2. Ứng dụng các công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu
2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn đối lập với hợp đồng giao ngay vì hợp đồng giao ngay là thỏa thuận mua bán tài sản ở thời điểm hiện tại. Đối với phần lớn các giao dịch giao ngay hàng hóa được trao đổi và việc thành toán được tiến hành hành ngay lập tức hoặc không quá 2 ngày giao dịch từ khi ký hợp đồng. Còn tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi hàng hóa cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu.
Ví dụ: Petrolimex muốn mua lô hàng 100.000 thùng Gasoil (diesel) FOB Singapore trong vòng 1 năm tới, với đối tác là hãng dầu BP. BP thỏa thuận bán lô hàng đó cho Petrolimex sau 1 năm với giá là 120$/thùng. Đây là một hợp đồng kỳ hạn, trong đó Petrolimex là bên mua nên muốn vào ngày hợp đồng đáo hạn giá thị trường của Gasoil FOB Singapore lớn hơn 120$/thùng còn BP thì
ngược lại. Giả sử vào ngày thanh toán hợp đồng giá thị trường của Gasoil FOB Singapore là 125$/thùng thì BP vẫn phải có nghĩa vụ bán cho Petrolimex lô hàng trên với giá 120$/thùng. Như vậy có thể coi Petrolimex đã lãi 5$/thùng còn BP đã lỗ 5$/thùng.
Công thức trong hợp đồng kỳ hạn : f = Se(u – y)T – Ke-rT
f: giá trị của hợp đồng kỳ hạn S:
giá giao ngay (spot price)
K: giá thực hiện trong hợp đồng (delivery price) e: cơ số của logarit tự nhiên
u:chi phí lưu kho theo tỷ lệ % giá trị hàng
y: lợi suất tiện dụng (convenience yield) r: lãi suất liên tục
T: thời hạn của hợp đồng
Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả yếu tố lãi suất, chi phí lưu kho.
(New York Mercantile Exchange) là sở giao dịch hàng hoá lớn nhất thế giới; sàn giao dịch liên châu lục (ICE) tại Anh; Sở giao dịch hàng hoá DCE ở Trung Quốc (Dalian Commodity Exchange).
Ví dụ: Vào ngày 01/07/2008 công ty Petrolimex ký một hợp đồng tương lai mua 10.000 thùng Gasoil (Diesel) với giá tương lai Fo= 100USD/thùng. Theo quy định, khi ký hợp đồng Petrolimex phải ký quỹ một tài khoản tiền bảo chứng tại trung tâm thanh toán bù trừ. Giả sử, mức bảo chứng thực hiện hợp đồng (margin
requirement) là 30.000USD. Sau mỗi ngày, nếu có lãi thì khoản lãi được cộng vào trong tài khoản và ngược lại. Nếu giá trị trong tài khoản bảo chứng xuống tới một mức giới hạn (mức bảo chứng duy trì (maintenance margin)) giả sử là 250.000USD thì Petrolimex được yêu cầu ký thêm quỹ cho đạt tới mức bảo chứng ban đầu (margincall). Nếu Petrolimex không ký thêm quỹ thì công ty bảo chứng sẽ “đóng” một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng tương lai để bảo đảm mức bảo chứng được thỏa mãn. Sau đó hoạt động thanh toán của hợp đồng hàng ngày sẽ diễn ra như mô tả dưới đây.
Bảng 1.5: Hoạt động thanh toán của hợp đồng Futures hàng ngày
Thời gian Giá Gasoil($/bbl) Lỗ (Lãi)/ngày Tài khoản bảo chứng (USD)
sáng 1/7 mua hợp đồng tương lai
Giá tương lai Fo
= 100
0 30.000
Cuối 1/7 102 10000*(102-100) 50.000
Cuối 2/7 100 10000*(100-102) 30.000
Cuối 3/7 99 10000*(99-100) 20.000 (<25.000) Gọi ký quỹ thêm
$10.000 đạt đến $30.000
Cuối 4/7 103 10000*(103-99) 70.000
Cuối ngày đáo hạn -1
103 Giả sử giá trị là a
Cuối ngày đáo hạn
107 10000*(107-103) 40000 + a
Khi hợp đồng đáo hạn, Petrolimex mua 10.000 thùng Gasoil với giá 100USD/bbl trong khí giá giao ngay trên thị trường lúc này là 107USD/bbl. Như vậy Petrolimex có lãi 7USD/bbl nếu đem bán ngay ra thị trường.
Hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp đồng tương lai (futures) về cơ bản hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng mua hay bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Cơ chế phân phối lợi tức khi tham gia hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp đồng tương lai (futures)
Gọi F là giá thực hiện trong hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồng tương lai (future). ST là giá giao ngày của thị trường tại thời điểm đáo hạn T. Giá trị nhận được đối với người mua hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồng tương lai (future) tại thời điểm đáo hạn.
Nếu ST > F. Người mua nhận được một khoản lãi ròng là (ST – F). Vì người mua có thể bán với giá giao ngay ST trên thị trường trong khi chỉ phải mua với giá F.
Nếu ST < = F. Người mua mất một khoản là (F - ST). Vì người mua có thể mua trên thị trường với giá giao ngay là ST trong khi phải mua với giá F.
Giá trị nhận được đối với người bán khi hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồng tương lai (future) đáo hạn.
Nếu ST > F. Người bán bị mất một khoản là (ST
– F). Vì giá bán giao ngay trên thị trường là ST
trong khi họ chỉ bán được với giá F.
Nếu ST < = F. Người bán thu được một khoản lãi ròng là (F- ST). Vì giá bán giao ngay trên thị trường chỉ là ST trong khi người bán bán được với giá F.
F lãi
giá 0
ST - F
giá F
lãi
0
Xác định giá tương lai trong hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures).
Tình huống: ngày 1/7/ 2008, bạn ký một hợp đồng mua Gasoil, giá tương lai của hợp đồng tương lai đáo hạn vào 1/1/2009 là Fo. Giả sử sau 1 tháng vào 1/8/2008 bạn cũng thiết lập một hợp đồng tương lai mua bán Gasoil đáo hạn đúng vào ngày 1/12/2008 với mức giá tương lai là F1. Tình huống là xác định giá F1, so sánh với giá Fo. Mô hình.
Giá tương lai được xác định trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa giá tương lai (future price) và giá giao ngay (spot price) theo nguyên tắc là ở mức giá xác định thì không thể thu được lợi nhuận bằng cách kinh doanh dựa vào chênh lệch giá (principle of no arbitrage).
Giả sử giá tài sản cở sở hiện hành là So. Chúng ta đi vay khoản tiền trị giá So
với lãi suất là r để mua tài sản cơ sở. Đồng thời bán hợp đồng tương lai với giá tương lai là Fo và kỳ hạn bằng hỳ hạn của khoản vay tiền.( vào ngày đáo hạn ta phải bán tài sản cơ sở với giá Fo nhưng thời điểm hiện tại không có trao đổi tiền hay tài sản)
Giả sử, trong thời gian từ nay đến khi hợp đồng đáo hạn tài sản cơ sở tài sản cơ sở tạo ra một khoản lại là D.( ví dụ nếu tài sản cơ sở là chứng khoán thì D là cổ tức). Vào thời điểm đáo hạn, giá của tài sản cơ sở trên thị trường là ST.
Bảng 1.6: Dòng tiền tại các thời điểm.
Hoạt động Dòng tiền đầu kỳ Dòng tiền cuối kỳ
Vay So So - So *(1+r)
Mua tài sản cơ sở giá So - So ST + D
Bán hợp đồng tương lai tài sản cơ sở 0 Fo - ST
Cộng 0 Fo - So( 1+r) + D
Đến ngày đáo hạn ta nhận được số tiền là cuối kỳ là {Fo – So(1 + r) + D}.
Nguyên tắc không thể thu lợi từ chênh lệch giá đưa đến kết luận là đầu kỳ ta bỏ ra 0 đồng thì kỳ cuối ta cũng nhận được lại 0 đồng.
Tức là {Fo – So(1 + r) + D} = 0. hay Fo = So(1 + r) – D Gọi d = D/So . tỷ lệ cổ tức, ta có ngay: Fo = So(1 + r – d)
Công thức tính giá tương lai trên thì giá tương lai được xác định bởi chi phí của việc mua một tài sản tài chính nhưng được giao vào một thời điểm trong tương lai so với chi phí mua tài sản đó ngay lập tức rồi cất giữ cho đến thời điểm trong tương lai. Công thức trên giả định kỳ hạn của hợp đồng là bằng 1. Nếu hợp đồng tương lai có kỳ hạn T thì:
Giá tương lai tại thời điểm t : Ft = St(1 + r – d)T-t (St : giá giao ngay tại thời điểm t)
Đến khi đáo hạn, T = t, FT = ST
Sơ đồ