một bước phát triển rất lớn với sự ra đờicủa Sở giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board of Options Exchange-CBOE) và khi đó đã đưa vào thị trường này những quyền chọn tiêu chuẩn củatrên 13 cổ phiếu của Mỹ Sau đó thị trường quyền chọn đã phát triển đáng kể vềquy mô giao dịch, về mặt địa lý Ngày nay trên thế giới có nhiều thị trườngquyền chọn lớn như NYMEX, CBOT, ICE Futures US, Sở giao dịch kim loạiLondon LME (London Metal Exchange)

2.3.1 Khái niệm

Quyền chọn là công cụ cho phép người nắm giữ nó có quyền, nhưng không bắtbuộc mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở, với một mức giá xácđịnh và trong một thời gian nhất định Thời điểm xác định trong tương lai gọi làngày đáo hạn, thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi

là kỳ hạn của quyền chọn, mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thựchiện

Như vậy, sự khác nhau cơ bản của quyền chọn với hợp đồng tương lai là quyềnchọn chỉ là quyền chứ không mang tính bắt buộc Đây là một điểm hết sức cơbản và hấp dẫn của quyền chọn so với hợp đồng tương lai bởi nó cho phép nhàđầu tư thực hiện sự lựa chọn có lợi cho mình chứ không bắt buộc như trong hợpđồng tương lai khi hợp đồng đáo hạn Ngoài ra, quyền chọn có thể được muabán trên thị trường tập chung hoặc thị trường OTC

2.3.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn i, Căn cứ vào nghĩa vụ đối với tài sản cơ sở thì hợp đồng quyền chọn gồm:

 Quyền chọn mua (call options): Là hợp đồng trong đó cho phép người muahợp đồng được quyền mua số lượng hàng hóa, chứng khoán nhất định theo mộtgiá xác định (giá strike) trong một thời hạn nhất định trong tương lai Ngườimua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn mua (callpremium)

Trang 30

Gọi T là thời điểm đáo hạn, ST là giá trị thị trường của tài sản cở sở vào lúc đáohạn, E là thực hiện

Biểu đồ phân phối lợi tức khi tham gia quyền chọn mua.(Call options)

Khi mua quyền chọn mua (mua Call options)

Nếu ST > E Nếu thực hiện quyền, người mua có khoản lãi (ST – E) Vì họ có bán

ra thị trường với giá giao ngay là STtrong khi được mua với giá E

Nếu ST < = E Nếu thực hiện quyền mua

họ sẽ mua tài sản có sở với giá E trong khi hoàn toàn có thể mua được trên thị trương giá giao ngay là ST < E, và ngườimua lỗ khoản (E - ST ) nhưng thực tế người mua sẽ không thực quyền trong trường hợp này

Để có quyền trong tay người mua quyền phải trả một khoản phí C, hay giá củaquyền chọn cho người bán quyền

Khi đó biểu đồ phân phối lợi tức khi mua quyền chọn mua ( mua call option) là:

Lãi

ST

E ST - E

0

Trang 31

Nếu ST> E người mua có khoản lãiròng là (ST – E – C)

Nếu ST< = E, người có quyền mua không thực hiện quyền và họ mất một khoản là C

Khi tham gia bán quyền chọn mua ( bán Call options)

Vị thế của người bán quyền chọn mua ngược lại với vị thế của người mua quyềnchọn mua (zero-sumgame)

Nếu ST > E thì người có quyền mua

sẽ thực hiện hợp đồng, tức là mua tài

sản cơ sở Khi đó người bán quyền

phải bán cho người có quyền ở mức

giá E trong khi giá thị trường là ST và

họ bị lỗ một khoản là (ST – E)

Nếu ST<= E thì người bán quyền

chọn mua nhận được một khoản lãi C

từ việc bán quyền

 Quyền chọn bán (put options): Là hợp đồng trong đó cho phép người mua hợpđồng quyền chọn bán một số lượng hàng hóa, chứng khoán nhất định theo mộtgiá xác định trong một thời gian nhất định trong tương lai Người mua hợp đồngquyền chọn bán phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn bán (putpremium)

Biểu đồ phân phối lợi tức khi tham gia quyền chọn bán (put options)

Mua quyền chọn bán (mua Put options)

Trang 32

Bán quyền chọn bán ( bán Put options)

Trường hợp ST< E Nếu thực hiện quyền

người có quyền chọn bán sẽ thu lãi (E– ST) Vì nếu bán ra thị trường chỉđược giá là ST trong khi thực hiệnquyền bán với giá E

Trường hợp ST > = E người có quyền bán không thực hiện quyền này và họ mất một khoảnphí mua

quyền chọn bán

Nếu ST < E, người có quyền chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở với giá E,

khi đó người bán quyền chọn

bán phải mua tài sản cơ sở với

giá E trong khi giá trên thị

Bảng 1.7: Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn

Độ biến thiên của tài sản cơ sở + +

Lãi xuất phi rủi ro + _

(+)tác động đồng biến, (-) tác động nghịch biến

ii, Căn cứ vào thời hạn giao hàng và giá tham khảo thực hiện của quyền chọn thì quyền chọn gồm: quyền chọn kiểu Châu Âu, kiểu Mỹ và kiểu Châu

Á  Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options) : Là loại quyền chọn chỉ có

thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó 

E Lãi

Trang 33

Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là loại quyền chọn có thể được thựchiện vào bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn ví dụ quyền (kiểu Mỹ) chọnmua 1000 cổ phiếu của IBM với giá là 30USD, ngày đáo hạn của hợp đồngquyền chọn là 5/7/2008 Người mua quyền chọn này sẽ có quyền thực hiệnquyền mua 1000 cổ phiếu IBM với giá 30USD vào bất cứ thời điểm nào trướcngày 5/7/2008

 Quyền chọn kiểu Châu Á: Là loại quyền chọn mà việc thanh toán phụ thuộcvào giá trung bình của những tài sản cơ sở trong một thời kì nhất định chứ khôngphải là thời điểm đáo hạn Còn được gọi là quyền chọn trung bình TheoInvestopedia, loại hợp đồng quyền chọn này rất hấp dẫn các nhà đầu tư bởi vìchi phí cho nó thấp hơn so với quyền chọn kiểu Mỹ thông thường Quyền chọnkểu Châu Á thường được dùng phổ biến cho các giao dịch về hàng nhiên liệunhư dầu mỏ, than đá vì có thể thực hiện một cách liên tục

2.4 Hợp đồng hoán đổi (swap)

2.4.1 Khái niệm swap

Hợp đồng swap: Là một công cụ tài chính phái sinh trong đó hai bên đốitác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia.Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tínhtoán dựa trên một con số ước tính nhất định Các hợp đồng hoán đổi thườngđược dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thayđổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho cáccông ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ

2.4.2 Đặc điểm của swap

Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giaodịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinhOTC Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứngkhoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữahai bên xác định Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng

Trang 34

thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cáchchuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác

Hai loại hợp đồng hoán đổi chính hiện nay là hợp đồng hoán đổi tiền tệ vàhợp đồng hoán đổi lãi suất

Một loại swap được dùng nhiều để chống lại rủi ro trong kinh doanh dầu

mỏ là hợp đồng hoá đổi hàng hoá (commodity swap) Đối với loại swap này,người mua một loại hàng hoá sẽ đồng ý trả cho một tổ chức tài chính một mứcgiá cố định cho loại hàng hoá này Đổi lại, người mua hàng sẽ nhận từ tổ chức tàichính đó một khoản tiền để mua loại hàng hoá đó theo mức giá thị trường Mặtkhác, người sản xuất hàng hóa đó muốn cố định thu nhập của anh ta nên đồng ýtrả cho cho tổ chức tài chính đó một khoản tiền dựa trên mức giá thị trường củahàng hóa đó, đổi lại anh ta sẽ nhận được một khoản tiền cố định cho hàng hóa

Tháng 3, trung bình tháng của giá Platts cho Gas Oil là $110/thùng, BPtrả DN (110-105)x100=500.000($) Tháng 4, trung bình tháng của giá Platts cho Gasoil là $100/thùng, DN trả BP: (105-100)x100.000=500.000($) Kết quả cuốicùng là DN sẽ vẫn mua lô hàng với giá $105/thùng trong cả hai tháng dù giá cả

có lên hay xuống

Trang 35

Biểu đồ 1.3:

2.5 Các loại công cụ khác

2.5.1 Quyền chọn mua với giá trần (Cap)

Người mua tính toán một mức giá trần bằng cách mua một quyền chọnmua với giá trần Mức giá mua quyền chọn mua quyền chọn mua Cap là C.Thanh toán trao đổi thường rơi vào ngày cuối cùng của tháng, được tính dựa trêntrung bình cả tháng của giá platts thực tế

Trang 36

Nếu giá trung bình tháng platts > giá của quyền chọn mua Cap (giá strike) Thìngười có quyền chọn mua (cap) nhận được một khoản = [ giá trung bình thángcủa platts – giá strike của quyền chọn mua)* khối lượng cap level

Nếu giá trung bình tháng platts < = giá strike trong hợp đồng quyền chọn muathì không có thanh toán nào diễn ra

Cuối cùng người mua quyền chọn mua Cap luôn giới hạn được mức giá trần củatài sản cở sở

Giá trần tài sản cơ sở trong quyền chọn Cap = (giá strike + C)

Lợi thế của quyền chọn mua (Cap) Hạn chế của quyền chọn mua (Cap)

- Bảo vệ người nắm quyền chọn

mua (Cap) khi thị trường lên giá

- Giữ nguyên được lợi thế khi thị

trường xuống giá

- Phải trả phí premium

Ví dụ: Petrolimex mua một quyền chọn mua với mức giá trần (Cap) cho Gasoiltháng 3 và tháng 4 năm 2008, giá thực hiện quyền chọn Cap (Strike) là105USD/bbl cho 100.000 thùng Giá của quyền chọn mua Cap là 3USD/bbl Quá trình thanh toán diễn ra như sau: 

Trong tháng 3:

Giá trung bình tháng của Gasoil là 110USD/bbl

Giá quyền chọn Cap Petrolimex trả cho đối tác là =$3*100000

Cuối tháng Petrolimex nhận được khoản tiền là =$(110 -105)*100000

Cap level Đối tác trả

Biểu đồ 1.4:

Trang 37

Trong tháng Petrolimex thu được khoản lãi ròng là $200000

 Trong tháng 4

Giá trung bình tháng của Gasoil là 100USD/bbl

Giá quyền chọn mua Cap Petrolimex phải trả là = $3*100000

Trong tháng Petrolimex mất một khoản phí là $300000

Kết quả cuối cùng giá Gasoil mà Petrolimex mua luôn giữ ở mức bằng hoặc nhỏ

hơn mức giá trần 108USD/bbl 2.5.2 Kết hợp Collars (Cap và Floor)

Giả sử Petrolimex muốn xác lập giới hạn trần chi phí mua, đồng thời có

cơ hội thu lợi khi thị trường giảm giá và chỉ phải trả chi phí thấp hoặc không cóchi phí.Bằng cách mua một quyền chọn mua (Cap) qua đối tác (giả sử là BP),đồng thời cố định mức giá tối thiểu thỏa thuận với BP để bán quyền chọn báncho BP (ở các mức giá Strike khác nhau)

Tùy thuộc vào mức giá Strike của quyền chọn mua (Cap) và quyền chọn bán (Floor) mà Petrolimex sẽ chỉ phải trả một khoản phí thấp hoặc là không có phí

Giá thanh toán giao dịch sẽ là, ví dụ như giá Platts FOB của nhiên liệu baySingapore Kerosene hàng ngày, sau đó lấy trung bình giá cả tháng Platts

Thanh toán trao đổi thường rơi vào ngày cuối cùng của tháng

Bảng 1.8: Những trường hợp sẽ xảy ra của kết hợp collar

Trung bình tháng giá Platts > giá strike

của quyền chọn mua

BP trả Petrolimex = (trung bình thánggiá Platts – giá strike quyền chọnmua) * khối lượng

Trung bình tháng giá Platts <= giá

strike của quyền chọn mua >= giá

strike của quyền chọn bán

Không có khoản thanh toán nào hết,

BP không phải trả, Petrolimex cũngkhông

Trung bình tháng giá Platts < giá strike

của quyền chọn bán

Petrolimex trả BP = (trung bình thánggiá Platts – giá strike quyền chọn bán)

* khối lượng

Trang 38

Biểu đồ 1.5:

Biểu đồ 1.6: Biểu đồ theo giá hedge

Giá strike quyền Giá strike quyền

Trang 39

 Lợi điểm của và yếu điểm của kết hợp Collar

Lợi điểm: - Bảo vệ nếu thị trường lên

- Có lợi thế một phần nếu thị trường xuống giá

- Phí thấp hoặc không phí

Yếu điểm: - hạn chế không có lợi toàn bộ khi thị trường đi xuống

2.5.3 Giao dịch mua lô hàng với giá cố định

Cố định giá mua của một lô hàng xăng dầu giao hàng trong tương lai Công cụnày giúp cố định giá mua hàng, giúp cố định số vốn lưu động cần có và sẽ khôngphải trả margin như các công cụ khác

Lợi điểm:

- Không cần hedge vì coi như đối tác sẽ hedge

- Bảo vệ nếu thị trường lên giá

- Không phí ban đầu

- 100% chắc chắn giá cả

- Không rủi ro cơ bản và rủi ro thời gian

- Không cần thanh toán định kỳ

Giá được hedge bằng giá strike quyền chọn mua

Trang 40

- Luôn được bảo đảm sẽ có hàng từ đối tác Yếu điểm:

- Chi phí cơ hội nếu thị trường xuống

Ví dụ: Petrolimex ký với hãng BP hợp đồng mua hàng, hàng tháng PLX mua lôhàng 100,000 thùng Gasoil FOB Singapore cho quý II năm 2008 từ BP với mứcgiá 105$/thùng

- Tháng 4/2008, Gasoil là 107$/thùng PLX tiết kiệm được 2$/thùng

- Tháng 5/2008, Gasoil là 103$/thùng PLX chịu chi phí cơ hội là 2$/thùng

- Tháng 6/2008, Gasoil là 109$/thùng PLX tiết kiệm được 4$/thùng

3 Kinh nghiệm về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu của Trung Quốc

Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về cơ chế quản lýkinh tế và các vấn đề phát sinh khi hội nhập Nền kinh tế của Trung Quốc vàViệt Nam trước khi cải cách mở cửa đều theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tậptrung của Liên Xô cũ, do đó khi tiến hình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thịtrường có sự can thiệp của Nhà nước, hai nước đều gặp phải những vấn đề nảysinh khá tương đồng Ngành dầu khí Trung Quốc đã tiến hành những bước cảicách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khi gia nhập tổ chức WTO.Kinh nghiệm của Trung Quốc về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu sẽ cho

thấy được nhiều điều đáng học hỏi đối với Việt Nam 3.1 Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc

Trước năm 1992, Trung Quốc vẫn tự cân đối được dầu mỏ Từ năm 1993Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu đã qua tinh chế

và từ năm 1996 trở thành quốc gia nhập khẩu ròng về dầu thô do Trung Quốc có

sự tăng trưởng kinh tế nhanh đột biến Phát triển kinh tế đi kèm với việc sử dụngnăng lượng kém hiệu quả trong vòng 26 năm qua đã làm Trung Quốc trở thànhnước khát dầu Trong năm 1990, tiêu thụ dầu thô nội địa ước tính chiếm khoảng3,5% của tiêu dùng toàn thế giới Nhưng đến năm 2003 sự tiêu thụ này đã tănghơn gấp đôi chiếm 7,7% làm cho Trung Quốc trở thành nước lớn thứ hai về tiêuthụ dầu, mặc dầu nó vẫn còn cách khá xa so với Mỹ, nước mà chiếm 25,7% sảnlượng tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới

Ngày đăng: 30/03/2020, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các bài báo trong www.vneconomy.com.vn 2. Các bài báo trong www.vnexpress.net Khác
4. Quyết định số 187/2003/QĐ-TTG về việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu do Thủ Tướng Chính phủ ban hành Khác
5. Các rào cản trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh – đăng trên websiteĐH Kinh tế TP.HCM của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Khác
6. Báo cáo của World Bank về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008 – www.worldbank.org.vn Khác
7. Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc – TS Nguyễn Thị Thu Vụ Chính Sách Tiền Tệ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Khác
1. Commodity saving funds – www.worldbank.org Khác
2. Các báo cáo trong website của Cơ quan Năng lượng quốc tế www.iea.org Khác
3. Các báo cáo thường niên của hãng dầu BP Anh Khác
4. Các báo cáo thường niên của Sở giao dịch giao sau Thượng Hải www.shfe.com.cn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w