CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG
1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam. 1
Nguồn cung xăng dầu
Việt Nam có nguồn dầu thô dồi dào, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô rất lớn, tuy nhiên do công nghệ trong nước còn yếu, chưa có nhà máy lọc dầu nên nước ta chưa thể tự làm ra các sản phẩm từ dầu thô. Nguồn cung các sản phẩm xăng dầu là nhập khẩu 100%.
Hàng năm, căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế năm kế hoạch. Chính phủ giao tổng mức nhập khẩu xăng dầu các loại cho từng doanh nghiệp đầu mối. Phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu xăng dầu hàng năm cũng liên tục tăng. Tăng trưởng nhu cầu bình quân cả thời kỳ khoảng 7,7% năm.
Bảng 2.4: Lượng nhập khẩu xăng, dầu qua các năm(đ/v: triệu tấn) Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
7.425 8.747 9.083 9.9705 9.9364 11.047 11.477 11.212 12.85
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo Tổng cục Hải quan - bộ Tài Chính thì thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu từ Singapore, mỗi năm chiếm tới hơn 50% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Về cơ cấu nhập khẩu, cũng thay đổi theo thời kỳ, nhưng nhập khẩu dầu diesel (DO) luôn chiếm phần lớn nhất (theo Tổng cục thống kê thì là khoảng hơn 50% lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước qua các thời kỳ), tiếp theo là dầu mazut, xăng, nhiên liệu máy bay, dầu hoả.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007
Nguồn: IEA
1.3.2. Cầu tiêu dùng xăng dầu
Lượng xăng dầu được nhập khẩu về sử dụng trong nước khoảng 92-93%, còn lại tái xuất ra nước ngoài khoảng 7-8% vào các khu chế xuất, các tàu biển nước ngoài tiếp nhiên liệu tại các cảng biển Việt Nam, máy bay của Việt Nam và nước ngoài tiếp nhiên liệu tại các cảng hàng không Việt Nam và tái xuất sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước được phân tích sau đây dựa trên cách tiếp cận theo ngành kinh tế và khu vực địa lý. Cụ thể:
1.3.2.1. Nhu cầu tiêu thụ phân theo ngành kinh tế:
Theo kết quả nghiên cứu trong chuyên đề “Dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước và tái xuất xăng dầu Việt Nam đến năm 2017” của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng ngành như sau: nhu cầu cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,2%, nhu cầu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,5%, nhu cầu của ngành giao thông chiếm tỷ trọng 14%, nhu cầu dân dụng chiếm tỷ trọng 40%. Nhu cầu của giao thông vận tải là toàn bộ lượng xăng nhập khẩu (kể cả xăng thông thường và xăng máy bay), tổng hai loại này hiện chiếm khoảng 25% nhu cầu nhập khẩu, nếu tính thêm cả các loại phương tiện vận tải chạy dầu thì khả năng ngành giao thông vận tải có thể tiêu thụ 35-40% lượng nhập khẩu xăng dầu. Còn lại là nhu cầu của các
, 23%
23
42, 42%
26, 26%
, 4%
4
5, 5%
Xăng Dầu diesel Dầu mazut Dầu hoả
Nhiên liệu máy bay
ngành kinh tế khác trong đó có nhu cầu chạy máy phát điện, nhu cầu trong công nghiệp, trong nông lâm ngư nghiệp...
1.3.2.2. Nhu cầu sản phẩm xăng dầu phân theo khu vực địa lý
Nhu cầu phân theo khu vực thành thị, nông thôn, miền núi.
Đại bộ phận xăng dầu được tiêu thụ ở thành thị, khu vực thành thị có thể tiêu thụ tới trên 80% lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, còn lại vùng nông thôn và miền núi rộng lớn chỉ tiêu thụ không đầy 20% lượng xăng dầu của cả nước.
Tiêu thụ xăng dầu theo các khu vực Bắc, Trung, Nam.
Tiêu thụ xăng dầu cũng khác nhau theo ba miền Nam, Trung, Bắc; miền Nam là khu vực kinh tế phát triển nhất của cả nước cũng đồng thời là khu vực tiêu thụ xăng dầu lớn nhất nước, chiếm khoảng 70% tổng tiêu thụ xăng dầu cả nước. Miền Bắc là khu vực tiêu thụ xăng dầu lớn thứ hai, mức tiêu thụ chiếm khoảng 20% tổng tiêu thụ xăng dầu cả nước, tiêu thụ của miền Trung vẫn còn rất nhỏ bé so với lượng tiêu thụ cả nước. Sự chênh lệch tiêu thụ giữa các miền một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau của từng miền, trình độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khác nhau song cũng thể hiện tiềm năng tăng tiêu thụ xăng dầu rất khác nhau giữa các vùng.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện kho dự trữ, vận chuyển và phân phối xăng, dầu trong nước.
Miền Bắc
31 Kho
619.200 m3
6 Cảng
245 km đường ống
Miền Trung
23 Kho
238.000 m3
8 Cảng Miền Nam
36 Kho
1.192.300 m3
21 Cảng
Nguồn : IEA Mức độ tiêu thụ sản phẩm xăng dầu giữa 3 khu vực Bắc – Trung – Nam có sự chênh lệch đáng kể so với cơ cấu nhu cầu. Miền Bắc và miền Trung chỉ tiêu thụ lần lượt là 20% và 11%, trong khi miền Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 69%.
Điều này phản ánh mức sinh hoạt và hoạt động kinh tế tương đối cao ở các tỉnh miền Nam so với hai khu vực còn lại. Tỷ trọng này có lẽ thay đổi chưa thật nhiều trong những năm tới, do các hoạt động kinh tế vẫn tương đối tập trung hơn ở các tỉnh phía Nam.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đồng đều trên cả nước. Chính phủ chủ trương giảm đầu tư vào phía Nam do hiện nay mật độ đã khá cao và tăng mức độ đầu tư vào khu vực phía Bắc và miền Trung tăng lên và miền Nam sẽ giảm tương ứng. Dự báo tới năm 2015, cơ cấu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tương ứng giữa ba miền Bắc – Trung – Nam sẽ là 30 – 10 – 60.