2. Ứng dụng các công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu
2.3. Hợp đồng quyền chọn (Options)
Thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là quyền chọn bán các bó hoa tulip của những người trồng hoa Hà Lan để chống lại sự giảm giá. Quyền chọn ra đời ở Anh vào thế kỷ 18 và ở Mỹ vào thế kỷ 19. Nhưng những hợp đồng
này chưa mang tính tiêu chuẩn và thị trường chưa có những quy định cần thiết và đầy đủ. Vào tháng 4 năm 1973, có một bước phát triển rất lớn với sự ra đời của Sở giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board of Options Exchange- CBOE) và khi đó đã đưa vào thị trường này những quyền chọn tiêu chuẩn của trên 13 cổ phiếu của Mỹ. Sau đó thị trường quyền chọn đã phát triển đáng kể về quy mô giao dịch, về mặt địa lý. Ngày nay trên thế giới có nhiều thị trường quyền chọn lớn như NYMEX, CBOT, ICE Futures US, Sở giao dịch kim loại London LME (London Metal Exchange)...
2.3.1 Khái niệm
Quyền chọn là công cụ cho phép người nắm giữ nó có quyền, nhưng không bắt buộc mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở, với một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn, thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn, mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản của quyền chọn với hợp đồng tương lai là quyền chọn chỉ là quyền chứ không mang tính bắt buộc. Đây là một điểm hết sức cơ bản và hấp dẫn của quyền chọn so với hợp đồng tương lai bởi nó cho phép nhà đầu tư thực hiện sự lựa chọn có lợi cho mình chứ không bắt buộc như trong hợp đồng tương lai khi hợp đồng đáo hạn. Ngoài ra, quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập chung hoặc thị trường OTC.
2.3.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn i, Căn cứ vào nghĩa vụ đối với tài sản cơ sở thì hợp đồng quyền chọn gồm:
Quyền chọn mua (call options): Là hợp đồng trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua số lượng hàng hóa, chứng khoán nhất định theo một giá xác định (giá strike) trong một thời hạn nhất định trong tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn mua (call premium).
Gọi T là thời điểm đáo hạn, ST là giá trị thị trường của tài sản cở sở vào lúc đáo hạn, E là thực hiện.
Biểu đồ phân phối lợi tức khi tham gia quyền chọn mua.(Call options) Khi mua quyền chọn mua (mua Call options)
Nếu ST > E. Nếu thực hiện quyền, người mua có khoản lãi (ST – E). Vì họ có bán ra thị trường với giá giao ngay là ST
trong khi được mua với giá E.
Nếu ST < = E. Nếu thực hiện quyền mua họ sẽ mua tài sản có sở với giá E trong khi hoàn toàn có thể mua được trên thị trương giá giao ngay là ST < E, và người mua lỗ khoản (E - ST ) nhưng thực tế người mua sẽ không thực quyền trong trường hợp này.
Để có quyền trong tay người mua quyền phải trả một khoản phí C, hay giá của quyền chọn cho người bán quyền.
Khi đó biểu đồ phân phối lợi tức khi mua quyền chọn mua ( mua call option) là:
Lãi
ST
E ST - E 0
Nếu ST> E người mua có khoản lãi ròng là (ST – E – C)
Nếu ST< = E, người có quyền mua không thực hiện quyền và họ mất một khoản là C
Khi tham gia bán quyền chọn mua ( bán Call options)
Vị thế của người bán quyền chọn mua ngược lại với vị thế của người mua quyền chọn mua (zero-sumgame).
Nếu ST > E thì người có quyền mua sẽ thực hiện hợp đồng, tức là mua tài sản cơ sở. Khi đó người bán quyền phải bán cho người có quyền ở mức giá E trong khi giá thị trường là ST và họ bị lỗ một khoản là (ST – E)
Nếu ST<= E thì người bán quyền chọn mua nhận được một khoản lãi C từ việc bán quyền.
Quyền chọn bán (put options): Là hợp đồng trong đó cho phép người mua hợp đồng quyền chọn bán một số lượng hàng hóa, chứng khoán nhất định theo một giá xác định trong một thời gian nhất định trong tương lai. Người mua hợp đồng quyền chọn bán phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn bán (put premium).
Biểu đồ phân phối lợi tức khi tham gia quyền chọn bán. (put options) Mua quyền chọn bán. (mua Put options)
ST
E 0
- C
Lãi
Lãi
E C
0 ST
E- ST
Bán quyền chọn bán. ( bán Put options) Trường hợp ST< E. Nếu thực hiện quyền
người có quyền chọn bán sẽ thu lãi (E – ST). Vì nếu bán ra thị trường chỉ được giá là ST trong khi thực hiện quyền bán với giá E.
Trường hợp ST > = E. người có quyền bán không thực hiện quyền này và họ mất một khoản phí mua
quyền chọn bán
Nếu ST < E, người có quyền chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở với giá E, khi đó người bán quyền chọn
bán phải mua tài sản cơ sở với giá E trong khi giá trên thị trường là ST và bị lỗ (ST – E).
Nếu ST > = E, người có quyền chọn bán sẽ không thực hiện hợp đồng và người bán quyền chọn bán thu lãi một khoản là C.
Bảng 1.7: Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn
Các yếu tố Quyền chọn mua Quyền chọn bán
Giá trị của tài sản cơ sở + _
Giá thực hiện _ +
Thời gian + +
Độ biến thiên của tài sản cơ sở + + Lãi xuất phi rủi ro + _
(+)tác động đồng biến, (-) tác động nghịch biến.
ii, Căn cứ vào thời hạn giao hàng và giá tham khảo thực hiện của quyền chọn thì quyền chọn gồm: quyền chọn kiểu Châu Âu, kiểu Mỹ và kiểu Châu Á. Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options) : Là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.
E Lãi
ST
- C 0 E-ST
ST
Lãi C
0 E
ST- E
Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. ví dụ quyền (kiểu Mỹ) chọn mua 1000 cổ phiếu của IBM với giá là 30USD, ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn là 5/7/2008. Người mua quyền chọn này sẽ có quyền thực hiện quyền mua 1000 cổ phiếu IBM với giá 30USD vào bất cứ thời điểm nào trước ngày 5/7/2008.
Quyền chọn kiểu Châu Á: Là loại quyền chọn mà việc thanh toán phụ thuộc vào giá trung bình của những tài sản cơ sở trong một thời kì nhất định chứ không phải là thời điểm đáo hạn. Còn được gọi là quyền chọn trung bình. Theo Investopedia, loại hợp đồng quyền chọn này rất hấp dẫn các nhà đầu tư bởi vì chi phí cho nó thấp hơn so với quyền chọn kiểu Mỹ thông thường. Quyền chọn kểu Châu Á thường được dùng phổ biến cho các giao dịch về hàng nhiên liệu như dầu mỏ, than đá vì có thể thực hiện một cách liên tục.